Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Bệnh ho cũi chó

Thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa rét chó thường bị mắc bệnh đường hô hấp trong đó có bệnh ho cũi chó  hay còn gọi là viêm khí phế quản truyền nhiễm
- Bệnh gây ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi khác... đều có khả năng mang căn bệnh " Viêm khí quản- phế quản truyền nhiễm"
- Nguyên nhân gây bệnh: Do Virus Canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như : Bordetella bronchiseptica... Mycoplasma.


Triệu chứng  ho cũi chó

Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ 7- 21 ngày do viêm đường hô hấp trên,  tiếng kêu như ngỗng kêu. mặc dù lúc đầu chó vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có thể biết chó đã mang bệnh.
Khi quan sát kỹ thấy mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra...bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh.
Khi chó mắc bệnh  dễ  kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre... tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.
Nếu không được chữa trị đúng cách và hiệu quả bệnh thường chỉ đỡ chút ít hoặc không biến chuyển chút nào và diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng, cho tới khi vật bệnh bị chết do kiệt sức.
Những con được chữa trị theo triệu chứng ( thuốc ho dạng uống, thuốc tiêm hỗ trợ hô hấp, thuốc bổ, tăng cường miễn dịch…) tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao. Giai đoạn cuối của bệnh khi sức đề kháng giảm sút, chó chuyển sang: tiêu chảy có máu, loạng choạng, run rẩy, xuất hiện từng cơn co giật động kinh.

Bệnh lây thông qua môi trường, dụng cụ chăn nuôi, chất thải ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa chó mang trùng và chó khỏe, đặc biệt các nơi tập trung nhiều chó nguồn gốc khác nhau hoặc không rõ nguồngốc. Các giống chó ngoại như: Saint Bernard, Tibetan Mastiff ( Thần khuyển Tây tạng ), Bulldog, Phốc sóc, Husky, Dachshund, Pug... sức đề kháng kém hơn chó địa phương tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao. Chó nuôi tại miền Bắc khí hậu lạnh và ẩm ướt mắc bệnh trầm trọng và khó chữa hơn chó nuôi ở miền Nam.

Chẩn đoán bệnh ho cũi chó

Chủ yếu căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và Dịch tễ học
Chẩn đoán xét nghiệm phân lập virus , vi khuẩn trong phòng thí nghiệm kết quả không cao và không kịp thời. Chụp X-quang phổi chỉ rõ khi đã mắc bệnh kéo dài viêm phổi kế phát do vi khuẩn.

Phòng bệnh :


Biện pháp nuôi cách ly ít nhất 2 tuần những con chó mới về chưa có an toàn dịch, tẩy trùng và để trống khu nuôi có dịch một thời gian là rất cần thiết. Giữ ấm, khô ráo, chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng có giá trị tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả miễn dịch.
 Tiêm phòng vacxin 7 bệnh đầy đủ
Điều trị:

Không có thuốc đặc hiệu. Phần lớn điều trị theo triệu chứng : Truyền bù dịch và điện giải, năng lượng, kháng sinh chống các bệnh kế phát, trợ sức, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt.

Vài điều cần lưu ý với các chủ nuôi khi có chó bị nhiễm bệnh:

_Bệnh ho cũi chó đặc biệt rất dễ lây lan do bệnh lây lan qua tiếp xúc, đôi khi con người cũng chính là vật chủ trung gian truyền bệnh.

_Khi chó bị bệnh thường hay tự tìm những chỗ râm mát, có hơi lạnh, vũng nước để nằm ( nền nhà ẩm, phòng vệ sinh ) rất hại cho sức khỏe của chó. Nên giữ cho chó ở nơi khô ráo, ấm áp và kín gió trong khi chờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ thú y.

_Khi bệnh mới khởi phát gia chủ thường hay nghĩ bệnh đơn giản và tự chữa, do biểu hiện ban đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường, nhưng nếu gia chủ không tự chữa được trong 3 ngày cần liên hệ ngay cho bác sĩ thú y nhanh nhất có thể để còn đề ra phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả.

