Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Cách giữ ấm cho chó mèo vào mùa đông

Mùa đông đã đến, bạn đã làm gì để bảo vệ cho cún cưng của mình. Sự hanh khô và giá lạnh của mùa đông cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của cún yêu của bạn, từ đó chúng có thể bị mắc rất nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh đường hô hấp: như viêm phổi; viêm thanh - khí quản truyền nhiễm, Carre', Parvo….


Một vài mẹo nhỏ để bảo vệ chó của bạn trong những tháng mùa đông:
Giữ ấm cho chúng, có thể tìm một nơi ấm áp kín gió để làm ổ cho chó, lót một tấm vải nỉ bên trong ổ của chó cũng giữ ấm được cho chó của bạn.
Hãy mặc áo cho chúng: đặc biệt cần thiết nếu chó của bạn lông ngắn, đã già, những con nhạy cảm với thời tiết lạnh hoặc trong khi cho chúng đi dạo.
Đảm bảo rằng ổ của chó phải luôn sạch sẽ, không có nước thấm vào.
Không bao giờ được cho chó của bạn rời khỏi dây xích nếu như bạn có việc phải đi xa.
Vào mùa đông nên bổ sung thêm thức ăn cho chó để nó giữ được nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, việc cung cấp nước sạch đủ ấm cũng rất quan trọng.
Bộ lông chó là vật liệu cách nhiệt tự nhiên giúp chống lại giá lạnh. Bộ lông được chải chuốt thường xuyên sẽ giúp đảm bảo nhiệt độ cơ thể thích hợp trong những tháng mùa đông.
Hãy giúp cún cưng của bạn luôn khỏe mạnh và ấm áp trong những tháng mùa đông sắp tới nhé!
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h
Phòng khám thú y  cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến chó mèo: 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Cách vắt tuyến hôi cho chó

Cách vắt tuyến hôi cho chó
Chó tắm rồi mà vẫn bị hôi? Nếu bạn nuôi những giống chó Xù như một số loại chó Poodle, chó Cocker,Chó Bắc Kinh, Chó Phốc sóc thì chắc chắn là đã trải qua tình cảnh như thế này. Mặc dù đã tắm sạch cho chó rồi nhưng vẫn thấy mùi hôi từ chó. Bạn có biết nguyên nhân vì sao chó tắm sạch rồi mà vẫn có mùi hôi hay không ? và cách chữa trị cho chó hết mùi hôi bằng cách nào ? Đây là tình trạng mà rất nhiều chú chó đang gặp phải.

Vệ sinh cho chó chưa được sạch ?
Bạn có chắc là bạn đã tắm cho chó một cách sạch sẽ chưa ? Nhiều người chưa chó nhiều những KINH NGHIỆM NUÔI CHÓ như việc tắm cho chó nhưng vì sợ chó bị lạnh, hay có thể là do chưa quen tắm cho chó nên có thể là bụi bẩn, cáu ghét hay lông lá ở những vùng khe kẽ trên thân chó chưa được vệ sinh một cách sạch sẽ, đặc biệt là vùng ở 2 bên lỗ tai có nhiều lông bị bết dính bẩn ở trong đó. Việc này bạn cần phải nhổ và cắt tỉa sạch lông, dùng bông tăm thấm nước muối rồi lau sạch vùng tai của chó đi là được. Bạn cần thường xuyên vệ sinh vùng tai cho chó để chó sạch và hạn chế mùi hôi.

Nhiều chú tuy vừa tắm xong nhưng vẫn có mùi hôi rất khó chịu
Hãy vắt tuyến mồ hôi cho chó thường xuyên
Bạn đã nghe nói đến tuyến mồ hôi của chó ? Vậy tuyến mồ hôi của chó nằm ở đâu ? Đây là điều mà không phải ai cũng biết. Việc chó sau khi tắm xong mà vẫn bị có mùi hôi một phần bị ảnh hưởng rất lớn chính là nguyên nhân do tuyến mồ hôi của chó phát ra.
Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế tối đa mùi từ tuyến mồ hôi của chó?  Điều này rất đơn giản thôi nhưng hầu hết người nuôi chó thường không biết xử lý như thế nào. Và bây giờ, bạn cần phải biết chính xác tuyến mồ hôi của chó nằm ở đâu. Tuyến mồ hôi của chó nằm ngay ở lỗ hậu môn của chó, túi hậu môn hoặc các tuyến hậu môn , có một số chất lỏng có mùi và khi túi đầy chất lỏng và các bạn cần giúp đỡ để giải phóng chất lỏng và làm sạch mùi và chúng ta cần phải vắt tuyến mồ hôi này ra.
Các thao tác vắt tuyến mồ hôi cho chó rất đơn giản chỉ bằng vài động tác, bạn cứ hình dung cái túi tuyến mồ hôi nằm ngay ở phía dưới hậu môn, bạn đưa 2 ngón rồi bóp nhẹ phần dưới hậu môn. Động tác giống như nặn mụn trứng cá thôi, để cho tuyến nhờn trong túi tuyến mồ hôi chảy ra ngoài theo lỗ hậu môn nhé.



