Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Bệnh ký sinh trung máu ở chó

Việc điều trị chó bị nhiễm kí sinh trùng máu khá khó khăn, do cần loại bỏ nguyên nhân là các kí sinh trùng kí sinh trên máu, việc tái phát lại bệnh là điều dễ có thể xảy ra. Vậy nên, để điều trị tốt và hiệu quả căn bệnh này, người nuôi cần chặt chẽ tuân theo sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ thú y tránh trường hợp bệnh tái phát nặng hơn.

Điều trị kí sinh trùng đường máu Babesia
Hầu hết bệnh cún mắc bệnh kí sinh trùng đường máu đều có thể được cho điều trị ngoại trú với sự căn dặn của bác sĩ thú y

Nhưng một số bệnh cún nặng, đặc biệt là những bệnh cún cần điều trị bằng dịch truyền hoặc truyền máu, nên được nhập viện để điều trị nội trú dưới sự theo dõi của bác sĩ thú y

Một số thuốc dùng để điều trị cho bệnh cún mắc kí sinh trùng đường máu Babesia như

Kháng sinh phổ rộng: điều trị kí sinh trùng và các vi khuẩn thứ phát
Thuốc bổ sự sức trợ lực cho bệnh cún
Ngoài ra, nếu bệnh cún mất nước, mất sức và chán ăn, bác sĩ thú y có thể chỉ định việc truyền nước để cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho động vật.
Chăm sóc và quản lí trong và sau khi điều trị
Bác sĩ thú y của bạn sẽ theo dõi sự hồi phục của con chó nhà bạn, và thường xuyên kiểm tra máu và điện giải đồ cho chó để theo dõi sự đáp ứng điều trị của chúng.

Hai tháng sau quá trình điều trị, bác sĩ thú y sẽ tiến hành làm kiểm tra đo lượng kí sinh trùng còn trong máu của con vật thông qua các kiểm tra và xét nghiệm

Thêm vào đó, khi một con chó được chẩn đoán là bị kí sinh trùng đường máu Babesia mà có nhiều con chó xung quanh chơi với nó thì tất cả những con chó đó cần được làm xét nghiệm để sàng lọc bệnh.


Nếu con chó của bạn chủ yếu dành thời gian chơi ở một khu vực mà chứa nhiều ve rận bọ chét, thì cách phòng ngừa là cách tốt nhất là giữ chúng tránh xa những nơi đó và tạo sân chơi mới thoáng đãng an toàn hơn. Kiểm tra con chó của bạn hàng ngày và loại bỏ ve rận kịp thời . Loại bỏ càng sớm ve rận, con chó của bạn càng giảm nguy cơ mắc kí sinh trùng


Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Vaccin cho chó mèo

Vaccin phòng 7 bệnh trên chó 
Bao gồm các bệnh: 
1, Viêm ruột: Cannine Parvovirus nhược độc, ít nhất ...........107.0 TCID50 (*)
2, Sài sốt chó con(Carre''): Cannine Distemper Virus nhược độc, ít nhất .....102.5 TCID50
3, Bệnh viêm gan: do Cannine Adenovirus type 2nhược độc, ít nhất .....102.9 TCID50
4, Cúm (ho cũi chó): Cannine Parainfluenza Virus nhược độc, ít nhất .....105.0 TCID50
5, Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Canicola vô hoạt..............600 NU
6, Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Icterohaemorrhagiae vô hoạt, ít nhất ......600NU
7, Bệnh viêm ruột: Do coronavirus it nhất ........1468 EAU/0,05 ml
Chỉ định: Thuốc tiêm phòng cho chó Chủng ngừa kết hợp các bệnh ở chó để phòng 7 bệnh trên
Vắc xin Purevax Feline 4
Phòng chống các bệnh:
1. Giảm bạch cầu ở mèo
2. Viêm mũi khí quản truyền nhiễm
3. Bệnh hô hấp do Calicivirus
4. Bệnh hô hấp do Chlamydia Psittaci
vacxin dại cho chó mèo
Khi bạn muốn tiêm phòng cho chó mèo hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể về quy trình tiêm vacxin
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Fanpage 
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h
https://www.vatgia.com/raovat/11742/15476948/vacxin-cho-cho-meo-vacxin-dai-va-vacxin-phong-cac-benh-truyen-nhiem.html

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Các bệnh thường gặp ở chó

Bệnh ho cũi chó ( viêm phế quản truyền nhiễm )
Ho cũi chó là tên thường gọi của viêm phế quản truyền nhiễm, một loại bệnh thường gặp ở loài chó. Vào giai đoạn chuyển mùa ở miền Bắc, những chú cún cưng của bạn sẽ dễ bị mắc bệnh nhất vì độ ẩm tăng cao và có gió lạnh.
Để giảm nguy cơ cún cưng mắc bệnh ho cũi, bạn nên hạn chế đưa chúng đến những nơi công cộng, nơi tập trung nhiều động vật vào thời tiết giao mùa.
Nếu phát hiện chúng mắc bệnh ho cũi, tốt nhất bạn nên đưa tới phòng khám thú y. Trong một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi, nhưng vẫn phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thú cưng và lưu ý giữ chúng không được tiếp xúc với những nơi có độ ẩm cao và khói thuốc lá.
Bệnh viêm dạ dày, ruột
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở chó mèo xảy ra phổ biến và quanh năm. Tuy nhiên thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm.
Bệnh viêm gan truyền nhiễm
Là bệnh lây lan rất nhanh, do virus Cannie Adenovirus-1 (CAV-1), các loài chó hoang dã và chó chưa được tiêm vaccine CVA-1 đều có thể mắc bệnh, đặc biệt với chó dưới một năm tuổi. Rất may bệnh này không lây sang người. Khi phát hiện thú cưng bị bệnh này, các bạn nên chủ yếu điều trị theo triệu chứng: bù nước, cân bằng điện giải, truyền dịch đường glucose, lactated Ringer và dùng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm kế phát, vitamine, tăng chức năng gan thận, và chăm sóc theo chỉ định của các bác sỹ thú y.
Bệnh viêm phổi
Thường là bệnh kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác ở chó và mèo. Phát hiện sớm vật bị bệnh, chúng ta nên xử lý kịp thời, thực hiện vệ sinh thú y. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, khô thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông và điều trị bệnh theo nguyên tắc chung đó là dùng thuốc kháng sinh
Giữ ấm cho chó mèo là một trong những nguyên tắc phòng chống bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở chó, mèo là bệnh viêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay viêm phế quản nhỏ sau đó dẫn đến khí quản, nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh này xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết chuyển mùa từ cuối thu sang đông và đến đầu xuân. Khi thú cưng của bạn không may bị viêm phến quản thì việc đầu tiên phải giữ cho nơi ở của chúng sạch sẽ thoáng mát. Nên tiêm cho cún cưng và mèo cưng các loại vacxin: dại, care, viêm gan truyền nhiễm, ho,… để phòng bệnh bạn nhé.
Bệnh viêm phế quản ở chó mèo thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh
Bệnh viêm phế quản ở chó mèo thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh
Bệnh Parrvovirus
Parvo là bệnh dễ lây lan ở chó, nhưng chó chưa chủng ngừa và chó con nhỏ hơn 4 tháng dễ mắc bệnh hơn. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó và lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc trực tiếp với chó khỏe hoặc mầm bệnh có trong phân, môi trường, hoặc con người. Virus có thể nhiễm lên chuồng trại, thức ăn và nước uống, vòng cổ, dây dắt, hay tay và quần áo của người tiếp xúc với chó bệnh.
Bệnh care (Sài sốt)
Bệnh care (Sài sốt) là một bệnh rất nguy hiểm ở chó và có thể gây chết chó con từ 2 - 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh này (ít chứ không phải là không có). Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị nên thường chúng ta sẽ phải chữa trị các triệu chứng của chó, 1 số chó sau khi chữa trị thành công sẽ có di chứng thần kinh như: Đi choải chân, run rẩy khi đi lại,...
Đối với bệnh care, chưa có thuốc điều trị đặc biệt, khi chó bị bệnh thì cần phải cách ly để tránh lây lan sang chó khỏe và đưa chó đến các phòng khám thú y gần nhất để được hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên các bạn có thể tiêm phòng bệnh care cho cún cưng lúc chó 3 tháng tuổi bằng vắc xin phòng bệnh care.
Đối với bệnh Care bạn nên đưa thú cưng đến phòng khám thú y để được hướng dẫn điều trị
Bệnh dại
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhất của loài chó, mèo và dễ dàng lây lan sang con người qua tuyến nước bọn của thú cưng. Sự lây truyền của bệnh hầu như luôn luôn xảy ra khi một con vật không bị nhiễm bệnh bị cắn bởi một con vật bị nhiễm bệnh.
Hiện nay, bệnh dại không có thuốc điều trị tối ưu. Khi bệnh phát triển ở vật nuôi hay người, cái chết là gần như chắc chắn. Chỉ có một số ít người đã sống sót sau bệnh dại vì có chăm sóc y tế rất sâu. Đã có một số trường hợp báo cáo của chó còn sống sót sau nhiễm trùng, nhưng chúng thực sự rất hiếm.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhất ở chó, mèo
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ở chó, mèo có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Canis nguyên nhân của bệnh ghẻ có hình dạng quái gở với bốn cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm, đẻ trứng và nhân gấp bội về số lượng bề mặt da, gây dị ứng, ngứa và rụng lông, có thể lây lan sang người.
Loại ghẻ này không gây hại cho lắm, có thể phòng ngừa và điều trị như sau: thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho chó, mèo bằng một số loại lá chát hoặc xà bông chuyên dùng cho vật nuôi. Nếu thú cưng bị ghẻ, các bạn nên dùng một số thuốc bôi ngoài da hoặc dung dịch Sulfur, Benzylbenzoate,…
Bệnh ghẻ rất thường gặp ở chó, mèo