_Khi chó bị bệnh tuyệt đối không mang đi chơi, di chuyển nhiều để tránh lây chéo nhiều bệnh truyền nhiễm (carré, parvo…) do hệ miễn dịch đang bị tổn thương, hạn chế không tắm cho chó khi chưa khỏi bệnh.
Theo vietpet

phòng khám thú y Animal careThụy Khuê
Địa chỉ hiện tại: Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 024.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
+ Tại phòng khám 7h30 đến 20h

+ Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Chó mèo bị viêm miệng

Bệnh viêm miệng ở chó mèo là một bệnh thường gặp, có thể gây cho chó mèo đau đớn, kém ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi.


Nguyên nhân gây ra bệnh viêm miệng ở chó mèo
Đối với bệnh viêm miệng thì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do
- việc chó ăn uống mất vệ sinh
- do nấm candida albican
-do việc dùng kháng sinh nhiều và kéo dài dẫn đến tình trạng cơ thể suy giảm miễn dịch kháng sinh yếu làm biến đổi hệ vi khuẩn trong miệng sẽ giúp cho dễ phát sinh bệnh.
- hóc xương, ..
Triệu Chứng.
Việm miệng sẽ gây ra tình trạng trên vật nuôi như viêm loét ở niêm mạc răng dẫn đến tình trạng khó ăn uống , chảy nước bọt, hôi miệng và có thể sốt

Cách điều trị.
Bệnh viêm miệng thì cần dùng kháng sinh,  kèm theo đó là cung cấp thêm một số loại vitamin như C hoặc B..

Phòng tránh.
 vệ sinh răng miệng cho chó thường xuyên , tránh cho ăn thức ăn bẩn thỉu , hạn chế cho ăn đồ ăn sống vì đồ ăn sống có nhiều vi khuẩn kèm theo đó là nhiều giun sán giun móc ở chó, tránh việc cho chó ăn xương quá to hoặc quá cứng so với cơ thể chó.
tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage



Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Chó bị ho có đờm, ho khan.

Thời tiết giao mùa, mùa đông đang đến, chó nhà bạn có dấu hiệu ho nhiều, khạc như hóc xương, có thể bỏ ăn, sốt. Hiện tượng khi chó bị ho có rất nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân chính hay gặp khi chó bị ho.


1.Bị nhiễm care virus.
Thân nhiệt 40,6 - 41,1oC - mắt và mũi chảy ra nhiều dịch màu vàng - ho - ỉa chảy ,  - bỏ ăn - nôn - - ở thời kỳ cuối con vật bị co giật trong đó co giật cơ thái dương là triệu chứng đặc trưng (không phải lúc nào cũng xảy ra) - liệt - dạ dày, ruột và phổi bị viêm.Bệnh care tỷ lệ tử vong cao.

2.  Viêm gan ở chó
Thân nhiệt tăng - cơ thể suy nhược - kết mạc mắt bị viêm - miệng viêm - hạch amidan sưng - bị chết đột ngột trong các trường hợp cấp tính - đau ở vùng bụng và có phản ứng đau khi sờ vào vùng gan - tích nước vùng bụng -nôn - ỉa chảy - ho - 1/3 các trường hợp bị bệnh giác mạc bị mờ - hoàng đản.

3.  Viêm amidan ( nhiễm streptococus)
Con vật sốt - nôn ra chất có bọt - hạch lympho ở vùng cổ bị sưng - hạch có thể bị áp xe - ho - nuốt thức ăn và nước uống khó khăn.

4.  Viêm phổi
Thân nhiệt tăng - khó thở - ho - từ mũi và mắt chảy ra chất dịch có mủ - nôn - nghe phổi có âm phổi bệnh lý .

5.  Nhiễm khuẩn tai, mũi, họng
Sốt - nhiễm khuẩn cục bộ - mặt đau - tai đau (con vật thường có biểu hiện nghênh cổ và có những dấu hiệu đặc trưng

6.  Tắc ổ họng hoặc bị mắc ngoại vật

Mảnh xương - gỗ vụn hay những hay những ngoại vật khác bị mắc vào cổ họng làm cho con vật có những triệu chứng: nuốt thức ăn và nước uống khó khăn - đau họng - nôn - ho

7.  Viêm phế quản

Ho - sốt - rối loạn hô hấp - nước mũi chảy nhiều - thở khó - nghe phổi có âm bệnh lý. Bệnh này thường hay gặp ở chó già và thường ở dạng mãn tính

8.  Giãn phế nang

Bệnh ít gặp ở chó. Khi chó bị bệnh thường có triệu chứng: ho kéo dài - thở khó – có thể chẩn đoán bằng cách chụp X quang phế quản - ở các phế quản bị bệnh thì phế nang bị giãn.

