Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Cách giao tiếp với mèo

Một con mèo nhỏ xinh trong nhà sẽ mang lại tiếng cười và tình yêu thương cho mọi người trong gia đình bạn. Tuy nhiên việc nuôi mèo không cẩn thận sẽ làm bạn gặp khá nhiều rắc rối. Mèo thường được nuôi như một loại thú cưng, đồng thời nó còn là con vật hữu dụng giúp xua đuổi hoặc tiêu diệt chuột trong nhà, trong kho lương thực…Những con mèo thật giỏi thì ngoài việc bắt chuột nhà, nó còn có thể bắt được cả chuột dừa, chuột đồng, cả chim sẻ hoặc cá, ếch! Để bạn không quá bực mình về chúng, việc giao tiếp giữa bạn và mèo là một việc vô vùng khó khăn, cho nên chúng tôi sẽ giúp các bạn trau dồi thêm về mối quan hệ sắc thái với mèo của bạn. Cách để hiểu hơn về chú mèo của bạn 


- 1.Lắng nghe mèo của bạn nói gì? Mèo kêu ‘meo meo’ khi tiếp xúc với người. Trong khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể và những tiếng kêu nhỏ để giao tiếp với các con mèo khác, “meo meo” là dấu hiệu duy nhất thể hiện sự kính trọng của loài mèo với con người. Mèo kêu “meo meo” để thay cho lời chào, để thu hút sự chứ ý, đòi thức ăn hoặc để con người biết những thứ chúng muốn như đi ra ngoài sưởi nắng. Bằng cách quan sát mà âm thanh gợi ra những hành động của chúng ta, một con mèo luôn học hỏi làm thế nào để làm cho các yêu cầu hoặc nhu cầu. 

2  Quan sát hành động, cử chỉ của mèo. Thật ra mỗi loài mèo, mỗi con mèo đều có thói quen khác nhau. Để mọi việc được hiệu quả hơn hãy tinh tế nhận biết những đặc điểm riêng của chúng, đưa ra những hình thức cư xử thích hợp. Đuôi thẳng hoặc hướng lên, cuộn tròn ở cuối: sự vui vẻ hạnh phúc. Đuôi co giật, đập liên tục: rất vui mừng. Đuôi rung: Vui mừng và hạnh phúc khi thấy bạn. Mắt chớp chớp: trạng thái rất thoải mái. Cọ xát vào bạn: đánh dấu bạn như của riêng. Chà đầu, thân mình và đuôi với người hoặc con vật khác: chào mừng. Cào, Liếm: đây là một dấu hiệu bình thường thể hiện sự phấn khích hoặc vui mừng. Đôi khi cũng là để… mài vuốt. 

3 Hiểu âm thanh của mèo đang nói.  Âu yếm yêu thương, một âm thanh khàn khàn rung mời tiếp xúc gần hoặc cần sự chú ý. Trong khi mèo kêu meo meo có thể vì nhiều lý do khác nhau. Rít là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự hung hăng hay tự vệ của một con mèo. Nó chỉ ra rằng con mèo của bạn là rất không hài lòng, cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi, hoặc chuẩn bị chiến đấu với những loài vật khác.

  Chú ý các âm thanh chuyên dụng khác. Chẳng hạn như các bạn nghe được tiếng kêu lớn từ chú mèo của bạn, lúc này thường thì chỉ giận dữ, đau, hoặc cảm thấy sợ hãi. Một âm thanh ầm ầm có thể là một dấu hiệu của sự phấn khích, lo lắng, hay thất vọng. Dù là bằng phương pháp nào đi chăng nữa nhưng với tư cách là chủ của con mèo thì bạn hãy nhớ rằng mình phải dùng tình yêu thương thực sự đối xử với chúng. Tình yêu thương là ngôn ngữ có sức lay động mạnh mẽ và sự chân thành nào rồi cũng sẽ được đáp trả. Chúc các bạn may mắn !


Link nguồn : http://wikicachlam.com/cach-de-giao-tiep-voi-chu-meo-cua-ban/


Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Giun sán chó mèo nguy hiểm thế nào

Thường xuyên chơi đùa cùng chó mèo, bạn phải đối diện với nguy cơ nhiễm giun sán. Chúng có thể di chuyển, làm tổ trong não và gây tử vong.
Bệnh giun sán chó mèo tấn công cơ thể như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, chuyên khoa Ký sinh trùng cho biết hiện nay tỷ lệ nhiễm giun sán chó/mèo - toxocara trong dân số rất cao.

Tác nhân gây bệnh là toxocara canis hay toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Đặc biệt những loại thuốc sổ giun uống một liều dự phòng thông thường không diệt được chúng.

Bác sĩ Ánh thông tin thêm, theo một khảo sát về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong 177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy qua mổ khám, tỷ lệ chó nhiễm toxocara canis chiếm từ 10-25% và qua xét nghiệm phân là từ 22,8-40%.

Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP HCM, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7% .

Ở ký chủ vĩnh viễn (chó hay mèo nhà), giun trưởng thành sống trong lòng ruột non, sau đó đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần sẽ hoá phôi.

 Tổn thương da do giun đũa chó
Tổn thương da do giun đũa chó. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát - nơi phát tán trứng giun khi chó mèo phóng uế bừa bãi.

Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương.

Chúng sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua.

Nguy cơ tử vong

Theo bác sĩ Ánh, mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn, có thể bao gồm gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…

Trong đó, hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt. Ở nội tạng, bệnh nhân có các triệu chứng sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn.

Ở mắt, triệu chứng thường gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não do sán chó ký sinh. Thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do toxocara di chuyển đến não.

Để điều trị bệnh cần có bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng và dựa vào từng xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng kèm theo như ngứa da, nổi mề đay, để có những toa điều trị khác nhau.

Nguyên tắc phòng giun đũa chó mèo

- Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.

- Phân phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.

- Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

- Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
theo zing.bn

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Các nguyên nhân mèo bị đi ngoài phân lỏng

Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.

Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?

1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.

2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )

3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...

4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.

5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.

6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.

7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).

8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.

9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...

Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?

1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.

2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.

3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.

4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).

5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.

Chữa trị tiêu chảy ra sao ?

1. Loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy.

2. Thăm khám và theo chỉ định điều trị của Bác sỹ thú y.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Suy thận ở chó mèo

Giống như con người, thận cũng là một cơ quan hết sức quan trọng với nhiều chức năng:
Ø Cân bằng các chất trong máu, lọc các chất thải và thải ra ngoài cơ thể
Ø Duy trì nồng độ của muối và nước trong cơ thể một cách ổn định
Ø Giúp kiểm soát huyết áp, hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và duy trì độ photpho phù hợp cho cơ thể
Ø Ngoài ra thận còn sản xuất hormone khuyến khích sản xuất các tế bào hồng cầu trong máu




Khi gặp vấn đề, các chức năng này sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cơ thể của chó – mèo, độc tố sẽ tích tụ trong máu và chúng sẽ gặp các vấn đề rắc rối nguy hiểm. Các vấn đề ở thận là một trong những bệnh rất phổ biến ở chó, đặc biệt là chó già nhưng bên cạnh đó thì mèo đôi khi cũng mắc phải căn bệnh này.
Có 2 loại suy thận ở chó:
-      Suy thận cấp: là sự suy giảm đột ngột các chức năng ở thận và gây nguy hiểm đến cơ thể. Nguyên nhân có thể là do
·        Ăn phải chất độc ( Như một số thuốc, thực phẩm nhiễm độc)
·       Lưu lượng máu / oxy vận chuyển đến thận giảm đột ngột
·       Nhiễm trùng và tắc nghẽn đường tiểu
-      Suy thận mãn tính: loại này xuất hiện nhiều hơn và thường phát triển trong một thời gian dài, khó xác định triệu chứng. Bệnh có xu hướng phát triển chậm và ảnh hưởng đến hầu hết những chú chó lớn tuổi Nguyên nhân là do:
·       Các điều kiện bẩm sinh và có tính di truyền
·       Nguyên nhân chính gây nên suy thận mãn tính là bệnh răng miệng. Vi khuẩn gây bệnh răng miệng sẽ xâm nhập vào dòng máu và vào nhiều cơ quan, thiệt hại cho cả tim, gan và thận
1. Một số dấu hiệu các vấn đề về thận ở chó mèo là gì?
-      Thay đổi lượng nước tiêu thụ
-      Thay đổi về lượng nước tiểu thải ra
-      Trầm cảm và bờ phờ
-      Bỏ ăn
-      Có mùi hóa chất trong hơi thở
-      Nôn
-      Sụt cân
-      Nước tiểu lẫn máu
-      Loét miệng
-      Lợi nhợt nhạt
-      Đi đứng loạng choạng
Nếu chú chó/mèo của bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên thì hãy nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y (BSTY) ngay lập tức
Chó/mèo bị suy thận thường không xuất hiện dấu hiệu cho đến khi 75% mô thận bị phá hủy. Vì vậy, dù chó/mèo vẫn chưa xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng những tổn thương trong cơ thể đã tồn tại
2. Phương pháp chuẩn đoán
Nếu chú chó/mèo của bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên hãy nhanh chóng đưa chúng đến BSTY và tiến hành chuẩn đoán bệnh để giúp việc điều trị được sớm và hiệu quả. Bên cạnh đó giúp phân biệt và tránh nhầm lẫn với các bệnh như: gan, rối loạn tiết niệu,... Từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả
Các phương pháp thường được áp dụng gồm
Ø Xét nghiệm máu
·       Kiểm tra urea nitrogen trong máu
·       Kiểm tra chất Creatinin: đo được tốc độ lọc của thận. Phát hiện sự tồn tại của chất này cao hơn so với bình thường chính là dấu hiệu chuẩn bệnh
·       Sử dụng công thức máu (CBC) để kiểm tra bệnh thiếu máu và dấu hiệu của nhiễm trùng
·       Kiểm tra mức photpho trong cơ thể
Ø Phân tích nước tiểu
·       Kiểm tra que thăm – Urinalusis (thử nghiệm được thực hiện trên mẫu nước tiểu)
·       Kiểm tra Protein: Khi bị mắc bệnh thận, một lượng lớn Protein bị mất trong nước tiểu
·       Trầm tích: Sự hiện diện của hồng cầu hoặc các tế bào bạch cầu trong nước tiểu giúp phát hiện ra tình trạng bệnh
Ø Kỹ thuật hình ảnh
·       Chụp X-quang: Nhằm xác định kích thước và hình dạng của thận. Thận nhỏ thường gặp hơn ở bệnh mãn tính trong khi thận lớn thường do cấp tính hoặc ung thư
·       Siêu âm: Cho thấy sự thay đổi mật độ của thận, siêu âm giúp xác định nguyên nhân của bệnh thận trong một số trường hợp
3. Điều trị
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cấp tính hay mãn tính mà các BSTY sẽ có các cách điều trị khác nhau:
-      Truyền dịch: Mục đích là khôi phục lượng nước cần cho cơ thể (Thường trong từ 2 – 10h). Việc bù nước có tác dụng khuyến khích các chú chó/mèo thèm ăn hơn, từ đó cải thiện chất dinh dưỡng và cân bằng chất lỏng trong cơ thể
-      Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:
·       Chế độ ăn ít về số lượng nhưng đảm bảo về chất lượng cần được tiến hành, đặc biệt chế độ ăn giàu protein có thể giúp cải thiện tình trạng thận của chó/mèo bệnh
·       Tăng cảm giác ngon miệng, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày; kết hợp phụ gia như phô mai, sữa chua hoặc rau băm nhỏ; có thể dùng một loại thuốc kích thích thèm ăn, thuốc kiểm soát nôn. Hâm nóng thức ăn vừa phải cũng có thể tăng tính ngon miệng
·       Trọng lượng cơ thể cũng cần được kiểm tra mỗi tuần để bảo đảm lượng calo được tiêu thụ để duy trì cân nặng và kiểm soát tình trạng mất nước
·       Bổ sung canxi, theo dõi hàm lượng muối và nồng độ cali để điều chỉnh hợp lý. Quan trọng hơn hết là hạn chế lượng muối ăn để giúp ngăn ngừa phù nề, cổ trướng và cao huyết áp
·       Mức điện giải cần được duy trì ở mức bình thường
·       Bổ sung vitamin B và C cho chó/mèo. Không nên cung cấp quá nhiều vitamin A và D mà chỉ yêu cầu mức tối thiểu tránh ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh
·       Bổ sung acid béo omega-3
·       Giảm lượng photpho cung cấp cho cơ thể giúp kìm hãm sự tiến triển của bệnh