Bệnh đường tiết niệu
Nếu thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì có lẽ bạn nên nghi ngờ thú cưng của mình đã bị bệnh tiết niệu.
Có thể bạn đã biết nước tiểu có chức năng chủ yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Nước tiểu còn bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu được hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, ở cơ thể chó mèo đực có xương dương vật, cho nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Với trường hợp sỏi niệu, xương dương vật sẽ gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Ghẻ sarcoptes

Sarcoptes – nỗi ám ảnh bệnh ghẻ chó
Bệnh ghẻ trên chó luôn luôn là nỗi ám ảnh của người nuôi chó cũng như những chú chó bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên bộ lông của cún, thứ mà chúng luôn luôn tự hào và chau chuốt. Thật không may nếu cún của bạn lại mắc ghẻ, tuy nhiên, bạn không biết làm gì để giảm thiểu tình trạng ghẻ cũng như chăm sóc cún nếu lỡ như cún nhà bạn bị ghẻ??? Vậy nên hôm nay Dream pet sẽ cùng các bạn tìm hiểu và chia sẻ một số thông tin hữu ích về căn bệnh này cũng như biệp pháp phòng tránh, điều trị và chăm sóc cho những chú cún bị ghẻ nhé!!!

Bệnh ghẻ trên chó là gì??


Bệnh ghẻ do con ghẻ gây ra có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var.canis, hình dạng quái gở với 4 cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm,đẻ trứng và đào những rãnh sâu loằng ngoằng dưới bề mặt da rồi đẻ trứng vào trong đấy.

Triệu chứng của bệnh ghẻ trên chó:


Khi thú cưng của bạn bị ghẻ sẽ có một số triệu chứng bệnh điển hình như:

Thường xuyên ngứa, gãi liên tục có thể dẫn đến trầy xước da hình thành mủ
Rụng lông đặc biệt có thể thấy rõ ở những chú cún lông dầy và dài. Rụng lông rất nhanh tạo thành những mảng lông dầy mỏng khác nhau
Da có những nốt phát ban
Hình thành vảy hoặc lớp vỏ ở những vùng bị ảnh hưởng
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ trên chó:
Bệnh ghẻ được lây truyền thông qua động vậy trung gian là ve chó. Ve chó hút máu của động vật bị bệnh và lưu giữ mầm bệnh. Khi động vật khỏe mạnh tiếp xúc hoặc chơi đùa với động vật mắc ghẻ.Ve sẽ di chuyển từ cơ thể động vật mắc sang cơ thể của động vật khỏe mạnh tiến hành hút máu và vô tình truyền mầm bệnh sang động vật khỏe mạnh

Bệnh ghẻ cũng được truyền lây qua nhau thai từ mẹ sang con.

Phương pháp chẩn đoán


Khi bạn thấy thú cưng của mình có những biểu hiện như trên. Bạn nêu đưa chúng tới những bệnh viện thú y để được kiểm tra chẩn đoán sớm bệnh cái ghẻ từ đó có những phương pháp điều trị và dùng thuốc thích hợp.

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh ghẻ trên chó, các bác sĩ thú y sẽ lấy mẫu da thú cưng của bạn bằng cách dùng dụng cụ chuyên dụng tách phần da bị ảnh hưởng sau đó là kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm trứng và con ghẻ. Phương pháp này hiện nay khá phổ thông và cho kết quả chính xác.

Điều trị và phòng tránh
Để điều trị bệnh ghẻ bác sĩ thú y sẽ đưa ra cho bạn phác đồ với sự kết hợp điều trị giữa sữa tắm và thuốc uống/tiêm

Bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian để làm se phần bề mặt da bị tổn thương do con vật gãi và liếm như tắm bằng nước lá trà xanh, vỏ cây xà cừ,… Tuy nhiên việc tắm gội chỉ là diệt trừ ve rận trên bề mặt da của thú cưng, để điều trị bên trong với thuốc đặc hiệu là điều cần thiết. Việc điều trị ghẻ cần thời gian lâu dài và có thể kéo dài từ 3-6 tuần tùy theo mức độ.

Nếu thú cưng của bạn bị ghẻ bạn nên loại bỏ toàn bộ lớp lông trên phần da bị ảnh hưởng do:

Phần lông có thể làm bẩn vùng da ảnh hưởng dẫn đến nhiễm trùng kế phát
Loại bỏ phần lông để dễ dàng vệ sinh cũng như điều trị cho phần da bị ảnh hưởng
Rất tiếc hiện nay chưa có một biện pháp phòng ngừa cụ thể cho chó tuy nhiên. Chúng ta có thể phòng tránh cho chúng bằng cách

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ chó thú cưng
Tránh cho thú cưng tiếp xúc hoặc chơi đùa với động vật bị bệnh
Giữ chế độ ăn và luyện tập phù hợp để thú cưng luôn có hệ miễn dịch khỏe mạnh
Chuồng nuôi hoặc khu ở của thú cưng luôn được sạch sẽ, thoáng mát.
Trên đây là một vái chia sẻ của các bác sĩ thú y tại bệnh viện thú y Dreampet. Hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn cũng như con cún của bạn
Phòng khám thú y Animal care
20 ngõ 424 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
tell  02422461946 hotline 0978776099
fanpage https://www.facebook.com/phongkhamthuyanimalcarethuykhue
https://www.facebook.com/phongkhamthuyanimalcarethuykhue

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Suy thận ở mèo

Nói cách khác, bệnh có thể được gọi là tự ngộ độc cơ thể:

Thận ngừng hoạt động vì cái chết của nephron (tế bào thận),
nước tiểu không được hình thành,
trong máu tích tụ một lượng lớn các sản phẩm chuyển hóa nitơ,
sự cân bằng nội bộ của sinh vật bị xáo trộn,
cái chết xảy ra do hậu quả của hôn mê.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng suy thận cấp (ARF), không giống như mãn tính (CRF), là một quá trình đảo ngược và gây chết người có thể tránh được nếu các triệu chứng được nhận biết kịp thời và bắt đầu điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh
triệu chứng suy thận ở mèo Tình trạng này không phải là một căn bệnh độc lập. Thay vào đó, nó là một hội chứng đồng thời của bệnh tiềm ẩn, gây ra bởi một số lượng lớn các yếu tố đa dạng và không phải lúc nào cũng cụ thể.

Điều kiện lý do được chia thành

tinh khiết thận, đó là xảy ra thông qua các quá trình bệnh lý lỗi xảy ra trong thận chính nó ( viêm thận , hành động của độc tố và thuốc trên xương chậu thận, một số bệnh nhiễm trùng);
predisposing (prerenal), khi các yếu tố tiêu cực không có tác dụng trực tiếp trên cơ quan, nhưng vẫn dẫn đến thiệt hại của nó (mất nước với viêm ruột hoặc viêm phổi, phá hủy hồng cầu trong leptospirosis hoặc pyroplasmosis).
Trong mọi trường hợp hoại tử hoặc phân rã của nephron dẫn đến:

để vi phạm lưu thông máu trong thận và đói oxy,
Khả năng lọc và cô lập các sản phẩm trao đổi chất không cần thiết từ cơ thể.