Lưu ý khi nặn và vắt tuyến mồ hôi cho chó ở hậu môn, thì bạn cần phải có 1 người giữ chặt con chó tránh trường hợp chó bị hoảng loạn. Sau khi vắt xong tuyến mồ hôi cho chó, bạn hoàn toàn yên tâm vì chó không có mùi nữa. Bạn nên làm điều này ít nhất một đến hai lần trong 1 tháng. Nếu bạn không làm chó của bạn có thể bị nhiễm trùng ở khu vực đó và điều tồi tệ nhất là nó có thể cần phải phẫu thuật. Lúc này tắm cho chó xong thì chắc chắn là chó sẽ không còn những mùi hôi khó chịu nữa đâu.
Chúc các bạn thành công !

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Người bị lây giun sán từ chó mèo

Một số trường hợp do tiếp xúc gần gũi với chó, mèo, chuột bạch, khỉ... ký sinh trùng (giun, sán, rận...) sẽ lây truyền qua người và gây bệnh, đôi lúc khá trầm trọng như: u não, apxe: não, gan, phổi (do sán lưu thông qua đường mạch máu và cư trú bất kỳ cơ quan nào của cơ thể).



Dưới đây là một số bệnh do vật nuôi gây ra:

1. Giun, sán chó, mèo: do lây nhiễm từ các vật nuôi nhiễm ký sinh trùng. Thường gặp những bệnh như:

* Nhiễm giun Trichinella spiralis (còn gọi là trichinosis): Chó, mèo, heo, ngựa và thú hoang dã như chuột, chồn, gấu đều có thể bị nhiễm bệnh trichinosis. Các vật nuôi bị nhiễm giun Trichinella spiralis do ăn phải thức ăn có chứa ký sinh trùng.

Ăn thịt heo, chó, mèo... bị bệnh, nếu nấu không thật chín chúng ta sẽ nhiễm bệnh. Nếu nhiễm nhẹ thì không thấy triệu chứng gì. Nếu nặng, bệnh nhân sẽ thấy bị mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt và các khớp xương, mí mắt sưng phù và mắt có thể bị nhức nhối. Trường hợp nhiễm thật nặng sẽ có biến chứng tim và não.

* Nhiễm giun Toxocara canis hay Toxocara cati (còn gọi là toxocariasis): Cơ hội lây nhiễm trứng giun đũa chó, mèo vào người tại Việt Nam rất cao do việc nuôi chó, mèo trong nhà khá phổ biến. Các ấu trùng này gây tổn thương tại những nơi chúng đến, gây bệnh giun đũa chó, mèo ở người.

Mức độ tổn thương của cơ thể cùng các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan chúng xâm lấn: gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt... Các thể lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo được mô tả như sau:

- Thể ấu trùng di chuyển nội tạng: chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng: sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng rất cao, các globulin miễn dịch IgM, IgG và IgE trong máu tăng. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não.

- Thể ấu trùng di chuyển ở mắt: gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi với triệu chứng giảm thị lực một bên mắt, đôi khi bị lé mắt. Mức độ suy giảm thị lực tùy thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù lòa.

* Nhiễm sán kim Echinococcus granulosus: Do xâm nhập ký sinh trùng trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan xung quanh và gây nên những biến chứng quan trọng. Sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán ký sinh.

Nang sán thứ phát có thể 2 - 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này. Chẩn đoán rất khó do nang sán phát triển chậm so với các loại u nang khác. Chụp phim X-quang có thể phát hiện nang sán sớm.

Xét nghiệm máu ghi nhận bạch cầu ái toan tăng cao hoặc chẩn đoán huyết thanh miễn dịch đặc hiệu sán kim dương tính là những dấu hiệu chỉ điểm, giúp chẩn đoán bệnh.