9.  Bệnh do vi sinh vật Nocardia

Có ở 2 dạng: dạng toàn thân và dạng u, bướu.

*   Dạng toàn thân

Có sự biến đổi – màng phổi bị viêm tạo thành các u hạt – con vật ốm yếu dần – gầy mòn, hốc hác – viêm ngoại tân mạc – viêm màng phổi – khoang màng phổi có mủ mùi hôi thối - ở bất kỳ cơ quan nội tạng nào đều có ổ áp xe gây nhiễm mủ huyết – viêm phúc mạc – viêm phổi – viêm ruột – ho mãn tính – các xương khác nhau trong cơ thể bị viêm xương tuỷ - ốm cấp tính – yếu ớt – liệt.
*   Dạng u, bướu

Có những cục u, bướu ở chân – đôi khi ở khắp cơ thể - ho

chó xù bắc kinh

10.     Bệnh do cầu khuẩn gây ra

Ỉa chảy (phân có lẫn máu) - gầy mòn, hốc hác - mất nước - bệnh hay gặp ở những con chó từ 8 đến 12 tuần tuổi - cơ thể rất suy nhược - đôi khi chết rất nhanh chóng - ho - mắt và mũi có mủ chảy ra - sốt nhẹ - đôi khi có triệu chứng thần kinh - phiết kính kiểm tra thấy có cầu trùng - bệnh hay gặp từ 3 đến 4 ngày sau khi mua chó từ các nơi khác về

11.     Ho tim (Cardiac Cough)

Bệnh hay gặp ở những con chó già - không sốt - cổ trướng - nhịp tim bị suy - ho (bất kỳ nguyên nhân nào làm thiểu năng tim đều có thể dẫn đến ho) - mạch máu bất thường - mạch nảy không đều - trên cơ thể có những chỗ bị phù.

12.     Thiếu vitamin A

Con vật bị mù trong bóng đêm (hiện tượng quáng gà) - viêm giác mạc mắt – ho - ỉa chảy

13.     Bệnh lao

Bệnh hiếm gặp - con vật ho - mắt, mũi có dịch chảy ra - ở gan, phúc mạc, màng phổi, ngoại tâm mạc, tim có các u hạt nhiều thịt màu trắng, hồng - con vật nôn - gầy còm dần - các hạch lâm ba sưng to - kém ăn - cơ thể có biểu hiện khó chịu - ốm yếu - chết - khi kiểm tra các chất dịch từ mắt, mũi và các cơ quan trong cơ thể thì thấy có vi khuẩn lao

14.     Bệnh nấm phổi

Ho - khó thở - ốm yếu - con vật gầy còm, hốc hác - ỉa chảy - cổ trướng - nôn - khi kiểm tra thì phát hiện ra một số loại nấm như Blastomyces, Histiphasma, Aspergillus và Cryptococus.

15.     Nhiễm Toxoplasma

Bệnh không có triệu chứng điển hình mà biến đổi trong phạm vi rộng: ỉa chảy - có triệu chứng thần kinh - khi đi kéo lê chân xuống đất - viêm kết mạc mắt - từ mũi chảy ra niêm mủ - chán ăn - ho - viêm phổi - viêm màng bụng - đau bụng - thai hoặc con non đẻ ra bị chết.

Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Chó mèo bị cảm lạnh


Mùa đông ở Hà Nội luôn là mùa khắc nghiệt với mọi người và với cả các con thú cảnh nuôi trong nhà: chim, cá, gà..v.vv. Chó cũng là một loài động vật chịu ảnh hưởng của giá lạnh. Hiện nay nhiều giống chó ngoại được nhập về, được nuôi ở khắp các miền của tổ quốc. Tuy nhiên không khí lạnh ở miền Bắc thực sự làm cho những chú cún này bị ảnh hưởng nhiều, kể cả các chú cún có nguồn gốc từ các nơi lạnh như: Sibery, Nga, Canada....Chính vì vậy chó mèo thường hay bị cảm lạnh.


