Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Cách tiêm vacxin cho chó mèo

CÁC BẠN PHẢI CẦN TUÂN THỦ CÁC QUY TẮC SAU :
1.Xi-ranh: loại nhựa vô trùng liền kim, dùng 1 lần rồi hủy. Dung tích xi-ranh tối đa 5ml(tốt nhất dùng loại 1-3ml) vì phần lớn lượng vaccine đã pha chỉ có khối lượng 1ml. Dùng xi-ranh dung tích lớn thuốc vào cơ thể không đủ lượng.Tuyệt đối không dùng chung xi-ranh cho nhiều chó dễ lây truyền dịch bệnh từ chó có bệnh, ủ bệnh hoặc mang trùng.

2. Vaccine:
Phải bảo đảm giữ liên tục trong “dây truyền lạnh”. Nghĩa là từ khi nhập, sản xuất đến phân phối, bán lẻ, đến lúc pha tiêm lúc nào cũng bảo quản ở nhiệt độ 4- 8oC.Tuyệt đối không để đóng băng, ngăn đá tủ lạnh (<0oC), hoặc nhiệt độ >10oC đều làm hỏng vaccine.
3. Cách tiêm:
– Sau pha thuốc để 1-2 phút cho thuốc đỡ lạnh, hướng ngược mũi kim thẳng đứng bơm nhẹ đẩy hết bọt khí, rồi tiêm vào dưới da vùng cao và sạch trên cơ thể con vật: cổ, hai bên bụng. Không tiêm quá cao hoặc trên lưng vì nếu không may nhiễm trùng, áp -xe dễ gây lỗ dò khó xử lý. Không dùng thuốc sát trùng: cồn, Iôd..ở vị trí tiêm vaccine.
– Hướng mũi tiêm từ sau ra trước, từ trên xuống dưới, luồn kim dưới da, ngửa phần vát mũi kim lên trên. Khi đã chắc chắn kim tiêm chặt vào xi-ranh, tay cầm chắc rồi bơm cho hết thuốc. Những con chó nhỏ,da mỏng có thể trông thấy thuốc phồng lên.
– Chú ý: phải bảo đảm cố định con vật chắc chắn, người tiêm chủ động và bình tĩnh thao tác chính xác mới đạt yêu cầu. Người tiêm nên có găng tay, kính bảo hộ mắt…
Như vậy các yếu tố sau đây cấu thành sự an toàn miễn dịch cho chó:
1- Vaccine tốt của các Hãng thuốc được Cục Thú Y Việt nam cấp phép lưu hành.
2- Vaccine phải còn hạn dùng, hạn dùng càng dài càng tốt, phải được bảo quản đúng kỹ thuật, liên tục trong”Dây truyền lạnh”.
3- Tiêm đúng kỹ thuật.
4- Con vật phải khoẻ mạnh, không có bất cứ dấu hiệu lâm sàng nào về bệnh tật. Không tiêm vaccine sống ( nhược độc ) cho cho mang thai.
TẠI SAO PHẢI TIÊM VACCINE NHẮC LẠI HÀNG NĂM ?
Vì không có vaccine nào của chó tiêm 1 lần có miễn dịch suốt đời.
TIÊM VACCIN CÓ BẢO ĐẢM 100% KHÔNG ?
Không được vì còn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể của từng cá thể, biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhưng khả năng bảo vệ rất cao và cũng không có cách phòng bệnh nào tốt bằng tiêm vaccine
Bạn muốn tiêm phòng vac xin cho chó mèo hãy liên hệ phòng khám thú y Animal Care Thụy Khuê để được tiêm phòng 
Phòng khám thú y Animal Care
Địa chỉ:  Số 20ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Các bệnh về răng miệng ở chó mèo

Một số cách phát hiện răng miệng có vấn đề ở chó mèo

- Kiểm tra hơi thở: nếu cún cưng nhà bạn có hơi thở nặng mùi, kết hợp các hiện tượng như chán ăn, uống quá nhiều nước hay đi tiểu quá nhiều lần trong ngày thì chứng tỏ răng miệng của nó không bình thường và bạn cần đưa cún đi khám bác sỹ thú y ngay.

- Kiểm tra miệng: Bạn nên kiểm tra miệng cho cún cưng vào mỗi tuần. Bạn có thể kéo vành môi để xem răng và nướu cho kĩ. Răng phải sạch và không ngả màu vàng nâu. Còn nướu răng phải có màu hồng nhạt (chú ý là không phải trắng hay đỏ), bạn cũng cần xem kỹ cho chắc là nướu không bị sưng chỗ nào, hàm có sưng tấy không, có cục u trên lưỡi không…

- Những dấu hiệu khi cún cưng bị bệnh nướu (nha chu): Hơi thở nặng mùi, chảy nước dãi nhiều, viêm nướu, chân răng bị sưng, u nang dưới lưỡi, răng bị lung lay, rụng răng, đau răng khi ăn – ăn uống miễn cưỡng.

Các bệnh về răng miệng

Bệnh trên răng miệng không những gây ra hơi thở hôi hám mà nó còn gây đau nhức và góp phần làm lây lan mầm bệnh sang những cơ quan khác như tim, thận, từ đó gây ra những tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn.

