Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Các bệnh đau mắt ở chó mèo

8 Bệnh về mắt ở chó thường gặp|
Mắt là bộ phận quan trọng trên cơ thể chó và hầu hết các loài động vật khác. Mắt khỏe mạnh giúp chó nhìn rõ thế giới bên ngoài, mọi vật xung quanh. Trong mắt chó có rất nhiều các bộ phận khác nhau để cấu tạo thành một đôi mắt khỏe mạnh nếu như một trong số các bộ phận của mắt bị một bệnh nào đó hoặc ảnh hướng nào đó từ bên ngoài môi trường có thể khiến mắt chó bị bệnh dẫn tới khả năng quan sát kém đi.
Dưới đây là 8 bệnh về mắt ở chó
1. Mắt chó nổi cục thịt đỏ hay còn có một số tên gọi khác là (Mí mắt thứ 3, mắt anh đào, bệnh mộng mắt)
2. Vết thương giác mạc ở mắt
3. Chó bị khô mắt
4. Viêm kết mạc
5. Bệnh tăng nhãn áp
6. Bệnh đục thủy tinh thể ở mắt chó
7. Mí mắt cuộn vào trong
8. Bệnh teo võng mạc tiến triển
Dưới đây là 8 bệnh về mắt ở chó phổ biến nhất theo thống kê của Thú Y Việt Nam.
1. Mắt chó nổi cục thịt đỏ hay còn có một số tên gọi khác là (Mí mắt thứ 3, mắt anh đào, bệnh mộng mắt)

Thực tế cục thịt đỏ nổi ở phần hốc mắt chó mèo bên trong là mí mắt thứ 3 của chó chúng thường ẩn dưới bên trong góc mắt của chó. Mí mắt thứ 3 có tác dụng sản xuất tuyến lệ thông thường mí mắt thứ 3 được giữ ở phía dưới gốc mắt bởi một dây chằng nhưng khi dây chằng này gặp phải vấn đề nào đó thì mí mắt thứ 3 sẽ bị bung ra và xuất hiện trên gốc mắt và có màu hồng đỏ.

Bệnh mí mắt thứ 3 này xuất hiện thường do ảnh hưởng bởi di truyền hoặc giống chó. Để điều trị được căn bệnh này chó sẽ cần tiến hành phẫu thuật định hình lại vị trí của mí mắt thứ 3.

Để xem chi tiết về căn bệnh mí mắt thứ 3 ở chó các bạn truy cập link: https://thuyvietnam.com/cho-bi-loi-thit-o-mat/

2. Vết thương giác mạc ở mắt
Bề mặt của mắt được phủ một lớp mô trong suốt được gọi là giác mạc. Giác mạc cũng giống như da vậy chúng cũng có thể dễ dàng bị tổn thương, rách do vật thể lạ va chạm vào hoặc vết cắn, vết thủng hoặc các vấn đề khác khiến mắt bị tổn thương giác mạc. Chó bị tổn thương giác mạc thường sẽ dụi vào mắt, nheo mắt vì bị đau.

Để điều trị viêm giác mạc bao gồm ngăn ngừa, điều trị nhiễm trùng bằng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ kháng sinh để giảm đau và chữa lành vết thương. Trong trường hợp giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng thì phẫu thuật có thể là cách điều trị được áp dụng.

3. Chó bị khô mắt
Chó bị bệnh khô mắt là do tuyến lệ của mắt chó tiết ra ít nước mắt hơn bình thường không đủ để làm ẩm và ướt mắt. Nước mắt thông thường sẽ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn gây hại cho mắt, nuôi dưỡng mô giác mạc. Nếu như chó bị bệnh khô mắt có thể dẫn tới các vấn đề như loét giác mạc, chảy dịch nhầy mãn tính từ mắt và đau.

Nếu chó bị bệnh khô mắt có thể áp dung cách sử dụng thuốc tạo dịch nước mắt nhân tạo cho chó hoặc loại thuốc uống kích thích sản xuất nước mắt cho chó hoặc sử dụng biện pháp phẫu thuật.

4. Viêm kết mạc
Kết mạc là màng nhầy bao phủ bên trong mí mắt của chó cả hai bên mí mắt thứ 3 và một số bộ phận nhãn cầu. Chó bị viêm kết mạc ở mắt thường sẽ bị đỏ, sưng, chảy nước mắt, khó chịu.

Chó bị viêm kết mạc được coi là triệu chứng của bệnh chứ không được gọi là bệnh. Những tình trạng gây viêm kết mạc mắt ở chó như kích ứng vật lý (do bụi, lông mi mọc trong), nhiễm trùng (vi khuẩn, virus), phản ứng dị ứng.

