Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Những món ăn không nên cho mèo ăn

Những món ăn không nên cho mèo cưng ăn

Một số loại thức ăn của người, thậm chí của chó không phải là thức ăn cho mèo. Vì sự khác nhau về đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hoá của mèo, nhẹ có thể gây tiêu chảy, rối loạn hấp thu, nặng gây trúng độc hoặc tử vong. Sau đây là danh sách các loại thực phẩm trả lời câu hỏi mèo không nên ăn gì?

1. Các loại nước giải khát có cồn ( Alcoholic beverages): Gây trúng độc, hôn mê và tử vong.
2. Cháo nấu cho trẻ con có hành, hoặc bột hành tây: Độc cho mèo nếu ăn một số lượng nhiều, hành gây rối loạn tiêu hoá, nôn mửa.
3. Các loại thịt có xương: xương gà, vịt, ngan ngỗng, xương cá… gây hóc , rách thủng ống tiêu hoá.
4. Cá ngừ đóng hộp của người: Gây suy dinh dưỡng nếu dùng lâu dài vì thiếu vitamin và khoáng chất.
5. Chocolate, trà, cà-phê hoặc các loại khác có chứa caffeine: Chứa các hoạt chất caffeine, theobromine, theophylline gây ngộ độc, ảnh hường tới hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh của mèo.
6. Thức ăn, đồ uống có tinh dầu cam, chanh: Rất nhạy cảm với mèo, gây nôn mửa.
7. Thức ăn hạt chế riêng cho chó: Mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nếu cho ăn lâu dài.
8. Các loại rau thơm, gia vị thức ăn của người: Gây thiểu năng tuyến Tuỵ, rối loạn tiêu hoá, hấp thu.
9. Nho quả tươi hoặc nho khô: Chưa rõ có chứa chất gì, nhưng gây độc tiết niệu, tổn thương thận của mèo.
10. Các loại thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin của người có chứa săt ( Fe ): gây độc, rối loạn chức năng gan, thận của mèo.
11. Ăn nhiều gan động vật: Gây trúng độc hệ cơ, xương vì hàm lượng vitamin A quá cao trong gan.

Những món ăn không nên cho mèo cưng ăn

12. Quả hạnh nhân, chất cần-sa, ma tuý: Gây nôn, rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung ương.
13. Sữa và các sản phẩm của sữa: Rất dễ gây tiêu chảy, đặc biệt với mèo trưởng thành, mèo già vì men chuyển hoá đường Lactose ( Lataza ) không đử để tiêu hoá. Các loại sữa và sản phẩm sữa không có đường Lactose – Lactose-free milk product sử dụng tốt cho mèo.
14. Thức ăn ôi thiu, lòng ruột, phủ tạng động vật.. Có chưa nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như: Escherichia coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella spp., Bacillus spp., Clostridium perfringens, Clostridium botulinum, hoặc Penitrem-A gây nôn, tiêu chảy, trúng độc thần kinh (a neurotoxin).
15. Nấm ăn có chứa độc tố: gây độc, sốc, ảnh hường tới toàn thân, cơ và hệ thần kinh. Nặng có thể tử vong.
16. Hành, tỏi tươi hoặc đã chế biến: Có chứa sulfoxides và disulfides có thể phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu- anemia. Mèo dễ bị độc hành tỏi hơn chó. Hành gây độc nặng hơn tỏi.( Garlic is less toxic than onions.)
17. Hạt quả hồng vàng Persimmons seeds: Hạt có thể gây nôn mửa, viêm ruột.
18. Củ khoai tây, cây khoai tây gồm toàn bộ: cuống lá, lá, thân có chứa chất oxalates làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng hệ thần kinh và tiết niệu. Các loại vật nuôi khác cũng dễ bị ngộ độc.
19. Trứng sống : Chứa một loại me gọi là avidin làm giảm tổng hợp biotin ( một loại vitamin nhóm B) gây rụng lông, loéat sùi. Ngoài ra, trứng sống còn chứa vi khuẩn Salmonella gây trúng độc tiêu hoá.
20. Cá tươi sống: Gây thiếu hụt vitamine B làm giảm tính thèm ăn, nếu cho ăn thường xuyên dễ gây liệt tiêu hoá và tử vong.
21. Muối ăn: Nếu ăn quá mặn sẽ gây rối loạn các chất điện giải, viêm thận, tiết niệu, bí đái và chết.
22. Sợi cơ, gân bò, lợn, gà: Trở thành dị vật, khó tiêu gây tắc nghẽn ống tiêu hoá.
23. Thức ăn quá ngọt: gây chứng béo phù, hỏng răng, lâu ngày chuyển sang bệnh Đái tháo đường diabetes.
24. Sợi thuốc lá: Chứa chất nicotine gây trúng độc tiêu hoá, hệ thần kinh, tăng nhịp tim, suy sụp, hôn mê, nặng có thể tử vong.
25. Bột mỳ đã trộn men: Gây chứng đầy hơi, khó tiêu, đau đớn trong dạ dày, ruột.