-      Điều trị ói mửa: chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày và sử dụng thuốc cimetidin/ chlorpromazine. Nên tham khảo ý kiến BSTY trước khi dùng để điều trị hiệu quả hơn
-      Chạy thận nhân tạo/ lọc máu: Phương pháp chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế thú y hiện đại và đầy đủ trang thiết bị. Nhưng ở VN thì mình chưa thấy cơ sở nào có điều kiện chạy thận
4. Để phòng tránh bệnh
-      Đảm bảo chắc chắn chó/mèo không ăn uống phải các chất nguy hiểm
-      Giám sát chặt việc ăn uống/ ra ngoài của chó (Mèo thường không thể giám sát)
-      Không cho chó/mèo sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của BSTY
-      Đảm bảo cho chó/mèo được sử dụng nước sạch
-      Vệ sinh răng miệng để duy trì tổng thể sức khỏe cho chó
-      Chế độ ăn uống hợp lý

Suy thận ở chó/mèo là một bệnh thường gây tử vong cao vì hầu hết trong thời gian ủ bệnh ta không thể nhận thấy được dấu hiệu nào. Vì vậy bạn cần phải phòng bệnh trước khi chú chó/mèo của mình mắc phải, việc chạy chữa cũng rất tốn kém nên phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chó/mèo cũng như tránh hao tổn phí chữa trị.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Cách nhận biết chó phú quốc

Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có đặc điểm để phân biệt và là đặc trưng giống loài là các xoáy lông khá kỳ lạ chạy ở trên sống lưng.
Làm sao biết chó Phú Quốc thật, giả?

Hình dạng, màu sắc
Chó Phú Quốc có đầu nhỏ, gọn, phù hợp với thân hình thon, mõm dài vừa phải và thường có màu đen. Mắt chó đa số có màu nâu, lưỡi có đốm. Bụng chó thon, ngực nở, thân hình gọn và chắc thích hợp với việc vận động nhanh nhẹn. Ngực sâu, kết hợp các bắp thịt vùng chân trước tạo nên các bắp cơ rắn chắc ở hai bên, vùng hông nhỏ. Chân vừa và khỏe, bàn chân có màng da phát triển nối các ngón chân với nhau, phù hợp cho việc bơi lội dưới nước, một số con có móng đeo ở chân sau. Đuôi chó cong lên, hở hậu môn mà người dân nơi đây gọi là "đuôi vót cần câu".



Trọng lượng chó trung bình 15 kg. Đa số chó Phú Quốc có bộ lông sát và ngắn. Xoáy trên lưng là một đặc tính quan trọng để đánh giá chó Phú Quốc, kiểu xoáy rất đa dạng, tỷ lệ chó có xoáy là khá cao. Ngoài xoáy lưng nói trên, người Phú Quốc còn chú ý các xoáy ở hai bên cổ, sau mông.

Về màu sắc lông thì có mấy dạng sau: nhóm chó đen có màu đen tuyền, số khác ức hay chân đều vàng hoặc nâu; nhóm chó nâu đậm hay nhạt, đặc biệt nhóm này thường thể hiện sự hài hòa về màu sắc; nhóm chó vàng thay đổi trong dãy từ đậm đến nhạt, trên một cá thể chó vàng đôi khi cũng có sự pha màu vàng nhạt ở bụng và chân; nhóm chó vện - chiếm tỷ lệ thấp - có màu lông đặc biệt nhất; nhóm chó xám, chiếm tỷ lệ ít nhất.Nhóm khác gồm có chó trắng tuyền và chó lan trắng với những màu nền khác nhau như đen, nâu, vàng, xám.

Tính khí
Chó Phú Quốc có nhiều đặc tính nổi bật như: Rất thích săn thú và săn rất giỏi. Chó Phú Quốc có thể săn được thú lớn hơn chúng rất nhiều như nai, thậm chí những loài hung dữ như heo rừng, rắn độc. Chó sủa rất tốt, nhạy cảm với người hay vật lạ. Ban đêm, chó dễ dàng phát hiện những mục tiêu lạ và không bao giờ buông tha. Chó Phú Quốc rất gần gũi và thân thiện với chủ, dễ làm quen. Chó có khi cắn người nhưng không phổ biến.



Nổi bật về tính hung dữ so với những loài chó khác, chúng đánh nhau không thấy chùn bước cho dù đối thủ lớn hơn mình và thường giành thắng lợi. Những gia súc, gia cầm khác như gà, vịt, thỏ rất dễ là mục tiêu tấn công bất ngờ của chúng. Với những đặc tính trên, chó Phú Quốc hiện sở hữu những giá trị mà ta có thể chọn là một giống chó quý của đất nước. Tuy vậy, hiện vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của chó cũng như chưa chủ động chọn lọc và nhân giống một cách khoa học hay xác định đặc tính di truyền bằng sinh học phân tử. Chính vì vậy chưa thể khẳng định con nào là thuần chủng hay không thuần chủng.

Phương pháp tuyển chọn chó Phú Quốc

Tuyển chọn một con chó đẹp thì chưa chắc là con chó khôn và lựa chọn một con chó khôn thì chưa thể là con chó đẹp.

Để hài hòa được hai yếu tố trên ta nên biết một vài yếu tố, là kinh nghiệm của người địa phương, để có được con chó tốt nhất. Phải phù hợp với sự hài hòa của con chó và những quy định tiêu chuẩn về giống nòi cũng như nhu cầu mà ta cần, để chọn chó( tránh việc lựa chọn sai sẽ dẫn đến chỉ có được chó loại 2 hay loại dạt thôi).

Chó Phú Quốc thường được các thợ săn tuyển chọn bởi các yếu tố sau:

Dứt(cắn),Xé,Lôi,Theo: là bốn cái tên và là yếu tố cần cho bày chó săn.

Dáng vẻ bề ngoài:
Ấn tượng đầu tiên về một con chó Phú Quốc chuẩn mực là con chó phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có cơ bắp chắc nịch, lanh lợi và tràn đầy sức sống. Dáng hình cân đối với sự phát triển hài hòa giữa thân trước và thân sau. Thân hình của chó phải có chiều dài lớn hơn chiều cao , thân hình khỏe mạnh và trình bày đường nét cong phẳng nhẹ nhàng hơn là những hình góc. Trông vạm vỡ không khẳng khiu, tạo ra một ấn tượng đẹp (cả khi đứng yên cũng như lúc di chuyển), về một cơ bắp vững chắc và lanh lợi mà không có bất cứ sự vụng về hay khờ khạo nào. Con chó lý tưởng thì được xác chuẩn theo khía cạnh phẩm chất và tính sang trọng rất khó diễn tả, nhưng chúng ta sẽ không sai lầm khi thấy nó xuất hiện trước mắt.



Những đặc điểm và giới tính:
Được thể hiện một cách mạnh mẽ, mỗi con vật cho thấy một ấn tượng rõ ràng về đực tính hoặc cái tính, tùy theo giới tính của nó. Chó đực thì phải chuyền giống đuợc để còn có thể tuyển chọn thế hệ kế tiếp, chó cái thì phải sinh sản được và phải cho ra đời những con chó lanh lợi, thông minh và gan dạ.

Kích cỡ, sự cân đối và bản chất:
Độ cao lý tưởng của chó được tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của bứu vai là từ:48 đến 61 cm với chó đực và 43 đến 58 cm nếu là chó cái, chó đực có cân nặng từ 19 đến 23kg và chó cái từ 17 đến 20kg. Chó Phú Quốc thường có chiều dài hơn chiều cao, với con chó Phú Quốc có thân hình đẹp thì chiều dài và chiều cao có tỷ lệ nhất định là 10 và 8,5, chiều dài được đo từ xương ức đến cạnh sau của xương chậu.

Chiều dài cân đối thì còn lệ thuộc vào chiều cao, độ dài thân trước, độ rộng giữa hai bả vai và thân sau, được nhìn từ hai bên sườn. Chó làm việc cần có sự vâng lời và bản chất trung thành, không có sự cạnh tranh nơi bày đàn. Chó có kích cỡ lý tưởng thì làm việc cũng rất bền và có hiệu quả cao chó làm việc tốt thì xương sườn cuối cùng không bị ngắn là chó chạy bền... ngoài ra chó có bộ sườn hở, không khít thì rất dễ hụt hơi khi làm việc

Đầu:
Đầu hùng dũng, sạch sẽ và đẹp như tạc, mạnh mẽ nhưng không thô ráp. Và cân xứng với tòan thể thân mình. Đầu của chó đực thì phải thật rõ nét về đực tính và đầu của chó cái cũng vậy phải thật rõ nét vê cái tính (sọ bằng thì sống lâu hơn), đầu và mõm to nhỏ có liên quan đến công việc và thứ tự trong bầyđàn.



Vẻ mặt:
Tinh sảo, thông minh, mang tính vâng lời và chờ lệnh (đây là nét đặc biệt của chó Phú Quốc mà hiếm có giống chó nào có được).

Mắt:
Kích cỡ trung bình, theo hình trái hạnh đào, hơi xiên một chút và không lối ra. Màu sắc thì càng đen càng tốt (chó mắt to hoặc lồi thì nhát).



Đôi tai:
Hơi nhọn (vừa phải) cân đối với sọ, phần mở thì hướng về phía trước và dương lên khi chú ý, hình dáng lý tưởng của hai tai là hình dáng mà đường vành tai trong, được nhìn từ phía trước, song song với nhau và thẳng đứng so với mặt đất. Nhưng cũng có khi chó cũng có đôi tai treo (nghĩa là tai thòng xuống), tai đứng hoặc nằm thì không ảnh hưởng gì đến công việc cũng như tính năng của chúng.

Trán:
Trán được nhìn từ phía trước thì có hình vòng cung và sọ dốc xuống theo chiều dài và có nếp nhăn.

Mõm:

Mõm hình chữ V, không bị gãy khúc. Mõm dài, khỏe và kiên cố, các đường lằn trên mõm thì song song với đường lằn trên của xương sọ, chó cắn thì có 3 râu mép vểnh về phía trước, chó vừa chạy vừa sủa thì nứu lợi thứ hai và ba bị đứt quãng không liền nhau.

Mũi:
Đen, nâu. Một con chó mà mũi của nó không có màu đen thì sự mạnh mẽ về bản lĩnh sẽ giảm theo. Hình dáng của mũi thì phụ thuộc vào sự phát triển của hàm và môi. Đôi môi phải cân đối. Hàm trên phải lớn hơn hàm dưới một chút và hơi nhô ra phía trước. Ngoài ra theo kinh nghiện của thợ săn thì mũi chó có khóe sâu là chó đánh hơi:



Khóe mũi hẹp thì đánh hơi đất (dưới thấp). (chó đánh hơi đất thường gặp phải sự cố khi làm việc là vắt rừng bám và cắn vào mũi chúng khi chúng làm việc khiến chúng bị phân tâm và để mất hơi).

Khóe mũi hở thì đánh hơi gió (trên cao).

Răng:
Răng gồm 42 chiếc: trên 20 và dưới 22. răng phát triển mạnh mẽ và cắn khít với nhau như cái kéo. Phần bề mặt bên trong của các răng cửa hàm trên trùng khít và bao bọc phần bề mặt bên ngoài của các răng cửa hàm dưới. Hay nói cách khác thì phần bề mặt bên ngoài của hàm dưới được bao bọc bởi phần bề mặt bên trong của hàm trên. Thiếu bất cứ cái răng nào, ngoại trừ những chiếc răng hàm đầu tiên, sẽ là những thiếu sót nghiêm trọng, thiếu răng hàm thì làm cho việc tấn công con mồi gặp trở ngại lớn.

Lưỡi:
Lưỡi màu đỏ tươi, dài vừa phải, là cơ quan vị giác và cũng là cơ quan tản nhiệt cho cơ thể.

Chó phú quốc thường thì có lưỡi đốm đen (bớt) nhưng chó có lưỡi tòan màu đen thì chịu được độc rắn hổ đất.