Để điều trị viêm kết mạc ở mắt chó sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân. Thông thường bạn có thể áp dụng cách rửa mắt cho chó bằng nước vô trùng để rửa các chất gây kích thích mắt. Nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh kê theo toa. Nếu tình trạng chó bị viêm kết mạc nặng các bạn nên đưa cún đến gặp các bác sĩ thú y.

5. Bệnh tăng nhãn áp
Trong mắt vấn đề sản xuất nước mắt và dẫn nước mắt lưu thông nước mắt luôn cần cân bằng, chính xác với áp xuất không đổi ở các khu vực mắt. Nhưng khi chó bị mắc bệnh tăng nhãn áp thì sự cân bằng này bị phá vỡ dẫn tới áp lực trong mắt tăng lên. Các triệu chứng về mắt dẫn xuất hiện như đau, đỏ mắt, chảy nước mắt, mí mắt thứ 3 xuất hiện, vẩn đục giác mạc.

Nếu bạn nghi ngờ chú chó của mình bị bệnh tăng nhãn áp thì nên gọi bác sĩ thú y sớm để điều trị vì nếu để lâu chó có thể bị mù lòa. Điều trị bệnh tăng nhãn áp ở chó mèo có thể áp dụng phương pháp bôi thuốc, uống thuốc làm giảm viêm, phẫu thuật.

6. Bệnh đục thủy tinh thể ở mắt chó
Thủy tinh thể là một thấu kính nằm ở giữa mắt chó chúng giúp chó nhìn thấy thế giới bên ngoài rõ ràng hơn nhưng đôi khi chúng có thể bị đục thủy tinh thể xuất hiện những vệt màu trắng trong mắt. Khi chó bị đục thủy tinh thể thường sẽ dẫn tới thị lực kém, mù lòa (tùy thuộc vào mức độ).

Chó bị dục thủy tinh thể có thể sẽ phải áp dụng đến phương pháp phẫu thuật nếu như tầm nhìn của chúng bị tổn thương.

7. Mí mắt cuộn vào trong

Mí mắt cuộn vào trong gây ra tình trạng cọ sát vào bề mặt mắt dẫn tới đau mắt, tăng sinh nước mắt và cuối cùng gây tổn thương giác mạc mắt. Chó bị mí mắt cuộn vào trong thường là do bẩm sinh hoặc chó bị nheo mắt mãn tính do khó chịu hoặc vết sẹo ở mắt.

Cách khắc phục tình trạng chó bị mí mắt cuộn vào trong đó là khâu mí mắt lại gọn vào hoặc phẫu thuật khắc phục tình trạng mí mắt bất thường này.

8. Bệnh teo võng mạc tiến triển
Một số căn bệnh về mắt ở chó có thể khó phát hiện và bệnh teo võng mạc tiến triển thuộc một trong số các căn bệnh đó, chó có thể bị mù cho dù mắt chúng nhìn chung vẫn rất bình thường. Triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này ở chó là chó khó nhìn vào ban đêm.

Hiện tại căn bệnh này chưa có giải pháp chữa trị cho chó, những chú chó bị mắc bệnh này sẽ không bị đau đớn gì khi nhiễm căn bệnh này.

Trên đây là các bệnh thường gặp về mắt của chó bạn nên biết. Nếu chó của bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào ở trên bạn nên đưa cún đến gặp bác sĩ thú y càng nhanh càng tốt.
Phòng khám thú y Animal Care
Địa chỉ hiện tại: Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội Tel: 04.2246.1946 Hotline: 0978.776.099
https://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần +
Tại phòng khám 7h30 đến 20h nghỉ trưa 12h đến 14h.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Phòng khám thú y Animal care

phòng khám thú y Animal careThụy Khuê
Địa chỉ hiện tại: Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 024.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
https://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phongkhamthuyanimalcarethuykhue/
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
+ Tại phòng khám 7h30 đến 20h
+ Đến nhà: 8h đến 18h


