Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Lịch tiêm phòng vacxin cho mèo

Việc tiêm phòng vacxin cho mèo là rất quan trọng. Khi mèo được tiêm phòng sẽ tránh được các bệnh.truyền nhiễm.

 Vacxin ở mèo gồm
1. Vacxin dại: được tiêm khi mèo trên 3 tháng tuổi, một năm tiêm một lần.
2. Vacxin đa giá phòng các bệnh:
-  Bệnh Giảm Bạch cầu ( Paleucopenia).
- Bệnh Viêm mũi – khí quản truyền nhiễm Rhinotrachetitis/Calicivirus.

-  Bệnh Hô hấp do Herpevirus.

Các bệnh trên với Hội chứng viêm Hô hấp, tiêu hóa và thần kinh trầm trọng, lây lan mạnh, tỷ lệ tử vong cao, nên còn được gọi là "bệnh Carre của mèo" (Distemper in cats), bệnh "cúm mèo" (Flu in cats). Vì vậy, khuyến cáo của BSTY là : nên tiêm phòng vaccine các bệnh trên.

Vacxin phòng các bệnh được sử dụng:

- Tiêm dưới da.

- Pha vaccine đông khô FELINIFFA với CORIFELIN (dạng lỏng màu trắng sữa).

- Sử dụng ngay sau khi tái lập.

- Liều dùng: 1ml bất kể trọng lượng, tuổi hay giống mèo.

- Chủng ngừa lần đầu phải tiêm 2 mũi

.Mũi 1: Tiêm khi mèo được 8 tuần tuổi
.Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 4 tuần.

.Chủng nhắc lại: Hằng năm. Trước khi tiêm nên tẩy giun sán trước 1 tuần

- Không dùng cho mèo mang thai và các giống mèo nhậy cảm với Bệnh Giảm Bạch cầu.  Không tiêm cho mèo ốm
-TÁC DỤNG PHỤ:

Có thể gây nốt nhỏ nổi lên ở vết tiêm.

Ngọai lệ có phản ứng quá mẫn, cần điều trị triệu chứng.

phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage:https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/


Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Mèo bị herper virus và cách điều trị

Herpesvirus Feline (FHV, FHV-1) là một loại virus rất dễ lây và là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (URI) hoặc cúm mèo ở mèo, là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc (viêm các mô xung quanh mắt, đặc biệt là lớp niêm mạc của mi mắt và mí mắt thứ ba).
Đường lây truyền
Virus herper này dễ dàng lây truyền qua đường giữa mèo qua:

Tiếp xúc trực tiếp - thông qua tiếp xúc với nước bọt, mắt hoặc dịch tiết mũi
Hít khí khi mèo hắt hơi
Ăn uông cùng bát

Bao lâu là một con mèo nhiễm sau khi nhiễm virus?
Khi một con mèo bị nhiễm herper, thường có một thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày trước khi nó cho thấy các triệu chứng của bệnh. Con mèo có thể lây nhiễm sang con mèo khác trong thời gian ủ bệnh này. Trong hầu hết các trường hợp các triệu chứng xuất hiện khi các nhiễm trùng đang hoạt động sẽ kéo dài khoảng 10-20 ngày. Tất cả những con mèo đã bị lây nhiễm với herper sẽ trở thành con vật mang virus này hầu hết là ở dạng sẽ tiềm ẩn, có nghĩa là virus sẽ tồn tại trong một hình thức hoạt động bên trong cơ thể của con mèo và nếu có yếu tố bất lợi virus trở nên kích hoạt lại, con mèo sẽ một lần nữa mắc bệnh.


Các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm herper là gì
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp  - cấp URI là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh herper Dấu hiệu điển hình bao gồm viêm kết mạc, chảy nước mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, nước bọt, viêm họng, thờ ơ, inappetence, sốt và đôi khi ho. Dấu hiệu có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và phát tán vi rút thường tiếp tục trong khoảng 3 tuần.
- Viêm giác mạc  tương đối phổ biến, có thể gây mù nhất là mèo nhỏ
- viêm da  - một biểu hiện hiếm gặp, thuường ở thể mãn tính là sự phát triển của viêm da và loét. Điều này thường thấy nhất xung quanh mũi và miệng, nhưng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác như chân trước.

Bao lâu có thể virus sống trong môi trường?
Khi nước bọt hoặc thải khác từ một con mèo bị nhiễm bệnh làm ô nhiễm môi trường, virus có thể tồn tại trong môi miễn là nó vẫn ướt.

Làm thế nào virus có thể bị giết?
Virus này là dễ dàng bị giết chết trong các môi trường bằng chất khử trùng, miễn là các điểm tiếp xúc khử trùng tất cả các bề mặt bị ô nhiễm. Đối tượng bị nhiễm phải được ngâm trong dung dịch thuốc tẩy cho tối thiểu là 5 phút.
Sau khi chạm vào một con mèo bị nhiễm bệnh, bàn tay có thể được khử trùng bằng cách rửa với xà phòng và nước (đảm bảo để làm sạch dưới móng tay với một bàn chải móng tay), tiếp theo là ứng dụng của một chất rửa tay chứa cồn.
Mèo bị nhiễm herper virus

Chữa trị và phòng các bệnh nhiễm trùng do herper
Nhiễm FHV thường phức tạp do nhiễm khuẩn thứ phát, điều trị để hỗ trợ với các loại thuốc kháng sinh thường được yêu cầu. Chăm sóc điều dưỡng tốt là rất quan trọng và mèo có thể cần phải được nhập viện để điều trị dịch truyền tĩnh mạch và hỗ trợ dinh dưỡng trong trường hợp nặng.

Tốt nhất hãy đưa mèo nhà bạn đi tiêm phòng vacxin để phòng các bệnh truyền nhiếm gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo

phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/chomeo.quanao

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Lịch tiêm phòng vacxin cho chó

Thời gian gần đây, việc nuôi thú cảnh đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở thành thị cũng như nông thôn. Nhu cầu tìm bạn hoặc bảo vệ, canh gác cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển này, chúng ta cũng cần quan tâm tới vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình cũng như với thú cưng của bạn. Tiêm vacxin phòng bệnh trở thành việc thiết yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho mọi người.