Nguồn: webkheotay.com

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Khi nào lên cai sữa cho chó con

Rất nhiều người không khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu phải đưa ra quyết định cho một lứachó con cai sữa. Thức ăn hoặc các công thức chứa sữa sẽ dần thay thế sữa mẹ trong chế độ ăn hàng ngày của cún con theo cách tự nhiên nhất. Trên thực tế, chó mẹ có thể cho con bú đến nhiều tháng sau khi sinh. ự tiết sữa ở tuyến vú của chó mẹ không phụ thuộc vào thời gian sinh con, mà liên quan đến những yếu tố tác động vật lí vào nó. Ví dụ, tuyến vú sẽ tiếp tục tiết ra sữa khi cún con vẫn đang bú mẹ, hoặc khi ta massage bầu vú của chó mẹ thường xuyên mặc dù cún con đã được tách rời khỏi mẹ.


Trong xã hội ngày nay, cún con thường được đưa đến nhà mới sau khoảng 7 tuần tuổi, nên việc cai sữa sớm sẽ đảm bảo cho dạ dày chúng dễ dàng chấp nhận các loại thức ăn ngoài thay vì sữa mẹ. Các chủ nuôi thường bắt đầu cho cún con ăn thức ăn ngoài sau khoảng 3½ tuần tuổi.

Thời điểm nào thích hợp để cai sữa cho cún con?

Các nghiên cứu cho thấy nếu được cho cai sữa quá sớm,chó con có xu hướng mắc các vấn đề rối loạn hành vi cao hơn trong các giai đoạn trưởng thành về sau. Những biểu hiện rối loạn hành vi này bao gồm gầm gừ, tru hú, sủa nhiều quá mức, có xu hướng chiếm đoạt (đồ ăn, đồ chơi), hay phá hoại, thường trở nên hung hãn, cắn người hay đồ vật để thu hút sự chú ý. Một số khác trở nên nhạy cảm với âm thanh, sợ hãi khi phải ra ngoài đi dạo.
 sau khoảng 24 ngày (3½ tuần tuổi), chó có thể bắt đầu với những bữa ăn cai sữa đầu tiên.

Cai sữa cho chó con như thế nào?

Cách tốt nhất để cai sữa cho cún con là chuẩn bị một chiếc đĩa chứa thức ăn lỏng dạng cháo, có chứa sữa tươi. Cho vào máy xay 2 chén thức ăn khô (450 grams) với khoảng 400ml sữa cho chó con và nước nóng, xay nhuyễn. hoac có thể trộn cháo thịt với sữa cho chó con. Đĩa thức ăn nên có độ nông vừa phải. Đặt cún bên cạnh đĩa thức ăn và nhẹ nhàng đẩy cằm của chúng vào phần thức ăn. Cún cưng sẽ ngửi mùi và bắt đầu liếm thức ăn trong đĩa mà bạn đã chuẩn bị.

Sau mỗi tuần, hãy tăng lượng thức ăn khô, giảm lượng nước và sữa thêm vào, cũng như giảm thời gian xay để thức ăn quánh đặc hơn. Bạn cũng có thể ngâm thức ăn khô trong nước cho mềm cho cún ăn khi chúng chưa quen. Như vậy, sau 6-7 tuần cai sữa, cún con có thể ăn 4 bữa thức ăn khô mỗi ngày, uống nước thay vì sữa mẹ, và hoàn toàn có thể tách đàn cũng như tách khỏi chó mẹ.





Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Những lưu ý khi chăm sóc chó mèo mới sinh

Khi nuôi chó mèo ai cũng muốn chúng phải thật khỏe mạnh, đặc biệt khi chó mới sinh con, chăm sóc đàn chó con lớn từng ngày đôi khi còn là niềm vui của người nuôi. Tuy nhiên khi chăm sóc chó mới sinh cũng cần chú ý nhiều vấn đề để chó mẹ và chó con khỏe mạnh.

- Sau khi chó mèo  mẹ sinh đẻ, bạn có thể cho chúng uống một chút nước muối loãng, hay có thể là uống một ít sữa.
-, chúng có thể tự ăn nhau thai, Việc chó mẹ tự ăn nhau thai này không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe của chó mẹ và chó con tuy nhiên bạn không nên cho chúng ăn hết, mà chỉ cho ăn một phần nhỏ thôi nếu không sẽ khiến chó mẹ bị đầy bụng khó tiêu sau sinh.
- Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc với chó mèo mẹ và con trước  15 ngày sau sinh vì có thể  gây biến đổi tâm lý chó mèo mẹ mà cắn, đè chết chó mèo con.
- khi chó con được sinh ra, bạn không nên để chó mẹ tự cắn rốn cho chó con hoặc cắt rốn chó con quá sát với phần da bụng, nếu làm như thế chó con dễ bị hernia rốn say này. Khi cắt rốn chó con, bạn cần Sát trùng bằng cồn 70o hoặc cồn iode 5%.
.- Nhiệt độ: luôn đảm bảo chó con phải được giữ ấm, tránh gió lạnh, nhiệt độ ở ổ khoảng 26-27oC

- . Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được. có thể gây ngạt cho chó con
- Hạn chế cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không tiếp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.

- Kiêng thức ăn  tanh mỡ chó mèo mẹ sau sinh phòng tiêu chảy dẫn đến mất sữa, ảnh hưởng đến chó mèo con
- Kiêng tắm cho chó mèo mẹ sau sinh
- Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho chó mèo mẹ đặc biệt là canxi để tránh hiện tượng thiếu canxi gây co giật
- Chó mèo con tập ăn có thể tẩy giun
- Tiêm phòng đúng lịch cho chó mèo con

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Cách chăm sóc chó già

Sau nhiều năm trung thành và ủng hộ chúng ta, chó già xứng đáng được nhận sự chăm sóc tốt nhất. Đối với rất nhiều chủ nuôi, nhìn chó cưng già đi từng ngày là một trải nghiệm thú vị và bổ ích. Mới ngày nào ta còn thấy một chú chó tinh nghịch chạy nhảy trước sân, nay đã trở thành một ông cụ già điềm tĩnh.


Khi chó già đi, bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu như: ria mép ngoài chuyển qua màu trắng, ít hoạt động, hay nằm ngủ, gặp khó khăn khi trèo cao và nhảy. Và có những dấu hiệu ở bên trong cơ thể chúng mà chúng ta không thể thấy được như: việc trao đổi chất chậm lại, và thay đổi nhu cầu dinh dưỡng. Nếu như chúng ta chú ý đặc biệt đến nhu cầu dinh dưỡng của chó con, chó về già còn cần thêm sự để tâm của chủ nuôi để cảm thấy thoải mái và kéo dài thời gian sống ít ỏi quý giá còn lại của chúng.

Nếu bạn đủ may mắn để nuôi chó cưng vào thời điểm nó về già, bạn nên lưu ý đến các điểm bên dưới:

Vận động và sự quan tâm: luôn quan trọng đối với thú cưng bất kì ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, với chó già, bạn cần điều chỉnh mức độ vận động cũng như cường độ bài tập. Nếu như chó cưng không hoạt động và sử dụng cơ bắp, chúng sẽ mất dần đi các cơ, điều này dẫn đến việc khó khăn khi di chuyển về sau. Những bước đi ngắn, thường xuyên hay bơi lội sẽ giúp chó yêu giữ dáng và kiểm soát cân nặng. Nếu chó già nhà bạn không may bị viêm khớp, các khớp cứng và sưng đỏ, bạn nên mua đường ray / đường nối giữa các bậc cầu thang hay lắp rắp lối đi lên giường để làm giảm áp lực cho các khớp gối của chó già, cũng như để chúng có thể duy trì những cuộc “phiêu lưu, bay nhảy” như hồi còn trẻ.