KHÁM TỔNG QUÁT:
Các bệnh truyền nhiễm: parvo virus, care virus ở chó, giảm bạch cầu truyền nhiễm ở mèo, viêm gan
Khám hệ hô hấp:Bệnh viêm phế quản, Bệnh viêm phổi, Bệnh viêm thanh khí quản
Khám hệ tiêu hóa: Bệnh viêm ruột, Bệnh tiêu chảy cấp.Bệnh giun đường tiêu hóa,Bệnh lồng ruột
Khám hệ tuần hoàn:
- Bệnh giun tim
- Bệnh suy tim, rối loạn tuần hoàn
Khám Lông da:
- Hội chứng rụng lông
- Viêm do ký sinh trùng ghẻ  (Demodex ..)
- Viêm da do nấm
Khám xương khớp:Còi xương, Suy dinh dưỡng,Thoái hóa khớp, Viêm khớp,  Rối loạn trao đổi chất, loãng xương, thiếu canxi, liệt;;;
Khám hệ tiết niệu:
- Sỏi thận
- Sỏi bàng quang
- Viêm bàng quang
-tắc tiểu
Khám bệnh về mắt:Viêm loét mắt, Bệnh viêm giác mạc,Bệnh mộng mắt (thịt dư), Bệnh kéo màng giác mạc
Khám bệnh về tai:Viêm tai có mủ, Viêm tai do nấm,Viêm tai do ký sinh trùng.

Một số bệnh khác:
- Bệnh viêm vú
- Bệnh viêm tử cung
- Bệnh béo phì
- Bệnh đẻ khó
DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG

Tiêm phòng cho chó:
- Bệnh dại
- Bệnh viêm phổi
- Bệnh tiêu chảy có lẫn máu do Carrevirut
- Bệnh tiêu ra máu tươi do Parvovirut
- Bệnh viêm gan do Andenovirut
- Bệnh xoắn khẩn Lepto
- Bệnh phó cúm do Parinfluenza

Tiêm phòng cho mèo:
- Bệnh suy giảm bệnh bạch cầu
- Bệnh viêm phổi do virut Herpes
- Bệnh dại
- Bệnh viêm mũi khí quản truyền nhiễm



DỊCH VỤ PHẪU THUẬT

Vì lý do nào đó bạn cún cưng của bạn cần phải phẫu thuật, chúng tôi là nơi đáng tin cậy mà bạn cần tìm đến. Với dịch vụ:
--Mổ lấy thai (trường hợp đẻ khó), triệt sản chó mèo đực, cái.
--Mổ bàng quang và các loại mổ khác.



DỊCH VỤ SPA - THẨM MỸ CHO THÚ CƯNG

Ngoài những dịch vụ chính, chúng tôi còn có các dịch vụ SPA thẩm mỹ cho chó mèo, cắt móng, tỉa lông, làm đẹp, vệ sinh tai, dịch vụ xét nghiệm phân, các dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, tư vấn chăm sóc và nuôi dưỡng, giúp thú cưng luôn khỏe mạnh.
CÁC DỊCH THẨM MỸ:

--Dịch vụ cắt tỉa móng chân
--Dịch vụ cắt tỉa lông
--Dịch vụ ngoáy tai chó mèo

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Các thủ thuât phẫu thuật tại phòng khám thú y Animal care

Dịch vụ phẫu thuật cho chó mèo là dịch vụ cung cấp những thủ thuật, tiểu phẫu được thực hiện trên vật nuôi do đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao thực hiện tại các phòng khám thú y hiện nay.

Phẫu thuật được thực hiện sau những chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm tra của bác sĩ thú ý đối với tình trạng của vật nuôi. Trường hợp buộc phải phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của vật nuôi, dịch vụ phẫu thuật chó mèo cho phép thực hiện nhanh chóng, hiệu quả nhất, giúp vật nuôi sống khỏe mạnh, ổn định.



1.  Phẫu thuật mổ đẻ

Đây là dạng phẫu thuật phổ biến hiện nay, thực hiện khi thú cưng của bạn gặp vấn đề về sinh đẻ gồm khó sinh hay không đẻ được do tử cung có vấn đề, do con mẹ yếu không có sức rặn, con con quá lớn, bộ phận sinh dục của con mẹ bị dị tật không thể đẻ thường, do ngôi thai ngang, thai ngược hay không thể xoay lại, do chủ nuôi muốn thú cưng của mình đẻ sớm hoặc không muốn thú cưng đẻ thường…

Phẩu thuật mổ đẻ thú cưng

Phẫu thuật mổ đẻ sẽ giúp can thiệp lấy con non ra và đảm bảo an toàn tính mạng cho con mẹ.

2.  Phẫu thuật triệt sản

Phẫu thuật triệt sản chó mèo nhằm mục đích cắt bỏ bộ phận sinh dục của chó mèo để chúng không thể sinh con được. Buồng trứng hoặc tử cung của con cái, tinh hoàn của con đực sẽ được cắt bỏ khi chủ nuôi muốn và yêu cầu đến bác sĩ thú y.

