Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Bệnh viêm đa khớp ở chó mèo


Viêm khớp (viêm xương khớp/ bệnh thoái hóa khớp) là một dạng rối loạn tại khớp xương, đặc trưng của bệnh là gây ra tình trạng đau và hiện tượng viêm ở các khớp xương (viêm một hay nhiều khớp xương). Bệnh rất phổ biến ở chó, mèo có độ tuổi trung niên/ già và có xu hướng ảnh hưởng lớn đến khớp ở các chi.

Cơ chế gây nên hiện tượng viêm khớp:

Viêm khớp xảy ra khi sụn trong khớp bị tổn hại. Bình thường ở bề mặt của xương có chứa một lớp sụn có tác dụng như là một bộ đệm giữa các xương và tạo thành các khớp.Viêm khớp xảy ra khi sụn trong khớp bị tổn hại.

Nguyên nhân của bệnh:

- Khớp thoái hóa tự nhiên do quá trình lão hóa ở chó/ mèo làm sụn bị thoái hóa và trở nên kém linh hoạt hơn.

- Bệnh phát triển do chấn thương (gãy xương/ dây chằng/ gân/ cơ), trật khớp hoặc nhiễm trùng ở khớp.

Đặc điểm của bệnh:

- Bệnh phổ biến ở chó/ mèo có độ tuổi từ trung niên trở lên.

- Chó/ mèo bị béo phì có nguy cơ cao hơn.

- Chó/ mèo đã từng bị thương ở khớp trong quá khứ cũng có nhiều nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

- Một số trường hợp bất thường do bẩm sinh cũng có nhiều khả năng dễ bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp. Loạn sản xương hông là một ví dụ điển hình.

- Riêng ở chó, giống chó ngao Mastiff Tây Tạng và giống Great Danes có nguy cơ cao với bệnh.

Triệu chứng

- Đi bộ một cách cứng nhắc/ khập khiễng (đi khập khiễng một/ nhiều chân tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh).

- Cơ cứng, khớp sưng và đau, thú nuôi cảm thấy khó khăn khi ngồi hoặc đứng.

- Thờ ơ, què quặt và trở nên bớt linh hoạt hơn.

- Chó cảm thấy khó khăn trong việc nhảy, chạy hoặc leo cầu thang; còn mèo thì không còn thiết tha với việc nhảy lên bàn/ các khu vực cao khác như trước nữa.

- Chó/ mèo trở nên ít hoạt động hơn và dành nhiều thời gian để ngủ/ nghỉ ngơi hơn.

- Thói quen thích chui vào hộp ở những chú mèo không còn nữa (do việc leo trèo/ chui vào hộp có thể gây đau). Một số trường hợp mèo bị viêm sẽ ngừng chải chuốt bản thân, dẫn đến nhếch nhác.

- Thú cưng cảm thấy khó chịu và trở nên cáu kỉnh, chúng có thể chụp và cắn ta khi tiếp cận/ xử lý/ đụng phải và làm đau chỗ đau của chúng. Một số trường hợp thú có thể trở nên lo lắng và bồn chồn.

- Xuất hiện hiện tượng teo cơ: Vật nuôi bị viêm khớp thường bị teo cơ/ các mô cơ bị chết do không hoạt động/ sử dụng các cơ bắp. Chó/ mèo cơ bị teo cơ chân nhìn sẽ nhỏ hơn so với bình thường.

- Liếm, nhai/ cắn: Vật nuôi bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp sẽ bắt đầu liếm, nhai hoặc cắn vào các vùng cơ thể bị đau do viêm khớp. Thậm chí có thể gây nên viêm da và rụng lông trên khu vực bị ảnh hưởng.

- Cơn đau do viêm khớp có thể gây ra sự chán ăn cho một số thú nuôi bị bệnh. Điều này sẽ có thể dẫn đến giảm cân.


Chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp tương đối đơn giản và hiệu quả, một số phương pháp thường được sử dụng, đó là:

Tiến hành khám lâm sàng.
Chụp X quang.
Kết hợp kiểm tra bệnh sử của con chó/ mèo cho chấn thương trước đó và xem xét các điều kiện về di truyền.
Điều trị bệnh
Việc điều trị bệnh viêm khớp là không hề đơn giản và rất khó để có thể điều trị dứt điểm được bệnh, do đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là cực kì quan trọng. Mục đích chính của các phương pháp điều trị là để giảm thiểu các cơn đau cho những con chó/ mèo của bạn và giữ cho chúng được khỏe mạnh.