Biểu hiện
Các dấu hiệu của CRF và ARF sẽ khác nhau trong cả khóa học và tỷ lệ biểu hiện của phòng khám.

Dấu hiệu của kẻ bắt giữ
Có bốn giai đoạn phát triển của quá trình bệnh lý: ban đầu, lợi tiểu, phục hồi lợi tiểu, phục hồi.

Các giai đoạn của harbingers - thường là trong giai đoạn này để hiểu sự khởi đầu của quá trình này là có vấn đề, kể từ khi triệu chứng của bệnh tiềm ẩn được phát âm.

Giai đoạn chấm dứt một phần hoặc hoàn toàn đi tiểu là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của bệnh. Ngoài ra, có những dấu hiệu của bệnh tiểu đường (nhiễm độc của cơ thể với các sản phẩm của sự cố protein):

con vật bị chậm lại, di chuyển rất ít,
bị tiêu chảy, co giật, sưng,
nhịp tim bị quấy rầy.
Nước tiểu, nếu có, có độ đồng nhất dày, máu được gắn với nó , một lớp trầm tích dày được phát hiện bằng mắt.

Có lẽ hai lựa chọn cho sự phát triển của các sự kiện: cái chết và phục hồi.

Tiếp theo, giai đoạn thứ ba của bệnh, lợi tiểu - sự phục hồi dần dần của thận. Trong thời gian này, lợi tiểu có thể tăng đáng kể, với mật độ nước tiểu thấp, đó là do khả năng không đủ của thận để tập trung các chất lỏng sinh học.

Giai đoạn cuối cùng là khoảng thời gian dài nhất, trong đó chức năng tiết niệu dần được phục hồi và tình trạng của động vật trở lại bình thường. Có thể kéo trong vài tháng.

Dấu hiệu của CRF
Dạng mãn tính cũng có bốn giai đoạn, nhưng chúng được kéo dài trong thời gian do sự chậm chạp, nhưng tiến triển dần dần của tế bào thận.

Giai đoạn tiềm ẩn đi kèm với khát nước tăng lên và tăng mệt mỏi.
Giai đoạn tăng tiểu tiện.
Giai đoạn chấm dứt sản xuất nước tiểu - dấu hiệu ngộ độc đang gia tăng, trong khi các giai đoạn suy thoái và cải thiện có thể thay đổi lẫn nhau.
Giai đoạn giải quyết, thường kết thúc bằng cái chết của thú cưng. Con vật không cảm thấy khỏe, bị tiêu chảy, thiếu lợi tiểu, nó có thể ngửi thấy mùi amoniac từ xa. Công việc tồi tệ hơn của tất cả các cơ quan và hệ thống.
Vấn đề chẩn đoán
Việc chẩn đoán dựa trên kết quả của các xét nghiệm lợi tiểu đặc biệt và xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm:

phân tích chung,
phân tích hàm lượng đường, protein, muối,
một nghiên cứu về bản chất của trầm tích,
Chủ sở hữu cũng được phỏng vấn: cho dù động vật bị bệnh tiểu đường, bệnh thận, nếu bị sưng và thường xuyên như thế nào, khi sản phẩm tiết niệu chấm dứt, cho dù thú cưng có thể nhiễm độc hay không.


Làm thế nào để điều trị?
Tất cả điều trị suy thận ở mèo là khôi phục khả năng bài tiết của thận, cũng như loại bỏ các triệu chứng của bệnh lý có từ trước. Do đó, không có chương trình điều trị duy nhất và sẽ không được - nó nên được lựa chọn bởi một bác sĩ riêng lẻ.

Có thể được bổ nhiệm:

thuốc kháng sinh, mặc dù chúng không đóng vai trò quyết định để phục hồi,
phong tỏa thần kinh,
ống nhỏ giọt để bổ sung chất lỏng mất đi dựa trên natri clorua và glucose,
tiêm multivitamins, quan trọng nhất là lượng A, D, E,
thuốc tim,
Lọc máu - quy trình thanh lọc nhân tạo máu từ các sản phẩm trao đổi chất có hại.
Chế độ ăn uống trong suy thận ở mèo
triệu chứng suy thận ở mèo Độ phân giải thành công của quá trình bệnh lý không chỉ phụ thuộc vào việc điều trị kịp thời, mà còn có lẽ là một chế độ ăn uống được lựa chọn tốt hơn.

Dinh dưỡng hợp lý được thực hiện bởi một chuyên gia, dựa trên các đặc điểm cá nhân của một bệnh nhân lông tơ cụ thể. Nguyên tắc chính của chế độ ăn uống là:

trong việc giảm lượng phốt-pho trong khẩu phần ăn,
lựa chọn tối ưu protein - số lượng của nó không được vượt quá tiêu chuẩn tối thiểu,
Thức ăn nên chứa các chất kiềm hóa, giúp duy trì sự cân bằng axit-bazơ.
Nó là khá hợp lý rằng nó là rất khó khăn để thực hiện chế độ ăn uống như vậy, và quan trọng nhất là quan sát nó. Luôn luôn có một sự thay thế. Trong trường hợp này, lựa chọn này là chế độ ăn uống thận - đặc biệt được phát triển bởi các chuyên gia của Royal Canin cho động vật, bệnh nhân bị viêm khớp hoặc suy thận.

Theo nhà sản xuất, sản phẩm này là lý tưởng cho các vật nuôi bị bệnh thận. Nó chứa tối thiểu các chất dinh dưỡng sẽ không chỉ giúp phục hồi chức năng bị mất, mà còn hỗ trợ các lực lượng quan trọng của sinh vật, mà không cần quá tải nó.



Vấn đề phòng chống
Về nguyên tắc, tất cả các biện pháp phòng ngừa là để ngăn chặn các điều kiện đau đớn của thận hoặc điều trị kịp thời của họ.

Ngoài ra, nếu có yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của suy thận, cố gắng loại bỏ chúng càng nhiều càng tốt trước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể khi mèo nhà bạn có dấu hiệu về thận
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Tẩy giun sán là việc hết sức cần thiết mà chủ nuôi cần phải tuân thủ để đảm bảo chó mèo luôn khỏe mạnh. Với những người đã có kinh nghiệm nuôi chó mèo thì đây là việc hết sức đơn giản và quen thuộc nhưng với nhưng bạn mới nuôi lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót. Sau đây là lịch tẩy giun định kỳ cho chó mèo từ khi còn nhỏ cho tới trưởng thành, chó mẹ trước sinh và sau sinh... mà các bạn cần phải nắm được.
Và hãy nhớ là phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi khi chó mèo nhiễm giun sán ký sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng như chó bỏ ăn, đi ngoài chậm lớn, chậm phát triển (do thiếu máu), giun sán ký sinh trong tim, gan mật... thậm chí là tử vong trong khi việc điều trị sẽ rất vất vả do đó các bạn nhớ thực hiện đúng lịch trình và ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây trước khi tiến hành tẩy giun sán cho chó mèo.
Lịch tẩy giun sán cho chó mèo con, chó mèo trưởng thành
- Lần tẩy giun đầu tiên: Chó mèo, con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột chó mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.

- Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho chó mèo cho tới khi được 3 tháng tuổi.

- Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ khi 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.

- Chó mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.

- Chó mèo trên 1 năm tuổi, chó mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.

Lịch tẩy giun cho chó mèo mẹ mang thai và cho con bú:
Chó mèo mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho chó mèo mẹ.

- Tẩy giun cho chó mèo cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng.
- Tẩy một lần cho chó mèo mẹ trước khi sinh khoảng 1 -2 tuần.
- Chó mèo mẹ đang cho con bú tẩy cùng với chó mèo con.

Lịch tẩy giun cho chó mèo đã bị nhiễm giun, sán
Tiến hành tẩy giun sán ngay lập tức khi phát hiện bị chó mèo bị nhiễm giun và tẩy lại sau 2 tuần. Chú ý quan sát và theo dõi phân của chó mèo để đánh giá hiệu quả của việc tẩy giun.