Phòng bệnh hiệu quả nhất là không cho chó ăn các nang sán khi giết mổ lợn, cừu, trâu, bò. Cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc, vui đùa với chó. Nếu gia đình nuôi chó nhà, nên có chế độ chăm sóc cho chó, định kỳ phải khám bệnh phát hiện bệnh sán kim ở chó và điều trị triệt để bệnh cho chó.

2. Bệnh “mèo cào” (tên khoa học bartonellosis): hội chứng viêm hạch bạch huyết do vi trùng Bartonella henselae gây ra. Tổn thương bao gồm một hoặc vài mụn mủ xuất hiện 3 - 10 ngày sau khi bị mèo cắn hoặc cào, theo sau là sưng hạch tại gần vị trí bị cắn, cào (thường ở cổ hoặc nách) và triệu chứng sốt, mệt mỏi...

Những dấu hiệu không đặc trưng có thể gặp như sưng mắt, viêm não, viêm khớp và nhiễm trùng toàn thân trầm trọng.

3. Dị ứng: mẩn đỏ, ngứa da do lông chó, mèo, hoặc do các bọ chét, rận từ các vật nuôi. Nặng hơn có thể gây chàm (eczema) và hen (suyễn), triệu chứng thường gặp là ngứa đỏ da, sần sùi, dễ tái phát cùng một vị trí trên cơ thể, ho, khò khè, khó thở.

theo báo tuoitre.vn

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Triệu chứng chó bị care, ho, tiêu chảy

Triệu chứng nhận biết chó bị care virus


- Thỉnh thoảng chó hắt xì hơi, ho , khạc như mắc đờm ở cổ
- Sốt, ăn ít, rồi bỏ ăn
   -   Nước mũi chảy ra có mầu xanh và dịnh nhày, có khí máu do xuất huyết.
   -  Thở gấp, thở khò khè, thè lưỡi ra thở.
   -   Hai bên mét phập phồng ,có thể có bọt, có khi chó thở giật cơ nông.
- Mắt bị đau, có nhiều ghèn mắt xung quanh.
   -   Lúc đầu phân lỏng có mầu xám vàng, trong phân có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lầy nhầy. số lần đi ỉa 5-7 ngày làm chó kiệt sức, mệt mỏi da nhăn nheo.
   -   Sau đó phân chuyển sang mầu café nhạt do lẫn máu.
-  Giai đoạn cuối phân loãng có lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra, tanh khắm, bết ở hậu môn.
   -  Nôn là triệu chứng thường gặp, do virus tác động lên niêm mạc đường tiêu hoá gây viêm nặng. Lúc đầu môn ra bọt có mầu vàng
 
-  Ở những vùng da mòng và ít long như: Bụng ngực, hang, trong đùi… đầu tiên nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành những mụn có mầu vàng có viền đỏ. Người ta gọi đó là nốt sài
-  Mụn có thể khô đi mà không vỗ, hoặc vỡ ra chảy mủ khô lại rồi đóng vẩy, vẩy làm cho long bết lại rồi rụng, để lại vết thương chóng lành, không tạo thành sẹo.
-  Có hiện tượng da tăng sinh: thường thầy ở gan bàn chân, mõm. Làm gan bàn chân cúng lại, con vật đi lại khó khăn, khập khiễng có khi gan bàn chân nứt ra
Giai đoạn cuối có biểu hiện thần kinh
    -    xuất hiện co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi tai chân hay bóng đái.
    -   đi loạng choạng, đứng lên ngã suống, run rẩy, có khi méo mặt mắt to mắt nhỏ.
    -   Vật lành bệnh thường mang di chứng: đi xiêu vẹo, gầy còm, điếc, đau mắt.....
Để chẩn đoán chính xác chó của bạn có bị care virus bạn nên đưa chó đi làm xét nghiệm
phòng khám thú y Animal care, phòng khám chó mèo Thụy Khuê.
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Website:
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Biểu hiện chó mắc bệnh parvo virus, nôn, tiêu chảy

Khi chó có một số biểu hiện sau có thể chó nhà bạn đang có dấu hiệu của parvo virus, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở chó.