3.  Phẫu thuật sa thực tràng

Phẫu thuật sa thực tràng là cắt bỏ phần thực tràng thoát ra khỏi hậu môn, gây đau đớn cho vật nuôi, khiến chúng lâu lớn, gầy guộc. Phẫu thuật sa trực tràng sẽ loại bỏ phần đó, đảm bảo sức khỏe ổn định cho vật nuôi.

Phẩu thuật chó mèo

Sa trực tràng do nhiều nguyên nhân như táo bón kéo dài; Chó mèo rặn đẻ nhiều và lâu; Ảnh hưởng từ thuốc khi dùng thuốc liều cao; Ảnh hưởng từ bệnh viêm ruột già, viêm trực tràng; Cơ nâng hậu môn yếu; Cơ thể thiếu nước dẫn đến tăng quá trình co bóp…

4.  Phẫu thuật bướu

Cũng giống như con người, cơ thể vật nuôi cũng sẽ xuất hiện những khối u thịt ở cổ, bụng, chân hay bất cứ chỗ nào ở cơ thể chúng, gọi là bướu. Gồm có 2 loại, bướu lành tính không gây hại cho thú cưng và bướu ác tính sẽ gây hại cho thú cưng. Phẫu thuật bướu là cắt bỏ bướu lành cũng như bướu độc để vật nuôi sinh trưởng tốt, có tuổi thọ lâu dài.

Phẩu-thuật-bứu-thú-cưng

5.  Phẫu thuật cắt đuôi

Có nhiều nguyên nhân mà chủ nuôi muốn cắt đuôi cho thú cưng của mình, như muốn làm đẹp cho thú cưng, thú nuôi gặp vấn đề đối với đuôi của mình như nó bị thương nặng hoặc bị hoại tử… Thông thường, để làm đẹp, chủ nuôi thường cho phẫu thuật cắt đuôi khi thú cưng còn nhỏ để chúng ít đau hơn. Với những vật nuôi đã lớn, khi cắt đuổi cần có thuốc mê và hậu phẫu.

phẩu thuật cắt đuôi chó mèo

6.  Phẫu thuật viêm tử cung

Viêm tử cung xuất hiện ở chó mèo là do lâu năm không sinh sản, dùng thuộc ngừng động dục quá nhiều, do thai chết lưu không phát hiện kịp thời… Biểu hiện của tình trạng này là tử cung chảy nhiều dịch mủ tanh, thối, bụng chó mèo căng to như chửa nhưng tuyến vú không phát triển, uống nước nhiều…

Phẩu thuật viêm tử cung chó mèo

Bệnh này rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến mạng sống của vật nuôi do đó bạn cần nhanh chóng mang chúng đến phòng khám thú y để được xét nghiệm, siêu âm, phẫu thuật viêm tử cung và điều trị kịp thời.

7.  Phẫu thuật cắt mống mắt

Chó mèo gặp vấn đề về mống mắt, mắt bị đau rát hoặc khó chịu, mắt có hiện tượng đau, đỏ và bị cộm cục thịt ở dưới mi mắt, khiến chúng chậm lớn, rầu rĩ, chán chơi… Bạn nên quan sát và mang thú cưng đến phòng khám thú y để cắt mống mắt đó.

Phẩu thuật cắt móng mắt chó mèo

8.  Phẫu thuật nhét mắt

Phẫu thuật này được thực hiện khi chó mèo bị thương do cắn nhau hoặc bị vật nhọn đâm vào mắt khiến mắt bị lồi, hoại tử, ảnh hưởng đến sức nhìn và sức khỏe của chúng. Phẫu thuật nhét mắt tức là đưa mắt cho mèo về vị trí ban đầu.

9.  Phẫu thuật mổ Hernie

Đây là hiện tượng chó mèo bị sa ruột (thoát vị rốn) do bị di tật bẩm sinh, do cắt rốn không đúng kỹ thuật, khi đó rốn có một lỗ nhỏ không được đóng kín, các nội tạng trong bụng theo lỗ này thoát ra ngoài. Ban đầu tại rốn chỉ là một cục thịt nhỏ cỡ ngón tay nhô lên, càng lâu nó càng to lên và gây nguy hiểm cho vật nuôi.

Phẫu thuật mổ Hernie là cắt bỏ cục u khi còn nhỏ. Tuy vậy hiện tượng này rất dễ bị tái lại.

10.  Phẫu thuật nối ruột, tháo ruột

Phẫu thuật này được thực hiện do vật nuôi bị tổn thương ở ruột như cắn nhau bị lòi ruột, ruột bị xoắn, ruột bị tổn thương cần nối lại… Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ bụng chó mèo, tìm lại đoạn ruột bị thương hoặc bị rách để nối lại, sắp xếp lại các đoạn ruột bị xoắn.