1. Nguyên nhân
- Chó được cho ra ngoài chơi quá nhiều. Nhất là với những chó vừa mới về ở với gia chủ. Chưa được ra ngoài đường bao giờ thường dễ mắc cảm lạnh hơn so với chó thường xuyên ra ngoài. Chó nhỏ dễ bị bệnh hơn chó trưởng thành.
- Chó phải nằm ngủ ngoài sân, hiên, gầm cầu thang, hầm xe, nền nhà. Đây là những nơi lạnh lẽo rất dễ làm cún phát bệnh.
- Chó bị nhốt trong chuồng ẩm thấp, nước tiểu và phân không được dọn sạch cũng dễ làm chó mắc bệnh.
- Chó được tắm bằng nước lạnh, hoặc nước nóng nhưng không sấy hoặc sấy không kỹ.
2. Những dấu hiệu cơ bản khi cún mắc bệnh.
- Chó run rẩy.
- Niêm mạc miệng và da tái.
- Chó bị nôn.
- Tiêu chảy, có khi có máu, hoặc tiêu chảy ra phân toàn máu
- Bỏ ăn.
- Thân nhiệt hạ.
- Nếu tình trạng kéo dài, chó sẽ trụy tim rồi chết.
3. Biện pháp phòng ngừa

- Chó chó ngủ những nơi ấm áp, tránh gió lùa.
- Không nên cho chó nằm ngủ dưới nền nhà (đất, đá hoa, gạch...)
- Nếu tắm cho chó thì nên cho vào phòng kín, có máy sưởi càng tốt, tắm xong cần sấy kĩ cho lông chó khô.
- Cho ăn thêm nhiều chất để tạo năng lượng cho cơ thể giữ nhiệt.
- Nên tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho chó đề phòng các loại virus chờ sẵn gây bệnh khi sức đề kháng của chó giảm.
4. Biện pháp can thiệp khi chó bị cảm lạnh
- Cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm.
- Sưởi ấm cho chó
- Nếu chó bị nôn thì tốt nhất đem đi bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Chó bị viêm da có mủ

Bệnh viêm da có mủ thường liên quan tới tụ cầu vàng có men coagulase như Staphylococcus intermedius. Trên làn da bình thường, thường có chứa một lượng nhỏ vi sinh vật không gây bệnh, còn sự xâm chiếm của các vi sinh vật gây bệnh thì bị hạn chế bởi cơ chế bảo vệ của da giúp ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh viêm da có mủ.


Nếu xuất hiện một loạt các điều kiện có thể phá vỡ hàng rào bình thường này thì khi đó các bệnh nhiễm trùng có thể phát triển trên da.
Bệnh viêm da có mủ được phân loại dựa theo mức độ nhiễm trùng sâu bên trong da như sau:
Viêm da mủ bề mặt: là những dấu hiệu trên bề mặt đặc trưng bởi vết loét và xói mòn, bao gồm viêm da ẩm cấp tính (viêm da chấn thương) và viêm da nếp gấp (hăm da).
Viêm da mủ cạn: bao gồm những phần trên bề mặt của nang lông và biểu bì kể cả bệnh chốc lở (viêm da mủ trên chó con) và viêm nang lông do vi khuẩn bề mặt ( mụn mủ với phần lông lồi ra).
Viêm da mủ sâu: bao gồm những phần dưới của nang lông và chân bì kể cả viêm nang lông sâu, mụn nhọt và viêm mô tế bào, như viêm mủ mũi, mụn trên chó, viêm bì móng guốc…
Điều trị:
Khi chó bị viêm da có mủ bạn nên hạn chế tắmcho chó , khi tắm phải dùng dầu tắm thích hợp
Có thể bôi thuốc sát trùng vào vị trí bị viêm loét nhiều
Trường hợp bị nặng có thể phải can thiệp bằng thuốc kháng sinh và thuoc chống viêm. Chú ý đừng để mủ ở những mụn loét viêm dây ra chỗ khác có thể lây sang vị trí khác.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h


Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Chó mèo liệt 2 chân sau, chó bị hạ bàn

Chó mèo bị liệt 2 chân sau , Chó bị hạ bàn là một trong những bệnh lý về xương khớp của chó mèo do chế độ ăn uống không tốt và hợp lý cộng với việc chó không được tập thể dục thường xuyên nên dẫn đến việc chó bị hạ bàn, bị liệt.  Khi chó mắc bệnh này thời gian điều trị lâu. Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của chó nhưng sẽ làm mất dáng của chó và đi lại có phần khó khăn. Đối với 1 con chó khi mắc chứng chó bị hạ bàn thì coi như đã hết giá trị. Chính vì thế, chúng ta nên tìm hiểu và cách chữa chó bị hạ bàn.
Triệu chứng của khi chó bị hạ bàn