Tại sao phải tiêm phòng vacxin cho chó mèo

Tiêm vacxin là cách tốt nhất dể giúp chú chó mèo phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm.Từ đó tránh được thiệt hại về kinh tế cho bạn cũng như tính mạng của thú cưng.

Một số loại vacxin cho chó trên thị trường hiện nay:

Vacxin 5 bệnh phòng các bệnh sau:

- Care virus.

- Parvo virus.

- Viêm gan truyền nhiễm.

- Ho cũi chó.

- Phó cúm.

Vacxin 6 bệnh phòng các bệnh:


5 bệnh trên và thêm Leptospria


Vacxin 7 bệnh phòng các bệnh:

6 bệnh của vacxin 6 bệnh và thêm bệnh Coronavirus.

Hiện nay 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh.



Bảo quản:

- Trong quá trình vận chuyển vacxin cần bảo quản vacxin đúng quy định.

- Nhiệt độ: 2-7 ¬độ C.

- Tránh ánh sáng trực tiếp và va đập mạnh .

Liệu trình tiêm vacxin

Tại sao nên tiêm vaccine mũi đầu tiên khi thú cưng được 3 tuần tuổi? vì đó là lúc lượng kháng thể mẹ truyền thấp, đồng thời vào độ tuổi đó thú cưng thường bắt đầu tập ăn nên dễ nhiễm bệnh hơn cả.
Lịch vaccine cho cún từ khi mới sinh
Tuổi chủng VaccineLoại vaccine tiêm
3 tuần tuổi1 mũi vaccine 5 bệnh
6 tuầntuổi
1 mũi vaccine 5 bệnh hoặc 7 bệnh
9 tuầntuổi
1 mũi vaccine 5 bệnh hoặc 7 bệnh
3tháng1 mũi vaccine dại
1 năm sauNhắclại 1 mũi 5 hoặc 7 bệnh
1 năm sau...Nhắc lại (định kỳ hằng năm)

Hai mũi vacxin tiêm năm đầu cho chó cách nhau 21 ngày, Bạn nên đưa chó đi tiêm đúng ngày nhắc lại để được miễn dịch tốt nhất
Với chó mua về:

- Nên mua chó từ 2,5 tháng tuổi trở lên, có sổ khám chữa bệnh và đã tiêm vacxin.

- Trường hợp chưa rõ ràng thì tiêm lại theo liệu trình chó sơ sinh.

- Nếu đã tiêm 2 mũi có thể tiêm thêm mũi thứ 3.

- Với chó truởng thành mới mua về cũng nên tiêm phòng.

- Tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.

- Khi chó được khoảng 3 tháng tuổi thì tiêm phòng dại cho chó và tiêm nhắc lại định kỳ 1 năm 1 lần.



Lưu ý khi tiêm vacxin cho thú cưng:

- Bạn nên đưa chó tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốt phản vệ.

- Không tiêm khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt... (kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng)

- Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm; Kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.

- Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.

- Tiêm không đúng cách vacxin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.


- Tiến hành tẩy giun trước khi tiêm 1 tuần

Nếu muốn tiêm phòng cho chó hãy gọi phòng khám thú y Animal Care để được tư vấn.
Phòng khám có bác sỹ đến nhà tiêm cho chó nhà bạn
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage  https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/


Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

U nang biểu bì ở chó phú quốc

U nang biểu bì hay còn gọi là bệnh Dermosinus. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp nhất ở các loại chó có bờm trên lưng .u nang biểlà một vết rò dạng ống (kênh) nhỏ như sợi chỉ, thông từ bề mặt da cho tới cột sống hoặc tới lớp vỏ cứng của tủy sống

Trong các giống chó trên thế giới chỉ có 3 giống chó có một đặc điểm rất đặc trưng đó là có xoáy lưng,bao gồm chó Rhodesian Ridgeback (có nguồn gốc ở Nam Phi), Thai Ridgeback (ở Thái Lan) và Chó Phú Quốc của Việt Nam,Mặc dù bệnh này không gây tỷ lệ chết cao như những bệnh khác nhưng chó bệnh sẽ không đạt yêu cầu để làm chó giống, mất đi tính thẩm mỹ và đặc biệt là sẽ bị loại trong các cuộc thi chó đẹp ở trong nước cũng như quốc tế Bệnh u nang biểu bì là một bệnh bẩm sinh do di truyền thường xảy ra trên nhóm chó có xoáy lưng, ngoài ra cũng có thể xảy ra cho các giống chó khác có nuôi ở nước ta như Boxer, Kerry Blue Terrier, Shih Tzus… kể cả loài mèo nhưng hiếm gặp hơn. Ngoài ra còn do sự thiếu hụt của acid folic trong thời gian chó mẹ mang thai.
 Nguyên nhân:
Bệnh do một gene lặn từ chó bố và chó mẹ di truyền qua cho thế hệ đời con, vì thế bệnh xảy ra trên đàn chó con. Nguyên nhân là do sự khiếm khuyết của ống thần kinh trong quá trình phát triển ở giai đoạn phôi, hậu quả của một sự phân chia không hoàn toàn giữa da và ống thần kinh tạo thành mộ xoang hình ống. Có hai trường hợp xảy ra: (a) một vài trường hợp u nang biểu bì lấn sâu tới màng cứng bên trong tủy sống, và  phần lớn trường hợp khác là u nang  tạo thành một túi kín chỉ khu trú ở mô dưới da, ít nguy hiểm hơn.


 Vì vẫn có cấu tạo là da nên bề mặt trong của kênh vẫn có lông nhỏ, các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông… Chính vì vậy, khi các lớp da, lông già rụng cộng với mồ hôi tiết ra sẽ làm cho tắc nghẽn vết rò/kênh và gây ra viêm nhiễm càng ngày càng trầm trọng. Khi đó, cách giải quyết duy nhất là phải phẫu thuật, loại bỏ toàn bộ vết rò/kênh này. Đây là ca mổ tương đối phức tạp vì nếu không loại bỏ được hết thành phần của ống rò này thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ tái diễn và lại càng nguy hiểm hơn.