Cổ:
Cổ khỏe mạnh và có cơ bắp, gọn gàng và dài tương đối, cân đối theo kích cỡ chiều dài và không rũ nếp (không có nọng), khi con chó đang chú ý hay đang bị kích thích, thì đầu ngẩng lên và cổ dương lên cao; mặt khác dáng vẻ của đầu là hướng về phía trước hơn là nâng lên cao nhưng hơi cao hơn đỉnh của bả vai, đặc biệt là trong dáng đi.

Dáng đứng:
Bứu vai thì cao hơn và hơi dốc xuống theo mức độ của lưng. Lưng thì thẳng và phát triển một cách mạnh mẽ, không võng, không gù và ngắn tương đối, chân chúm lại (chân chúm mu sò là chân khỏe), móng đeo (huyền đề hai chân sau) được nhiều người chọn hơn, tuy nhiên trong thực tế chó có móng đeo là dị tật và móng đeo là khuyết điểm với con chó làm việc vì: móng đeo là ngón thừa và là điểm yếu của chân sau khiến cho chó rất dễ bị tổn thương và giảm hiệu xuất làm việc khi bị va chạm.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Những lời khuyên khi bạn bắt đầu nuôi một chú chó

1. Bạn cần sử dụng chuồng, hoặc một khu vực riêng cho con chó con mới về, mà không làm ảnh hưởng đến mọi thứ trong nhà. Tôi nghĩ bạn không muốn nó đi lại trong phòng ăn cắn phá đồ đạc và nhất là vệ sinh bừa bãi khắp mọi nơi. Khi đó bạn sẽ phải rất vất vả để dọn dẹp chúng, nếu bạn đi làm cả ngày mệt mỏi và về nhà ngửi thấy mùi hôi, khai và thối của con chó rải rác trong nhà hay ngoài sân thì thật là một điều tệ hại. Tuy nhiên bạn đừng trách nó, các điều đó là hiện tượng bình thường của một con chó con. Chúng ta nên biết để có cách xử lý.

2. Các bạn nên loại bỏ các dây điện, các chất tẩy rửa… đồ đạc ở vị trí thấp tránh xa những con chó con. Con chó con rất tò mò và nghịch ngợm, thường nó sẽ cắn và phá phách những đồ vật mà nó có thể với tới được, nhất là những thứ đắt tiền… Cảnh báo này giúp bạn tránh được những thiệt hại về vật chất.

3. Cho con chó con của bạn ăn cùng thức ăn mà khi ở nhà cũ nó đã ăn.

4. Hãy để cho nó ngủ trong một thùng hoặc hộp mà nó cảm thấy được an toàn và che chở.

5. Hãy chắc chắn con chó con mới về nhà có cái gì đó để nhai, và cái gì đó bằng nhựa mềm cho nó chơi.

6. Con chó con mới về sẽ khóc (sủa) vào ban đêm. Bạn cảm thấy nhức đầu và định sẽ đi đánh nó? hay là đi dỗ dành nó ?
Câu trả lời là không. Vì lợi ích của bạn, tôi khuyên bạn không nên làm gì. Không được cho con cái hay ai đó tiếp xúc an ủi dỗ dành con chó con. Tôi biết có thể nhiều người trong nhà mất ngủ nhưng không được làm điều đó. Nếu bạn làm thế nghĩa là bạn đã dạy con chó của bạn sủa để có được cái nó mong muốn. Đây là điều mà con chó sẽ tiếp tục làm trong cuộc sống còn lại của nó với bạn.

7. Bạn cần phải có một lịch trình tẩy giun cho chó con ( vui lòng tham khảo bài viết về lịch trình tẩy giun ). Cũng như cần có một lịch trình tiêm chủng cho con chó con nếu trước đó nó chưa được tiêm đầy đủ 2 mũi. Nếu là chó nhập, thì khi về Việt Nam bạn nên tiêm lại 2 mũi vacxin từ đầu cho con chó.

8. Chó con khi về nhà mới rất dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp. Vì vậy tránh cho nó nằm trực tiếp dưới sàn có nguy cơ dẫn đến viêm phổi. Tránh cho ăn các thức ăn lạ, thức ăn sống.

 Phòng khám thú y Animal Care Hà Nội
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099


Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Các bệnh thường gặp ở chó

1. BỆNH CARÊ ( SÀI SỐT - DISTEMPER )

I. Triệu chứng:
- Hầu hết chó mắc bệnh ở thể cấp tính với các triệu chứng điển hình: sốt cao từ 39- 42oC, các niêm mạc đều bị viêm, mắt chó bị sưng húp, chảy nước mắt và có ghèn liên tục.
- Chó thở khó khăn, khò khè và rên rỉ do viêm phổi cấp có mủ.
- Chó bị viêm niêm mạc đường tiêu hoá, thể hiện nôn mửa liên tục, tiêu chảy có máu và niêm mạc nhầy. Hội chứng viêm ruột làm cho chó kiệt sức và chết nhanh vì mất nước, mất máu, chất điện giải.
- Hội chứng thần kinh cũng thấy xảy ra phổ biến ở chó bệnh như run rẩy, đi lại xiêu vẹo, lên cơn co giật, mắt trợn ngược, chảy nước dãi. Trên mặt, da bụng, bẹn, nách của chó thường có những nốt mụn mủ như hạt đậu vỡ ra và khô đóng vẩy.
- Bệnh phổ biến và gây chết chó con từ 2 - 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh.
Một số chó sau khi điều trị khỏi bệnh thường có di chứng thần kinh như : đi choải chân, run rẩy khi đi lại...

II. Phòng bệnh:
- Tiêm phòng cho chó lúc 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Carê (VN) hoặc dùng vaccin DHPPi + L (Hà lan): phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto .
- Thực hiện vệ sinh thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt giúp chó có sức đề kháng chống lại bệnh.
- Chuồng trại và môi trường thả chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới truyền bệnh và chống ô nhiễm.

III. Điều trị:
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi chó bệnh thì phải cách ly để tránh lây nhiễm sang chó khỏe khác và đưa chó đến các phòng mạch Thú y để được hướng dẫn điều trị.
- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn kế phát như:Vime-Tobra, Amoxi 15 % LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%.... Kết hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức sau: vitamin C, B. complex fortified , Paravet, Atropin, Na.campho,...
Do chó bị tiêu chảy nhiều, nên truyền dịch Glucose 5% bù đắp nước và chất điện giải để chó mau hồi phục.


2. BỆNH HO CŨI CHÓ (VIÊN KHÍ QUẢN PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM)

- Bệnh gây ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi khác... đều có khả năng mang bệnh
Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh.

- Quan sát kỹ: mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra...bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre... tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.
- Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những con được chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao.



- Cách phòng tốt nhất: Tiêm vắc xin.

3. BỆNH VIÊM DẠ DÀY – RUỘT TRÊN CHÓ VÀ CÁCH CHỮA.

I. Nguyên nhân: Bệnh phổ biến xảy ra quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Có 3 nguyên nhân có thể gây ra viêm dạ dày và ruột cấp ở chó.- Do giun móc (Ancylostoma caninum) : giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những chỗ bị tổn thương gây thành bệnh viêm ruột cấp.- Do virus: Virus Parvo, Virus Carê khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.- Do vi khuẩn : Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli... Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.

II. Triệu chứng:
 - Vài ngày đầu chó ít ăn hoặc bỏ ăn, sốt 39,5 - 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh.
- Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiệûn: mắt trũng, bụng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.
- Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá. Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp . Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.
- Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 - 100% trong thời gian 2 - 4 ngày. Một số chó qua khỏi nhưng chuyển thành thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.

III. Phòng bệnh:
- Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli. Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
- Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Vimectin cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.- Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.

ĐIỀU TRỊ: Nguyên tắc chung là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng, trợ sức và trợ tim mạch.
Điều trị bằng một trong các loại kháng sinh sau:Spectylo : liều 1ml/ 3 - 5 kg thể trọng.Tylenro 5 + 5 : liều 1ml/10kg thể trọng/ngày.
Kết hợp với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng bằng các loại như :
- Vime C : liều 500mg/con/ngày.
- Vitamin B6 : liều 1ml/con/ngày.
- Vitaral : liều 1ml/10kg
- PParavet : liều 1ml/4 kg
- P.Atropin : liều 2ml/10 -15 kg
- PNa.campho : liều 2 - 4 ml/con/ngày.
Truyền glucose 5% để cung cấp nước và chất điện giải giúp chó mau hồi phục.

Chú ý: Đối với nguyên nhân gây bệnh là giun móc thì sau khi chó hồi phục trở lại bình thường nên dùng thuốc tẩy giun móc như:Levavet liều 0,5 ml/10 kgP, sau 2 -3 tháng tiêm lập lại .Vimectin for dog 0,1% liều 0,2ml/ kg P tiêm bắp hay tiêm dưới da.

4. BỆNH GHẺ DEMODEX

 Bệnh ghẻ do Demodex (bệnh xà mâu) là một trong những bệnh da thường xảy ra trên chó, chó phát bệnh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu. Demodex canis, là một sinh vật hội sinh bình thường trên da chó và truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2 – 3 ngày đầu bú sữa. Ghẻ Demodex thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như nội ký sinh, bệnh rối loạn nội tiết, khối u, dinh dưỡng kém, thuốc điều trị ức chế miễn dịch, hóa trị liệu hoặc stress tạm thời (như động dục, mang thai, phẫu thuật,…).



I. Triệu chứng:
Ghẻ Demodex được phân loại thành 2 dạng: khu trú hoặc toàn thân dựa vào đánh giá tình trạng bệnh và cách xử lí đối với từng loại.
Ghẻ Demodex đôi khi không gây ngứa, tuy nhiên bệnh ghẻ toàn thân và ở bàn chân có thể gây đau đớn dữ dội. Vùng rụng lông có thể bị đóng vảy và đỏ lên
Ghẻ Demodex khu trú thường có vùng tổn thương nhỏ và riêng biệt, ghẻ Demodex toàn thân có những vùng tổn thương lớn hơn và có nhiễm khuẩn thứ phát.
Ghẻ Demodex khu trú được đặc trưng bởi vùng rụng lông ít (ít hơn 5 – 12 điểm), nhỏ, vùng tổn thương có giới hạn và thường xảy ra trên chó con. Việc điều trị dễ dàng đạt hiệu quả cao.

Ghẻ Demodex toàn thân là dạng bệnh trầm trọng, gây ra tình trạng thú bị rụng lông toàn thân, da đóng vảy và tiết dịch, biểu hiện lờ đờ, sốt và nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn thứ phát. Mụn, mụn mủ, đỏ da, tăng sắc tố mô là tổn thương kế phát của bệnh ghẻ Demodex toàn thân. Ghẻ Demodex toàn thân có thể xảy ra ở thú non hoặc thú trưởng thành. Thú trưởng thành thường ít bị mắc bệnh hơn nhưng khi mắc bệnh thì việc điều trị rất khó khăn. Để điều trị đạt hiệu quả cần kết hợp điều trị kí sinh trùng, nhiễm khuẩn kế phát và các nguyên nhân tiềm ẩn khác, đồng thời sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng.

II. Chuẩn đoán:
 Tất cả thú có triệu chứng ngứa, viêm da sâu, mụn, mụn mủ, đóng vảy nên được xem xét là ghẻ Demodex. Nếu nghi ngờ, nên nhổ lông vùng da bệnh (ghẻ Demodex canis sống trong nang lông) hoặc cạo da sâu vùng da bị bệnh.Để vật phẩm (lông được nhổ/ da cạo sâu) lên phiến kính, cho vài giọt paraffin phủ lên trên và xem dưới độ phân giải thấp. Tăng độ phân giải ở khu vực kiểm tra để xem được chi tiết hơn. Ghẻ vẫn sống 1 khoảng thời gian trong dung dịch paraffin lỏng, do đó có thể thấy được sự di chuyển của cái ghẻ.Cái ghẻ nhỏ, dài và thường có dạng giống như điếu xì gà với các chân ngắn đặc trưng ở mặt sau của ghẻ. Bốn cặp chân được định vị ở nửa phần thân trước của cái ghẻ và lỗ sinh dục của con cái ở phía sau của cặp chân cuối.
Demodex canis
 Cái ghẻ sinh sống bình thường ở da chó/ mèo, phát hiện được 1 con cái ghẻ thì đó không phải là triệu chứng, phải tìm được số lượng ghẻ nhiều, có thể phát hiện cả trứng mới là dấu hiệu.Cạo lông và ép da... ... cho đến khi đẩy được cái ghẻ khỏi phần sâu của nang lông.