Một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh là:

- Sử dụng thuốc thích hợp theo sự chỉ dẫn của bác sỹ thú y:

- Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất (bổ sung dinh dưỡng giúp bổ sung sụn cho khớp).

- Nếu trường hợp chó/ mèo bị béo phì mà bị viêm khớp thì cần phải được giảm cân thích hợp cho chúng.

Lưu ý :

- Không cho chó/ mèo bị bệnh sử dụng thuốc của con người mà không có sự chỉ định của bác sĩ thú y (một số thuốc có thể gây ngộ độc cho chó/ mèo).

- Nên cho thú nuôi bị viêm khớp tập thể dục hằng ngày với cường độ thấp (đi bộ, bơi lội…)

- Tạo môi trường/ điều kiện sống thoải mái cho thú cưng bị bệnh:

+ Cung cấp chỗ ngủ/ tấm chăn ấm cúng, mềm mại và dễ chịu.

+ Có các buổi chơi ngắn nhẹ nhàng.

+ Cung cấp cho chúng một số buổi mát-xa nhẹ nhàng và vật lý trị liệu .

+ Đặt thức ăn và bát nước trên bàn/ nơi thấp tránh làm cho thú cưng bị căng thẳng cột sống.



Phòng tránh bệnh viêm khớp cho chó/ mèo

- Chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ chất cho sự phát triển của sụn và hạn chế tình trạng béo phì.

- Duy trì một chương trình luyện tập thể dục thích hợp.

- Thường xuyên tới các trung tâm chăm sóc sức khoẻ/ thú y, ít nhất là một năm một lần để kiểm tra sức khoẻ cho chó/ mèo (thường xuyên kiểm tra biểu đồ suy giảm xương cho thú nuôi).

- Trong trường hợp thú bị chấn thương (xương/ khớp/ gân…) do va chạm cần đưa thú đến nơi điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh léo dài.



Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Dấu hiệu chó có bầu

1. Chó mang thai bao nhiêu ngày ?

Kể từ khi thai hình thành và làm tổ ở sừng tử cung tới khi ra đời khoảng 58 - 68 ngày ( trung bình là 9 tuần = 63 ngày ). Chó càng ít thai ( dưới 4 con với các giống chó to: GSD, Rottweiler, Labrador, golden.... dưới 2 con với miniature bull terrier, Nhật, Bắc kinh, chihuahua...) thì thời gian mang thai càng dài.


2. Mang thai được tính từ khi nào ?

Nếu để tự nhiên, chó giao phối liên tục trong khoảng 3-5 ngày của kỳ động dục, nên tính thời gian từ giữa các lần giao phối.

Giao phối chủ động ( chủ mang chó đi lấy giống), căn cứ vào ghi chép các lần phối, nhưng nên nhớ rằng tinh trùng có thể sống trong tử cung chó tới 24 giờ nên có thể tính thời gian mang thai sau 1 ngày phối giống.

Kiểm tra sự thay đổi nồng độ hooc-môn LH (Luteinizing Hormon ) và Estrogen đạt đỉnh điểm trong huyết thanh cũng có thể xác định thời điểm mang thai ( áp dụng trong thụ tinh nhân tạo cho chó).

3. Có biện pháp chẩn đoán sớm chó có thai ?

Hiện nay chưa có các thực hành xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu nào có thể xác định chó đã có thai hay chưa. There are no practical blood or urine tests available to confirm pregnancy in the dog.

Sớm nhất cũng phải từ 26-35 ngày sau phối giống để xác định có thai bằng thăm khám lâm sàng vùng bụng của các bác sỹ thú y ( độ chính xác khoảng 85% ).


Không được chụp X-quang chó mới mang thai. Chỉ được phép dùng X-quang để xác định số lượng con 45 ngày sau khi mang thai ( chính xác 95% về số lượng thai )


Có thể siêu âm chó mang thai nhưng không có ý nghĩa chẩn đoán vì có thai sau 25 ngày mới có thể siêu âm được và cũng không biết rõ bao nhiêu thai.