Dấu hiệu của bệnh là chấm nhỏ màu sẫm (kích thước <1mm)ở các vùng dọc theo sống lưng như đã nói ở trên. Vì kích thước bé nên tương đối khó phát hiện ra chúng ở chó con.

Thông thường có thể tìm thấy dấu vết của căn bệnh này ở vùng da trên cột sống, chúng hay được bắt gặp nhất ở vùng cổ và phần đuôi của bờm. Ngoài ra, đôi khi có thể tìm gặp chúng ở vùng hông, hoặc trên đầu, trên đuôi, thậm chí trong vùng bờm, nhưng tương đối hiếm. Chó mắc bệnh có thể có 1 hoặc vài lỗ rò dạng này, vị trí của chúng có thể tập trung, nhưng cũng có thể dải rác ở nhiều vùng khác nhau.

Trong cùng một lứa có thể không có con nào bị mắc phải bệnh này, nhưng cũng có thể có 1 vài con mắc phải. Vì vậy cần phải kiểm tra chúng rất kỹ trước khi bán. Bệnh này không lây nhiễm, nhưng di truyền theo đường sinh sản.


Nếu có sự nhiễm trùng đi kèm thì chó sẽ bị sốt, có dịch viêm chảy ra từ lỗ dò, trường hợp nghiêm trọng có thể đưa đến viêm cột sống gây co giật, viêm màng não và đe dọa đến sự sống.

Điều trị: Đối với những u nang kín chưa bị rò rỉ và chưa biến chứng thì chỉ cần theo dõi. Riêng với những u nang có biến chứng thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật để bóc tách u nang ra khỏi cơ thể chó. Việc bóc tách nang phải bảo đảm lấy hết các tế bào bất thường vì nếu không bóc tách hết u nang thì có thể gây biến chứng thành abscess ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.


Có 3 phương pháp để phát hiện bệnh này ở cún con:
- Dùng tay kiểm tra thật kỹ các dấu vết khả nghi trong các khu vực hay gặp.
- Cắt ngắn lông cún ở khu vực nghi ngờ. Xem kỹ những điểm có màu lông sẫm hơn bình thường.
- Cạo trọc lông cún ở những vùng nghi vấn. Khi đó rất dễ phát hiện ra có lỗ rò hay không. Vì cún con lông mọc lại rất nhanh nên chỉ sau 1 tháng sẽ có lại bộ lông như thường. Đây là phương pháp hiệu quả nhất.
- Một số chuyên gia dùng đèn sáng chiếu rọi qua lớp da để phát hiện vết rò. Cách này hiệu quả khi tìm ở vùng cổ.

phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage:https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/


Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Cách chải lông cho chó mèo

Chải lông cho mèo
Chải lông cho mèo không chỉ đơn giản giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và những lông rụng trên người chúng,  nó còn giúp loại bỏ những lớp da chết và kích thích tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng chung của làn da. Chải lông 1 đến 2 lần 1 tuần sẽ giúp mèo cưng giữ ấm cơ thể và có những khoảng thời gian vui vẻ bên bạn. Bạn sẽ thấy rằng việc làm này đặc biệt có lợi khi mèo của bạn già đi và không còn khả năng tự chải chuốt cho bản thân chúng nữa.


Trước khi chải lông, bạn nên kiểm tra tình trạng bộ lông của mèo. Nếu mèo khỏe mạnh, lông sẽ có độ bóng tự nhiên và nằm xuôi theo chiều tay bạn khi bạn chạm vào.Không nên để cho bộ lông của mèo có quá nhiều chỗ rụng lông hoặc nhiều bọ chét và ve. Và đừng để da của chúng xuất hiện những vết thương hoặc bầm tím bất thường.

Chải lông cho những chú mèo có bộ lông ngắn

Dùng 1 chiếc lược chải lông cho mèo từ đầu cho tới đuôi để loại bỏ bụi bẩn và vụn bẩn. Cố gắng chải lông chúng theo chiều xuôi xuống, vì nếu chải theo chiều ngược lại, bạn sẽ hất ngược lông chúng lên và điều này khiến cho mèo của bạn khó chịu. Chải toàn bộ cơ thể chúng, bao gồm cả ngực và bụng; đôi lúc nên tập trung vào một chỗ để loại bỏ lông rụng và rối.

Chải lông cho những chú mèo có bộ lông dài

Đối với giống mèo lông dài , bạn cũng cần chải lông đều đặn vài ngày một lần để loại bỏ lông rụng và tránh bị rối. Bắt đầu từ bụng và chân của mèo, hãy nhẹ nhàng chải lông hướng lên phía đầu;  còn phần lông ở cổ bạn hãy chải hướng lên phía cằm. Cuối cùng rẽ phần lông dưới phần giữa đuôi rồi chải nhẹ nhàng về hai bên. Bạn có thể rắc bột tan lên những điểm rối và dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ chúng ra. Nếu các chỗ rối ấy không thể gỡ bằng tay thì bạn hãy thử dùng dụng cụ gỡ rối.

Chải  lông cho chó

Các giống chó lông dài như Samoyed, Alaskan, Cocker Spaniel, Poodle, Golden... thì bộ lông thể hiện vẻ đẹp đặc biệt của chúng.
Thông thường rụng lông ở chó đực là 1 năm một lần, với chó cái từ 6 đến 8 tháng tuổi chuẩn bị thay lông để bước vào kỳ động dục. Sau đó, cứ trước kỳ động dục khoảng 2 tháng lại có một đợt thay lông mới.
Trong thời kỳ này bạn nên chải lông cho chúng từ 1-2 lần/ngày và 3 ngày một lần với những ngày bình thường.
Để chải lông cho chó bạn cần có: lược (thưa), bàn chải đầu tròn hoặc dụng cụ chải lông cho chó.