-  chó dấu hiệu là 2 chân trước hoặc 2 chân sau của chó bị gập hẳn xuống, có con bị nặng, có khi gập cả phần cổ chân xuống dưới đất khhi chúng đứng và để lâu có thể liệt. Thường khi chó không bị bệnh chỉ đứng bằng phần đệm thịt ở dưới lòng bàn chân mà thôi.

Những nguyên nhân khiến chó bị hạ bàn
Có 2 nguyên nhân chính dẫ đến việc chó mèo bị mắc chứng hạ bàn chân, liệt 2 chân sauu
- Thứ nhất là do chế độ ăn uống, vì chủ của chó lạm dụng thức ăn, cho ăn quá nhiều đồ béo, mất cân bằng về chất, đặc biệt là thiếu khoáng chất và canxi nên dẫn đến hệ xương cơ của chó bị sập, nên dẫn đến việc chó bị hạ bàn.
- Thứ 2 là do chó không được vận động một cách thường xuyên. Do chủ không có thời gian chăm sóc, hay sích hoặc nhốt trong lồng. Vì chó đứng 1 chỗ, không được di chuyển nên bị chùn chân, để lâu tình trạng này sẽ dẫn đến chứng chó bị hạ bàn.

Cách điều trị khi chó bị hạ bàn
Khi chó nhà bạn đã mắc chứng hạ bàn rồi thì tương đối khó chữa, tuy nhiên không phải là không chữa được. Nhất là đối với những chú chó con nhỏ tầm 2 đến 7 tháng tuổi. Còn đối với những loại chó to hơn 1 năm tuổi rồi thì cách chữa chó bị hạ bàn tương đối khó khăn. Nhưng đều thông qua phương pháp như sau. Hãy kết hợp chế độ tập luyện sức khỏe cho chó cùng với những chế độ dinh dưỡng và bổ xung các khoáng chất cần thiêt. Bạn cứ tích cực dắt chó đi dạo cho chạy nhảy nền đất sần sùi ngày vài lần , sáng cho tắm nắng 1 tiếng từ 6h30 đến 7h 30 , bổ sung canxi bà bầu 1 ngày 1 ống vào buổi sáng trước khi tắm nắng kèm với ăn nhẹ buổi sáng ( thức ăn viên A 3 ) canxi bà bầu ra hiệu thuốc tây nào cũng có..
Nếu bị nặng bạn hãy gọi ngay cho bác sỹ thú y để có liệu trình điều trị tích cực giúp chó mèo nhà bạn nhanh hồi phục
tìm phòng khám thú y tôt ở Hà Nội, hãy gọi ngay cho chúng tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage



Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Chó bị tụ máu vành tai, phồng tai




Tụ máu vành tai ở chó mèo là hiện tượng tai chó mèo bị sưng phồng lên. Trên tai chó mèo có một bọc mềm, phồng lên có chứa máu, làm tai của chó mèo  này bị cụp xuống gây khó chịu cho chó mèo và mất thẩm mỹ. Tuy nhiên chó mèo vẫn ăn uống bình thường. Những khối máu tụ là rất đau đớn và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến dạng vĩnh viễn với một trong những tai.
Nguyên nhân Thường do tổn thương, vết cắn, hoặc do lắc đầu, do ve rận cắn gãi tai mạnh làm vỡ một số mạch máu bên trong gây chảy máu và tụ lại ở vành tai.


Bất kỳ con chó hay con mèo của mọi lứa tuổi có thể phát triển


Có những lựa chọn điều trị khác nhau cho máu tụ tai. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào cách nhanh chóng các khối máu tụ được xác định và điều trị (càng sớm càng tốt), kích thước của khối máu tụ và các sở thích cá nhân của bác sĩ thú y tham dự.
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage



Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Cách chuyển thức ăn khô sang ướt cho mèo

Mèo là loài sinh vật hành động theo thói quen và bất kì sự thay đổi quan trọng nào liên quan đến hành vi đều cần được xem xét một cách kĩ lưỡng. Trong đó việc thay đổi chế độ ăn uống đòi hỏi cần nhiều sự quan tâm của bạn hơn bởi vì những vấn đề sức khỏe tiềm tàng có thể xảy ra nếu áp dụng chúng một cách đột ngột, không đúng cách.