11.  Phẫu thuật mổ sạn bàng quang, mổ sỏi thận

Chó mèo khi có sạn trong cơ thể, nếu để quá lâu không xử lý thì sẽ ngày càng to, khiến chó mèo đi tiểu khó khăn và đau rát, gây nguy hiểm đến tính mạng của chó mèo.

Nguyên nhân bị sỏi sạn ở thú cưng là do uống ít nước, ăn thức ăn quá nhiều đạm, thường xuyên ăn mặn, ăn thịt quá nhiều, nhiễm trùng đường tiết niệu…Phẫu thuật giúp lấy sạn sỏi ra khỏi cơ thể chó mèo sau khi được siêu âm chẩn đoán bị sỏi thận hay sạn bàng quang.

12.  Phẫu thuật tháo khớp

Phẫu thuật tháo khớp để loại bỏ phần chân bị hoại tử do vết thương bên ngoài. Nếu không tháo khớp phần bị hoại tử sẽ khiến chỗ hoại tử đó ăn dần ra và làm hỏng những bộ phận còn lại.

13.  Phẫu thuật mổ xuyên đinh

Trường hợp chó mèo bị tai nạn gãy chân nặng và lìa hẳn thì việc bó bột thông thường sẽ không giúp xương tự nối lành lại mà phải cần đến phẫu thuật mổ xuyên đinh. Khi đó, bác sĩ thú y sẽ đưa cây đinh dài xuyên qua giữa 2 lớp xương bị gãy để giữ nối xương lại.

14.  Phẫu thuật nối xương

Phẫu thuật nối xương khi chó mèo có xương bị gãy lìa hoặc đã bị mất một phần xương. Khi đó, bác sĩ sẽ cần đến dụng cụ nối xương để hỗ trợ cố định xương bị gãy.

15.  Phẫu thuật áp xe

Áp xe là hiện tượng chó mèo bị sưng một cục cứng có mủ ở tay, chân, lưng, hoặc bất cứ chỗ nào trên cơ thể, khiến chúng bị đau khi bị sờ nắn vào. Nếu áp xe sưng to, bị nặng thì cần mang thú cưng đi mổ để lấy mủ ra. Trường hợp áp xe nhẹ có thể tự vỡ mủ và tự khỏi.

16.  Tiểu phẫu mổ vành tai

Vành tai của chó mèo bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như thường xuyên gãi tai gây tổn thương vành tai; do cắn nhau, do bị nhiễm trùng, bị ve rận cắn… khiến vành tai bị vỡ mạch máu, bị tụ máu làm sưng vành tai, nhiễm trùng. Tiểu phẫu mổ vành tai giúp lấy máu ra, rửa sạch và sát trùng vết thương.

17.  Tiểu phẫu khâu da

Khi da chó mèo bị rách một mảng, có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử nếu không được khâu lại kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Tiểu phẫu khâu da sẽ giúp may lại da cho chó mèo bằng chỉ may sử dụng trong thú y.

Ngoài những dạng phẫu thuật cho mèo cơ bản trên, tại Procare còn có các dịch vụ phẫu thuật khác như phẫu thuật bó bột, lấy dị vật khỏi dạ dày, ruột… Tùy thuộc vào tình trạng của từng loại vật nuôi sẽ được tiến hành mổ ở những vị trí quy định. Sau mổ, vật nuôi được chăm sóc cho đến khi lành hẳn.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Các bệnh đường hô hấp hay gặp ở chó mèo

Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó đến viêm khí quản. Nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.

1- Nguyên nhân:

- Do bị nhiễm cùng 1 lúc 1 số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: Liên cầu (Streptococcus), Tụ Cầu (Staphylycoccus aureus), Klebsiella pneumoniae, Bordetella pronchiseptica...
- Thường do kế phát của 1 số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.
- Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.
- Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp.

2- Triệu chứng: Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến dây thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ gây hẹp đường hô hấp, các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở. Những biểu hiện đặc trưng nhất là:

- Vật bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho ướt và kéo dài.
- Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
- Có thể kèm theo sốt: 39,5 - 40,5 độ C
- Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.

3- Phòng và trị bệnh

a) Phòng bệnh:

- Nơi ở của chó phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại sau: dại, carê, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó,.. để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.

b) Điều trị: Nguyên tắc chung:

- Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh: có thể dùng Penicillin, Gentamycin, Streptomycin...
- Thuốc chữa triệu chứng: Ephedrin, Dimedron
- Thuốc bổ trợ: Vitamin C, Vitamin B1, Cafein 5%, dung dịch Glucose 30%...