- Cho chó đứng hoặc nằm sao cho cả bạn và chó đều thuận tiên, thoải mái nhất.
- Dùng lược chải thật nhẹ nhàng xuôi theo chiều lông chắc chắn rằng lông chúng không bị rối, vón cục hay xoắn vào nhau.
- Sau đó dùng bàn chải đầu tròn chải ngược từ đầu xuống đến đuôi theo chiều ngược với chiều lông mọc. Chú ý thao tác thật nhẹ nhàng, tránh làm đau chúng.
- Cuối cùng dùng lược chải lại một lượt xuôi theo chiều lông mọc để tạo dáng cho bộ lông.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Cách chữa bệnh nấm ở mèo




Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men được gây ra bởi một loại nấm và cũng có nhiều khả năng chúng nảy sinh do một bệnh khác ở mèo. Tai là một trong những nơi dễ bị nhiễm trùng nấm men nhất trên cơ thể mèo. Dấu hiệu khi mèo đã bị nhiễm trùng nấm men có thể bao gồm mủ đen hay vàng, tai có những vết đỏ, mèo gãi tai liên tục không dứt. Sử dụng thuốc kháng nấm là một trong những cách tốt nhất điều trị nhiễm trùng nấm men, nhưng bạn phải chắc chắn mang mèo cưng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào lên mèo.
nấm vùng mặt


Bệnh ecpet mảng tròn
Ecpet mảng tròn là một loại nấm khác có thể gây tổn thương cho da mèo, đặc biệt khi chúng dưới 1 năm tuổi. Căn bệnh này có thể thương tổn trên đầu, tai, và chi trước của mèo. Vùng da xung quanh những thương tổn này thường bị bong ra từng mảng và không thể mọc lông. Bệnh ecpect mảng tròn rất dễ lây lan và có thể lây lan ra các vật nuôi khác, cũng như lây qua người trong nhà. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng có thể bao gồm dầu gội đặc trị, thuốc mỡ để bôi, hay thuốc uống.


Nấm sâu Sporotrichosis
Dù Sporotrichosis - một loại nấm khác hiếm gặp - chỉ gây ra những thương tổn nhỏ và cứng, chúng có thể gây rỉ mủ. Nấm sâu Sporotrichosis được cho là một mối quan tâm sức khỏe của cộng đồng bởi các loại nấm thường hay lây lan từ mèo sang người. Những người có hệ thống miễn dịch yếu thường rất dễ bị nhiễm nấm. Vì những lý do này, những con mèo bị nhiễm nấm sâu Sporotrichosis cần được điều trị kịp thời, cũng như người chăm sóc mèo phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ vấn đề vệ sinh để tránh lây lan bệnh.


Viêm da dị ứng
Mèo có thể có những phản ứng dị ứng với những sản phẩm chải chuốt làm đẹp, thực phẩm, và các chất kích thích từ môi trường như phấn hoa hay những vết cắn của bọ chét. Gãi đầu hay cổ là những triệu chứng phổ biến của dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng của dị ứng khác bao gồm cắn chân, cắn đuôi hay gãi tai. Dị ứng có thể gây ra rụng lông hay tổn thương da ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể mèo, bao gồm cả bụng. Có rất nhiều phương pháp điều trị làm dịu ngứa da do dị ứng. Tuy nhiên, việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng vẫn là biện pháp tốt nhất cho vấn đề này.
nấm tai ở mèo

Rụng lông từng mảng
Nếu bạn sống với mèo, bạn phải học cách đối mặt với việc nhìn thấy lông mèo rụng đầy trên chiếc áo len yêu thích của mình. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mèo cưng đang rụng lông nhiều hơn bình thường hay xuất hiện những mảng da không có lông mọc, hãy đến gặp bác sĩ thú y của bạn càng sớm càng tốt. Việc rụng lông bất bình thường có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tật, cũng như bọ chét, căng thẳng, dị ứng, hay suy dinh dưỡng.



Lông đuôi thưa
Còn được gọi là tăng sản tuyến ở đuôi, lông đuôi thưa dùng để chỉ những tuyến hoạt động quá mức trên đuôi mèo. Các tuyến này sản xuất ra các chất bài tiết dạng sáp dẫn đến việc rụng lông và những thương tổn cứng giòn. Trong những trường hợp nặng, tình trạng này sẽ khiến cho đuôi dễ bị nhiễm trùng vi khuẩn. Việc thiến mèo có thể loại bỏ được vấn đề này ở những con mèo đực. Một vài phương phá điều trị khác bao gồm chăm chải đuôi và sử dụng dầu tắm có công thức đặc trị.


U hạch ái toan
Nếu mèo của bạn có những vết loét lan rộng ra hay những thương tổn ở mũi và môi, nó có thể đang bị một loại phản ứng dị ứng mang tên u hạch ái toan. Phản ứng này có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở mặt, miếng đệm lót dưới bàn chân và đùi. Đôi khi nguyên nhân của những thương tổn đó có thể là do dị ứng thức ăn hay bọ chét, tuy nhiên, những tổn thương này có thể dẫn đến việc da mèo bị nhiễm trùng vi khuẩn. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.


U da
Một khối u trên da mèo không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn cũng cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán bệnh. Những con mèo già và những con mèo có đầu và tai trắng đặc biệt rất dễ bị ung thư da. Để xác nhận một chuẩn đoán cho căn bệnh ung thư, việc sinh thiết là điều nên làm. Nếu đó chỉ là một cái u nhỏ, bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ nó hoàn toàn. Đối với những khối u chưa lan rộng, đây có thể là việc điều trị cần thiết duy nhất.