  -    chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt, mệt mỏi
- Nôn nhiều lần
-     khi triệu chứng tiêu chảy nặng xuất hiện chó  chó sẽ sốt rất cao
  -    Nhiệt độ giảm dần nếu chó bị suy nhược.
  -    nôn  mửa và tiêu chảy nặng, phân lúc đầu tanh sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi tùy vị trí virus tấn công vào ruột.
  -    Phân có lẫn niêm mạc ruột, có lẫn keo nhầy và có mùi đặc trưng.
  -    Chó suy nhược nhanh và mất nước dữ dội.
để chắc chắn xem chó nhà bạn có bị parvo virus hay không bạn nên đưa đi gặp bác sỹ thú y để làm test chẩn đoán nhanh  để phân biệt với các bệnh khác, đôi khi chó bị rối loạn tiêu hóa, giun sán hay bị lạnh...cũng có triệu chứng nôn và tiêu chảy.
tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h











Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Triệu chứng mèo bị giảm bạch cầu

Khi mèo bị giảm bạch cầu nếu phát hiện sớm có thể tăng tỷ lệ điều trị lên cao. Chính vì vậy bạn cầu để ý các dấu hiệu sau để nhận biết mèo nhà mình có bị giảm bạch cầu không

Thời kỳ nung bệnh từ 2 – 3 ngày, có thể kéo dài 2 –14 ngày
• Sốt rất cao.
- ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn
• nôn mửa ra dịch trắng hoặc dịch vàng, có thể  chảy nước dãi rất nhiều.
- nằm đờ đẫn, lông thô, xơ xác.
-  phản ứng chậm chạp với các kích thích từ bên ngoài.
- Mèo đau bụng khi quan sát kỹ sẽ thấy chúng thường nằm co tròn người lại.
- Tiếng kêu bị khản.
- Một số mèo tai chảy dịch, đau tai.
Để biết chính xác xem mèo của bạn có bị giảm bạch cầu không bạn nên đưa mèo đi làm  test chẩn đoán chính xác.

phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage

https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

7 loại thức ăn nên cho chó ăn

Bạn thường cho chó ăn những loại thức ăn nào ? Việc cung cấp và bổ xung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chó được cho là tốt nhất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày của chó. Tuy nhiên, việc lựa chọn những loại thức ăn nào là phù hợp và tốt cho sức khỏe và sự phát triển của chó là điều không phải ai cũng biết. Sau đây là 7 loại thức ăn bạn nên cho chó ăn cực tốt.


1. Thường xuyên cho chó uống thêm sữa

Sữa luôn là một loại thực phẩm bổ xung cho chó các chất béo và canxi cực kỳ tốt. Bạn có thể dùng sữa tươi hoặc sữa hộp, sữa bột pha với nước đã đun sôi. Dù cho chó ăn loại sữa nào cũng nên hâm sữa nóng bằng cỡ nhịêt độ cơ thể và có thể bổ sung lượng canxi để giúp chó con có xương và răng chắc khoẻ. Tuy nhiên khi chó đang bị bệnh đường ruột không nên cho chó ăn sữa. Sữa bị ôi thiu (chua) tuyệt đối không cho chó ăn vì nó sẽ gây rối loạn tiêu hoá của chó.

2. Cho chó ăn Thịt:

Dù thế nào đi chăng nữa thì thịt luôn luôn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chó. Thịt bò là tốt nhất nhưng đắt tiền nên bạn có thể dùng thịt lợn, tim gan bò cắt nhỏ nấu chin. Nhiều người nuôi chó hiện nay thường bổ xung thêm vào khẩu phần ăn của chó hàng ngày bằng các loại cổ, đầu gà, ngan vịt … đó là một trong những thực phẩm rất tốt chó sức khỏe cũng như sự phát triển cơ bắp của chó, giúp chó rắn chắc và lớn nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá điều này nhé, có thể sẽ khiến chó lười ăn vì thích được ăn ngon, chỉ ăn thịt mà không chịu ăn cơm, rau. Cách khắc phục là bạn có thể cắt nhỏ và trộn đều với cơm, hoặc cho ăn với một lượng nhất định, vừa phải và khoa học. Nếu cho ăn nhiều quá đôi khi cũng bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chó.