4. Khi nào có thể biết được chó mang thai bằng quan sát các thay đổi tâm sinh lý cơ thể chó ?
Khoảng 5 tuần sau phối giống, rất khó xác định chắc chắn chó có thể mang thai hay không bằng cách quan sát thay đổi về phát triển đầu vú, nầm sữa, thay đổi hành vi, tính tình, cách thức ăn uống, ngủ nhiều, lười vận động... Nhiều chủ chó quá mong mỏi sự thành công nên dễ "hoang tưởng" chó đã chửa rồi đợi mãi không thấy đẻ và kết luận " chửa giả " !

Chỉ sau tuần thứ 5 trở đi mới thấy sự to nhanh, ộ ệ của vùng bụng và bầu vú. Nhưng cũng chỉ rõ rệt với chó chửa nhiều thai, còn chó mẹ mang ít thai ( 1 - 2 thai ) thì bụng chó chỉ thấy to ra rõ rệt vài ngày trước khi sinh.

Bàu vú phát triển sớm và to nhanh hơn phát triển bụng thì chó chửa ít thai ( gọi là chửa vú ), ngược lại bụng to và bàu vú phát triển vừa phải sẽ mang nhiều thai.

Có thể có sữa trước khi sinh 7- 9 ngày. Tốt nhất 1- 2 ngày trước khi sinh mới có sữa. Màu sữa phải có màu trắng đặc trưng, không trong, vàng ố bẩn mới bảo đảm thai khỏe và sinh sản bình thường. Có sữa quá sớm là dấu hiệu của sảy thai hoặc đẻ non.
Nguồn internet

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Biểu hiện chó đẻ khó

Khi nuôi chó sinh sản thì việc phát hiện động dục, phối giống và chăm sóc chó trong suốt quá trình mang thai là rất quan trọng. Trong đó việc xác định thời điểm sinh là điều tối cần thiết để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Phần lớn chó tự đẻ nhưng đẻ khó xảy ra ngày càng nhiều nếu không được can thiệp kịp thời có thể xảy ra những tổn thất đáng tiếc cho cả mẹ và con.


Đẻ khó là hiện tượng thai khó hoặc không thể tống thai ra khỏi cơ thể chó mẹ. Đẻ khó xảy ra do nhiều nguyên nhân:

- Do giống chó: Không chỉ có giống Chihuahua mà phần lớn các giống chó nhỏ con như phốc sóc, Yorkshire Terrier…những giống này có kết cấu xương chậu hẹp thường hay khó đẻ, thường phải mổ vì thai không thể lọt qua cửa khung xương chậu. Thậm chí giống to hơn như English Bulldog…cũng phải mổ đẻ tỷ lệ mỗ có thể trên 70% vì giống này có cấu tạo hộp sọ ở chó con rất lớn nên thường khó sanh.

- Do chó sinh nở ở độ tuổi quá lớn. Chó trên 4 năm tuổi mới cho đẻ lần đầu, lúc này khung xương chậu không còn tổ chức sụn đàn hồi, ít dãn nở nữa nênthường khó đẻ.

- Do bệnh tật: tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng gây phù, bi viêm tử cung, rong kinh sau khi phối, hoặc lộn tử cung khi phối giống, bệnh gen: lai đồng huyết, cận huyết, thai quái dị.

- Do tâm lý chó mẹ lúc đẻ: Tâm thần hoảng loạn, sợ hãi gây xuất huyết chảy máu đường sinh dục, vỡ ối trước, thai chết ngạt không ra được gây “tắc nghẽn” cho các thai sau. Chủ quá âu yếm, thương xót, vuốt ve nhiều làm “giảm đau đẻ tâm lý” cũng gây đẻ khó hoặc đẻ lâu.

- Do chăm sóc không hợp lý : Cho mẹ ăn quá thừa chất khi mang thai lại ít vận động, thai to, mẹ ỳ ạch, trì trệ sẽ rất khó đẻ. Do chuyển đổi chủ mới, chỗ ở mới trước khi cho sinh đẻ.