Tại sao bạn cần chuyển đổi chế độ thức ăn ướt cho mèo cưng?
http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/09/co-nen-cho-cho-meo-thuc-hat.html

Trước khi chuyển đổi từ chế độ ăn khô sang chế độ ăn ướt
Chỉ khi nào bác sĩ thú y kê cho mèo yêu của bạn một công thức về chế độ ăn cụ thể hoặc đề xuất một nhãn hiệu thức ăn uy tín thì lúc đó bạn mới có thể yên tâm áp dụng cho mèo yêu của mình. Còn nếu không, bạn nên dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu xem loại thức ăn nào là phù hợp nhất đối với mèo cưng. Hãy tiếp thu những lời khuyên từ vị bác sĩ thú y của mình cho dù đó là lời khuyên về nhãn hàng thức ăn nào đi chăng nữa. Và bạn cũng nên dành thời gian đến những cửa hàng bán thức ăn cho vật nuôi ở địa phương đề hiểu về những nhãn hiệu và trở nên thông thạo về loại thức ăn nào tốt cho chú mèo của mình.
Hãy nhớ rằng mèo là loài động vật cần ăn thịt, vì thế, khi bạn đọc những nhãn hiệu đồ ăn cho mèo thì nên chú ý tới thứ tự các nguyên liệu được liệt kê trên vỏ hộp thức ăn đó. Bạn sẽ thấy rằng loại thức ăn có chất lượng tốt thì sẽ có thành phần protein được liệt kê đầu tiên.

Chuyển đổi dần dần
Bạn cần lưu ý rằng kể cả khi bạn đang chuyển đổi cho mèo yêu của mình từ những loại thực phẩm khô giá rẻ cho đến những loại thực phẩm ướt có chất lượng tốt nhất thì bạn cũng không nên vội vã. Bạn không nên nghĩ rằng mèo cưng sẽ ăn những loại thức ăn ướt này khi chúng thấy đói, bởi vì điều này có thể để lại những hậu quả khó lường và có thể đe dọa đến tính mạng của mèo yêu. Chứng bệnh nhiễm lipid ở gan là một trường hợp nguy hại đến sức sống của gan, nó có thể phát triển nếu chú mèo của bạn ở tình trạng không chịu ăn trong khoảng thời gian dài trên 24 giờ. Thậm chí nếu mèo yêu có ăn một lượng rất nhỏ đi chăng nữa thì chúng cũng không đủ để ngăn cản bệnh gan nhiễm lipid ở mèo.
Chuyển đổi từ chế độ ăn khô sang chế độ ăn ướt là cả một sự thay đổi lớn lao. Ngay cả việc bạn đổi từ nhãn hiệu thức ăn khô này sang nhãn hiệu thức ăn khô khác thì đôi khi cũng gây ra những phiền phức rồi bởi chúng có sự khác biệt trong mùi, vị, cấu tạo của thức ăn. Vì vậy bạn hãy tưởng tượng xem nó sẽ lạ lẫm như thế nào đối với hầu hết các chú mèo khi phải làm quen với những loại thức ăn ướt khác thường kia. Do đó bạn không nên vội vã khi thực hiện sự chuyển đổi này. Và cũng đừng vì tình yêu thương cố chấp của bạn mà mang áp đặt nên chú ấy.