Lịch tẩy giun cho chó mèo mới mua
Cũng tiến hành tẩy giun như trường hợp chó mèo bị nhiễm giun sán. Tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần. Sau đó thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun theo độ tuổi

Lưu ý trước khi tiến hành tẩy giun sán cho chó mèo:
- Nếu sáng ngày hôm sau định tẩy giun thì buổi tối hôm trước cho ăn ít hơn so với mọi lần.
- Khi tẩy chỉ nên cho ăn ít thôi và thức ăn ngon hơn mọi ngày (nửa khẩu phần ăn như mọi khi).

- Cách tẩy giun chó mèo: Có thể tán thuốc thật nhỏ rồi trộn vào thức ăn cho chó mèo nhỏ hoặc kẹp viên thuốc vào giữa miếng thịt, gan và cho ăn đối với chó mèo phàm ăn. Cách khác là dùng tay bóp miệng, cho chó ngửa cổ, đặt thuốc vào lưỡi, đẩy vào bên trong, cho chó ngậm miệng lại, vuốt cổ.

- Tùy theo môi trường vệ sinh ăn, ở sạch hay bẩn mà điều chỉnh lịch tẩy cho hợp lý. Vd chó mèo trưởng thành hay ăn thả rông, ăn linh tinh, vệ sinh không được sạch sẽ như nuôi nhốt thì 1 năm có thể tẩy 3-4 lần.

- Không nên tảy giun sán khi chó đang mắc bệnh hoặc thời tiết nóng quá.
- Sau khi tẩy nên cho chó mèo uống men tiêu hóa để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn.

- Thực hiện vệ sinh chuồng nuôi và nơi chăn thả chó mèo phòng ngừa tái nhiễm giun sán
- Hạn chế trẻ em tiếp xúc với chó, sau đó phải rửa tay sạch sẽ để hạn chế lây nhiễm bệnh giun móc.



Các loại thuốc trị giun sán chó mèo thường dùng
- Các loại thuốc tẩy giun an toàn cho chó con và chó mẹ đang cho con bú:

+ Thuốc tẩy giun Univerm Total (Mỹ): dùng cho chó mèo.

+ Thuốc tẩy giun Drontal Plus (Đức): chỉ dùng cho chó.

+ Thuốc tẩy giun Exotral (Pháp): dùng cho chó mèo


- Các loại thuốc tẩy giun thường dùng cho chó mèo trưởng thành:

+ Thuốc tẩy giun Endogard 10 (Pháp): chỉ dùng cho chó vì 1 viên cho 10kg thể trộng nên khó tán nhỏ cho chó sơ sinh và mèo ngoài ra còn trị giun tim nên liều khá cao.

+ Thuốc tẩy giun Sanpet: dùng cho chó mèo (từ tháng thứ 2 trở đi, dược lực của SanPet có tác dụng hơn Exotral, khoảng thời gian tái nhiễm giun sán dài hơn khi dùng Exotral), 1 viên cho 5kg thể trọng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về cách chăm sóc chó meo

Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Chó ho, khò khè khó thở



Nguyên nhân khiến cho bị ho
+ Do bị nhiễm một loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như vi khuẩn: Liên cầu, Tụ cầu ....

+ Biểu hiện của các bệnh như: care, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng

+ Do thời tiết lạnh và các bạn không che chắn chuồng chó khiến chúng bị cảm lạnh

+ Do hít phải khói bụi, hóa chất kích thích đường hô hấp

+ Chó bị ho do sặc thức ăn hoặc sắc nước

+ Ho do học xương
Triệu chứng của bệnh ho ở chó như sau
+ Chó bị ho dữ dội, khó thở và có thể tiếng ho như bị mắc kẹt ở cổ họng

+ Thở khò khè, khàn tiếng, chảy nước mắt, nước mũi,

+ Chó bị sốt 39 độ - 40 độ

+ Ho có đờm và kéo dài

+ Bỏ ăn
Cách phòng bệnh và chữa chó bị ho như sau:
Phòng bệnh: 
     - Nơi ở của chó phải thực sự sạch sẽ, cho chó ăn uống đủ chất, chỗ năm phải thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông

    - Tiêm phòng bệnh định kỳ cho chó như: tiêm 7 bệnh cho cún, tiêm phòng dại cho chó
Điều trị chó bị ho:
    - Chó cho uống thuốc kháng sinh các loại như: Penicillin, Gentamycin, Streptomycin...
    - Bổ sung các loại thuốc như: Vitamin, Canxi, Glucose 30%
    - Cho chó uống thêm thuốc trị ho của người.
    - Nếu chó bị sổ mũi thì mua lọ thuốc trị sổ mũi ở người nhỏ vào mũi chó (Lọ này ở hiệu thuốc chị 3k )
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê

 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Mèo bị liệt




Hắn bị bỏ từ nhỏ được Cậu chủ đưa về. Chuyện gì đến cũng đến với những đứa không có sữa Mẹ như hắn.Thiếu chất nên hắn liệt 2 chân sau,vẹo cột sống, chân sau vừa đỡ hắn lại liệt 2 chân trước, rồi viêm phổi...Đã có lúc tưởng hắn đầu hàng số phận.
Cậu chủ đi chơi, đi bơi, tập xe, đi ngủ, xem tivi.... đều cho hắn đi cùng. Ước mơ của cả hắn và chủ là có 1 ngày 2 đứa dắt nhau tự đi ra chợ mua con cá thật to cho hắn. 
Giờ hắn đang chập chững đi bằng xe lăn nhưng bác sỹ tin hắn sẽ sớm hồi phục. 
May mắn quanh hắn có những người yêu thương hắn thật sự dù chủ hắn chỉ là 1 nhóc chưa vào lớp 1.
KHI CHÓ MÈO NHÀ BẠN CÓ VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Chó mèo bị đau chân

Việc cún nhà bạn bị đau chân, đi tập tễnh là một hiện tượng hết sức bình thường, và rất dễ gặp ở các thú cưng. Nguyên nhân gây ra chỉ là do những tai nạn ngoài ý muốn gây ra khi các chú chó chạy nhảy, nô nghịch… có thể vật nặng nào đó rơi vào chân chúng, hay bị một chú chó khác cắn, bị trật khớp… ngoài ra cún cũng có thể bị bệnh viêm khớp, chân không còn chắc khỏe nữa.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy chú chó của mình đi tập tễnh, đi cà nhắc, hoặc nằm nì một chỗ và rên vì đau đớn, nếu nặng hơn thì chân có thể bị gãy, bàn chân chệch sang một bên, chân bị sưng tấy hoặc xương xuyên qua cả da…



Nguyên nhân chính

Nguyên nhân dẫn đến việc chú chó của bạn đi tập tễnh, đi cà nhắc thì có rất nhiều nguyên nhân.

+ Chó được thả tự do, không được kiểm soát, việc va chạm với cây cối, vật nặng rơi vào chân hoặc bị kẹp ở đâu đó là rất dễ xảy ra.

+ Chó nô nghịch, cắn nhau với những chú chó khác, và việc cắn vào chân nhau là chuyện thường xuyên xảy ra.

+ Do dây chằng và đĩa sụn thoái hóa mãn tính hay thoái hóa khớp mãn tính.

Làm gì khi cún có biểu hiện như trên?

 + Quan sát xem cún di chuyển như thế nào? Bàn chân của cún như thế nào?

Nếu cún đi cà nhắc, đi khập khiễng, nhưng bàn chân của cún không có dấu hiệu sưng tấy, không có dấu hiệu gẫy chân, chân vẫn còn lành nặn thì bạn không cần phải quá lo lắng vì cún chỉ bị thương nhẹ, cứ để thế là cún sẽ khỏi

Nếu cún bị nặng, chân có hiện tượng sưng tấy, chân bị trẹo, gẫy xương thì hãy để cún nằm yên tại chỗ, không di chuyển cún. Nếu cún đau quá cố gắng kiểm soát không cho cún dãy dụa, chạy đi.

Nếu xương bị gãy bạn cần tìm người có chuyên môn, chăm sóc cho cún, nẹp  chân cho cún, nếu chân không có hiện tượng bị gãy, thì bạn không cần phải nẹp chân, hạn chế vận động cho cún từ 1-2 ngày, nếu sau 24h mà cún không đi lại bình thường thì hãy đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để được hỗ trợ.