Da khô và bong ra từng mảng
Như con người, da mèo cũng có thể bị khô và bong ra từng mảng vào mùa đông. Thông thường, đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên mang mèo cưng đến bác sĩ thú y để chuẩn đoán. Gàu dai dẳng có thể là một dấu hiệu của suy dinh dưỡng, chải chuốt làm đẹp không đủ, hay một bệnh nào đó ở bên trong. Dầu tắm đặc trị và các loại thuốc bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp điều trị gàu ở mèo.
Chải chuốt theo cách miễn cưỡng
Mèo được biết đến như một loài động vật chải chuốt khó tính, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng hay lạm dụng nó. Việc miễn cưỡng liếm, nhai, hay nút da có thể dẫn đến kích ứng, nhiễm trùng, và lông thưa (một tình trạng được gọi là rụng lông tâm lý). Mèo có thể bắt buộc phải chải chuốt để phản ứng lại tình trạng căng thẳng, ví dụ như chuyển sang một ngôi nhà mới, nhưng cũng có thể lạm dụng việc chải chuốt do bởi một vấn đề y khoa nào đó như viêm xương khớp. Nếu những điều ở trên mô tả đúng về tình trạng hiện có ở mèo cưng của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về những phương pháp làm giảm căng thẳng và thay đổi hành vi ở mèo.
Bạn cần phải lưu ý khi chăm sóc các bé mèo bị nấm có thể lây sang người nuôi
Khi nào cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y?
Hãy kiểm tra cùng bác sĩ thú y của bạn càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự kỳ quặc nào trên da mèo - những đốm lớn da bị bong tróc, mở rộng, đỏ, và không thể mọc được lông. Ngay cả khi da mèo nhìn bề ngoài có vẻ tốt, bạn vẫn nên đưa mèo đi khám nếu nó gãi, liếm hay thậm chí tự cắn cơ thể
-      Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Cảm động anh đánh giày câm và chú chó mù

Người đánh giày bị câm và chú chó nhỏ mù cả hai con mắt - câu chuyện hai số phận khốn cùng nương tựa vào nhau để sống vui vẻ qua ngày giữa Sài Gòn rộng lớn có thể sẽ khiến bạn cay mắt khi suy ngẫm về tình thương...

Bức ảnh về chú chó nhỏ nằm gọn gàng, ngoan ngoãn bên trong chiếc giỏ của chú bé đánh giày được chia sẻ ngày hôm qua đã trở thành một nốt nhạc đẹp tuyệt về nghĩa tình giữa mảnh đất Sài Gòn huyên náo và xa hoa, gây xúc động mạnh cho những ai đã xem và biết được phần nào hoàn cảnh đáng thương của "hai người bạn" đó.

Nhìn cái cách cậu bé đánh giày sắp xếp và dành một chỗ đặc biệt trong chiếc giỏ đựng kế sinh nhai của mình cho "người bạn" đồng cam cộng khổ cùng mình, ta mới hiểu có những thứ tình cảm thật đáng trân quý biết bao khi chẳng phân biệt sang hèn.

Nóng lòng muốn biết về hoàn cảnh của chủ nhân chiếc giỏ đánh giày trong câu chuyện trên, thế là vào một buổi giữa trưa nắng gắt của Sài Gòn, tôi và một người bạn đã tìm đến góc đường Lê Thánh Tôn theo lời chỉ dẫn của bạn nữ đã chụp được bức ảnh, với hy vọng tìm được "cậu bé đánh giày". Đánh hết ba con đường từ Lê Thánh Tôn, Thi Sách, Thái Văn Lung nhưng vẫn chẳng nhìn thấy "chiếc giỏ nhỏ" đâu, chúng tôi đã định là phải quay về đợi đến tối quay lại, vì nghe người dân quanh khu này bảo, giờ này cậu đang lang thang ở đâu đó tìm khách đánh giày, phải đến tối thì cậu mới quay về và ngủ ngoài hiên của một quán ăn nằm trên đường Thái Văn Lung.

Nhưng có lẽ nhờ "duyên", trên đường quay về, tôi tình cờ bắt gặp hình ảnh chú chó nhỏ đang nằm cuộn tròn bên cạnh người đàn ông với dáng vẻ lấm lem, áo quần luộm thuộm. Họ đang ngủ trưa trên thềm của một căn nhà trong con hẻm trên đường Lê Thánh Tôn. Đây quả là một hình ảnh hoàn toàn khác với trí tưởng tượng của tôi về một "cậu bé đánh giày" nhỏ bé...


Khi anh đang ngon giấc, thì cũng là lúc người bạn đặc biệt của mình đang cuộn tròn, ngả giấc ở phía sau lưng.

Phải ngập ngừng một hồi lâu tôi mới dám đánh thức người đàn ông ấy dậy. Đã biết trước rằng anh không nói được, nhưng tôi còn bối rối hơn khi cảm thấy rất khó khăn trong việc tìm cách giao tiếp với anh - một người dường như khá e dè người lạ.

Trước câu hỏi của chúng tôi về tên anh và quê quán, anh chỉ nhìn rồi cười trừ như lời đáp lại... Đến lúc tôi hỏi anh về chú chó nhỏ, anh giật mình vội bế lấy nó cứ như sợ chúng tôi sẽ bắt người bạn của mình đi. Rồi tôi kể anh nghe về bức ảnh chụp chú chó đó cùng câu chuyện về anh đã được mọi người yêu thương, quan tâm, rằng không chỉ riêng tôi mà nhiều người nữa cũng muốn được gặp anh, để nghe anh chia sẻ về mình và người bạn đặc biệt ấy. Phải khi nghe đến đó, anh mới dần tin tưởng và móc trong túi ra tờ CMND cho chúng tôi xem. Có lẽ đó là vật "bất li thân", để nó có thể trả lời giúp anh mỗi khi có người hỏi anh là ai, từ đâu tới.

Trên chiếc CMND cũ mèm ấy ghi rõ, anh là Trần Khắc Ân, sinh năm 1977, quê quán ở An Giang. Theo lời của một số người dân sống ở dãy nhà đối diện thì "Cậu ấy bị câm, tay chân thì không biết sao mà bị tật. Cậu cứ đi lang thang ở khu vực này suốt mấy năm nay nhưng không có nhà cửa gì hết. Sáng đi đánh giày, trưa lại kiếm đại cái hiên nhà nào đó rồi ngủ đến chiều đi đánh giày tiếp, tối lại quay về ngủ bên đường Thái Văn Lung. Cậu ấy hình như thích chó, lúc nào cũng thấy ôm con chó đó khư khư trong người. Nghe đâu là có ai đó cho thì phải".