- Hộ lý: Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

Bệnh ho hấp cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời
Bệnh Viêm phổi: thường là kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo.

1- Nguyên nhân:

- Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…
- Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.
- Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.

Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại thư hoặc sinh mủ trong tổ chức phổi.

2- Triệu chứng:

- Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
- Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, sau tím tái.
- Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.

3- Phòng và trị bệnh

a) Phòng bệnh

- Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và thở khó) để điều trị và cách lý kịp thời.
- Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
- Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng bằng Chloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10%. Hay có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: carê, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto… và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

b) Điều trị bệnh: Cũng theo nguyên tắc chung: Penicilin G,Streptomycin, Kanamycin, Erythromcycin (thuốc có hiệu lực cao với bệnh viêm phổi nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nôn mửa). Theo kinh nghiệm của các nhà điều trị: Nên phối hợp kháng sinh tiêm với Trimazon (Bisepton) cho chó, mèo uống với liều 40mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.

- Điều trị triệu chứng: Ephedrin, Dimedron.
- Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.

Bệnh Viêm màng phổi (Tích nước)

1- Nguyên nhân:

- Do ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh làm cơ thể suy yếu: Do lạnh, quá trình vận chuyển…
- Do kế phát của các bệnh đường hô hấp khác (ở chó thường là kế phát bệnh lao hoặc bệnh Streptotrichosis).

2- Triệu chứng:

a) Thể cấp tính

- Chó, mèo bệnh biểu hiện đau ngực, chó lùi lại, rên khi có vật ấn vào khe xương sườn.
- Hô hấp nông và thở bụng.
- Nghe lồng ngực bằng ống nghe thấy có tiếng cọ sát nhẹ, đôi khi như tiếng gãy soàn soạt hay răng rắc, nếu thể tích chất lỏng nhiều trong xoang ngực thì không nghe thấy tiếng cọ sát nữa và giữa các lớp phổi cũng tách ra.
- Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ chỉ giảm khi rút được nước trong phổi ra.
- Chó, mèo bệnh thường nằm cho dễ thở và cho tim hoạt động dễ hơn.
- Ăn kém, gầy nhanh, mệt mỏi, phờ phạc, uể oải, kém hoạt động.

b) Thể mãn tính: Màng phổi dầy ra, nghe lồng ngực bằng ống nghe không thấy tiếng gõ và tiếng cọ sát.

3- Phòng và trị bệnh:

a) Phòng bệnh:

- Khi bị bệnh đường hô hấp như lao, viêm phế quản phổi, cần thiết phải chữa sớm và triệt để.
- Giữ ẩm mùa đông, vệ sinh ăn uống sạch sẽ ...
- Bổ sung thuốc bổ, vitamin cho chó, mèo để tăng sức đề kháng, phòng viêm nhiễm các bệnh khác.

b) Điều trị bệnh:
- Cho vật bệnh nằm ở nơi sạch, sẽ, ấm, kín gió.
- Có thể làm bớt cơn đau ngực bằng cách đắp khăn lạnh.
- Chọn hút lấy bớt nước ở phổi ra đối với chó bằng cách dùng

hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về cách chăm sóc chó mèo khi bị bệnh đường hô hấp
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Bệnh ký sinh trung máu ở chó

Việc điều trị chó bị nhiễm kí sinh trùng máu khá khó khăn, do cần loại bỏ nguyên nhân là các kí sinh trùng kí sinh trên máu, việc tái phát lại bệnh là điều dễ có thể xảy ra. Vậy nên, để điều trị tốt và hiệu quả căn bệnh này, người nuôi cần chặt chẽ tuân theo sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ thú y tránh trường hợp bệnh tái phát nặng hơn.

Điều trị kí sinh trùng đường máu Babesia
Hầu hết bệnh cún mắc bệnh kí sinh trùng đường máu đều có thể được cho điều trị ngoại trú với sự căn dặn của bác sĩ thú y

Nhưng một số bệnh cún nặng, đặc biệt là những bệnh cún cần điều trị bằng dịch truyền hoặc truyền máu, nên được nhập viện để điều trị nội trú dưới sự theo dõi của bác sĩ thú y

Một số thuốc dùng để điều trị cho bệnh cún mắc kí sinh trùng đường máu Babesia như

Kháng sinh phổ rộng: điều trị kí sinh trùng và các vi khuẩn thứ phát
Thuốc bổ sự sức trợ lực cho bệnh cún
Ngoài ra, nếu bệnh cún mất nước, mất sức và chán ăn, bác sĩ thú y có thể chỉ định việc truyền nước để cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho động vật.
Chăm sóc và quản lí trong và sau khi điều trị
Bác sĩ thú y của bạn sẽ theo dõi sự hồi phục của con chó nhà bạn, và thường xuyên kiểm tra máu và điện giải đồ cho chó để theo dõi sự đáp ứng điều trị của chúng.