Chó cưng về già thường chậm chạp hơn

Duy trì xương khớp khỏe mạnh: cho chó già, đặc biệt là phần khủy tay và đùi, bạn nên cho chó già ngủ trên giường nệm bọt chỉnh hình. Những chiếc giường này có giúp giảm bớt áp lực cân nặng từ cơ thể chó lên các khớp gối. Ngoài ra, chúng ta nên đặt thức ăn và thức uống cho chó già lên khay đựng thức ăn thay vì đặt dưới sàn nhà / mặt đất. Làm như vậy giúp chó cưng dễ ăn hơn và thoải mái hơn, đặc biệt là khi chó cưng có vấn đề về xương cổ hoặc xương lưng.


Chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh sẽ kéo dài tuổi thọ chó

Dinh dưỡng và thuốc bổ sung: cho chó già nên bao gồm đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ sung dinh dưỡng cho chó già, đặc biệt là về xương khớp. Bạn nên quan tâm chó yêu nhiều hơn nữa, cũng như quan sát các hành vi hằng ngày của chúng nhiều hơn. Khi chúng có các biểu hiện như chán ăn, ngủ ngày, mất kiểm soát, thay đổi dáng đi, bạn nên dẫn chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt, và hãy yêu thương bé nhiều hơn nữa. Sự chăm sóc mà bạn dành cho chó cưng là yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến quá trình chó cưng già đi như thế nào. Hãy cho chúng ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng, tập thể thao thường xuyên, và đặt hẹn với bác sĩ thú y mỗi 6 tháng. Cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung qua thuốc, và giúp chó cưng duy trì trọng lượng để chúng khỏe mạnh hơn khi về già.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Cách chọn một chú chó phù hợp trước khi nuôi

Có thể nói, chọn giống chó phù hợp đôi khi cũng giống như tìm kiếm một mối quan hệ hoàn hảo cho bản thân.
Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, mua một chú chó con không có nghĩa chỉ là món quà cho một dịp nào đó, mà còn liên quan đến nhiều năm tháng về sau. Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng chào đón người bạn thân thiết này cho 10-15 năm tới, hãy chắc chắn rằng mình lựa chọn giống chó phù hợp với cách sống của bản thân.
Để đảm bảo quyết định của mình là đúng, bạn hãy tự trả lời một vài câu hỏi dưới đây. Những đáp án bạn đưa ra chắc chắn sẽ chỉ ra chú chó nào hoàn hảo với bạn và gia đình của bạn.