Biểu hiện lâm sàng của đẻ khó thường chó rặn liên tục, vỡ ối và thai kẹt ở âm đạo / khung chậu.

Trước khi đi đến quyết định mỗ lấy thai. Bác sĩ cần khám tổng quát như đo thân nhiệt, xem xét tình trạng tiết sữa của tuyến vú, kích thước âm hộ, kích thước bụng của thú mẹ, sự tiết dịch ở âm đạo, sự đóng mở của cổ tử cung, độ lớn và tư thế của thai trong tử cung. Sau đó chó mẹ cần được siêu âm để biết chính xác ngày mang thai và tình trạng sức khỏe của thai như kiểm tra nhịp đập tim thai, xem cử động của thai, thai sống hay chết, kích thước thai và kích thước khung xương chậu.


Các biện pháp can thiệp khi chó đẻ khó :

- Can thiệp bằng thuốc (oxytocin) đối với các trường hợp xương chậu đã dãn nở, có thể tống thai ra bằng đường âm đạo. Thai nằm ở tư thế bình thường, hay thú đã đẻ được một con, chó mẹ còn khỏe mạnh thì được tiêm oxytocin với liều 5 – 10 UI/con.

- Nếu sau khi trợ giúp bằng oxytocin mà chó vẫn tiếp tục không sinh được sau 30 phút rặn thì phải mổ lấy thai ngay. Việc mỗ lấy thai nên được tiến hành ở các phòng mạch có đầy đủ trang thiết bị như bình dưỡng khí oxy để hô hấp cho chó con khi mới sanh, đèn hồng ngoại để sưởi ấm chống giảm thân nhiệt trên chó mẹ chó con, Bác sĩ phải có tay nghề cao lâu năm trong nghề.... Chúc các bạn thành công trong việc nuôi chó sinh sản nha.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Chó mèo bị phản ứng khi tiêm vacxin

Phản ứng vaccine là gì?
Phản ứng vaccine là hiện tượng vật nuôi sau khi tiêm vaccine (thường khoảng 2h sau tiêm), cơ thể sẽ sinh ra một số phản ứng phụ chống lại quá trình xâm nhập của vaccine vào cơ thể, nhẹ thì có thể gây sốt, bỏ ăn thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong. Trong thực tế, hiện tượng phản ứng vaccine không chỉ gây lo lắng cho chủ nhân của vật nuôi, chính bản thân con vật mà còn cả các bác sỹ thú y.


Các dấu hiệu cho thấy vật nuôi của bạn có thể đang bị phản ứng với vaccine.
- Khó chịu và sưng tấy xung quanh vết tiêm.
- Sốt nhẹ.
- Giảm cảm giác thèm ăn và lười hoạt động.
- Hắt hơi, ho nhẹ, “sổ mũi” hoặc các dấu hiệu về hô hấp khác có thể xảy ra trong vòng 2-5 ngày sau khi tiêm vaccine.
- Ho nặng hoặc khó thở.
- Nôn mửa kéo dài hoặc tiêu chảy.
- Ngứa da có dấu hiệu phát ban (nổi mề đay).
- Sưng mũi và xung quanh mặt, cổ hoặc mắt.
- Suy nhược.
- Nhịp tim giảm, huyết áp thấp, lưỡi nhợt nhạt.

Khi tình huống xấu đó xảy ra thì bạn nên nhanh chóng đưa con vật đến bệnh viện để các bác sỹ thú y kịp thời tiến hành truyền dịch tĩnh mạch và tiêm thuốc chống dị ứng (Cortisone, Epinephirine…) để khôi phục các chức năng quan trọng và phục hồi sức khỏe cho con vật qua cơn nguy kịch. Rất may mắn là hầu hết các trường hợp dị ứng đều phục hồi tốt, thậm chí rất nhanh nếu được điều trị đúng hướng.

Tái chủng
Việc tái chủng ngừa các bệnh đã tiêm trước đó bằng vaccine đa giá, có thể xảy ra 3 trường hợp như sau:
1. Không có bất kỳ biểu hiện phản ứng phụ nào, vaccine phát huy tác dụng và con vật sẽ được bảo vệ khỏi căn bệnh đó.
2. Xảy ra phản ứng vaccine ở dạng nhẹ, không nguy hiểm.
3. Xảy ra phản ứng vaccine nặng, nguy hiểm đến tính mạng.