Nhìn cái cách anh ôm chú chó nhỏ vào người, tôi đã tin rằng anh thực sự có một mối tình cảm đặc biệt với loài động vật ấy. Mặc dù công việc hiện tại của anh không kiếm được bao nhiêu, nhưng lúc nào anh cũng chăm sóc, lo lắng cho chú cún.

Cách đây không lâu, anh Ân từng nuôi một chú chó khác, nhưng do bị hóc xương nên nó đã qua đời. Sau đó anh mới đi tìm chú chó này về để bầu bạn. Cũng chính vì điều này mà những người dân trong xóm đều rất yêu quý anh. Hơn cả một thứ vật nuôi, những chú chó đã thực sự là bạn, là người thân, là gia đình của người đánh giày không biết nói.

Tò mò, tôi hỏi anh cho nó ăn bằng cách nào? Anh liền giơ tay lên diễn tả hành động của một đứa trẻ ôm bình sữa cho chúng tôi xem. Rồi anh vui vẻ ôm chú chó đưa cho chúng tôi cùng chơi. Và đến lúc ấy, tôi mới phát hiện con chó đã bị mù cả hai mắt...


Đói no gì anh cũng phải có sữa để cho chú chó dùng mỗi ngày. Anh còn cẩn thận dùng một cái bình cắt ra làm chén sữa riêng cho chú. Và trái chanh làm quả banh để người bạn anh có cái chơi đùa.

Điều gì đã khiến họ gặp được nhau? Một chú chó mù với một người chủ nghèo cũng mắc khiếm khuyết cơ thể. Phải chăng đây chính là sự san sẻ mà ông trời đã cố tình sắp đặt, để người đàn ông tuy không nhà cửa, không người thân, không tiền bạc, cả ngày lẫn đêm phiêu bạt vẫn cảm thấy đâu đó có một niềm vui cho cuộc sống từ mối quan hệ chân tình này?

Hai số phận khốn khó nương tựa vào nhau - người đánh giày bị câm và chú chó nhỏ không được nhìn thấy ánh sáng - một câu chuyện tưởng như chỉ tồn tại trong cổ tích mà người lớn thường đọc để lũ con nít biết thêm về tình thương và thêm tin vào những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Nhưng giờ đây, nó đang có thật tại Sài Gòn, bên một mái hiên trú tạm, người chủ nghèo vẫn hàng ngày chia sẻ miếng cơm manh áo vốn đã chẳng đủ no, đã không đủ lành cho chú chó, rồi hàng ngày xách nó đi cùng những lần mình đánh giày mưu sinh.


Lúc chào anh để về, trong lòng tôi cứ nghĩ mãi đến hình ảnh người đánh giày nghèo với chú chó mù cả hai mắt nhưng vẫn quấn quýt với nhau, no đói với nhau. Có thể quần áo của anh lấm lem, có thể người đi đường sẽ hơi e sợ anh vì trông khá hầm hố, có thể anh sẽ phải mưu sinh kiếm cơm với nghề đánh giày lang bạt khắp các con phố trong suốt những ngày còn lại - nhưng thứ tình người đẹp đẽ trong anh, lòng yêu thương, sẻ chia giữa cuộc sống chật vật và khốn khó với người bạn của anh đã quá đủ để chúng ta biết rằng anh là một người đàn ông thật đẹp và giàu có...

Ngoài phố, đường Sài Gòn vẫn đông đúc người qua. Trời Sài Gòn vẫn nắng mưa thất thường như thế. Mỗi con người khi dừng lại một chút để đọc về hoàn cảnh của anh rồi cũng sẽ tiếp tục với câu chuyện riêng của cuộc đời mình như bao ngày qua vẫn vậy... Nhưng hơn ai hết, tôi tin rằng, hình ảnh chiếc giỏ xách với chú chó nằm ngoan ngoãn phía trong của người đánh giày sẽ mãi là một điều nhỏ xinh rất yên bình và ấm áp trong lòng những người đã từng xem.
theo http://kenh14.vn/doi-song/dang-sau-buc-anh-chu-cho-trong-gio-danh-giay-nguoi-dan-ong-bi-cam-bau-ban-voi-chu-cho-mu-20150811103242292.chn

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Cách chữa viêm phổi cho chó mèo

Bệnh Viêm phế quản ở chó mèo: Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó đến viêm khí quản. Nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.

1- Nguyên nhân:
- Do bị nhiễm cùng 1 lúc 1 số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: Liên cầu (Streptococcus), Tụ Cầu (Staphylycoccus aureus), Klebsiella pneumoniae, Bordetella pronchiseptica...
- Thường do kế phát của 1 số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.
- Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.
- Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp.
2- Triệu chứng: Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến dây thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ gây hẹp đường hô hấp, các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở. Những biểu hiện đặc trưng nhất là:
- Vật bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho ướt và kéo dài.
- Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
- Có thể kèm theo sốt: 39,5 - 40,5 độ C
- Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.
3- Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh:
- Nơi ở của chó phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại sau: dại, carê, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó,.. để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
b) Điều trị: Nguyên tắc chung:
- Dùng kháng sinh
- Thuốc chữa triệu chứng
- Thuốc bổ trợ
- Hộ lý: Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
Bệnh ho hấp cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời

Bệnh Viêm phổi:ở chó mèo thường là kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo.
1- Nguyên nhân:
- Thường do nhiễm virut đường hô hấp nhu care, ho cui cho, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…
- Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.
- Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.
Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại thư hoặc sinh mủ trong tổ chức phổi.
2- Triệu chứng:
- Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
- Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, sau tím tái.
- Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.
3- Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh
- Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và thở khó) để điều trị và cách lý kịp thời.
- Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
- Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng bằng Chloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10%. Hay có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: carê, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto… và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
b) Điều trị bệnh: Cũng theo nguyên tắc chung:
- Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.