Vòng đời
 Toàn bộ vòng đời của cái ghẻ xảy ra trên kí chủ, truyền từ mẹ cho con trong vài ngày đầu đời khi thú non bú sữa. Ấu trùng nở ra từ trứng và phát triển thành con đực, con cái sau 2 – 3 giai đoạn phát triển, toàn bộ vòng đời của ghẻ xảy ra mất khoảng 3 tuần.

Kiểm soát bệnh ghẻ do Demodex toàn thân:
 Bệnh có thể liên quan đến các nguyên nhân tiềm ẩn, tất cả thú bị ghẻ do Demodex toàn thân nên được điều trị kết hợp với kháng sinh để ngăn ngừa phụ nhiễm và giúp hồi phục nhanh. Tiến trình điều trị tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh và kết quả đánh giá tế bào học. ­
Nếu kiểm tra tế bào học có cầu khuẩn và chủ yếu là Staphylococcus intermedius nên điều trị bằng kháng sinh từ 3 – 8 tuần. ­
Nếu kiểm tra tế bào có số lượng lớn là trực khuẩn, nên làm kháng sinh đồ để chọn ra kháng sinh có hiệu quả cao nhất. Kháng sinh được lựa chọn để điều trị viêm da có mủ phải là loại đạt hàm lượng cao trên da và khả năng diệt khuẩn tối ưu nhất. Điều quan trọng là phù hợp với độ dài của điều trị, giải quyết được các tổn thương của viêm da mủ.
III. Tiến trình điều trị và theo dõi:
 Tiến trình điều trị tùy vào từng cá thể. Kiểm tra ghẻ Demodex trên chó mỗi tháng. Mỗi lần cạo da phải đếm số ghẻ, nhộng, ấu trùng và trứng để kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phân giải 40 hoặc 100. ­
Nếu số lượng ghẻ và tình trạng lâm sàng không thay đổi, nên thay đổi liệu pháp điều trị. ­
Nếu không phát hiện giai đoạn thành thục đầu tiên và sau đó số lượng ghẻ trưởng thành giảm, thì tiếp tục với liệu pháp điều trị đã chọn. Nên tiếp tục điều trị thêm 4 tuần sau khi kiểm tra mẫu da cho kết quả âm tính lần thứ 2. Thông thường, người nuôi thú đều mong muốn cải thiện tình trạng sau tháng đầu điều trị. Nhưng việc kiểm tra mẫu da cho kết quả âm tính chỉ đạt được sau điều trị 2 – 4 tháng. Do đó, một quy trình điều trị Demodex trung bình mất khoảng 4 – 6 tháng. Với những trường hợp điều trị không hiệu quả, thay đổi thuốc là điều hiển nhiên và tỉ lệ thành công của thuốc thứ 2 thường đạt khoảng 70%. Cơ hội tương tự của việc điều trị sau khi tái phát cũng khoảng 70%.
Giải pháp phòng và điều trị bệnh ghẻ do Demodex của Bayer

5. BỆNH Parvo virus
I. TRIỆU CHỨNG:
Chó đang khỏe mạnh bỗng bỏ ăn, ủ rũ, nôn mửa, hai ngày sau đi ỉa, ngày sau nữa ỉa ra máu tươi như nước chỉ uống nước, người gầy rộc và chết nhanh
II. ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ: ( KINH NGHIỆM THỰC TẾ KHỎI 100% NẾU LÀM THEO HƯỚNG DẪN, CẢ CẢ KHI CHÓ ĐÃ ỈA RA MÁU RẤT NHIỀU)
- Thuốc: Atropin+ gentamycin+ lincomycin+ VB1+VB12 (THUỐC ỐNG TIÊM CỦA NGƯỜI) tùy thuộc trọng lượng của chó ta tiêm ngày 2 lần các thuốc kết hợp với nhau)
- Tiêm chưa thể chữa khỏi hẵn cho chó được vì chó ỉa ra máu hoại tử ruột rồi nên quan trọng hơn cả bạn cho ngay quả trứng gà bơm vào miệng chó(không ăn phải bắt ăn) ngày 1-2 quả
Quan trọng nữa là lấy ngay 1 nắm to cây nhọ lồi cầm máu+ nắm cây mơ lông rửa sạch ,vẩy sạch nước dã lấy nước cốt đặc đổ cho chó uống ngày 2-3 lần tùy theo( trên thành phố khó tìm cây này nên có thể tiêm Vitamin K) nhưng hiệu quả phải kết hợp với ăn trứng gà và uống cây lọ nhồi+ mơ lông hoặc vitamin k chỉ trong 3-4 ngày chó khỏi hẳn các triệu chứng trên và ăn được, thường khi chó khỏi đa phần chó gầy còn bộ khung sương nhưng hồi phục rất nhanhh.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Dấu hiệu chó bị cảm lạnh mùa đông

Mùa đông ở Hà Nội luôn là mùa khắc nghiệt với mọi người và với cả các con thú cảnh nuôi trong nhà: chim, cá, gà..v.vv. Chó cũng là một loài động vật chịu ảnh hưởng của giá lạnh. Hiện nay nhiều giống chó ngoại được nhập về, được nuôi ở khắp các miền của tổ quốc. Tuy nhiên không khí lạnh ở miền Bắc thực sự làm cho những chú cún này bị ảnh hưởng nhiều, kể cả các chú cún có nguồn gốc từ các nơi lạnh như: Sibery, Nga, Canada....



Mùa đông ở Hà Nội luôn là mùa khắc nghiệt với mọi người và với cả các con thú cảnh nuôi trong nhà: chim, cá, gà..v.vv. Chó cũng là một loài động vật chịu ảnh hưởng của giá lạnh. Hiện nay nhiều giống chó ngoại được nhập về, được nuôi ở khắp các miền của tổ quốc. Tuy nhiên không khí lạnh ở miền Bắc thực sự làm cho những chú cún này bị ảnh hưởng nhiều, kể cả các chú cún có nguồn gốc từ các nơi lạnh như: Sibery, Nga, Canada....
Và cảm lạnh là một trong những bệnh mà chó mắc phải. Bs Chiền xin trình bày một số vấn đề về bệnh này.
1. Nguyên nhân
- Chó được cho ra ngoài chơi quá nhiều. Nhất là với những chó vừa mới về ở với gia chủ. Chưa được ra ngoài đường bao giờ thường dễ mắc cảm lạnh hơn so với chó thường xuyên ra ngoài. Chó nhỏ dễ bị bệnh hơn chó trưởng thành.
- Chó phải nằm ngủ ngoài sân, hiên, gầm cầu thang, hầm xe, nền nhà. Đây là những nơi lạnh lẽo rất dễ làm cún phát bệnh.
- Chó bị nhốt trong chuồng ẩm thấp, nước tiểu và phân không được dọn sạch cũng dễ làm chó mắc bệnh.
- Chó được tắm bằng nước lạnh, hoặc nước nóng nhưng không sấy hoặc sấy không kỹ.
2. Những dấu hiệu cơ bản khi cún mắc bệnh.
- Chó run rẩy.
- Niêm mạc miệng và da tái.
- Chó bị nôn.
- Tiêu chảy, có khi có máu, hoặc tiêu chảy ra phân toàn máu
- Bỏ ăn.
- Thân nhiệt hạ.
- Nếu tình trạng kéo dài, chó sẽ trụy tim rồi chết.
3. Biện pháp phòng ngừa



- Chó chó ngủ những nơi ấm áp, tránh gió lùa.
- Không nên cho chó nằm ngủ dưới nền nhà (đất, đá hoa, gạch...)
- Nếu tắm cho chó thì nên cho vào phòng kín, có máy sưởi càng tốt, tắm xong cần sấy kĩ cho lông chó khô.
- Cho ăn thêm nhiều chất để tạo năng lượng cho cơ thể giữ nhiệt.
- Nên tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho chó đề phòng các loại virus chờ sẵn gây bệnh khi sức đề kháng của chó giảm.
4. Biện pháp can thiệp khi chó bị cảm lạnh

- Cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm.
- Sưởi ấm cho chó
- Nếu chó bị nôn thì tốt nhất đem đi bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Cách chăm sóc phốc sóc (Pomeranian)

Phốc sóc, hay chó pomeranian, là giống chó đang rất được yêu thích hiện nay vì thân hình nhỏ nhắn, xinh xắn đáng yêu. Tuy nhiên, đây là giống chó khá chảnh vì suốt nhiều thế kỷ kể từ khi xuất hiện, phốc sóc đã được coi là giống chó quý tộc và được nuông chiều bởi những gia đình quyền quý. Thêm vào đó, bộ lông dài và dày đòi hỏi phải chăm sóc khá kỳ công khiến chúng trở thành giống cho không hề dễ nuôi và không thích hợp cho tất cả mọi người. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn những kinh nghiệm và cách nuôi chó phốc sóc. Nên cho chó phốc sóc ăn gì, chăm sóc, chải lông như thế nào?…


Chó phốc sóc ăn gì? Cách chọn thức ăn cho chó phốc sóc

Phốc sóc nổi tiếng là giống chó chảnh, chúng ăn không nhiều nhưng thức ăn phải là loại thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Thức ăn sẵn

Nhiều người thích sử dụng thức ăn đóng gói sẵn cho chó, những thức ăn này thường có mùi vị khá hấp dẫn với hầu hết giống chó tuy nhiên, đa số thức ăn sẵn chứa rất nhiều chất độn (hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng với chó) được cho vào để tăng khối lượng gói thực phẩm và lấp dầy dạ dày những chú phốc sóc, nhưng gần như không mang lại giá trị dinh dưỡng gì.


Tuy nhiên, chất độn không phải hoàn toàn vô dụng, nó giúp những chú chó đi ngoài ra phân cứng, hoặc làm tăng độ xốp, giòn của thức ăn giúp dễ nhai hơn, nhưng cần phải có 1 tỉ lệ hợp lý, ít hơn 10% chất độn trong gói thức ăn là tỉ lệ hợp lý. Thành phần dinh dưỡng (ghi trên bao bì) là những chỉ số bạn phải đặc biệt quan tâm, một gói thức ăn tốt cho chó phốc sóc cần phải có từ 20 – 26% protein, và 10 – 14% chất béo, ít hơn 10% chất độn, còn lại là chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác.

cách nuôi chó phốc sóc. Chó phốc sóc ăn gì

Thức ăn tươi

Thức ăn sẵn chỉ nên được dùng trong trường hợp “chống cháy” vì chúng không đảm bảo dinh dưỡng cho phốc sóc. Thức ăn sẵn chỉ thích hợp với các giống chó phàm ăn như bulldog, pug hay pitbull, còn phốc sóc ăn khá ít nên thức ăn phải giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ chất. Những loại thức ăn tốt nhất cho chó phốc sóc bao gồm:

Thịt. Cung cấp protein và chất béo, chiếm phần lớn chế độ ăn hàng ngày của chó phốc sóc. Chó là loài động vật ăn thịt, cả chó nhà lẫn chó hoang, dạ dày của chúng thích nghi hoàn hảo với chế độ ăn giàu protein (từ thịt hoặc nội tạng). Loại thịt mà những em phốc sóc thích là thịt bò, hơi đắt nhưng chất, giàu đạm ít béo. Ngoài ra có thể dùng thịt gà, thịt lợn nạc, cá cũng rất tốt.
Trứng và nội tạng. Trứng cung cấp nhiều đạm và ít chất béo. Trứng vịt lộn là tốt nhất vì rất giàu đạm, trong khi chất béo rất ít do đã được chuyển hóa gần hết. Nếu cho ăn trứng gà hoặc vịt (không lộn), bạn nên luộc rồi dằm nhỏ ra cho ăn, tránh cho ăn cả quả to dễ bị nghẹn và hóc. Không nên cho ăn chứng chiên vì nhiều dầu mỡ, chó dễ bị đi ngoài. Nội tạng cũng rất tốt (tim, gan, bầu dục, phổi, lòng, óc,…), chứa rất nhiều đạm, lượng chất béo vừa phải, có thể dùng để thay thế thịt.
Cơm (cháo) và rau quả. Chúng không thích ăn các loại thức ăn này nhưng cần phải bắt chúng ăn để bổ dung chất xơ, tinh bột, khoáng và vitamin bằng cách thái nhỏ hoặc xay nhuyễn rau quả rồi trộn với thịt. Trong tự nhiên, khi thiếu vitamin và khoáng, chó hoang sẽ ăn cỏ hoặc phân của các động vật khác để bổ sung. Trong môi trường nuôi nhốt cũng vậy, bạn cho chúng ăn thiếu rau quả, chúng sẽ ăn phân của các động vật khác. Chắc chắn bạn sẽ thích ép chúng ăn rau hơn là để chúng ăn phân.
Phô mai. Một loại thức ăn sẵn giàu dinh dưỡng mà phốc sóc rất thích. 2 miếng phô mai cung cấp gần đủ chất dinh dưỡng cho em phốc sóc trong nửa ngày. Tuy nhiên phô mai chỉ nên dùng chống cháy thôi nhé, thức ăn tươi vẫn là cần thiết nhất.
Khối lượng thức ăn nên cho ăn trong ngày?