1. Nơi mà chú chó sẽ ở?
Bạn sống trong một ngôi nhà, một căn hộ hay trong một trang trại? Mỗi môi trường sống sẽ kéo theo những ảnh hưởng khác nhau cho thành viên mới của gia đình bạn.
Một vấn đề quan trọng là phải xem xét tới nhu cầu vận động của chú chó trước khi bạn mang nó về nhà, và điều này không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào kích thước của giống chó đâu nhé! Một số giống có kích cỡ nhỏ và vừa nhưng lại cần nhiều không gian để chúng chạy nhảy hơn các giống to lớn nhưng ít hoạt động.
Bạn cũng cần suy nghĩ về phong cách sống hay nhu cầu vận động của bản thân mình. Nếu bạn thường đi bộ cuối tuần, chắc hẳn bạn sẽ muốn một chú chó vui vẻ khi được đi theo bên cạnh. Nhưng nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình ở trong nhà, một chú chó cảnh hẳn sẽ là một gợi ý không tồi.
2. Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian ở bên chú cún của mình?
Một số giống chó dường như được sinh ra để bầu bạn với con người và hiếm khi muốn rời xa người chủ của mình. Trong lúc bạn ra ngoài, chúng sẽ cảm bồn chồn, lo lắng, thậm chí là khóc nữa. Nhìn chung, chúng sẽ tỏ ra khó chịu với những người xung quanh và đôi khi với chính mình nữa đấy. Tuy nhiên, nhiều giống chó khác lại có thể hài lòng và thoải mái tự vui chơi trong khi bạn làm việc cả ngày. T một vài giống như Miniature Schnauzer hay Labrador còn có những lúc chỉ thích ở một mình.
3.Tại sao bạn lại muốn nuôi một chú cún con?
Bạn quyết định nuôi một chú cún vì cần có bầu bạn, vì muốn được bảo vệ hay để làm cảnh? Cần phải phụ thuộc vào nhu cầu để lựa chọn một giống chó phù hợp. Trong mọi trường hợp, trước hết hãy tìm một người bán cún đáng tin cậy. Những cơ sở bán chó có uy tín sẽ không phối giống chó chỉ vì mục đích lợi nhuận. Điều họ cố gắng làm là giảm thiểu các vấn đề sức khỏe có khả năng di truyền và về hành vi của cún.
Và cũng cần nhớ, nếu bạn muốn mua một chú chó để làm cảnh, cần tìm các tiêu chuẩn đối với giống chó đó và kiểm tra các thông tin về chó bố, chó mẹ của cún cưng tương lai.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chú chó để làm bạn, tính cách của giống chó là yếu tố rất quan trọng. Dành ra một khoảng thời gian tìm hiểu về giống chó bạn quan tâm sẽ giúp bạn quyết định chắc chắn chú chó đó là phù hợp nhất với mình.
Cuối cùng, nếu bạn đang mong muốn có một chú chó để bảo vệ, hãy để mắt tới một người chuyên cung cấp các giống chó đủ khả năng bảo vệ nhưng tính cách không quá hung hăng nhé.
4.  Bạn có sẵn sàng chăm sóc chú cún của mình lâu dài không?
Mỗi giống chó sẽ có tuổi thọ khác nhau.
Tìm hiểu trước tuổi thọ của giống chó bạn là vấn đề khá quan trọng, nhất là khi bạn sẽ dành cho con mình một chú cún làm quà. Bởi lẽ, cũng như con cái, cún cưng cũng sẽ dần lớn lên. Nhưng thay vì lập gia đình riêng và rời xa bạn, chúng sẽ vẫn kề bên và cần nhận được sự chăm sóc quan tâm của bạn
5. Bạn có thể dành ra khoản chi phí như thế nào cho người bạn mới của mình?
Tùy thuộc vào giống chó, sẽ có một loạt các chi phí cần để trang trải cho thức ăn, chăm sóc và điều trị y tế. Các giống chó càng lớn thì nhu cầu về thực phẩm càng nhiều. Hay để duy trì bộ lông mượt mà của cún, bạn cũng cần thường xuyên đưa chúng tới trung tâm để chăm sóc, chải chuốt.
Hãy nhớ rằng, quyết định ban đầu luôn là quan trọng nhất – đừng nên tiết kiệm chi phí để mua một chú cún khỏe mạnh thuộc giống chó mình đã ưng ý. Lựa chọn sai lầm từ đầu có thể dẫn đến việc bạn mua phải một chú chó có vấn đề về sức khỏe hay cần tới những chăm sóc y tế đắt đỏ sau này.
Vấn đề không chỉ là bạn bỏ tiền cho một chú chó đắt hay rẻ tiền hơn, mà việc mua cún từ một người bán chó có uy tín cũng mang lại lợi ích bất ngờ. Một người bán đáng tin cậy đồng nghĩa với việc bạn có thể giữ mối quan hệ với họ để hỏi đáp bất kỳ vấn đề nào trong tương lai, liên quan đến việc nuôi dưỡng và huấn luyện cún cưng của mình.
6,Bạn có bất cứ triệu chứng dị ứng với lông động vật nào không?
Lông chó lẩn khuất khắp nhà có thể khiến bạn hắt hơi, lúc này, hẳn bạn sẽ mong muốn có một chú chó không bị rụng lông. Thực tế thì chẳng có giống chó nào như vậy cả. Chỉ có một số giống ít rụng lông hơn so với các giống khác mà thôi. Nếu bạn chọn giống chó đó thì cũng sẽ có ít lông rụng hơn mỗi khi cún cưng chạy loanh quanh trong nhà.
7. Hiện giờ hoặc sắp tới gia đình bạn có em bé chứ?
Nếu câu trả lời là có thì bạn cũng cần cân nhắc một giống chó phù hợp với gia đình mình. Trẻ em sẽ chưa thể hiểu rằng cún con bạn mới đón về không phải là đồ chơi của chúng. Một số giống chó sẽ không thích khi bị lũ trẻ nắm hoặc giật lông.
Thêm nữa, bạn cần chú ý là chó con có thể cắn lại và những chiếc răng nhỏ của chúng cũng rất sắc đấy. Ngay cả khi đang chơi, chúng cũng có khả năng làm tổn thương một đứa trẻ. Do đó, luôn luôn cần có người giám sát khi trẻ em cùng chơi với chó.
Khi trả lời được các câu hỏi trên hy vọng bạn đã tìm được cho mình một chú chó phù hợp nhất