Trong trường hợp cún đau nặng hoặc sưng tấy
Nếu là cún lớn và có thể đi bộ trên ba chân, hãy để nó đi bộ ra xe và đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Là cún nhỏ thì bạn cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất có thể.
Nếu cún đang bị đau lưng nhiều hơn cả việc sưng chân, hãy nhẹ nhàng mang nó ra xe. (Bởi vì rất khó để phân biệt cún đang đau lưng hay đau chân, nên tốt nhất hãy nhẹ nhàng với cún trong mọi trường hợp).


Trong trường hợp nhẹ:

Hãy dùng một miếng gạc lạnh dán vào khớp chân của cún để giúp giảm viêm.
Nếu chân cún bị viêm và đau đớn kéo dài hơn 24 giờ, hãy chuyển sang dùng 1 miếng gạc ấm và đưa cún đến bác sỹ thú y ngay sau đó.
Chăm sóc

Đừng bao giờ tập thể dục cho cún khi nó đang bị què. Trong thực tế, cún cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày hoặc thậm chí lên đến vài tuần. Khi tình trạng của cún khá hơn (không đi cà nhắc nữa), tiếp tục cho nó nghỉ ngơi khoảng 1-2 ngày nữa. Sau đó, bạn cho cún tập thể dục trở lại 1 cách nhẹ nhàng và tăng dần cường độ.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Chó bị run rẩy, trúng độc thần kinh

1.  Nhiễm khuẩn

Trước đó con vật có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn - thân nhiệt ở khoảng 40,6 đến 41,10C - mắt và mũi chảy ra nhiều dịch màu vàng - ho - ỉa chảy - viêm amidan (không nghiêm trọng như viêm gan) - mắt đỏ - bỏ ăn - nôn - đệm gan chân cứng và mũi cứng - ở thời kỳ cuối con vật bị co giật mà triệu chứng điển hình là co giật cơ thái dương (thỉnh thoảng xẩy ra) - liệt - viêm dạ dày, ruột non và phổi.

2.  Viêm não

Con vật sốt cao - co giật - thần kinh bị run - bệnh hay gặp ở chó con - đầu bị nghiêng về một bên - nhãn cầu bị rung giật - có những cơn hưng phấn - hôn mê - chết.

3.  Trong hộp sọ có khối u

Thường xẩy ra ở những chó già - có thể là động dục cục bộ - con vật có thể liệt hoặc yếu một chân - có một số triệu chứng khác về bệnh trong hộp sọ như quay tròn, thiếu khả năng định vị và cảm nhận về bản thân - áp lực chất dịch trong não tuỷ thường tăng - protein trong não tuỷ cũng tăng một cách đặc thù - khi cho làm điện não đồ thì có những dấu hiệu bất thường.

4.  Ngộ độc chì

Mũi và mắt chảy ra dịch rỉ - con vật bị liệt - run - cắn sủa liên tục và miệng sùi bọt mép - co giật - kích động, cuồng loạn - đau bụng - ỉa chảy (có thể như màu máu) - dáng vẻ lờ đờ, lơ đãng - hốc hác - mù - tính khí thất thường - dạ dày và ruột non bị viêm nhiễm - đôi khi có con chết đột ngột - ta có thể chắc chắn hơn bằng phương pháp phân tích xác định chất độc

5.  Tổn thương não

Con vật đã có tiền sử bị tai nạn hoặc tổn thương.

6.  Trúng độc Gammexane

Thần kinh ru - con vật run rẩy-co giật - có tiền sử sử dụng Gammexane hoặc những hoá chất tương tự.

7.  Trúng độc Strychnin

Con vật có hiện tượng co cứng - có các cơn động kinh co giật - chảy nước dãi - cơ thể cứng đơ - chết.

8.  Trúng độc Photpho hữu cơ

Con vật đã ăn hay uống phải photpho hữu cơ hoặc là có thể là một trong các loại thuốc trừ sâu diệt côn trùng nào đó thường có biểu hiện: con vật ỉa chảy - nôn - run rẩy - chảy nước dãi - co giật (nhưng không là cơn) - bị kiết lỵ với phân dạng đông nhầy - đồng tử mắt co - các cơ bị co cứng cục bộ.

9.  Sốt sữa (chứng kinh giật, co cứng cơ thời kỳ cuối, hạ canxi huyết)

Con vật bồn chồn, không yên - thở nhanh - lưỡi thè ra ngoài - lảo đảo - co giật - đầu ngoảnh ra sau - chân phi nước kiệu - những con chó cái có dấu hiệu cuồng loạn, kêu ăng ẳng - tim đập loạn nhịp - thân nhiệt tăng cao đến 42,2oC - ốm yếu nhanh - nằm liệt - hôn mê - chết - có phản ứng điều trị khi tiêm canxi - bệnh phổ biến nhất vào 2 đến 3 tuần sau khi đẻ - những con chó loại nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng hơn.

10.     Trúng độc Metanđêhyt

Con vật ăn phải thức ăn đặt bẫy là ốc sên có chứa Metanđêhyt - có triệu chứng thần kinh - co giật - bụng căng - đau bụng - ỉa chảy - trước đó có bằng chứng con vật đã ăn phải ốc sên.

11.     Bệnh chuột rút ở loài chó xù Êcốt

Bệnh này thường xảy ra sau khi ta cho loài chó xù Êcốt luyện tập - con vật nhảy theo kiểu lò cò - lộn nhào - không chịu theo sự hướng dẫn tập luyện hoặc không chịu di chuyển - co giật.

12.     Bệnh khiếp sợ

Con vật chạy - xuất hiện ảo giác - co giật động kinh - các cơn động kinh gián đoạn từng hồi cách nhau hàng tuần hoặc hàng tháng.

13.     Các bệnh về răng

Thường xảy ra ở chó con trong thời kỳ mọc răng - thần kinh của con vật bị tổn thương và co giật.

14.     Nhiễm giun

Con vật bị ỉa chảy - có triệu chứng thần kinh - co giật - điều trị bằng thuốc giun thấy có kết quả.

15.     Có ngoại vật trong ống tiêu hoá

Ta có thể chẩn đoán bằng cách chụp tia X quang - ta có thể sờ nắn để tìm ngoại vật hoặc sau khi chết mổ khám để xác định ngoại vật - con vật nôn.

16.     Thiếu vitamin A

Con vật bị ỉa chảy - có triệu chứng thần kinh - khẩu phần thức ăn thiếu vitamin A - sinh trưởng chậm - xương phát triển yếu - mắt khô - da bị tổn thương - chất nhờn tiết ra nhiều, có vẩy; váng, lông bị rụng - lưỡi đen - khi kiểm tra những con chó con đang trong thời kỳ sinh trưởng thì thấy ở xương sọ và cột sống có hiện tượng ngăn trở sự phát triển dẫn đến việc những con vật này bị điếc, mù, mù bóng đêm và mất khả năng phối hợp - trường hợp hiếm xảy ra do thức ăn hiện nay tốt hơn.

17.     Thiếu vitamin B1

Nguyên nhân là do thức ăn - con vật hốc hác, gầy mòn - yếu ớt - táo bón - liệt - co giật - co cơ - nôn - ta có thể điều trị bằng vitamin B1.

18.     Thiếu Pyridoxine - vitamin B6

Nguyên nhân là do thức ăn - con vật bị thiếu hồng cầu - rối loạn tiêu hoá - có triệu chứng thần kinh - bị bệnh về da - ở chân có những vết cắn do con vật bị ngứa cắn vào - lông rụng.

19.     Thiếu axit nicotrinic

Con vật nôn - chán ăn - yếu ớt - thần kinh co giật - niêm mạc miệng màu đỏ - miệng thối loét và hoại thư (lưỡi đen) - nước bọt màu nâu chảy nhiều có mùi gây buồn nôn - lưỡi tróc vẩy - có liên quan đến dạ dày, ruột - ỉa chảy mùi hôi thối.

20.     Thiếu axit pantothenic (dầu nhờn của vitamin B-complex)

Nguyên nhân là do khẩu phần thức ăn - con vật bị thiếu hồng cầu - co giật - gan bị thoái hoá mỡ.



21.     Bị rắn cắn (rắn nâu)

Con vật bị liệt - hôn mê - chết - trước đó bị rắn cắn - nôn - đồng tử giãn - chảy nước dãi.