Bệnh Viêm màng phổi (Tích nước)
1- Nguyên nhân:
- Do ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh làm cơ thể suy yếu: Do lạnh, quá trình vận chuyển…
- Do kế phát của các bệnh đường hô hấp khác (ở chó thường là kế phát bệnh lao hoặc bệnh Streptotrichosis).
2- Triệu chứng:
a) Thể cấp tính
- Chó, mèo bệnh biểu hiện đau ngực, chó lùi lại, rên khi có vật ấn vào khe xương sườn.
- Hô hấp nông và thở bụng.
- Nghe lồng ngực bằng ống nghe thấy có tiếng cọ sát nhẹ, đôi khi như tiếng gãy soàn soạt hay răng rắc, nếu thể tích chất lỏng nhiều trong xoang ngực thì không nghe thấy tiếng cọ sát nữa và giữa các lớp phổi cũng tách ra.
- Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ chỉ giảm khi rút được nước trong phổi ra.
- Chó, mèo bệnh thường nằm cho dễ thở và cho tim hoạt động dễ hơn.
- Ăn kém, gầy nhanh, mệt mỏi, phờ phạc, uể oải, kém hoạt động.
b) Thể mãn tính: Màng phổi dầy ra, nghe lồng ngực bằng ống nghe không thấy tiếng gõ và tiếng cọ sát.
3- Phòng và trị bệnh:
a) Phòng bệnh:
- Khi bị bệnh đường hô hấp như lao, viêm phế quản phổi, cần thiết phải chữa sớm và triệt để.
- Giữ ẩm mùa đông, vệ sinh ăn uống sạch sẽ ...
- Bổ sung thuốc bổ, vitamin cho chó, mèo để tăng sức đề kháng, phòng viêm nhiễm các bệnh khác.
b) Điều trị bệnh:
- Cho vật bệnh nằm ở nơi sạch, sẽ, ấm, kín gió.
- Có thể làm bớt cơn đau ngực bằng cách đắp khăn lạnh.
- Chọn hút lấy bớt nước ở phổi ra đối với chó bằng cách dùng 1 Trocard hay 1 kim tiêm.
- Tiêm kháng sinh cho chó mèo:
- Kết hợp các thuốc bổ trợ: An thần, giảm sốt giảm đau, Vitamin B1, C, B.complex..

-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Cách trị bọ chét ở chó mèo

 Giai đoạn chuyển mùa từ xuân sàng hè cũng là giai đoạn có điều kiện thích hợp cho nhiều loài côn trùng phát triển trong đó có bọ chét. . Bọ chét sống ký sinh trên da vật chủ là các loài động vật có vú và chim để hút máu. Bọ chét là tác nhân truyền một số bệnh nhưng nguy hiểm nhất là bệnh dịch hạch. Trong lịch sử, bệnh dịch hạch do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra mà vật truyền bệnh là bọ chét chuột đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu (khoảng 25 triệu người) được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại. Ngoài việc có thể là vật chủ trung gian truyền một số bệnh, các loài bọ chét chích đốt máu thường gây nên mối phiền hà cho con người như mẩn ngứa, khó chịu; nếu bị đốt nhiều có thể gây nên dị ứng và viêm da, những trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh hoặc do gãi ngứa gây bội nhiễm.
Cơ thể của bọ chét dẹp theo chiều hai bên, được chia làm ba phần: đầu, ngực, và bụng và có cấu trúc thích nghi với khả năng nhảy xa. Bọ chét có thể nhảy xa khoảng 30 cm gấp khoảng 200 lần chiều dài thân của chúng và có thể nhảy cao khoảng 20 cm gấp khoảng 130 lần chiều cao cơ thể.
Chu kỳ phát triển của bọ chét biến thái hoàn toàn trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Bọ chét cái đẻ trứng trong các ổ trên cơ thể vật chủ hay chỗ ở của vật chủ có thể ở trong các đống rác, mùn đất, các kẽ nứt của sàn nhà hoặc tường nhà, khe hở của thảm trải nhà, hang động vật hoặc thậm chí cả tổ chim ... Một con bọ chét cái có thể chỉ giao phối một lần và đẻ 50 trứng một ngày trong quãng đời còn lại. Suốt cuộc đời một bọ chét cái đẻ khoảng trên 800 trứng.  Trứng có thể dính trên da, lông của vật chủ hoặc rơi xuống đất. Vì vậy, thường những vùng đất mà vật chủ trú ngụ là môi trường sống đầu tiên của trứng để phát triển thành ấu trùng bọ chét.
Tùy theo nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, trứng sẽ nở từ 1 đến 10 ngày sau đó nở ra ấu trùng có bề ngoài khá giống sâu dài khoảng 2 mm, màu trắng, không có chân nhưng rất cơ động, cơ thể phủ đầy lông cứng, bộ phận miệng kiểu nhai. Trong giai đoạn này, ấu trùng không hút máu mà dinh dưỡng bằng cách ăn các tế bào da rơi rụng của ký chủ, phân bọ chét trưởng thành, và các sinh vật ký sinh khác sống trong đất. Sau khi ấu trùng trải qua 3 lần lột xác sẽ hóa kén phát triển thành nhộng và ẩn mình trong lớp đất xung quanh. Nhộng nằm trong kén được ngụy trang rất tốt vì có chất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, các hạt cát mịn bao quanh, giai đoạn này kéo dài từ 1 tuần cho đến 6 tháng. Khi nhộng lột xác thành bọ chét, nó bước vào giai đoạn cuối là giai đoạn trưởng thành. Bọ chét trưởng thành dài từ 1 đến 4 mm tùy theo từng loài, có thân dẹt theo hai bên, không có cánh, chân phát triển mạnh để thực hiện được chuyển động nhảy và màu sắc của nó có thể thay đổi từ màu hơi nâu đến nâu đen tùy theo môi trường sống.
Bọ chét trưởng thành phát triển đầy đủ trong vòng từ 1 đến 2 tuần nhưng chỉ nở ra khỏi kén sau khi nhận được sự kích thích như sự rung động do di chuyển của vật chủ. Vòng đời của bọ chét khoảng 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Ở trong những ngôi nhà bỏ hoang, chúng có thể sống trong kén đến 1 năm. Người mới chuyển đến để ở trong căn nhà bỏ hoang có thể bị bọ chét đồng loạt nở từ nhộng tấn công với số lượng lớn. Trong điều kiện thuận lợi, thời gian từ trứng phát triển thành bọ chét trưởng thành kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tuần.
Bọ chét trưởng thành có tập tính tránh ánh sáng, phần lớn thấy ẩn náu trong các đám lông tơ, lông vũ của động vật, ở giường ngủ, quần áo của con người... Nếu có điều kiện, bọ chét có thể chích đốt máu mọi lúc, cả ban ngày lẫn ban đêm. Khi có nhiều bọ chét chích đốt, có thể nhận biết được bằng sự xuất hiện dấu hiệu vết máu mà bọ chét không tiêu hóa hết được thải ra quần áo, giường chiếu... Hầu hết các loài bọ chét chích đốt máu một hoặc hai loài vật chủ, khi không có vật chủ ưa thích nó đốt người hoặc các động vật khác. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói và sống được vài tháng.
Nhiệt độ thích hợp để bọ chét phát triển tốt nhất là khoảng 20-35 °C, độ ẩm 70- 85%. Bọ chét có thể sống đến một năm và tồn tại trong nhộng suốt 1 năm nếu điều kiện không thuận lợi. Ở môi trường trong nhà bọ chét sinh sản quanh năm, ngoài trời chỉ phát triển vào những tháng ấm. Ở miền Bắc nước ta thì bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 - 4 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Bọ chét mèo: Trước đây chỉ có 1 loài, ngày nay đã xác định  là 2 loài: Ctenocephalides felis felis vàCtenocephalides felis orientis là những loài bọ chét phân bố rộng rãi và có số lượng quần thể đông đảo nhất trên thế giới và Việt Nam. Vật chủ chính của bọ chét mèo là mèo nhà, nhưng cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới. Bọ chét mèo cũng có thể có chu trình sinh học trên các loài động vật ăn thịt khác và trên loài thú có túi Virginia.  Bọ chét mèo có thể lây truyền các loài ký sinh khác và lây nhiễm cho chó, mèo cũng như con người.