Như vậy, việc xem xét giữa lợi ích mang lại và rủi ro có thể xảy ra khi quyết định có hay không sử dụng 1 loại vaccine là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, nếu chẩn đoán sai, con vật không phải là bị phản ứng với vaccine thì hướng điều trị như một ca bệnh dị ứng là vô cùng nguy hiểm.
Khi có những loại vaccine mà ở đất nước của bạn bắt buộc phải tiêm phòng nhưng bạn lại lo lắng về những phản ứng phụ có thể xảy ra, bạn có thể hỏi bác sỹ thú y của cún nhà bạn để có được những lời khuyên tốt nhất. Thậm chí trong trường hợp cả bác sỹ thú y cũng khuyến cáo không nên tiêm vì có thể xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng thì bạn cũng cần viết một bản tường trình lên cơ quan có thẩm quyền để họ nắm được tình hình và có hướng xử lý, tránh vi phạm đến quy định của pháp luật.
Phòng khám thú y Animal Care Hà Nội
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Website: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/



Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Chăm sóc mèo cái sau triệt sản

Bạn mới triệt sản cho mèo nhà mình và không biết cách chăm sóc mèo nhà mình như thế nào 

- Sau khi triệt sản cho mèo bạn không nên để mèo nằm lạnh vì giai đoạn này sức khỏe của mèo thường giảm sút do vừa tiến hành phẫu thuật
- Với mèo đực bạn theo dõi sức khỏe trong khoảng 5 ngày 
- Với mèo cái thường liếm vết mổ hoặc cắn chỉ. Tốt nhất bạn nên đeo vòng chống liếm cho bé nếu không có thể gây nhiễm trùng vết mổ
- vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng cồn iot
- Sau khoảng 1 tuần tại vị trí vết mổ có thể nổi một cục cứng là binh thường bạn không cần quá lo lắng
- 1 tuần sau mổ có thể cắt chỉ. 
Nêu có thắc mắc về vấn đề triệt sản cho mèo hãy gọi cho chungs tôi
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Bệnh giun tim ở chó


Giun tim là 1 bệnh cực nguy hiểm và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng loài chó. Nguyên nhân là do kí sinh trùng giai đoạn trưởng thành Dirofilaria immitis đã kí sinh lên động mạch phổi và tâm thất phải của tim.

1. Tiến triển và truyền nhiễm
·       Sự truyền nhiễm của giun tim phụ thuộc vào quần thể muỗi ở từng khu vực. Khu vực càng nhiều muỗi thì sự lây truyền giun tim càng cao
·       Bệnh giun tim xảy ra ở hầu hết các loài chó và cũng có thể gây ra bệnh tim ở mèo
·       Chó mèo hoang cũng là những nguyên nhân mang mầm bệnh đến với chó mèo của bạn
·       Giun tim trưởng thành dài từ 6 – 14 inch ( 25 – 30cm ). Thời gian kể từ khi xâm nhiễm vào các bé tới khi trưởng thành và có khả năng gây bệnh là từ 6 – 8 tháng
·       Bệnh nghiêm trọng vì khi 1 bé chó mắc bệnh có thể trong tim và mạch máu chứa đến hàng trăm con giun. Khoảng 30 – 80% đàn chó bị nhiễm ấu trùng.
·       Giun trưởng thành sống trong cơ thể chó từ 5 – 7 năm ( gần bằng nửa tuổi thọ ). Khi giun tim đực và cái trưởng thành gặp nhau, giao hợp xảy ra thì con cái thải ra 1 số lượng lớn ấu trùng giun chỉ trong đường máu