22.     Bệnh động kinh

Con vật co giật - có hiện tượng tái diễn - bệnh có tính di truyền - không tìm được nguyên nhân gây bệnh ở trong sọ, ngoài sọ và cũng không tìm được bất kỳ cơ chế gây bệnh nào khác - bệnh hay xảy ra ở khoảng 6 tháng đến 5 năm tuổi - đôi khi dưới tác động của đèn, vô tuyến, màn cửa và các kích thích khác các cơn co giật trở nên gấp rút hơn - khi làm điện não đồ ta thấy có những mỏm nhọn bất thường và những phức hợp mỏm nhọn.

23.     Nhiễm Toxophasma

Ít khi bệnh có dấu hiệu điển hình mà triệu chứng thường biến đổi trong phạm vi tương đối rộng - ỉa chảy - có triệu chứng thần kinh - chân đi lê xuống đất - viêm kết mạc - mũi chảy dịch có mủ - bỏ ăn - ho - viêm phổi - viêm phúc mạc - đau bụng - sẩy thai hoặc con non đẻ ra bị chết - phổi, gan, lách, tim, tuỵ có những hạt trắng bằng đầu đinh ghim - kiểm tra những chỗ bị tổn thương thấy có Toxophasma gondii - cơ chế gây bệnh giống như nhiễm khuẩn hoặc chủng đậu.

24.     Bệnh uốn ván

Tai chụm lại - nhãn cầu co vào trong hốc mắt - mi mắt thứ 3 lồi ra - con vật co giật và đi lại co cứng - cổ và đuôi cứng ngắc - xương hàm khoá chặt - con vật bị bất ổn, sự co giật cứ tăng dần cho đến lúc chết - dấu hiệu "con vật cười nhăn" thường có giá trị chẩn đoán cao nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện.

25.     Hạ glucoz huyết (chứng xeton huyết)

Con vật dáng đi cứng, giật cục - cơ thể bị co thắt - co giật - nôn - có những cái co giật mạnh giữa những cơn co giật - thân nhiệt lên đến 41,1oC hoặc cao hơn nữa - tim đập mạnh - có thể điều trị bằng cách tiêm glucoza hay canxi gluco ưu trương - kiểm tra xeton trong nước tiểu cho kết quả dương tính - hơi thở có mùi axeton - thường xảy ra vào một tuần trước đến một tuần sau khi đẻ.

26.     Hiện tượng u tế bào ở đảo tuỵ dẫn đến tiết Insulin làm đường trong máu bị giảm

Thường xảy ra những cơn động kinh trước lúc cho ăn (hàm lượng đường trong máu thấp, dưới 40mg đường trên 100 ml máu)

27.     Tai bị bệnh ghẻ do ve họ Sarcoptidae đốt

ở trong tai có dịch rỉ ra bị khô lại - chất này có màu nâu sẫm hoặc xám, có thể giống như bột - khi dùng kính lúp soi tai thì thấy những hạt lốm đốm màu trăng trắng di chuyển xung quanh dịch rỉ màu nâu - con vật đau - đầu lắc nhiều - con vật thường cào vào tai làm xước da - có triệu chứng thần kinh thậm chí co giật - ở trong tai có thể sinh ra các cục máu tụ

28.     Rối loạn tuyến hậu môn (viêm túi hậu môn)

Bệnh thường gặp ở những con chó già, béo: con vật thường đặt đít xuống và kéo lê trên mặt đất - có triệu chứng thần kinh - ép vào hậu môn thấy mềm

29.     Chó bị nhiễm lê dạng trùng

Bệnh nhẹ ở những con chó trưởng thành - con vật bơ phờ, lơ đãng - niêm mạc mắt nhợt nhạt - gầy hốc hác - có triệu chứng thần kinh - hoàng đản - sốt. Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy: lách sưng - đôi khi gan và thận bị hoại tử.

30.     Viêm thận

Bệnh lúc đầu thường diễn ra âm thầm nhưng cũng có thể là đột ngột - con vật nôn từng cơn - khát nước - mệt lả - máu tích tụ các chất thải của nước tiểu gây ra hiện tượng nhiễm độc - co giật - chết - suy mòn - khi ấn tay vào vùng thắt lưng con vật có biểu hiện tránh né - ánh mắt lộ vẻ sợ hãi - ỉa chảy từng đợt - ốm yếu - ngủ lơ mơ - hơi thở có mùi nước tiểu - miệng và lưỡi thối loét - răng chuyển thành màu nâu - bị chàm da - phân tích nước tiểu thấy có albumin, trụ niệu - đôi khi (hiếm) trong các trường hợp cấp tính thấy trong nước tiểu có máu - bề mặt thận xù xì.

31.     Nhiễm ve thuộc họ Trombicula

Ở sâu trong tai có những đám ve màu đỏ, vàng da cam, ngoài ra có thể tìm thấy ở kẽ chân thậm chí trên cả cơ thể - con vật có những biểu hiện bị kích thích dữ dội - có mụn lở, đau - có triệu chứng thần kinh.

32.     Bệnh cầu trùng

Hay gặp ở chó con từ 8 đến 12 tuần tuổi - con vật ỉa chảy, phân có lẫn máu - hốc hác - mất nước - ốm nặng - đôi khi chết nhanh - ho - mắt, mũi chảy ra dịch có lẫn mủ - sốt nhẹ - thỉnh thoảng có triệu chứng thần kinh - phiết kính kiểm tra thấy có cầu trùng

33.     Nhiễm Cryptococus

Đây là bệnh hiếm gặp - trên niêm mạc của mũi, hầu, phổi hay những nơi khác thấy có những u hạt nổi lên - từ mũi và các xoang chảy ra chất dịch - những u hạt còn có thể nổi lên ở chân, mô dưới da, tai, mặt - đôi khi thần kinh bị tổn thương - con vật quay tròn - què quặt - mù - phiết kính, nhuộm màu kiểm tra trên kính hiển vi phát hiện thấy Cryptococus.

34.     Bệnh lồi đĩa khớp gian đốt sống

Liệt nửa thân sau - đau cấp tính - mất sức lực - đôi khi bị lảo đảo, choáng váng rồi dẫn đến liệt hoàn toàn - khi nắn hoặc sờ vào con vật có biểu hiện phản ứng dữ dội - ở khu vực cổ có những dấu hiệu đầu tiên, con vật khiếp sợ và đau đớn - khi ta sờ vào cổ, bả vai con vật đau đớn, phản ứng lại và kêu la dữ dội - cổ bị giữ cứng chặt - cơ thể run rẩy - có thể có hiện tượng không chịu di chuyển - khi con vật bị đau vùng cổ thì nó thường không hạ đầu xuống để ăn nhưng nếu ta để đĩa thức ăn lên trên cao đến ngang tầm đầu con vật thì nó có thể ăn được.

35.     Nhiễm Linguatula

Khi kiểm tra xoang mũi ta tìm thấy được Lingautula semata, một loại ký sinh trùng có thân thịt lớn, giống giun, hình lưỡi, có vân, khía dài khoảng 10 đến 15cm - con vật hắt hơi rất mạnh - cơ thể hốc hác, gầy mòn - mất nước - ốm yếu - có triệu chứng thần kinh - bị kích thích.

36.     Thiếu oxy mô bào

Do con vật bị bệnh ở tim hoặc phổi làm cho tuần hoàn ở não giảm và ôxy cung cấp không đầy đủ  con vật có triệu chứng thần kinh.

37.     Bệnh lão hóa gan

Con vật có biểu hiện bất thường thậm chí kỳ dị - giữa những cơn động kinh vẫn còn có thể có những dấu hiệu bất thường - kiểm tra chức năng gan ta cũng thấy được những dấu hiệu không bình thường.

38.     Ngộ độc (nhiều loại chất độc)

Đã có bằng chứng con vật bị trúng độc với những triệu chứng như: ỉa chảy - chảy nước dãi - nôn - gan hay thận bị hoại tử - thường xuyên bị động kinh - khi trúng độc Metanđehyt thì con vật di chuyển bất thường, cơ bị co giật.

39.     Bị chấn thương

Con vật bị đập vào đầu làm cho mất tỉnh táo - có thể xuất hiện trong một thời gian dài từ lúc bị chấn thương đến lúc bắt đầu những cơn động kinh.