3. Cho chó ăn nội tạng của động vật, gia xúc gia cầm.

Cho chó ăn nội tạng của động vật, gia xúc  gia cầm như tim, cật, lòng mề chất lượng có kém thịt về chất, nên có thể sử dụng cùng với thịt là một phần gan. Gan là nguồn cung cấp Vitamin A nên đưa gan vào khẩu phần thức ăn của chó con còn yếu, mới ốm dậy và chó trưởng thành trong thời gian chuẩn bị cho giao phối, trong thời kỳ chó còn nhỏ và nuôi chó choai. Cổ hũ, dạ dày, lá lách, thực quản, phổi, vú,… là nguồn axit amin tối cần thiết nhưng hàm lượng dinh dưỡng ít hơn từ 2-5 lần so với mỡ, fomat. Các mẩu thịt vụn, thực quản có thể sử dụng như là thức ăn chính. Đặc biệt tốt khi cho chó con ăn cổ hũ. Khi đưa phổi vào khẩu phần ăn cần bổ sung thêm đạm, mỡ vì phổi có rất ít các chất đạm hữu ích. Khí quản, tai, môi chứa protein không cao nhưng khi kết hợp với các thành phần có lượng đạm cao sẽ có ích đối với chó cho ai vì chúng sẽ tạo ra nhiều sụn. Vú chứa không nhiều protit, một nửa protit là loại không hữu ích nhưng lớp ngoài vú chứa nhiều mỡ, do vậy nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều đạm hữu ích sẽ là món ăn tốt. Lá lách có giá trị dinh dưỡng gần như gan nhưng chứa nhiều máu nên dễ bị hư hỏng, khi cho ăn nên nấu chín kỹ. Đầu, chân, các xương khỉu, xương sau khi đã lọc kỹ nuôi chó con và chó choai rất tốt nếu biết phối hợp với các loại thực phẩm giầu đạm khác. Máu (huyết, tiết) hơn hẳn về chất lượng đạm so với các cơ quan nội tạng khác của động vật nhưng lại kém về chất lượng mỡ nên đun sôi hoặc dùng bột máu đã sấy khô đưa vào khẩu phần ăn chính của chó. Lòng mề của chim, gia cầm có nhiều năng lượng có thể dùng làm thức ăn tốt cho chó, nhưng không có đủ đạm hữu ích nên không thể coi là nguồn thức ăn duy nhất, khi cho ăn cần phải nấu chín. Xương, da, cẳng, đầu, cổ sườn với các mô mỡ bám theo vào là những sản phẩm phụ của xương và gia cầm chỉ nên sử dụng làm nước dùng thì tốt hơn.

7-loai-thuc-an-nen-cho-cho-an-giup-cho-phat-trien-toan-dien 1
Cổ cánh xương các loại động vật, gia xúc gia cầm cũng là một loại thức ăn cực tốt cho chó
4. Cho chó ăn Trứng gà, vịt ngan hoặc ngỗng

Trứng là nguồn cung cấp chất béo và vitamin nhóm B. Nếu cho chó ăn nhiều trứng thì tốt nhất là cho ăn ở dạng nấu chín. Vỏ trứng là nguồn muối chứa nhiều chất khoáng khá tốt. Có thể sấy khô vỏ trúng, sau đó giã và hoặc nghiền nhỏ và trộn vào thức ăn hàng ngày cho chó.

5. Có nên cho chó ăn cá Không?

Nhiều người còn e ngại rằng, cá có tính tanh nên không dám cho chó ăn cá vì nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của chó, gây ra một số các bệnh đường ruột điển hình là bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng cá làm nguồn thực phẩm cho chó hàng ngày đúng cách thì quả thực quá tuyệt vời . Cá không những giầu chất đạm mà còn giầu vitamin, chất khoáng,… về mặt dinh dưỡng, cá hoàn toàn không thua kém thịt mà còn dễ tiêu hơn thịt. Nhưng để chó phát triển bình thường cần cho chó ăn không quá 70% các chất đạm từ cá cộng 30% chất đạm từ nguồn khác. Chú ý khi cho chó ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, con nhỏ phải rửa cẩn thận và nấu chín, bổ sung vitamin B1 và khi chó con đang đi phân lỏng không nên cho ăn cá. Bột cá là thực phẩm bổ sung khá tốt để nấu thức ăn cho chó. Với chó bột cá có hàm lượng chất béo 10% là thích hợp nhất. Bột cá không chỉ chứa các chất đạm hữu ích mà còn chứa nhiều nguyên tố khác nhưng lại chứa ít vitamin. Do vậy, có thể thay hoàn toàn chất đạm về mùa đông và 50% về mùa hè bằng bột cá chất lượng cao trong khẩu phần ăn của chó choai nhưng cần bổ sung thêm vitamin A, B1, D và men. Chó ăn thức ăn hỗn hợp có bột cá sẽ tăng nhu cầu về nước uống.