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chó mèo bị táo bón, không đi vệ sinh phải làm gì

Bệnh táo bón ở chó mèo có thể đe doạ đến tính mạng của chúng nếu như bệnh không được chữa trị một cách kịp thời và đúng cách. Phân bị khô, cứng cùng với những biểu hiện căng thẳng, đi ngoài một cách khó khăn, lãng tránh hoặc thậm chí là không thường xuyên đi tiêu, tất cả các dấu hiệu trên cho thấy chú chó mèo của bạn đang gặp phải một vấn đề rất trầm trọng đó chính là chứng táo bón. Chế độ ăn uống đúng cách và một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa giúp cho chú chó yêu của bạn không phải đối mặt với chứng táo bón và hơn hết là các cảm giác khó chịu đi kèm theo sẽ không thể ảnh hưởng được đến chú chó cưng của bạn.


Nguyên Nhân Hình Thành & Triệu Chứng của chó mèo khi bị táo bón
Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
- Chú chó mèo nuốt phải dị vật: xương, thực vật, đất, sỏi, đá.,,,, Những dị vật này có thể khiến phân to lên, khô đanh lại và gây táo bón.
- chế độ ăn quá nhiều hay quá ít chất xơ.
- bị nhốt hoặc bị xích quá lâu ngày sẽ khiến cho các chú cảm thấy bức bí trong người, dễ dẫn đến căng thẳng và khó chịu.
- Điều kiện về môi trường hay đồ dùng vệ sinh của các bé (khay/hộp vệ sinh…) .

Ảnh hưởng từ bên trong cơ thể
- Các cơn đau: Nếu chó mèo cảm thấy đau ở hậu môn, vùng gần hậu môn hoặc các chấn thương chỉnh hình gây cản trở đến việc các chú chó “hành sự” .
- Ngoài ra, viêm khớp cũng khiến cho các tư thế ngồi của chó trở nên khó khăn, từ đó khiến chó ngần ngại trọng vệ sinh.
- Tắc ruột: quá trình đào thải phân cũng có thể bị trì trệ bởi khối u ( gây đau, rát, vướng víu), lông tóc ( do quấn sít vào nhau, đóng thành búi lông lớn gây tắc ruột, thường xảy ra ở những chú cún lông dài). Đó là còn chưa nói đến các biến dạng nội tạng. Thoát vị xương chậu, tuyến tiền liệt phình to cũng dẫn tới táo bón… 
- Thần kinh cơ cũng có thể là nguyên nhân. Rối loạn thần kinh cơ làm suy yếu chức năng của đại tràng. Dị tật cột sống, đĩa đệm bất thường ở khu vực gần xương chậu cũng dễ gây nên tình trạng gián đoạn quá trình đào thải phân,nguyên nhân này thường hay gặp ở mèo .
Rối loạn tiêu hóa: suy tuyến giáp hoặc suy thận có thể làm cho việc tiết dịch tiêu hóa bất ổn định và mất cân bằng điện giải ( tăng hạ kali máu bất thường…) Sự mất cân bằng này gây mất nước, giảm co cơ ruột, kết quả là chó bị táo bón do phân bị trữ quá lâu trong ruột.

Chữa táo bón ra sao?

Người ta hay sử dụng thuốc xổ trọng hoặc ống thụt giúp chó mèo giải thoát khối lượng phân đóng cứng ngắc trong ruột,

Phòng ngừa:

- Quan tâm nhiều hơn tới khẩu phần ăn, chó bé chó ăn đúng cách và phù hợp để tránh táo bón. Tăng, giảm chất xơ đứng mức theo chỉ định của bsty.
- Khuyến khích đi dạo, hoạt động để tăng nhu động ruột.
- Cung cấp nước sạch cho cún. Bạn cần cung cấp bao nhiêu nước cho chó? Link này sẽ giúp bạn tính toán chính xác chỉ bằng số cân nặng của các bé đó!
- Xác định, điều trị bệnh đúng cách, tránh stress.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết cách thụt phân cho chó mèo khi táo bón
tôi phòng khám thú y Animal care
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Cách tự cắt, thắt đuôi cho chó tại nhà