Một em phốc sóc mỗi ngày sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể chúng. Ví dụ 1 em phốc nặng 2kg, mỗi ngày sẽ cần 60 – 80g thức. Tùy vào độ tuổi và mức độ hoạt động mà mỗi em phốc sóc sẽ cần khối lượng chính xác khác nhau. Những em phốc sóc nhỏ, đáng trong tuổi phát triển mạnh (dưới 1 tuổi) sẽ cần lượng thức ăn nhiều hơn, khoảng 3,5%. Những em phốc lớn, chơi đùa hoặc tập luyện nhiều cũng sẽ cần khối lượng tương tự. Những em vừa nhỏ vừa tập luyện nhiều sẽ cần tới 4%. Còn những em phốc sóc đã trưởng thành, ít vận động chỉ cần 3% hoặc ít hơn.

cách nuôi chó phốc sóc. Chó phốc sóc ăn gì
Cũng cần phải cho em phốc sóc chơi đùa tập luyện để tránh béo phì
Dạy dỗ huấn luyện

Phốc sóc nổi tiếng chảnh, chúng là giống chó có nguy cơ cao mắc “hội chứng chó nhỏ” – hội chứng mà những chú chó nhỏ mắc phải do quá được chủ nuông chiều, cung phụng nên tin rằng mình mới thực sự là chủ. Những em phốc sóc này thực sự là thảm họa, chúng rất khó tính, hay sủa và sủa mãi không dứt nếu không được đáp ứng nhu cầu. Chúng có thể cắn xé, cào cấu, phá phách đồ đạc trong nhà. Để tránh em phốc của bạn cũng mắc hội chứng này, bạn cần nghiêm khắc với chúng từ nhỏ, phải huấn luyện và dạy dỗ chúng một cách cứng rắn.

Chó phốc sóc không cần ra ngoài đi dạo hay chơi đùa nhiều, do chúng nhỏ nên bạn có thể để chúng chơi đùa ở 1 góc trong nhà. Tuy nhiên, cứ cách ngày bạn nên cho chúng ra ngoài chạy nhảy 15 phút để giữ cho chúng nhanh nhẹn, hoạt bát. Nếu cho tập thể dục hoặc chơi đùa với những chú chó khác thì càng tốt.

Việc huấn luyện và dạy các giống chó về cơ bản khá giống nhau. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách huấn luyện và nuôi dạy chó pitbull.

Chăm sóc lông và sức khỏe

Hầu hết người nuôi chó yêu phốc sóc vì bộ lông. Bộ lông dài và dày tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, đáng yêu của chúng. Tuy nhiên, chăm sóc bộ lông dài và dày này cũng khá mất công, bạn phải chải lông và gỡ rối cho chúng hàng ngày, tắm rửa bằng dầu gội cho chó hàng tháng, và đi spa cắt tỉa tạo kiểu lông hàng quý.

cách nuôi chó phốc sóc. Chó phốc sóc ăn gì
Em đang tắm. Lika A Bosssss!
Một điều may mắn là phốc sóc có xu hướng tự giữ cho lông chúng sạch sẽ nên bạn chỉ cần tắm hàng tháng thôi, những em phốc sóc lông vừa dày, vừa dài lại vừa thích nghịch bẩn thì đúng là thảm họa. Sau khi tắm bạn cần sấy khô lông, lông phốc sóc dày nên lâu khô tự nhiên, để lông ẩm lâu có thể bị nấm và có mùi khó chịu.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Nguyên nhân gây rụng lông ở mèo

Rung lông là một biểu hiện thường gặp ở mèo. Tuy nhiên, nếu lông mới mọc ngày càng ít, hoặc trên cơ thể mèo cưng xuất hiện một vài mảng da rụng hết lông, thì rất có thể bé mèo đang bị rụng lông bệnh lý. Tham khảo danh sách Những bệnh khiến mèo bị rụng lông để có biện pháp phòng và điều trị phù hợp nhé.
- Lông mọc ít bẩm sinh: một hiện tượng di truyền khi lông mèo từ lúc sinh ra sẽ bị rụng gần hết trong vòng thời gian khoảng 4 tháng tuổi.
- Rụng lông do nội tiết: lông rụng và thưa một cách đối xứng với nhau ở khu vực bên trong chân sau, bụng dưới và vùng sinh dục của mèo. Tình trạng này thường xảy ra ở những con mèo đực bị thiến và mèo cái bị phun thuốc triệt sản.


- Cơ thể chứa quá nhiều hooc-môn Cortisone (hooc-môn chữa viêm và dị ứng): lông bị rụng đối xứng trên cơ thể mèo cùng với việc làm da cũng trở nên tối màu hơn. Mèo có thể gặp phải tình trạng này khi đang bị nhiễm bệnh Cushing (bệnh do tiếp xúc với liều cao hooc-môn Cortisone trong một thời gian dài). Tình trạng này cũng có thể dẫn đến những vấn đề về tuyến giáp và khiến da mỏng đi.
- U hạch bạch cầu ái toan: những mảng tròn màu đỏ lan rộng dần ra trên bụng hoặc phía bên trong đùi (mảng bám bạch cầu ái toan), hoặc những mảng bám có hình đường thẳng trên lưng và hai chân sau của mèo.
- Cường tuyến giáp (quá nhiều hooc-môn tuyến giáp): khoảng ⅓ trên tổng dân số loài mèo có vấn đề về tuyến giáp này sẽ có một bộ lông yếu và dễ bị rụng.
- Bệnh viêm da Demodectic: lông rụng ở khu vực xung quanh mắt và mí mắt khiến mèo có một bộ lông như bị sâu ăn. Đây không phải là căn bệnh phổ biến ở loài mèo.
- Rụng lông do tâm lý: lông rụng theo một dải xuống phía sau lưng hoặc trên bụng. Thường những con mèo hay bị cưỡng ép chải chuốt sẽ dễ bị mắc bệnh này.
- Lở loét không gây đau đớn (ở loài gặm nhấm): thường xuất hiện những mảng màu đỏ trên vùng da không có lông ở những khu vực giữa môi trên và thỉnh thoảng ở môi dưới. Tuy nhiên, những mảng loét này lại không hề gây ra cảm giác đau đớn.
- Nấm ngoài da: một loại nhiễm nấm có vảy, thô ráp, hay những mảng tròn đỏ dài khoảng 1,2 - 5cm. Các mảng tròn này thường có một vòng tròn đỏ ở ngoại vi và không có lông mọc ở trong. Thỉnh thoảng lông cũng rụng không đều ở một vài khu vực gần mắt và tai. Đây là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm cho những con mèo khác, và ngay cả con người.
- Suy tuyến giáp (thiếu hụt hooc-môn tuyến giáp): da khô, lông thưa và rất dễ gãy. Đây là căn bệnh hiếm gặp ở mèo.
- Đuôi ngựa: lông nhờn, có mùi và dính như sáp ở phần gần cuối đuôi của mèo. Ở những khu vực gần các tuyến thì không có lông mọc

Phòng khám thú y Animal Care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 

Tel: 04.2246.1946

Hotline: 0978.776.099


 Fanpage


Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Bệnh dịch hạch ở chó mèo

1. Khái niệm
Bệnh dịch hạch ở chó là 1 căn bệnh truyền nhiễm rất mãnh liệt, chủ yếu là ở chó non. Những con chó già tuổi cũng dễ bị mắc bệnh dịch hạnh. Ngoài ra bệnh dịch hạch còn lây truyền sang cả mèo và sang cả các động vật ăn thịt (chồn hôi, thuỷ thắt (con rái cá nâu – ND), chó núi, linh cẩu vằn, chó sói, cáo v.v…).


2. Nguyên nhân
Tác nhân gây ra bệnh dịch hạch là virus. Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường hít thở (hô hấp – ND) và đường tiêu hoá. Sau khi lọt vào cơ thể virus cụ chăm sóc, thức ăn, ôi thiu Là nơi ở và đệm đã có chó ốm ở và nằm hoặc có thể do người, do các phương tiện giao thông.
3. Sinh bệnh học

Tùy thuộc vào con đường xâm nhập của vi khuẩn, thông qua vết cắn của bọ chét hoặc do tiếp xúc qua vết thương hở, có thể có hai phương thức sinh bệnh khác nhau.

Khi bị cắn bởi bọ chét, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Khi gặp các bạch cầu đơn nhân, Y. pestis sẽ nhân lên bên trong bạch cầu đó. Khi các bạch cầu đơn nhân bị nhiễm vi khuẩn trở về các hạch bạch huyết, tại đây vi khuẩn vẫn tiếp tục phát triển và làm cho các hạch này viêm và sưng lên. Sau 2-6 ngày, thông qua hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết, vi khuẩn lan ra khắp cơ thể, các hệ cơ quan. Việc nhân lên trong các bạch cầu đơn nhân, giúp vi khuẩn hình thành nên lớp vỏ giúp đề kháng lại sự thực bào của cơ thể.
Khi ăn phải hoặc hít phải mầm bệnh (không do vết cắn của bọ chét), các vi khuẩn đã có sẵng lớp vỏ bảo vệ từ vật chủ trước mà không cần thông qua quá trình nhân lên trong tê bào bạch cầu đơn nhân, điều này làm cho việc nhiễm trùng diễn ra nhanh hơn, thời gian ủ bệnh chỉ còn từ 1-3 ngày.
Tổn thương tại vị trí nhiễm thường rất ít xảy ra. Các tổn thương có thể được nhận rõ tại các hạch bạch huyết mà hệ thống bạch huyết chảy qua vị trí nhiễm. Nhận biết các hạch có biểu hiện bệnh thông qua sự to lên, dày, tạo thành các ổ abscess, có thể có mủ rò ra bên ngoài. Các hạch bạch huyết ở sâu hoặc các bộ phận khác của cơ thể có thể bị nhiễm tương tự thông qua hệ tuần hoàn hay hệ bạch huyết. Ở trạng thái nhiễm trùng huyết, các mô khác như gan, mắt, thận, tim, lách, não, phổi đều bị nhiễm trùng. Y. pestis có chứa độc tố có thể gây phù, sốc nhiễm trùng, gây đông máu nội mạch. Diễn biến lâm sàng của bệnh có thể kéo dài từ 48 giờ đến 2 hoặc 3 tuần.
Ở chó chỉ phát triển các biểu hiện lâm sàng nhẹ như sốt, sự gia tăng của các bạch cầu. Tiếp xúc với các vật nuôi hoặc động vật hoang dã được xem như là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến lây nhiễm bệnh dịch hạch trên người.

4. Biểu hiện lâm sàng

Mèo
Ở mèo, ba biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được công nhận gồm: bệnh thể hạch, thể phổi và nhiễm trùng huyết, phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất là bệnh thể hạch. Dịch hạch ở mèo có thể có các triệu chứng như sốt cao liên tục (40,7 độ C – 41,2 độ C), mất nước, tăng nhạy cảm và các hạch to lên.

Bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết có thể phát triển có hoặc không có biểu hiện sung to của các hạch. Chúng lây lan qua đường máu và gây nhiễm cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, mặc dù cơ quan thường cảm nhiễm nhất là phổi. Bệnh có thể có các biểu hiện của sốc nhiễm trùng như sốt, chán ăn, nôn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, mạch yếu, hạ huyết áp, lạnh chi, đông máu nội mạch, tăng bạch cầu, trong đó tăng bạch cầu là đặc trưng của thể bệnh này ở mèo. Hình thức nhiễm trùng có thể gây tử vong trong 1 – 2 ngày sau khi có sự hiện diện của vi khuẩn.

Dịch hạch thể phổi ở mèo có thể là sự phát triển của bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết hay thể hạch. Nguyên nhân chính gây dịch hạch thể phổi thường do hít phải dịch bài thải của động vật nhiễm bệnh. Bệnh dịch hạch thể phổi do hít phải hay do phát triển từ các thể bệnh khác thường có tiên lượng xấu.

Chó
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở chó như sốt, chán ăn, sưng to hạch tử cung, hạch dưới hàm, các ổ abscess, ho. Trong một báo cáo về bệnh dịch hạch ở 3 con chó, dáu hiệu lâm sàng bao gồm hôn mê (3/3), sốt (2/3), tổn thương da có mủ ở vùng cổ tử cung (2/3).

5. Chẩn đoán

Có thể chẩn đoán khá chính xác bệnh dịch hạch thông qua các thông tin lâm sàng và dịch tể học nhưng cũng cần phải có các xét nghiệm cận lâm sàng để xác nhận lại. Dịch hút từ các hạch bạch huyết, máu, mô bị nhiễm bệnh có thể được lựa chọn để xét nghiệm tùy theo biêu hiện lâm sàng của bệnh. Dịch hạch thể phổi có thể được chẩn đoán thông qua các tổn thương ở phổi khi X quang lồng ngực.



X-Ray xác định dịch hạch thể phổi

Thực hiện xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với mẫu dung dịch hoặc thực hiện phết tế bào nếu mẫu là các mẫu mô. Cả hai phương pháp trên đều cho kết quả nhanh, chẩn đoán khá chính xác với độ tin cậy cao.

Để thực hiện chẩn đoán huyết thanh, cần thực hiện lần và hai lần cần được thu thập mẫu cách nhau từ 10 tới 14 ngày để cơ thể có tạo kháng thể chống lại Y. pestis. Các phương pháp có thể sử dụng như phương pháp ngưng kết hồng cầu, ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Hiệu giá kháng thể ở lần 2 tăng gấp 4 lần lần 1 được xem là dương tính.

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn, các mẫu bệnh phẩm có thể được thu thập từ các nguồn như mụn ở da, hạch, máu, đờm, dịch não tủy… (trước khi điều trị kháng sinh)..



6. Bệnh tích

Ở mèo khi mắc bệnh có thể gây tử vong ở mức 50%, và xuất hiện hoại tử ở tuyến thượng thận, lá lách, gan, có thể gây nên viêm phổi thứ phát. Các ổ viêm, abscess tồn tại tại các hạch. Trong 40 trường hợp tử vong, amidan, hạch dưới hạm, hạch màng treo ruột… đều bị ảnh hưởng. Các hạch có thể bị xuất huyết, tạo abscess, hoại tử. Các hạch bạch huyết sau khi được điều trị khỏi ở khía cạnh lâm sàng chỉ có thể tăng sinh các mô lympho. Vi khuẩn xâm nhập vào mô phổi, gây bệnh viêm phổi kẻ và đặc trưng bởi sự xuất hiện tập trung cao vi khuẩn ở nơi xuất huyết. Có thể vừa xảy ra abscess và hoại tử.


7. Điều trị

Các bác sĩ nên bắt đầu các phương pháp điều trị bằng kháng sinh trước khi có kết quả xác định bệnh từ phòng thí nghiệm. Các con vật có dấu hiệu về hô hấp nên thực hiện X quang lồng ngực để xác định chúng có mắc phải dịch hạch thể phổi hay không. Các con vật đều phải được kiểm tra bọ chét, nếu có sự hiện diện của bọ chét ở trong lồng hay xung quanh phòng khám nên tiến hành điều trị bằng carbamate hoặc pyrethrins. Các mụn mủ nên được chọc để loại dịch và xử lý bằng chlorhexidien diacetate.

Y. pestis là một vi khuẩn tương đối nhạy cảm với các loại kháng sinh. Lựa chọn để điều trị cho người mắc bệnh thường là streptomycin, ngoài ra có thể sử dụng đơn gentamicin hay kết hợp doxyciline cho kết quả điều trị tương đương với streptomycin và tetracycline


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Mèo bị ngộ độc thuốc chuột

Mèo thường ngộ độc các loại thuốc diệt chuột vì mèo bắt phải chuột và ăn thịt chuột đã bị ngộ độc thuốc chuột hoặc mèo ăn phải thức ăn đã trộn thuốc chuột còn lại sau khi đánh bả chuột. Mèo ngộ độc thuốc chuột chết rất nhanh nếu không được cứu chữa kịp thời.

Các loại thuốc diệt chuột

Có nhiều loại thuốc diệt chuột, nhưng thường gặp mèo ngộ độc do 2 loại thuốc chuột phosphua kẽm, thuốc diệt chuột Trung Quốc.

Triệu chứng của mèo ngộ độc

Thời gian từ khi ăn phải thuốc chuột cho đến khi mèo có dấu hiệu ngộ độc tuỳ thuộc vào loại thuốc độc và lượng thuốc mà mèo ăn phải, thường từ 1-2 giờ sau.
Mèo ngộ độc thể hiện: đầu tiên đi lại bồn chồn, chảy dãi dớt, ngơ ngác, kêu nhiều một cách bất thường. Sau đó mèo nôn mửa liên tục, chảy nhiều dãi dớt trắng như bọt xà phòng hai bên mép, đôi khi mèo nôn ra dịch vàng (lẫn nước mật) và dịch màu hồng (chảy máu dạ dày), thở khó tăng dần, tim đạp rất nhanh (trên 100 nhịp/phút), nằm lăn lộn, giãy giụa và kêu gào thảm thiết. Một số mèo ỉa lỏng và phân có máu do chảy máu ruột, chân co giật... Mèo yếu dần, chân co cứng và chết trong tình trạng truỵ tim mạch sau thời gian 1-3 giờ.

Bệnh tích

Mổ khám mèo bệnh thấy niêm mạc dạ dày có tụ huyết và xuất huyết do tác động của thuốc chuột.
Phát hiện bệnh
Căn cứ theo dấu hiệu ngộ độc cảu mèo như mô tả trên.
Có đợt đánh bả chuột ở làng xóm hoặc ở khu phố cùng thời gian mèo có biểu hiện ngộ độc.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc chuột
Khi đánh thuốc chuột ở làng xóm hoặc khu phố thì phải thông báo để các hộ gia đình nhốt mèo lại, phải nhốt mèo sau 2-3 hôm đánh thuốc chuột.
Thức ăn có trộn thuốc chuột còn thừa phải được dọn sạch và tiêu huỷ, chôn sâu hoặc cho vào hệ thống cống ngầm

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Vì sao mèo ăn cỏ

Nếu bạn để ý lũ mèo dù là mèo hoang hay mèo nuôi, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi chúng rất thường ăn cỏ. Mặc dù điều này trông có vẻ lạ, nhưng thực chất đó chỉ là một hoạt động bình thường ở mèo. Không chỉ thế, việc nhai cỏ còn đem lại nhiều lợi ích cho mèo.

Mèo ăn con mồi của mình cả phần ăn được và phần không ăn được (xương, lông,...) nên mèo thường dễ bị ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hoá. Việc nhai cỏ sẽ khiến mèo nôn, nhưng sẽ giúp mèo loại bỏ những vấn đề tiêu hoá của mình. Do đó, điều này thật tốt cho mèo chúng ta đúng không nào?


Mèo ăn cỏ được không?

Bổ sung Axit folic

Giống như sữa mẹ, nước cỏ chứa nhiều axit folic. Đây là loại vitamin cần thiết cho các chức năng và hỗ trợ cơ thể mèo sản xuất hemoglobi, một loại protein giúp đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu. Thực ra, với mèo, nước cỏ giống như nước trái cây đối với chúng ta vậy.

Cỏ là thuốc nhuận tràng tự nhiên

Đối với mèo, cỏ đóng vai trò như thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp chống lại bệnh khó tiêu. Nếu bạn nuôi mèo, bạn sẽ thường thấy chúng nôn ra những búi lông nhỏ ẩm ướt ở quanh nhà. Thế nhưng, nếu những búi lông đã đi đến tận sâu trong đường tiêu hoá, mèo cần cỏ như một chất xúc tác giúp nó có thể nôn những búi lông ấy ra. Và thực ra, việc tìm cỏ để giải quyết vấn đề của mình cũng là cách để chú mèo nhà ta tiết kiệm tiền khám bệnh cho chủ đấy chứ!

Vì vậy, việc nhai cỏ cũng không phải là một điều gì xấu, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mèo cưng, mà thậm chí, ngược lại, cỏ còn đem đến cho mèo nhiều lợi ích. Nếu nhà bạn nuôi mèo, hãy chắc chắn rằng cỏ xung quanh nhà không phải là loại cỏ độc hại, vì đôi khi hàm lượng thuốc diệt cỏ, hoá chất có trong cỏ mà mèo nhà bạn ăn phải sẽ khiến mèo bị ngộ độc. Để chắc chắn hơn, bạn có thể mua cỏ cho mèo một khay cỏ nhỏ, vừa để hỗ trợ sức khoẻ cho mèo, vừa để có khu vực cho mèo vui chơi. Nếu bạn có ý định trồng một khay cỏ nhỏ cho mèo cưng, bạn có thể cân nhắc đến cỏ lúa mì, lúa mạch, cỏ Orchard Grass, yến mạch nhé!


Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Viêm phổi ở mèo

Viêm phổi ở mèo là bệnh nhiễm trùng phổi do vi rút, nấm... hoặc hít phải chất gây nguy hiểm cho phổi. Căn bệnh ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ phổi chú mèo.

Sinh vật hoặc các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường hô hấp sẽ làm cho phổi mèo hoạt động yếu đi, quá trình trao đổi khí cũng hạn chế hơn. Cuối cùng, có thể mèo sẽ phải chịu các phản ứng miễn dịch, viêm nhiều biến đổi trong phổi.


Bệnh viêm phổi ở mèo sẽ ảnh hưởng đến một phần hay toàn bộ phổi của chúng.

Bệnh viêm phổi do các loại chất lỏng mà chú mèo hít phải là một trong những căn bệnh cấp tính, nếu không được điều trị sớm sẽ gây đe dọa cho tính mạng chú mèo cưng. Tuy nhiên, may mắn rằng loại bệnh viêm phổi này lại không phổ biến ở mèo.

1. Nguyên nhân:

Hai chức năng quan trọng của phổi là trao đổi khí và truyền dịch. Phổi có chức năng hấp thụ oxy và thải ra cacbonic., quá trình trao đổi phụ thuộc vào khả năng hít oxy của chú mèo và tình trạng trao đổi khí ở các huyết quản phổi. Khi ấy, giữa phổi và tim sẽ có mối liên hệ mật thiết để phân phối oxy cho cơ thể. Lúc này, khí cacbonic. được sản xuất trong các tế bào của chú mèo sẽ trao đổi với lượng oxy vừa hít vào. Cuối cùng, chú mèo kết thúc quá trình trao đổi khí bằng cách đẩy lượng cacbonic ra ngoài qua đường hô hấp. Bệnh viêm phổi sẽ xảy ra khi quá trình quan trọng này bị phá vỡ.

Có hai loại viêm phổi với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

- Viêm phổi truyền nhiễm:

Bệnh viêm phổi truyền nhiễm là căn bệnh do các loại virus, vi khuẩn, nấm hay các loại động vật được hít vào phổi mèo qua đường hô hấp. Hiện tượng nhiễm trùng sẽ xâm nhập vào các mô phổi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây nên thường sẽ được chữa khỏi nhanh chóng nếu được xử lý đúng và kịp thời.