Lịch trình chế độ ăn uống của mèo yêu
Nếu thông thường bạn vẫn để mèo yêu của mình được ăn các bữa thoải mái, tự do, thì bây giờ bạn nên chuyển đổi sang những bữa ăn có lịch trình để chú ấy bị đói và sẽ muốn thử loại đồ ăn ướt. Nếu trường hợp mèo cưng có khả năng gặm nhấm thức ăn khô suốt cả ngày dài thì chú ấy sẽ chẳng bao giờ có nhu cầu nếm thử một loại đồ ăn mới. Hãy bắt đầu lên lịch trình cho các bữa ăn của mèo yêu, từ 3-4 bữa/ngày và đừng bao giờ đặt đồ ăn xuống khoảng trên 20 phút/ lần. Hãy chắc chắn rằng khi bạn đặt thức ăn xuống thì thông báo cho chú ấy biết rằng đây chính là giờ ăn. Một khi mèo yêu của bạn đã chấp nhận và quen với lịch trình giờ ăn như thế này thì bạn sẽ có thể cho chú ấy làm quen với thức ăn ướt.
Bạn cũng cần làm những loại thức ăn ướt trở nên hấp dẫn nhất có thể. Mèo cưng của bạn có thể ngấu nghiến ngay bát thức ăn khi bạn đặt xuống sàn nhà (nếu vậy thì bạn đã thật may mắn rồi) nhưng cũng có thể chú ấy sẽ chẳng thèm đoái hoài tới bát thức ăn đó. Vì thế bạn hãy cố gắng làm ấm bát thức ăn đó lên chút xíu để tạo ra hương vị. Đừng bao giờ mang ngay loại thức ăn đóng hộp từ tủ lạnh ra đem cho chú ấy ăn. Mèo thích những loại đồ ăn ở khoảng nhiệt độ phòng hoặc là ấm hơn một chút. Đừng bao giờ để thức ăn ướt ra ngoài trên 20 phút vì chúng sẽ khô và mất đi vị ngon. Khi đó chú mèo của bạn chắc chắn sẽ không bị hấp dẫn bởi loại đồ ăn như vậy và chúng sẽ rời đi khỏi cái bát mà chẳng thèm bén mảng tới.


Nếu trong trường hợp mà mèo yêu của bạn không muốn đụng tới bát thức ăn ướt kia thì bạn có thể rắc lên trên bát thức ăn đó một chút đồ ăn khô và bạn có thể áp dụng theo kiểu này để chúng tập quen dần. Bạn cũng có thể trộn một chút thức ăn khô vào thức ăn ướt để cho chú ấy phải vất vả hơn chút để có thể tìm ra được thức ăn khô. Và trong quá trình ấy mèo yêu sẽ nếm thử và ăn thêm được thức ăn ướt. Dần dần bạn giảm lượng thức ăn khô xuống một cách đều đặn hàng ngày. Đừng bao giờ cho chú ấy ăn lại những bữa ăn khô hoặc là bạn sẽ phải lặp lại quá trình chuyển đổi như trên. Hãy chắc chắn rằng chú ấy đã ăn đủ lượng thức ăn ướt hoặc là bạn sẽ phải liên lạc với bác sĩ thú y của mình để có được sự trợ giúp. Nhớ rằng chẳng bao giờ bạn muốn mèo yêu sẽ mắc chứng nhiễm lipid ở gan, vì vậy bạn nên cho chú ấy ăn dần dần nhưng cần chú ý, tránh để mèo cả ngày không ăn được gì.

Quan sát những bữa ăn nếu nhà bạn nuôi nhiều mèo
Nếu nhà bạn nuôi nhiều hơn một chú mèo và bạn lại đang thực hiện việc chuyển đổi chế độ ăn từ khô sang ướt cho chúng, thì lưu ý hãy đặt cho mỗi chú mèo một chiếc bát riêng biệt. Làm như vậy để bạn có thể chắc chắn rằng tất cả các chú mèo đều nhận được lượng thức ăn ngang bằng nhau. Trong một vài trường hợp thì điều này cũng có nghĩa rằng bạn nên cho những chú mèo ấy ăn ở những vị trí cách xa nhau.

Bạn cần thêm thông tin từ việc chuyển đổi từ chế độ ăn khô sang ướt ?
Để có thông tin và sự giúp đỡ trong việc chuyển đổi từ chế độ ăn khô sang chế độ ăn ướt cho mèo yêu, bạn hãy liên lạc với bác sĩ thú y của mình. Họ hiểu về chú mèo của bạn và có thể đưa ra những lời khuyên hoặc những khuyến cáo phù hợp trong quá trình thực hiện - áp dụng với từng chú mèo cụ thể. Nếu bạn có những câu hỏi liên quan đến việc chọn loại thức ăn nào là phù hợp nhất cho mèo yêu của mình thì bác sĩ thú y cũng sẽ đưa ra cho bạn những sư hướng dẫn chi tiết.
Bạn muốn tìm phòng khám thú y tôt ở Hà Nội, hãy gọi ngay cho chúng tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
 fanpage  https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/


Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h