Bạn có thể tìm thấy chúng hay phân của chúng trên bộ lông mèo, đặc biệt ở các vị trí lông nhạt màu. Các dấu hiệu khác chứng tỏ mèo của bạn đang bị bọ chét bao gồm gãi liên tục, xuất hiện những thương tổn về da có vỏ cứng, lông mỏng ở phần đuôi mèo. Để diệt trừ bọ chét, bạn sẽ vừa điều trị cho mèo cưng, vừa khử sạch nội thất, giường, chăn, nệm. Quy trình ngăn ngừa bọ chét hàng tháng là tiêu chuẩn vàng để kiểm soát vấn đề này. Việc làm này không chỉ loại trừ được bỏ chét trên cơ thể mèo cưng mà bọ chét sống trong nhà bạn cũng sẽ dần dần được diệt trừ bởi chúng sẽ không thể sinh sản được nữa. Hãy điều trị bọ chét cho tất cả vật nuôi trong nhà để công việc này đạt hiệu quả tối ưu.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có cách điều trị bọ chét tốt nhất cho chó mèo nhà bạn, chỉ cẩn 3 lần xịt thuốc, mỗi lần xịt vài điểm trên cơ thể chó mèo sẽ tiêu diệt được hoàn toàn bọ chét mà không phải lo chó mèo bị trúng độc.
-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Chữa chó mèo nôn, bỏ ăn, đi ngoài ra máu.


Khi chó mèo nhà bạn có dấu hiệu bỏ ăn, nôn, đi ngoài ra máu. Bạn muốn tìm bác sỹ thú  y tại Hà Nội để chữa bệnh cho chó mèo nhà mình. Hãy gọi ngay cho chúng tôi Phòng khám thú y Animal care. tại đây bạn sẽ nhận được những lời tư vấn miễn phí về cách chăm sóc và điều trị cho chó mèo nhà bạn. Điều trị các bệnh truyền nhiễm: parvo (viêm ruột truyền nhiễm) , care (viêm đường hô hấp), viêm gan,,,,,,,,,,với các test thử nhanh và chính xác để biết chó mèo nhà bạn có bị bệnh truyền nhiễm hay không. Khi chó mèo bị bệnh nặng bạn có thể gửi chó mèo lại tại phòng khám để điều trị.


Phòng khám thú y Animal care còn cung cấp dịch vụ:
- Khám chữa bệnh tại nhà và tại phòng khám
- Nhận chăm sóc và điều trị nội trú với những ca bệnh nặng
- Tư vấn miễn phí về cách chăm sóc chó mèo 
- Điều trị các bệnh ở mèo: giảm bạch cầu truyền nhiễm, herper virus.......
- Các thủ thuật ngoại khoa: thiến, triệt sản, mổ đẻ, cắt đuôi, cắt mống mắt, cắt tai,,,,,,
-      Thiến chó mèo tại nhà
-      Tiêm phòng tại nhà
- Các bệnh ngoài da: ghẻ, nấm viêm da.,......
- Tiêm phòng các loại vacxin cho chó mèo: vacxin phòng bệnh và phòng dại, vacxin phòng bệnh cho mèo
- Tẩy giun định kỳ
-      Xịt ve rận cho chó mèo
- Spa thú cưng: tắm, cắt móng, tỉa lông,..
- Cung cấp các phụ kiện cho chó mèo: quần áo, dây dắt, thức ăn..........
-      -Làm nhân đạo cho chó mèo già yếu
-      Với đội ngũ bác sỹ thú y giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn dịch vụ tốt nhất
Hãy liên hệ với chúng tôi để có dịch vụ tốt nhất-         Phòng khám thú y Animal care

Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h