- Bệnh viêm phổi do hít phải các chất gây kích ứng:

Loại viêm phổi này xảy ra khi chú mèo hít phải các dung dịch lỏng hoặc các loại hạt gây nên hiện tượng kích ứng và phản ứng miễn dịch. Lúc này, chú mèo sẽ gặp tình trạng khó thở, gần như chết đuối hoặc nôn mửa. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể xảy ra do mèo sử dụng các loại thuốc ở dạng lỏng không thích hợp với cơ thể. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc ở dạng lỏng cho những chú mèo là phải được dùng dưới dạng một ống tiêm và nhỏ vào miệng mèo một cách từ từ. Không nên cho các chú mèo cưng uống một lượng nước hoặc dung dịch thuốc nhiều và nhanh hơn so với khả năng nuốt của chúng.

2. Triệu chứng:

Triệu chứng lâm sàng của cả hai loại viêm phổi ở mèo đều giống nhau. Các triệu chứng sẽ là:

- Sốt: Chú mèo sẽ sốt do tình trạng viêm ở phổi, điều này cho thấy cơ thể mèo cưng phản xạ lại sự viêm nhiễm trong cơ thể.

- Khó thở

- Ho

- Mạch nhanh

- Chảy nước mũi màu vàng hoặc màu xanh lá cây

Một số trường hợp khi đặt ống nghe vào lồng ngực, ta sẽ nghe được âm thanh khò khè khi chú mèo thở. Nếu tình trạng rối loạn ở nhịp thở đã nặng sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy, nướu và màng nhầy trong miệng sẽ có màu xám hoặc hơi xanh. Nếu thấy mèo cưng của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vấn đề hô hấp thì nhanh chóng đưa chú mèo đến gặp bác sĩ thú ý để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu bệnh viêm phổi trợ nặng, chú mèo sẽ có nguy cơ mắc hội chứng viêm toàn cơ thể. Nghĩa là, các chứng viêm trong phổi lây lan đến các phần còn lại của cơ thể. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan trong cơ thể chú mèo.

3. Chẩn đoán:

Bước đầu tiên giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác là cần xem xét bệnh sử đầy đủ của chú mèo và thực hiện kiểm tra tổng quát. Sau khi nghe phổi mèo bằng ống nghe, có thể bác sĩ thú y sẽ phát hiện những tiếng hít nặng và khò khè. Nếu có hiện tượng này, gần như chú mèo của bạn đã mắc bệnh viêm phổi.



Việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi thường được bác sĩ cho biết sau khi thực hiện chụp X-quang lồng ngực chú mèo. Sau đó, có thể bác sĩ thú y sẽ cho thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để có được phương pháp điều trị thích hợp và tốt nhất cho bé mèo cưng.

4. Điều trị:

Một điều may mắn là hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm phổi đều có khả năng chữa khỏi. Việc chuẩn đoán và điều trị sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố đi kèm kết quả chụp X-quang và xét nghiệm như:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và việc điều trị viêm phổi ở mèo:

- Tuổi của con mèo

- Sức khỏe tổng thể của con mèo

- Điều kiện y tế hiện có

+ Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh là yếu tố bắt buộc phải dùng để thực hiện việc điều trị bất cứ căn bệnh nhiễm trùng nào do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, nhất thiết cần có lượng kháng sinh đủ cho việc bắt đầu quá trình điều trị. Nếu trường hợp chú mèo đã bước vào giai đoạn nặng, các bác sĩ thú y có thể sẽ yêu cầu chúng ta cho chú mèo nhập viện. Như vậy, chú mèo sẽ được theo dõi đúng cách, kịp thời và được hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị. Khi điều trị, nếu chú mèo có biểu hiện của việc mất nước hoặc điện giải sẽ có các bác sĩ thực hiện tiêm vào tĩnh mạch kịp thời.

+ Xác định và điều trị:

Cuối cùng, khi đã chẩn đoán được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm phổi, các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị chính xác đối với các loại virus, nấm, hoặc vi khuẩn. Và có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đưa chú mèo cưng đến bệnh viện để được thực hiện chụp X-quang nhiều lần nhằm theo dõi quá trình điều trị.

+ Hạn chế hoạt động:

Khi chú mèo trong quá trình điều trị, bạn nên hạn chế các hoạt động vận động mạnh của chú mèo cưng để góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích việc đặt các bé mèo nằm một chỗ hơn 2 giờ, bởi như vậy có thể làm cho các chất dịch tích lũy lại một chỗ trong phổi mèo cưng.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở mèo

Nếu chú mèo của bạn được tiêm chủng và được thăm khám sức khỏe định kỳ, chắc chắn bé mèo sẽ tránh được phần nào nguy cơ của bệnh truyền nhiễm và bệnh viêm phổi.

Không nên để chú mèo cưng của bạn chịu lạnh nếu thời tiết chuyển sang mùa Đông, nhất là ở miền Bắc nước ta. Nếu được, nên ủ ấm cho mèo cưng thường xuyên, tránh tình trạng cơ thể chúng yếu sức đề kháng.
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Món ăn cuả người mèo có thể ăn

Một số món của người meò có thể ăn
1.Thịt:

Mèo là động vật ăn thịt. Chúng cần nhiều protein trong thịt để có một trái tim dẻo dai, tinh mắt, và một hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Thịt bò, gà nấu chín là một cách tuyệt vời để mang lại điều đó cho bé. Đừng cho bé mèo của bạn ăn thịt sống. Nếu bạn không ăn thịt, cũng không cần phải cho bé ăn thịt.
2.Ngũ cốc nguyên hạt:
Yến mạch chứa rất nhiều protein, và cũng dễ chế biến. Nhiều bé mèo thích ăn ngô, hoặc cháo ngô. Bạn cũng có thể thử gạo lức, lúa mạch, lúa mì… nhưng cần phải trộn chúng lên. Các bé mèo còn thích ăn những hạt nhỏ như kiểu hạt kê. Bạn nhớ phải nấu chín ngũ cốc để các bé mèo có thể tiêu hóa tốt nhất. Một số bé mèo còn ăn được cả bánh mỳ nữa.
3. Cá:
Trong cá có rất nhiều acid béo omega-3, chất này giúp cho mắt mèo luôn tinh tường. Cá hộp hay nấu đều có thể cho mèo ăn được cả, nhưng đừng chia sẻ món sushi nhé.
4.Trứng:
Trứng cũng là một nguồn protein đáng kể cho bé mèo của bạn đấy nhé. Nhưng nhớ là phải nấu chín, trứng sống cũng gây hại cho bé mèo như thịt và cá sống vậy.

5.Rau quả:
Không có nhiều chú mèo thích ăn rau, và trái cây thì còn ít hơn nữa(vì chúng không cảm nhận được vị ngọt). Nhưng đây là một nguồn vitamin dồi dào, và các bé mèo cần bổ sung nước và chất xơ từ rau củ để hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể cho bé ăn dưa chuột hoặc dưa vàng tươi, hoặc bông cải, măng tây hấp, hoặc khoai tây nghiền…
6. Phô mai:
Phô mai chứa rất nhiều protein trong một khối lượng nhỏ. Nhưng protein trong phô mai không “hoàn hảo” như trong thịt, cá, trứng. Bù lại, phô mai chứa rất nhiều canxi tốt cho sự phát triển của xương và lông mèo.
 Một số món không nên cho mèo ăn:
Hãy thận trọng khi dùng những món sau đây, chúng có hại đối với các bé mèo:

Chocolate
Nho và nho khô
Hành và tỏi
Các loại hạt cứng
Men sống
Thức uống có cồn
Xylitol hay các món bánh kẹo có chất tạo ngọt nhân tạo
Khi bạn ăn những thứ trên đây, hãy đảm bảo không gây tò mò cho bé mèo của bạn khiến bé tìm cách nếm thử.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm sóc chó già

Mỗi một con chó đều trải qua quá trình  lão hóa, và có nhiều biểu hiện khác thường..


Khi nào thì chó được coi là “về già”?

Thật sự không có một độ tuổi chính xác để xác định chó của bạn đã “về già” hay chưa. Tuy nhiên, theo ý kiến của các Bác Sỹ Thú Y thì chó già là những con chó đang sống trong 1/3 những năm cuối của đời sống chó.

Ví dụ: vòng đời trung bình của giống chó cỡ lớn Great Dane là 9 năm, thì chó từ 6 – 9 tuổi được xem là chó già; hay giống chó cỡ nhỏ Poodle sẽ là năm 10 – 15 tuổi vì vòng đời trung bình của Poodle là 15 năm.

Đây không phải là những con số ước lượng chính xác mà chúng chỉ mang tính chất tham khảo và đối chiếu thêm. Vì thế, đừng quá phục thuộc vào những số liệu này bởi lẽ, lão hóa là một quá trình diễn tiến từ từ và kéo dài trong suốt cuộc đời.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà ta xác định “tuổi già” cho một con chó. Có những trường hợp, mặc dù chó đã được xác nhận là đã già vào độ tuổi nhất định, tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động mạnh mẽ và năng động như lúc còn trẻ. Lại có một số trường hợp khác, chó chưa đến độ tuổi về già thì đã già do yếu tố thể chất hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như chấn thương, gen xấu, môi trường bên ngoài, dinh dưỡng…

Thay đổi thường thấy nhất ở chó già là gì?

Bệnh răng miệng. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 80% chó bị bệnh về lợi, khi mới được 3 tuổi. Chế độ chăm sóc răng miệng bao gồm đánh răng, kiểm tra răng miệng, và cạo vôi răng nên được duy trì thường xuyên.

Chó già thường có xu hướng thay đổi màu lông => đen thành trắng, giống như người gọi là tóc bạc.

Vận động có quan trọng đối với chó già?

Rất quan trọng. Các bài tập luyện và sự giám sát của chủ nuôi rất quan trọng đối với bất kì giai đoạn nào trong đời sống của chó. Tuy nhiên, với chó già, bạn cần điều chỉnh mức độ và cường độ luyện tập phù hợp với thể chất của chó. Nếu chó già không sử dụng cơ bắp, chúng sẽ mất khối lượng cơ, và dần dần gặp khó khăn trong việc di chuyển. Những bước đi ngắn thường xuyên hay bơi lội sẽ giúp chó giữ dáng và kiểm soát cân nặng. Nếu chó nhà bạn đang bị viêm khớp, các khớp cứng và sưng đỏ, hãy thêm một đoạn đường ray để giúp chó lên xuống cầu thang dễ dàng. Việc này không những giúp chó già vận động, mà còn làm giảm áp lực cơ thể lên các khớp gối, giúp chó già mạnh khỏe hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt cho chó già thay đổi như thế nào?

Một trong những căn bệnh nghiêm trọng mà chó già thường gặp nhất là béo phì. Tuy nhiên, căn bệnh này lại rất dễ phòng tránh và ngăn ngừa. Khi già đi, tốc độ chuyển hóa trong cơ thể chó suy giảm, nên lượng năng lượng cần thiết sẽ giảm xuống. Nếu bạn tiếp tục cho chó già ăn lượng thức ăn như khi còn trẻ, thì cơ thể chúng sẽ dễ tích tụ mỡ, dẫn đến khả năng mắc các bệnh khác như cao huyết áp, viêm khớp…

Ngoài ra, nếu chó già sống trong miền khí hậu lạnh, bạn hãy đặt giường của chó ở một nơi ấm áp trong căn nhà. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích nếu chó già bị bệnh viêm khớp. Bạn cũng nhớ chích ngừa đầy đủ cho chó già, vì khi già đi, cơ thể chúng không còn đề kháng tốt như khi còn trẻ, dễ mắc phải những bệnh nhiễm trùng.

Da lông của chó già sẽ thay đổi như thế nào?

Da và lông sẽ thay đổi khi chó già đi như vùng lông quanh méo sẽ có màu xám, bộ lông mỏng đi và nhạt màu. Ngoài ra, khi lông chó già mỏng và nhạt màu còn là báo hiệu của chứng suy dinh dưỡng hay một loại bệnh khác. Bạn nên đưa chó đi BSTY để kiểm tra. Nếu chó già được chuẩn đoán là bình thường, bạn nên bổ sung axít béo như omega 3 và omega 6 để da lông chó già khỏe hơn. Nhưng nếu da của chó già cũng mỏng đi, kém đàn hồi, dễ rách và bị tổn thương, bạn nên kiểm tra thêm xem, trên người chó già có xuất hiện các vết bầm, cục u, hay những vết thương không lành nào không. Sau đó, đưa chó già và những đồ vật có thể gây ra các vết thương trên đến BSTY để chẩn bệnh.