Hai tháng sau quá trình điều trị, bác sĩ thú y sẽ tiến hành làm kiểm tra đo lượng kí sinh trùng còn trong máu của con vật thông qua các kiểm tra và xét nghiệm

Thêm vào đó, khi một con chó được chẩn đoán là bị kí sinh trùng đường máu Babesia mà có nhiều con chó xung quanh chơi với nó thì tất cả những con chó đó cần được làm xét nghiệm để sàng lọc bệnh.


Nếu con chó của bạn chủ yếu dành thời gian chơi ở một khu vực mà chứa nhiều ve rận bọ chét, thì cách phòng ngừa là cách tốt nhất là giữ chúng tránh xa những nơi đó và tạo sân chơi mới thoáng đãng an toàn hơn. Kiểm tra con chó của bạn hàng ngày và loại bỏ ve rận kịp thời . Loại bỏ càng sớm ve rận, con chó của bạn càng giảm nguy cơ mắc kí sinh trùng


Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Vaccin cho chó mèo

Vaccin phòng 7 bệnh trên chó 
Bao gồm các bệnh: 
1, Viêm ruột: Cannine Parvovirus nhược độc, ít nhất ...........107.0 TCID50 (*)
2, Sài sốt chó con(Carre''): Cannine Distemper Virus nhược độc, ít nhất .....102.5 TCID50
3, Bệnh viêm gan: do Cannine Adenovirus type 2nhược độc, ít nhất .....102.9 TCID50
4, Cúm (ho cũi chó): Cannine Parainfluenza Virus nhược độc, ít nhất .....105.0 TCID50
5, Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Canicola vô hoạt..............600 NU
6, Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Icterohaemorrhagiae vô hoạt, ít nhất ......600NU
7, Bệnh viêm ruột: Do coronavirus it nhất ........1468 EAU/0,05 ml
Chỉ định: Thuốc tiêm phòng cho chó Chủng ngừa kết hợp các bệnh ở chó để phòng 7 bệnh trên
Vắc xin Purevax Feline 4
Phòng chống các bệnh:
1. Giảm bạch cầu ở mèo
2. Viêm mũi khí quản truyền nhiễm
3. Bệnh hô hấp do Calicivirus
4. Bệnh hô hấp do Chlamydia Psittaci
vacxin dại cho chó mèo
Khi bạn muốn tiêm phòng cho chó mèo hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể về quy trình tiêm vacxin
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Fanpage 
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h
https://www.vatgia.com/raovat/11742/15476948/vacxin-cho-cho-meo-vacxin-dai-va-vacxin-phong-cac-benh-truyen-nhiem.html