2.  Vòng đời của giun
1.  Muỗi mang ấu trùng sau khi hút máu chó mèo mang bệnh. Trong máu này chứa các microfilariae ( L1 ) có dạng như 1 con giun nhỏ
2.  Ấu trùng L1 phát triển thành ấu trùng gây nhiễm ( L2 ) bên trong muỗi và di hành tới miệng và vòi của muỗi
3.  Muỗi chứa L2 tiếp tục hút máu ở các chó mèo khỏe mạnh khác và ấu trùng L2 sẽ theo vòi vào trong dưới da
4.  Dưới da của chó mèo và trong cơ, ấu trùng L2 phát triển thành dạng thành thục L3 sau 6 – 8 tuần ( chiều dài 25cm ) và di hành vào phổi phải và động mạch phổi. Tại đây chúng tiếp tục phát triển thành dạng trưởng thành ( thời gian khoảng 2 tháng )
5.  Giun tim đực và cái gặp nhau, giao phối và sinh ra ấu trùng L1, L1 tiếp tục vào máu theo các mạch máu
6.  Muỗi lại tiếp tục hút máu có chứa L1 đi truyền bệnh



3.  Tác hại và ảnh hưởng
·       Ấu trùng giun có khả năng sống đến 2 năm trong đường máu của chó ( mèo )
·       Muỗi là vật trung gian tốt nhất để lây nhiễm đến chó mèo khác
·       Giun trưởng thành có thể làm biến dạng nghiêm trọng các mạch máu dẫn máu từ tim và phổi. Chúng làm tắt nghẽn máu dẫn đến máu không cung cấp đủ hoặc không cung cấp được tới các cơ quan
·       Nếu ít hơn 25 giun trên 1 cá thể thì gần như không có biểu hiện nào vì thế nguy cơ lây lan bệnh rất lớn bởi chúng thường xuyên thải ấu trùng vào máu và muỗi hút máu của chó bệnh và mang chúng đi lây nhiễm cho các chó mèo khác
·       Nếu có trên 60 giun / chó ở tim và mạch máu sẽ dẫn đến các vấn đề bệnh về tuần hoàn và gây tác động lớn đến tim, gan, thận. Nếu có trên 100 giun, bé sẽ có các triệu chứng sau:
-      Khó thở
-      Ho
-      Đi lại, chạy nhảy khó khăn,...
-      Nôn mửa ( ít hoặc nhiều tùy theo giai đoạn )
-      Trụy tim ( Có thể ngừng đập bất thình lình )
-      Suy nhược và ốm đi
-      Thiếu máu ( da, niêm mạc trở nên nhợt nhạt )
4.  Triệu chứng thường thấy
·       Hầu hết khi mắc bệnh, bạn sẽ không thể phát hiện bất kỳ một biểu hiện gì. Các triệu chứng lâm sàn phát triển rất chậm. Triệu chứng sẽ không rõ rệt sau 3 năm từ khi bị nhiễm.
·       Biểu hiện đầu tiên là ho và thở khó. Triệu chứng sớm của bệnh ( phát hiện được phải mang bé đi khám ngay ) là các bé ngại vận động và không có năng lượng, khi vận động bé thường nhanh mệt và vận động uể oải thấy rõ. Ngoài ra 1 số bé có hiện tượng tích dịch ở bụng ( bụng to nhưng mềm ).
·       Một số bé có thể đột tử sau khi vận động do trụy tim, các bé thường hoàn toàn suy sụp vào giai đoạn cuối của bệnh
·       CÁC BÉ DƯỚI 6.5 THÁNG TUỔI KHÔNG THỂ NHẬN THẤY SỰ HIỆN DIỆN CỦA BỆNH

5.  Khi bé mắc bệnh bạn nên
·       Chuẩn đoán bằng phương pháp kiểm tra máu ( xét nghiệm ) là phương pháp tốt nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra được sự hiện diện của ấu trùng giun trong mẫu máu của chó nghi bệnh. Tuy nhiên chuẩn đoán này có thể bị sai nếu giun trưởng thành 100% là đực ( Nhưng điều cần thiết là bạn nên xét nghiệm cho bé nhé, tỉ lệ 100% giun trưởng thành là đực - thấp )
·       Chụp X-Quang và siêu âm để kiểm tra các thay đổi của tim, động mạch phổi ( Thường thấy là động mạch chủ phải và van động mạch chủ to hơn bình thường )
·       Chuẩn đoán bằng cách đếm số lượng bạch cầu có trong máu và kiểm tra dịch tiết từ phổi, kiểm tra ấu trùng
·       ELISA test