Tại sao chó già không nhận ra chủ và từ chối các câu mệnh lệnh?

Hầu hết chủ nuôi và BSTY nghĩ rằng đây chỉ là dấu hiện của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, những dấu hiệu này (và dấu hiệu khác – như lạc trong nhà, thay đổi giờ giấc ngủ, nhầm lẫn, và giảm sự chú ý) có thể là triệu chứng của bệnh Rối Loạn Nhận Thức (RLNT). Nếu bạn nghĩ rằng chó già có những dấu hiệu của bệnh RLNT, hãy mang chó đi khám ngay. Hiện tại, bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn có thể dùng Anipryl để điều trị triệu chứng trên. Nếu loại thuốc này có tác dụng tốt ở chó già nhà bạn, chó già sẽ phải uống thuốc trong suốt quãng đời còn lại.

Viêm khớp là gì và tại sao chó già lại bị viêm khớp?

Viêm khớp là một tình trạng diễn tiến bao gồm việc hư sụn, và viêm một mối khớp dẫn đến việc đau và sưng khớp. Rất nhiều thú cưng có vấn đề về khớp bẩm sinh hay bị tổn thương một mối khớp sẽ dẫn đến viêm khớp ở mối khớp đó. Chó béo phì mà không được tập thể dục thường xuyên dễ mắc bệnh viêm khớp. Chó già cũng thường mắc bệnh viêm khớp do béo phì, và các yếu tố khác như dinh dưỡng và vận động.


Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Bênhj toxoplasma ở mèo

1. Triệu chứng mèo bị toxoplasma
Phần lớn mèo không biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, một số mèo cũng biểu hiện thành triệu chứng như: mệt mỏi, lờ đờ, mất tính thèm ăn, sốt. Những triệu chứng trên phần lớn thấy ở mèo con và mèo non.
Một vài triệu chứng khác bao gồm: viêm mắt, viêm phổi, viêm gan, nôn mửa và ỉa chảy, tăng số lượng bạch cầu.

2. Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu. Cũng có thể kiểm tra phân, tuy nhiên cách này chỉ thực hiện được khi Toxoplasma gondii thải noãn nang (oocysts) ra ngoài qua phân vào cùng thời điểm đó. Tuy nhiên noãn nang cũng rất dễ nhầm với noãn nang của các kí sinh trùng khác. Vì vậy mẫu máu là tốt nhất và chính xác nhất cho việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma.
Vòng truyền lây của bệnh:
[​IMG]

3. Điều trị
Thuốc thường được dùng là kháng sinh clindamycin có tác dụng tốt với bệnh Toxoplasma ở mèo. Một số thuốc khác cũng thường được sử dụng là pyrimethamine và sulfadiazine. Hai thuốc này phối hợp với nhau để ngăn chặn sự phát triển của Toxoplasma.
Pyrimethamine có thể không tốt với một số mèo, tuy nhiên nếu dùng với một lượng nhỏ thì cũng không ảnh hưởng gì.
Việc điều trị càng được thực hiện sớm càng tốt. Trong trường hợp bệnh cấp tính đôi khi phải dùng kháng sinh liều cao ngày từ lần điều trị đầu tiên. Nếu việc điều trị không có tiến triển trong vòng 2 đến 3 ngày thì việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma cần phải xem xét lại.

4. Phòng bệnh
Không có vaccine phòng bệnh Toxoplasma cho mèo và các động vật khác, kể cả người.
Cách phòng bệnh tốt nhất là:
+ tẩy giun sán đinh kỳ
+ Giữ mèo ở những nơi sạch sẽ.
+ Chỉ cho mèo ăn thịt đã nấu chín hoặc các thức ăn chế biến sẵn đảm bảo vệ sinh.
.......................
Vì bệnh Toxoplasma là một bệnh truyền nhiễm giữa mèo, động vật khác và người. Vì vậy chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với mèo, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Chú ý khi huấn luyện chó mới mua

Khi bạn mới đem cho becgie con về nhà hãy cho người bản nhỏ được nằm ấm áp và được ăn uống đồ nóng. Điều đó sẽ giúp chu ta cảm thấy thoải mái với môi trường mới.
c
- Khi đem chó con đến khám nơi bac sỹ thú y, bạn nên cố gằng đừng để chó con tiếp xúc với môi trườn chung quanh đầy dãy những ốm đau. Cố gắng ôm chó con trong lòng va tốt nhất đừng để chó con cảm thấy bạn đang lo lắng. Hãy giúp chó con đỡ sọ và chơi đùa cùng chú.

- Hãy cho chú chó con một góc ngủ riêng, nơi mà không có một ai quấy rầy kể cả nhưng con vật khác của bạn. Chó con đôi khi cần những phút giây yên tĩnh thoải mái.

- Cố gắng hàng ngày bỏ chút thời gian chơi với chó con, đừng để chó con một mình quá lâu sẽ làm chó con trở nên hư hỏng, khó dạy dỗ. Những trò chơi vui vẻ sẽ khuyến khích cho con vận động tăng thể lực và độ cứng cho xương.

- Đừng bắt chó con tập luyện quá sức. Bạn nên nhớ chó 1 tuổi chỉ tương đương với một cậu bế 7 tuổi. Bởi vậy không thể vận động va tập luyện quá khả năng chịu đựng. Bạn phải cố gắng giúp chó con hiểu được tên của chú. Đôi khi chó con cũng sẻ trở nên bướng bỉnh với những bài tập, tuy nhiên phải tỏ rõ thái độ với nhưng cái gì đúng, cái gì sai. Điều quan trong nhất là đưng bao giờ giữ khoảng cách chủ tớ với chó con. Hãy để khoẳng cách đó là tình bạn.

- Hãy la lên và cố tỏ vẻ rất đau mỗi khi chó con cắn đùa vào tay bạn điều đó se giúp chó con hiểu rằng đó không phải là trò chơi mà bạn muốn và dừng lại thay vì bạn quay ra quát mắng người bạn nhỏ của mình.

- Phải quyết khẳng định cho chó con điều gì là không thể được chấp nhận trong nhà nếu như ban không muốn chó con biến sofa trong phòng khách thành cái giường ngủ của riêng chúng sau này.

- Đừng ủng hộ nhưng pha nhảy phắp lên người chỉ bởi vì chó con nhin đáng yêu. Lơn lên điều đó sẽ làm phiền bạn rất nhiều.

- Hãy luôn nhớ rằng dạy chó con hiểu được tên chúng. Cố gắng hoà đồng chúng với những trò chơi vui vẻ. Nhưng khi bạn quat mắng chúng thì cố gắng đừng nhắc đến tên chúng. Cái tên chỉ nên nhắc đến lúc nào được thưởng, hoặc được ăn. Tránh không để chó con hiểu lầm mỗi lần bạn gọi tên.

-Ngay từ khi bạn mơi có chó con, hãy cho chú thấy đến với bạn là điều tuyện với nhất. Hãy luôn luôn tạo cho chó con cảm thấy hạnh phúc mỗi lần bạn gọi tên chú. Như vậy chìa khoá để bién chú chó con tinh nghịch thành một người bạn chung thành, thông minh là ở nơi bạn.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Cách chăm sóc chó pug

Chó pug hiện đang được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới bởi thân hình mũm mĩm, đáng yêu, khuôn mặt xệ với nhiều lớp rất ngộ nghĩnh. Đặc biệt là giá chó pug ở Việt Nam đang khá thấp và chúng cũng rất dễ nuôi, không kén ăn, không tốn nhiều công chăm sóc như các giống chó cảnh khác. Tuy nhiên, do tính cách lười biếng lại tham ăn, chó pug dễ mắc bệnh béo phì dẫn đến giảm đáng kể tuổi thọ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó pug con và trưởng thành khoa học, đúng cách.

Như đã nói trên, chó Pug không kén ăn, có thể ăn ngon lành bất cứ thứ gì bạn cho. Tuy nhiên bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn của pug, vì chúng rất phàm ăn nên bạn cho bao nhiêu sẽ hết bấy nhiêu. Nhất là chế độ ăn tại VN rất giàu tinh bột (từ cơm, cháo, bánh mì, bún,…) khiến những em pug rất dễ mắc bệnh béo phì.

Khối lượng như thế nào là hợp lý? Thông thường 1 em pug sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% khối lượng cơ thể, tùy theo mức độ hoạt động và độ tuổi của pug. Những em hoạt động nhiều hoặc còn nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, sẽ cần nhiều hơn mức 3% (khoảng 3%). Vừa nhỏ vừa hoạt động nhiều có thể sẽ cần tới 4%. Ngược lại, những chú chó pug ở tuổi đã “xế chiều” sẽ cần khối lượng thức ăn ít hơn, chỉ khoảng 2.8%, nếu hoạt động nhiều thì 3% là đủ.

Chế độ dinh dưỡng cần giàu protein (từ thịt, cá, nội tạng), chiếm từ 20 – 25% khối lượng thức ăn, chất béo chiến từ 10 – 15%. Ngoài ra cần bổ sung chất xơ, tinh bột và vitamin.
Chó pug không cần tập thể dục nhiều. Không giống nhiều giống chó cảnh khác (có thể phá phách, cắn xé, cào, tha lôi đồ đạc nếu bạn nhốt trong nhà quá lâu), chó pug khá ngoan ngoãn khi nhốt trong nhà cả ngày, chúng có thể nằm im một chỗ chờ chủ về, hoặc cùng lắm chỉ chạy đi chạy lại cho đỡ mỏi người.

Tuy nhiên để tránh cho chúng bị béo phì và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, bạn nên cho em pug ra ngoài đi dạo và tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày. Có thể cho chơi các trò đuổi bắt bóng hoặc gậy. Chó pug gần như không có bản năng săn mồi nên không biết chơi trò này, nhưng vẫn có thể chơi nếu bạn dậy chúng.
Cũng có thể cho chúng chạy bền, bạn ngồi trên xe chạy vòng vòng trong công viên và dắt chúng theo, một cách rất hữu hiệu để đốt mỡ thừa. Tuy nhiên pug không giai sức, chúng sẽ rất nhanh mệt, không nên cho chúng tập quá sức, chúng có thể “lăn ra” vì sốc nhiệt nếu trời nóng.

Chó pug chịu nóng và lạnh đều rất kém, chúng dễ bị sốc nhiệt nếu chơi ngoài trời quá nóng, hoặc bị cảm lạnh nếu dính mưa (dù trời không quá lạnh). Bạn nên để chúng chơi trong nhà trong mùa hè và chỉ cho ra ngoài vào sáng sớm hoặc hiều muộn. Mùa đông bạn cần mặc quần áo ấm cho chúng, không để nằm dưới sàn mà phải có vải lót bên dưới, có đệm cho chó thì quá tốt. Nếu em pug sạch sẽ (và bạn chưa có gấu) thì có thể ôm luôn đi ngủ cho ấm, em pug rất mập, da chúng cũng mềm mại nên ôm đi ngủ rất thích.

Pug có lông ngắn nên không cần phải tắm nhiều, 1 năm 2 – 3 lần là đủ . Tuy nhiên do chúng hay lê la và nghịch bẩn, nên nếu bạn cho chúng ra ngoài chơi nhiều thì phải tắm cho chúng thường xuyên, khoảng 2 – 3 tháng / lần. Tắm xong cần phải sấy khô lông nhanh chóng để tránh bị cảm lạnh.

Đánh răng cho pug cũng rất cần thiết, mình thấy không nhiều bạn nuôi pug chú ý đến việc này. Pug có cái lưỡi siêu dai, miệng siêu rộng, chúng lại rất hay liếm mặt chủ nên bạn sẽ muốn chúng liếm khi miệng thơm tho, hơn là khi cả năm trời không oánh răng. 1 tuần đánh răng ít nhất 1 lần là cần thiết, nếu có nhiều thời gian hơn thì 2 lần / tuần. Mỗi lần đánh răng bạn nên lau mặt cho chúng luôn, nhất là vùng lông dưới mắt do chúng hay chảy nước mắt, dẫn đến lông bị bết và bẩn.