Tại sao phải cắt đuôi chó ?
Đôi khi chúng ta ngồi nhìn chú cún nhà mình và tự hỏi rằng, Tại sao loại chó này phải cắt đuôi nhỉ ? Thực ra là do từ trước kia, những chú chó đi săn, hay trong khi sinh hoạt, một số giống chó bị vướng đuôi, hay có thể là do chiếc đuôi dài lê thê kia đã làm trở ngại cho chúng trong khi làm nhiệm vụ nên được chủ cắt đuôi. Và cứ từ đó, chúng được cắt đuôi cho đến ngày nay. Việc cắt đuôi đã trở thành mốt đối với một số loài chó, nếu không cắt đuôi chó thì có thể những chú chó ấy không được coi là chuẩn.

Bạn có nên thực hiện cắt đuôi chó con
Thường thì những người nuôi chó sinh sản ở một số loài chó, khi sinh ra là họ sẽ cắt đuôi ngay lập tức để cho chú chó ấy được đúng theo “ tiêu chuẩn “. Nhưng nếu bạn thích giữ lại cái đuôi chó chúng cúng rất tốt mà, việc đó sẽ khiến cho chú cún con của bạn không bị đau. Hơn nữa, lúc đó chú cún của bạn sẽ trở thành hàng độc thì sao nhỉ !
Ở một số quốc gia trên thế giới như Anh và Bỉ, thì việc cắt đuôi chó, cắt tai chó hiện nay đã được ra luật cấm làm việc này.
Những dòng chó thường hay bị cắt đuôi
Hiện nay trên thế giới, có một số loài chó là phải cắt đuôi. Nhiều người không biết rằng chúng không có đuôi bẩm sinh hay bị cắt đi từ nhỏ.
Một số loài chó sinh ra là phải cắt đuôi như Chó Boxer, Chó Rottweiler , Chó phốc, Chó Doberman, Chó Cocker … Có thể còn có những cá thể vẫn còn giữ đuôi lại, và đa số mọi người không đem chúng ra so sánh ra sao.

Chó Doberman cũng thường phải cắt đuôi theo tiêu chuẩn
Cách cắt đuôi chó con an toàn
Với chó to rồi thì tốt nhất là bạn nên giữ chúng lại và không cắt đuôi nữa. Vậy ở độ tuổi nào thì có thể cắt đuôi cho chó ? Có thể cắt đuôi chó ở độ tuổi từ 3 đến 5 ngày Vậy cách cắt đuôi chó con như thé nào mới tốt ? Có 2 cách phổ biến bạn có thể làm như sau
Dùng nịt, chun vòng để cắt đuôi chó con
Ngay sau khi chó con sinh ra, bạn hãy chuẩn bị ngay những sợi chung vòng, nhiều nơi còn gọi đó là nịt. Bạn nắn đến đoạn đốt xương đuôi giáp với phần xương cụt của chúng, nghĩa là bạn chừa ra một đốt đuôi thôi. Tại đây bạn dung nit buộc chặt phần đuôi lại. Có thể lúc này chó con sẽ kêu nhưng chúng sẽ không sao đâu. Hãy cứ để từ 3 đến 5 ngày là phần đuôi cần phải cắt sẽ tự rụng, và bạn không cần phải khâu.



Dùng kéo để cắt đuôi chó con
Trước khi cắt đuôi cho chó con bạn chuẩn bị cồn, panhs kẹp, và kéo. Bạn tiến hành lần lấy đốt đuôi cuối cùng giáp với phần xương cụt của chó con. Dùng panhs kẹp chặt phần bên trong phía đốt đuôi cuối để giữa máu cho chó con. Bạn dung kéo sắc bấm phần đuôi cần cắt sau đó dung cồn bôi ngay vào chỗ vừa cắt. Để khoảng gần 1 phút thì bạn thả chó con ra. Thế là phần đuôi chó con đã được cắt một cách nhẹ nhàng.

Bạn muốn tìm phòng khám thú y tôt ở Hà Nội, hãy gọi ngay cho chúng tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h