Theo 1 cuộc khảo sát cho thấy, 80% những chú chó trên 3 năm tuổi bị mắc vài loại bệnh về răng miệng khác nhau.

Như vậy, nắm được các bệnh thường gặp trên răng miệng đối với cún cưng sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận biết được bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ, có cần đưa cún đi khám ở bác sỹ thú y hay không.

[​IMG]
Ảnh minh họa (sưu tầm)​

Sau đây là một số bệnh thường gặp trên cún cưng liên quan đến răng miệng

- Bệnh nha chu (bệnh nướu): cún của bạn sẽ bị đau ở phần giữa răng và nướu, bệnh phát triển nặng sẽ bị rụng răng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Dấu hiệu nhận biết: răng lung lay, hơi thở hôi, đau răng, hắt hơi và chảy nước mũi.

- Viêm nướu: là tình trạng nướu răng bị viêm do các mảng bám thành cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên và dưới nướu. Dấu hiệu nhận biết: chảy máu, đỏ, sưng nướu và hôi miệng. Để làm giảm viêm nướu, rất đơn giản, bạn cần làm sạch răng cho cún thường xuyên hơn.

- Sưng nướu: cún cưng của bạn bị sưng nướu là do thức ăn mắc kẹt giữa kẽ răng và cao răng tích tụ lâu ngày. Ngoài việc thường xuyên đánh răng sạch sẽ cho cún, bạn cũng cần đưa cún đi khám định kì mỗi năm để làm sạch răng (cạo vôi răng) tại các trạm nha khoa thú y, như vậy sẽ phòng ngừa cao răng và viêm nướu.

- Bệnh nướu tăng trưởng đột biến là trường hợp nướu phát triển che mất phần răng, cần phải điều trị gấp để tránh nhiễm trùng nướu. Đây là bệnh phổ biến đối với giống chó săn, và thường được chữa trị bằng thuốc kháng sinh.

- Chứng hôi miệng (hơi thở bị hôi): là dấu hiệu nhận biết các bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do các vi khuẩn phát triển từ thức ăn thừa bám giữa các kẽ răng, hoặc nhiễm trùng nướu. Giải pháp tốt nhất ngăn ngừa hôi miệng cho cún là đánh răng thường xuyên để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng.

- Khối u miệng: thường xuất hiện trông như cục u ở nướu răng. Một số trường hợp u ác tính cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u.

- U nang tuyến nước bọt: bạn có thể phát hiện những mụn nhọt lớn, chứa đầy dịch phát triển dưới lưỡi hoặc bên trong hàm của cún cưng. Cần đưa cún cưng đi khám thú y để loại bỏ những u nang này.

- Đau răng nanh: khi cún cưng của bạn cảm thấy đau răng kinh khủng, có thể răng chúng đã bị mòn và bị sâu. Trong trường hợp bị sâu răng quá nặng thì bạn nên đưa cún cưng đến bác sĩ thú y để nhổ răng.

Các phương pháp chăm sóc răng miệng tổng thể cho cún cưng

- Nhai xương hoặc đồ chơi: Bạn cần mua một vài món đồ chơi để nhai cho cún cưng thỏa mãn bản năng gặm, cắn và cũng giúp cho răng thêm chắc khỏe. Gặm một món đồ chơi cũng giúp massage lợi và loại bỏ những mảng bám, làm sạch răng hơn, cũng như giúp cún cưng giảm stress, tránh buồn chán.

Lưu ý: các món đồ chơi không được làm từ da sống, từ nylon hay cao su.

- Chế độ ăn giúp răng khỏe mạnh: Thông thường, những thức ăn tự chế biến rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như rất đảm bảo dinh dưỡng tuy nhiên nhiều loại thức ăn “mềm” lại thường tạo nhiều mảng bám, là môi trường rất tốt cho mầm bệnh phát triển.

Bởi vậy, điều chỉnh chế độ ăn cân đối phù hợp sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa lại vừa tốt cho răng miệng là việc làm hết sức cần thiết. Ví dụ như những loại thức ăn hạt khô giúp làm giảm các mảng bám và làm chậm quá trình hình thành cao răng.

- Đánh răng thường xuyên mỗi ngày cho cún cưng cũng là 1 giải pháp hết sức hiệu quả
Khi chó mèo nhà bạn có vấn đề về răng miệng hãy gọi ngay cho chúng tôi
 Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: 20 ngõ 424 Thụy KhuêHotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Chó bị viêm da hóa mủ

Chó bị viêm da hóa mủ thường có các triệu chứng
- lông bết thành cục
- mủ nước vàng chảy ra
- lông gãy rụng
- ngứa khó chịu
Điều trị
- cắt sạch lông vùng da bị viêm
- bôi cồn iot betadine ngày 2 lần
- kiêng không tắm, không để chó gãi
- phơi nắng thường xuyên
- có thể dùng thuốc chuyên trị viêm da của chó mèo để bôi vào
Khi chó mèo nhà bạn có hiện tượng trên hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể về cách chăm sóc và điều trị cho chó mèo nhà mình
hòng khám thú y Animal Care
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946

hotline 0978776099
Fanpage https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/