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Các bệnh thường gặp ở chó

Bệnh ho cũi chó ( viêm phế quản truyền nhiễm )
Ho cũi chó là tên thường gọi của viêm phế quản truyền nhiễm, một loại bệnh thường gặp ở loài chó. Vào giai đoạn chuyển mùa ở miền Bắc, những chú cún cưng của bạn sẽ dễ bị mắc bệnh nhất vì độ ẩm tăng cao và có gió lạnh.
Để giảm nguy cơ cún cưng mắc bệnh ho cũi, bạn nên hạn chế đưa chúng đến những nơi công cộng, nơi tập trung nhiều động vật vào thời tiết giao mùa.
Nếu phát hiện chúng mắc bệnh ho cũi, tốt nhất bạn nên đưa tới phòng khám thú y. Trong một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi, nhưng vẫn phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thú cưng và lưu ý giữ chúng không được tiếp xúc với những nơi có độ ẩm cao và khói thuốc lá.
Bệnh viêm dạ dày, ruột
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở chó mèo xảy ra phổ biến và quanh năm. Tuy nhiên thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm.
Bệnh viêm gan truyền nhiễm
Là bệnh lây lan rất nhanh, do virus Cannie Adenovirus-1 (CAV-1), các loài chó hoang dã và chó chưa được tiêm vaccine CVA-1 đều có thể mắc bệnh, đặc biệt với chó dưới một năm tuổi. Rất may bệnh này không lây sang người. Khi phát hiện thú cưng bị bệnh này, các bạn nên chủ yếu điều trị theo triệu chứng: bù nước, cân bằng điện giải, truyền dịch đường glucose, lactated Ringer và dùng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm kế phát, vitamine, tăng chức năng gan thận, và chăm sóc theo chỉ định của các bác sỹ thú y.
Bệnh viêm phổi
Thường là bệnh kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác ở chó và mèo. Phát hiện sớm vật bị bệnh, chúng ta nên xử lý kịp thời, thực hiện vệ sinh thú y. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, khô thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông và điều trị bệnh theo nguyên tắc chung đó là dùng thuốc kháng sinh
Giữ ấm cho chó mèo là một trong những nguyên tắc phòng chống bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở chó, mèo là bệnh viêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay viêm phế quản nhỏ sau đó dẫn đến khí quản, nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh này xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết chuyển mùa từ cuối thu sang đông và đến đầu xuân. Khi thú cưng của bạn không may bị viêm phến quản thì việc đầu tiên phải giữ cho nơi ở của chúng sạch sẽ thoáng mát. Nên tiêm cho cún cưng và mèo cưng các loại vacxin: dại, care, viêm gan truyền nhiễm, ho,… để phòng bệnh bạn nhé.
Bệnh viêm phế quản ở chó mèo thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh
Bệnh viêm phế quản ở chó mèo thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh
Bệnh Parrvovirus
Parvo là bệnh dễ lây lan ở chó, nhưng chó chưa chủng ngừa và chó con nhỏ hơn 4 tháng dễ mắc bệnh hơn. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó và lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc trực tiếp với chó khỏe hoặc mầm bệnh có trong phân, môi trường, hoặc con người. Virus có thể nhiễm lên chuồng trại, thức ăn và nước uống, vòng cổ, dây dắt, hay tay và quần áo của người tiếp xúc với chó bệnh.
Bệnh care (Sài sốt)
Bệnh care (Sài sốt) là một bệnh rất nguy hiểm ở chó và có thể gây chết chó con từ 2 - 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh này (ít chứ không phải là không có). Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị nên thường chúng ta sẽ phải chữa trị các triệu chứng của chó, 1 số chó sau khi chữa trị thành công sẽ có di chứng thần kinh như: Đi choải chân, run rẩy khi đi lại,...
Đối với bệnh care, chưa có thuốc điều trị đặc biệt, khi chó bị bệnh thì cần phải cách ly để tránh lây lan sang chó khỏe và đưa chó đến các phòng khám thú y gần nhất để được hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên các bạn có thể tiêm phòng bệnh care cho cún cưng lúc chó 3 tháng tuổi bằng vắc xin phòng bệnh care.
Đối với bệnh Care bạn nên đưa thú cưng đến phòng khám thú y để được hướng dẫn điều trị
Bệnh dại
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhất của loài chó, mèo và dễ dàng lây lan sang con người qua tuyến nước bọn của thú cưng. Sự lây truyền của bệnh hầu như luôn luôn xảy ra khi một con vật không bị nhiễm bệnh bị cắn bởi một con vật bị nhiễm bệnh.
Hiện nay, bệnh dại không có thuốc điều trị tối ưu. Khi bệnh phát triển ở vật nuôi hay người, cái chết là gần như chắc chắn. Chỉ có một số ít người đã sống sót sau bệnh dại vì có chăm sóc y tế rất sâu. Đã có một số trường hợp báo cáo của chó còn sống sót sau nhiễm trùng, nhưng chúng thực sự rất hiếm.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhất ở chó, mèo
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ở chó, mèo có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Canis nguyên nhân của bệnh ghẻ có hình dạng quái gở với bốn cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm, đẻ trứng và nhân gấp bội về số lượng bề mặt da, gây dị ứng, ngứa và rụng lông, có thể lây lan sang người.
Loại ghẻ này không gây hại cho lắm, có thể phòng ngừa và điều trị như sau: thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho chó, mèo bằng một số loại lá chát hoặc xà bông chuyên dùng cho vật nuôi. Nếu thú cưng bị ghẻ, các bạn nên dùng một số thuốc bôi ngoài da hoặc dung dịch Sulfur, Benzylbenzoate,…
Bệnh ghẻ rất thường gặp ở chó, mèo

Bệnh đường tiết niệu
Nếu thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì có lẽ bạn nên nghi ngờ thú cưng của mình đã bị bệnh tiết niệu.
Có thể bạn đã biết nước tiểu có chức năng chủ yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Nước tiểu còn bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu được hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, ở cơ thể chó mèo đực có xương dương vật, cho nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Với trường hợp sỏi niệu, xương dương vật sẽ gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h