40.     Bệnh nhuyễn tuỷ sống

Con vật lắc lư - bị khuyết tật bẩm sinh - nhảy lò cò như thỏ - liệt ở phần sau cơ thể - chân sau yếu - dáng đi lắc lư - những động tác di chuyển bị mất khả năng phối hợp - lúc đứng dậy động tác có vẻ khó khăn, miễn cưỡng.

41.     Ống nội tuỷ bị tích dịch (ống nội tuỷ bị giãn cũng với tăng dịch và tuỷ)

Con vật nhảy lò cò như thỏ - thần kinh mẫn cảm, bản thân bị rối loạn - khả năng điều khiển chân sau giảm sút - khớp đốt sống bị cứng lại.

42.     Bị bệnh do Actinomyces và Nocardia gây ra

Các dấu hiệu biến đổi ở phạm vi rộng - có những ổ áp xe ở da, xương hoặc biến đổi rộng ở các cơ quan - mủ từ màu vàng xám chuyển thành màu nâu đỏ, mùi hôi thối - có các hạt lưu huỳnh hoặc niêm dịch hoặc những mảnh hạt - viêm tuỷ ở đốt sống - viêm màng não - đôi khi con vật bị viêm phúc mạc - đôi khi bị áp xe gan - sụt cân - sốt - có lúc không thở được - tràn dịch màng phổi - tràn dịch màng bụng.

43.     Nhiễm xoắn khuẩn

Hoàng đản - suy nhược - lợi bị chảy máu - nôn - mất nước - răng và lưỡi có nốt màu đỏ nâu - xuất huyết - có liên quan với màng não - co giật.

44.     Phù ở não

Sau khi bị tác động của nguyên nhân gây bệnh khoảng 12 - 24 giờ thì bệnh bắt đầu có tiến triển - con vật bị mù trung tâm - người uốn cong - nhãn cầu bị rung giật - rung cơ - con vật có thể bị ngu đần - phù gai thị giác - yếu cơ - mất khả năng vận động cơ - co giật - chết.

45.     Bị loài nhện đỏ, đen cắn

Thần kinh bất ổn, la hét - chân sau bị mất khả năng vận động nhiều hơn - quay tròn rất lâu - đồng tử co lại và bị mù - có thể điều trị được bằng huyết thanh trị nọc độc của nhện.

46.     Sun hệ thống quãng cửa và bị bệnh não hệ thống quãng cửa bẩm sinh.

Bệnh này hiếm gặp - bệnh xảy ra chủ yếu ở chó con - con vật suy nhược - sinh trưởng chậm - nôn - mất khả năng vận động cơ - đi lang thang không có mục đích hoặc cơ thể mất khả năng điều nhịp - hung hăng một cách bất ngờ - co giật - chết.

47.     Trúng độc Nitrat

Co giật - cứng đơ - môi kéo ra, con vật gầm gừ - chết - máu đen như hắc ín - mạch máu sưng phồng - da bị xám nhợt

48.     Trúng độc Brumfelsia

Chảy nước dãi - hưng phấn - co giật - nôn - mất khả năng vận động cơ – rung giật nhãn cầu và co đồng tử - chân đi sải bước dài - nhịp tim chậm - có thể nhầm với trúng độc strychnin

49.     Nhiễm giun tóc

Khi bị nhiễm giun tóc nặng có thể dẫn đến rối loạn thần kinh trung ương, chân co giật (ởchó con) - niêm mạc ruột già bị kích thích mạnh (niêm mạc có những hạt màu hồng nâu, đôi khi chảy máu) - kiểm tra phân thấy có trứng giun, sau khi con vật chết mổ khám thấy có giun.

50.     Nhiễm Angiostrongylus cantonen (giun phổi)

Ở chó con (ấu trùng di hành làm ảnh hưởng đến não sau đó đến động mạch phổi) - viêm màng não - liệt - viêm não tuỷ dạng hạt - liệt đuôi - mất khả năng vận động cơ nửa thân sau cơ thể - liệt bàng quang - đại tiện khó khăn - co giật - cột sống và não viêm dạng hạt - nôn - ỉa chảy - bị chứng tăng cảm đau làm cho con vật đau đớn, kêu la nhiều khi sờ vào.

51.     Trúng độc muối

Co giật - gầy mòn nhanh - chết trong khoảng 2 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên - cơ thể bị run, rung - mất khả năng vận động cơ, run cơ - chết

52.     Trúng độc nấm mũ độc

Những con chó con và cả chó lớn đôi khi vẫn ăn phải nấm mũ độc như Amanita Muscaria - con vật chảy nước dãi, mất khả năng phối hợp - đi hay bị vấp - đầu bị giật - đồng tử co - thị giác giảm - đau đớn, hoảng sợ - la hét - trốn vào trong góc - ỉa chảy với nhiều nước màu xanh, sủi bọt mùi hôi thối.

53.     Trúng độc thực vật

Con vật đau cấp tính trong vòng 24 - 48 giờ sau đó bị què - có dấu hiệu lo lắng, hung giữ - la hét, giãy dụa - con vật đi đi lại lại, kêu la, bị tổn thương ở mũi, chân - điều trị được bằng thuốc an thần và thuốc gây mê.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Triệt sản chó mèo

riệt sản mèo cái là phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng, mèo không còn khả năng tiết hooc môn, rụng trứng và sinh sản. Duy nhất chỉ có phẫu thuật, không có loại thuốc nào triệt sản mèo cái vĩnh viễn.
LÝ DO NÊN TRIỆT SẢN MÈO CÁI :
1. Khống chế sinh sản ngoài ý muốn, mèo đẻ nhiều không quản lý được mèo con, không chăm sóc được tốt nếu chủ mèo bận rộn, nhà ở chật hẹp.
2. Kỳ động dục, mèo cái kêu la, gào thét tìm đực đêm hôm ảnh hưởng tới sức khỏe, mất trật tự , phiền toái cho xóm giềng.
3. Mèo cái tìm đực bỏ nhà ra đi, có thể xa tới bán kính 3 km dễ bị bấy, bắt trộm hoặc nguy cơ lây nhiễm bệnh Dại nguy hiểm cho con người nếu mèo không được tiêm vaccine phòng bệnh Dại.
4.Mèo đẻ liên tục ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng mèo mẹ, đặc biệt khi mèo đã già trên 6 tuổi.
KHI NÀO NÊN TRIỆT SẢN MÈO CÁI :
Nếu không có mục đích sinh sản, tốt nhất phẫu thuật triệt sản trước kỳ động dục đầu tiên ( khoảng 6 tháng tuổi ). Mèo con được 1 tháng tuổi đã biết ăn dặm nên mang mèo mẹ đi triệt sản.
MÈO ĐANG CHO CON BÚ SẼ KHÔNG ĐỘNG DỤC ?
Không phải vậy. Mèo đẻ rất mắn, chỉ 6-8 tuần sau khi sinh con sẽ động dục trở lại và có thể mang bàu ngay.
MÈO SAU TRIỆT SẢN CÓ BỊ NGU ĐẦN HAY BÉO PHÌ KHÔNG ?
Không, nếu chủ mèo chăm nuôi khoa học, ăn uống dinh dưỡng đúng cách.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Tiêm phòng vacxin cho chó mèo

Có những bạn không hiểu tại sao mà mình nuôi chó mèo một thời gian lại bị ốm, và chết nhiều. Bạn đã bao giờ quan tâm đến vấn đề tiêm phòng cho chó mèo nhà mình chưa? Khi tiêm phòngcho chó mèo nhà mình là biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thú cưng
https://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/08/lich-tiem-phong-vacxin-cho-cho.html

https://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/08/lich-tiem-phong-vacxin-cho-meo.html

T
rên đây là lịch tiêm phòng cho chó mèo bạn cần biết để có lựa chọn tốt nhất cho chó mèo nhà bạn
Nếu bạn muốn tiêm phòng cho chó mèo nhà nhà mình hãy gọi ngay cho chúng tôi 

Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h
Các 

-Khám chữa bệnh cho chó mèo (nội, ngoại trú) tại bệnh viện và tại nhà.


-Xét nghiệm chuyên khoa,xét nghiệm máu, xét nghiệmcare, parvo… các bệnh truyền nhiễm  siêu âm… cho chó mèo


-Tư vấn mua bán và chăm sóc chó, mèo.