7-loai-thuc-an-nen-cho-cho-an-giup-cho-phat-trien-toan-dien 2
Cá là thực phẩm rất tốt cho chó tuy nhiêng cần phải cho chó ăn cá theo khẩu phần ăn hợp lý nhất
6. Cho chó ăn rau củ

Có nhiều bạn nuôi chó thường không để ý và bổ xung rau củ cho chó vào khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Trong rau củ cũng có nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của chó. Chó ăn được mọi loại rau cắt nhỏ, nấu chín mà nhà bạn vẫn thường ăn, ngoại trừ khoai tây, lạc, ngô. Các loại rau củ nấu chưa nhừ đều không thích hợp để cho chó ăn vì chó hấp thụ kém ở trực tràng.

7. Bổ xung thêm các khoáng chất cho chó

Trong quá trình chăm sóc chó đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chó, có thể khẩu phần ăn hàng ngày của chó chưa cung cấp đầy đủ những khoáng chất cần thiết cho chó, chất khoáng và vitamin không phải lúc nào cũng có đủ trong thức ăn nên cần phải bổ sung chúng dưới dạng ăn thêm. Bạn có thể sử dụng các thứ sau có bán sẵn ở các hiệu thuốc: Gluconat- canxi, Glixero. Phot phat, đường Lacto canxi + Glixero phot phat canxi, Tetravit, Trivit, trong trường hợp bất đắc dĩ có thể trộn lẫn sữa với canxi chlorua. Bột xương là nguồn bổ sung canxi và phot pho rất tốt cho chó, cần bổ sung bột xương vào khẩu phần của mỗi bữa ăn. Hiện nay một số hãng cung cấp nhiều sản phẩm dành cho chó con như: Effen foods (pedigree); Bio, Budy (sữa cho chó nhỏ), Pfizer (viên can xi). Các loại thức ăn sẵn có trên đây có lợi ích cung cấp đủ dinh dưỡng, đủ chất cho chó con tiện lợi, không phải nấu, cho ăn dễ dàng vì có định lượng tính sẵn; sạch sẽ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, không sợ ôi thiu,… tuy nhiên, khi sử dụng cần cho chó ăn thích nghi, làm quen dần và nhất thiết vẫn phải cho chó ăn thêm thức ăn tươi, không đổi bữa thì chó sẽ không bị ngán.

Với những loại thực phẩm cho chó thường không khó mua và tìm kiếm thường ngày, chỉ cần bạn lưu ý một chút đến khẩu phần ăn của chó là cũng có thể yên tâm về chế độ dinh dưỡng của chó rồi.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Chó mèo con chết mẹ, cách ghép đàn cho chó mèo

Bạn đang nuôi chó mèo đẻ vì một lý do nào đó không may chó mẹ bị chết, bạn muốn ghép đàn cho chó mèo con. Hãy chú ý một số điều kiện khi ghép đàn cho chó mèo


- Con nuôi và con đẻ đều phải khỏe mạnh.
- Ngày tuổi không quá chênh lệch nhau.
 - Không quá khác nhau về giống: Mẹ nhỏ nuôi con to như mẹ Chihuahua nuôi con boxer hoặc GSD,...
 - Phải hiểu đặc điểm riêng của chó mẹ: tính tình, nuôi khéo hay vụng, lượng và chất của sữa mẹ có tốt không,... Trong các đứa con, có đứa nào 'lạ' không?
  Cách ghép đàn
- Cách ly mẹ đẻ và con đẻ khoảng 2-3 giờ.
 - Cho tiếp xúc với con nuôi và con đẻ trong thời gian cách ly nói trên.
 - Lấy bông sạch, khô thấm nước tiểu và phân của con đẻ bôi vào toàn thân, đặc biệt là hậu môn, đuôi của con nuôi.
 - Trộn lẫn rồi thả vào đúng vị trí của ổ chó.
- Nhẹ nhàng đưa chó mèo mẹ về ổ, quan sát thái độ của chó mèo mẹ. Chó mèo mẹ không thể 'đếm' số con của mình, nhưng sẽ kiểm tra chó lạ bằng cách ngửi hậu môn và liếm lỗ tiểu chó con. Nếu tất cả đều bú là đã ghép đàn thành công.
Một số chú ý
 - Ghép chó khó hơn ghép mèo vì chó ngửi mùi, phát hiện được chó lạ có thể cắn chết ngay
. - Nơi ghép đàn phải yên tĩnh, không cho nhiều người lạ xem.
 - Không ghép thêm quá nhiều con, mẹ nuôi không xuể sẽ chết tất cả đàn
 - Chăm sóc đầy đủ chất cho mẹ nuôi thêm con ghép đàn.

 http://www.lamsao.com/