-Khám sức khỏe định kỳ cho chó mèo :tiêm phòng vacxin các loại 5 và 7 bệnh, vacxin dại, tẩy giun, xịt bọ chét, ve rận…
Các thủ thuật ngoại khoa cho chó mèo: thiến, mổ đẻ, triệt sản, cắt tai, cắt mống mắt….


-Cung cấp tất cả những đồ dùng, tư trang cá nhân cho chó, mèo khi ở tại gia đình và khi vận chuyển. 
 HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG 

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Người nhiễm giun sán chó

Giun đũa chó là toxocara thuộc họ giun Ascarridae. Giun đũa chó Toxocara canis liên quan đến người thường ký sinh ở ruột non của chó, giun đũa chó mèo Toxocara cati ký sinh ở ruột non của mèo. Chúng thường đẻ trứng và theo phân ra ngoài. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành, có trường hợp ấu trùng giun chui qua nhau thai hay sữa từ chó mẹ sang chó con.

Những người mắc bệnh thường là vật chủ ngẫu nhiên, do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo, hoặc nuốt phải ấu trùng giun khi ăn thịt chó mèo chưa nấu chín.

Những người nuốt phải trứng giun toxocara, trứng nở giải phóng ấu trùng trong ruột non, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt... gây ra các tổn thương ở nội tạng.

Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị.


Bệnh nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Một số bệnh nhân có biểu hiện gan to, sốt, có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axít không thường xuyên.

Trường hợp nặng các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm, các hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú có thể xảy ra do sự di trú của ấu trùng giun toxocara, bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80-90%.

Bệnh nhân có thể thử nghiệm huyết thanh học ELISA, dùng kháng nguyên ấu trùng giun toxocara, độ nhạy từ 75-90%. Nếu phát hiện chính xác nhiễm giun chó, mèo bệnh nhân không cần phẫu thuật chỉ cần uống thuốc trị giun sán là khỏi.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Xử lý khi bị chó mèo cắn

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:


Theo dõi chó khi bị cắn
Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát. Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, lưu ý là xà phòng đặc 20%, sau đó rửa bằng nước muối 9%, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc… làm giảm tới mức tối thiểu lượng virus tại nơi xâm nhập.. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn. Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Xử trí tại chỗ bằng: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin dại càng sớm càng tốt. Đối với người già, người có thai, người bị bệnh lao, bệnh thận, gan, tim mạch, sốt rét… cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tiêm và có ý kiến về cách điều trị.

Sẽ phải tiêm phòng dại ngay nếu:

Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.
Vết cắn ở đầu, mặt, cổ,
Vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, chó lên cơn dại… cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vacxin trong vòng một ngày nhưng phải khác vị trí tiêm. Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chậm cũng không nên để quá 7 ngày sau khi bị cắn.
Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.
Không theo dõi được con chó đã cắn.
Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Trường hợp phải theo dõi con chó trong 15 ngày:

Vết cắn nhẹ, xa não.
Con chó vẫn sống bình thường khỏe mạnh.
Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.
Nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm.[30]

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Một số trường hợp không cần phải tiêm vắcxin là

Bị chó cắn bóng, nghĩa là không đụng chạm gì tới người.
Bị chó cắn qua quần áo dày mà không xước da hoặc bị chó liếm vào chỗ da lành không có vết xước.
Những người đã tiếp xúc, sống chung với người bị bệnh dại, kể cả có ăn ngủ cùng phòng (trừ khi bị người lên cơn dại cắn có vết thương).

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Viêm da hóa mủ ở chó

Nguyên nhân gây viêm da có mủ trên chó mèo

Viêm da có mủ trên chó mèo thường khởi phát vào mùa hè do nhiệt độ nóng bức, độ ẩm cao. Bình thường Staphylococus kí sinh ở trên da chó mèo, khi da khỏe mạnh thì chúng không gây bệnh, nhưng khi da bị tổn thương chúng có cơ hội phát triển và gây viêm da.



Viêm da có mủ chó mèo là một căn bệnh khá phổ biến

Bất kỳ vết trầy xước, liếm, cắn hay tổn thương trên da đều có thể trở thành nguyên nhân khiến da bị viêm và trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Thông thường khi chó mèo bị viêm da có mủ sẽ bị đau, ngứa, sốt, biếng ăn, rụng lông, mệt mỏi, ốm yếu. Lúc đó nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, những vết viêm da, nốt mủ sẽ dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử lan rộn, thậm chí gây nhiễm trùng máu.

Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Bọ chét ở chó nguy hiểm với người

bọ chét là tên gọi chung của loài ký sinh trùng không cánh có tên Siphonaptera. Bọ chét sống ký sinh trên vật chủ là những động vật máu nóng có vú và loài chim.
Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực.


Bọ chét xuất hiện khi nào?

Theo các nhà sinh vật, bọ chét có thể ký sinh trên da người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt, khi bạn trở về nhà sau một thời gian dài đi du lịch hoặc chuyển đến nhà mới ở, cũng là lúc nhiều bọ chét xuất hiện.

Ở miền Bắc Việt Nam thì bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Bọ chét gây bệnh như thế nào?

Bọ chét gây bệnh bằng hai con đường là trực tiếp khi tiếp xúc và truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi bọ chét xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Tổn thương do bọ chét gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Bọ chét cũng là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và cũng bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người.

Lịch sử châu Âu ghi nhận được, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.

Bọ chét mèo và chó truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…

Xử lý khi bị bọ chét cắn

Vết cắn của bọ chét thường được cảm thấy ngay lập tức, nhưng nó không đau. Nó là cảm giác ngứa do phản ứng của cơ thể gây ra sự khó chịu.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bọ chét cắn cao hơn nhất là khi chơi trên sàn nhà. Chúng thường có xu hướng nhạy cảm với các vết cắn bọ chét hơn người lớn.

Sau vài vết cắn của bọ chét, một số người có một sự phản ứng với việc bị cắn dẫn đến mẫn đỏ ngứa hay chàm bội nhiễm. Lúc này, hãy tìm sự tư vấn của dược sĩ để có lời khuyên và chữa trị.

 theo doisongphapluat

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Bênh hay gặp ở chó mèo

Bốn căn bệnh chó, mèo dễ gặp

Thường thấy nhất ở chó, mèo là các bệnh về đường tiêu hóa, ký sinh trùng ngoài da, viêm phổi và các căn bệnh truyền nhiễm như: carré (dịch tả chó), parvo (viêm ruột cấp tính do vi-rút) và đặc biệt là bệnh dại. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, nhiệt độ trong mùa nắng nóng kéo dài tác động rất mạnh đến sức khỏe của vật nuôi nhất là đối với chó, mèo và đây chính là môi trường rất thuận lợi cho nhiều loại ký sinh trùng phát triển khiến vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh. Ký sinh trùng thường thâm nhập vào vật nuôi qua môi trường bên ngoài và đường ăn uống, Do vậy, muốn ngăn ngừa được bệnh cần phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn đến thức ăn cho vật nuôi, không để vật nuôi ăn những thức ăn ôi, thiu, uống nguồn nước nhiễm bẩn. Khi vật nuôi có những biểu hiện của bệnh, nếu đưa đi khám bệnh ngay, việc điều trị sẽ rất nhanh và đơn giản. Nhưng nếu người nuôi lại không quan tâm dễ bị bệnh nặng và có thể chuyển biến thành bệnh dại, gây nguy hiểm cho con người và còn là một nguồn lây cho các vật nuôi khác.

Phòng chống bệnh cho vật nuôi bằng cách nào?

Để chủ động phòng tránh bệnh cho vật nuôi cần tiêm ngừa các bệnh thường gặp trong mùa khô, chăm sóc cho ăn uống đầy đủ hơn và vệ sinh chó, mèo hằng ngày. Khi tắm cho chó, mèo cần sử dụng các hóa chất diệt ký sinh trùng để ngăn chặn mầm bệnh.


 Dấu hiệu để biết vật nuôi bị bệnh
- Vật nuôi không lanh lợi như bình thường mà ủ rũ.
- Vật nuôi sốt, bỏ ăn, mũi khô.
- Ói nhiều lần trong ngày.
- Mắt đầy ghèn, ho, lừ đừ.
- Có triệu chứng co giật, tiêu chảy, ngứa.
- Da bụng có nhiều nốt mủ.