Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Hướng dẫn cách tắm cho chó Samoyed đúng cách

Hướng dẫn tắm cho chó Samoyed đúng cách

Với những giống chó có bộ lông tốt như Chó Cocker, chó Alaska, Chó Husky hay Samoyed thì gần vẻ đẹp của chúng khá nổi bật được thể hiện rõ ràng qua bộ lông mà chúng đang sở hữu. Bạn có thường xuyên tắm cho chú cún nhà mình không ? Đối với nhiều người mới mua chó về, thì việc tắm cho chó đúng cách cũng gặp rất nhiều khăn đấy nhé. Bạn Thường xuyên tắm cho chú chó đẹp nhà mình với tần xuất như thế nao ? Một tháng tắm cho chó mấy lần ? Dường như không phải ai cũng biết điều này, các bạn hết sức lưu ý nhé, không phải cứ tắm nhiều là tốt đâu. Với môi trường trong lành và ít bụi bẩn, không bị ô nhiễm thì có thể bạn tắm cho chó Samoyed một tháng một lần. Cong đối với môi trường sống ở Việt Nam, bầu không khí tương đối nóng ẩm và bụi nhiều thì 1 tháng bạn có thể tắm cho chó 2 lần / 1 tháng. Tại sao bạn không nên tắm cho chó Samoyed quá nhiều? Vì trên bề mặt da của chó luôn có một lớp dầu, nó gần như là một chất giúp bảo về lông và làm lông mượt mà hơ, nếu bạn tắm quá nhiều cho chó thì vô tình bạn đã làm bề mặt da chó mất đi lớp chất dầu bảo về da và lông ấy, có thể kéo theo những hiện tượng như lông chó Samoyed bị khô ráp quá mức, gẫy hoặc rụng lông, nặng hơn thì có thể bị viêm nấm da.

Với sữa tắm, dầu tắm cho chó thì bạn nên chọn mua những loại dầu tắm chuyên dụng với độ PH càng thấp càng tốt. Nhiều bạn cẩn thận quá mà vô tình làm hại cho chó nhà mình, các bạn ấy lấy sữa tắm dành cho cún con? Vì sữa tắm dành cho chó con giup làm mềm mượt lông. Với Chó Samoyed lông của chúng được chia làm 2 lớp riêng biệt, lớp trong và lớp ngoài. Đặc biệt là lớp bên ngoài, lông có cấu tạo cứng thẳng, thô ráp hơn bình thường, lớp trong thì mềm mượt , chính vì thế chúng ta cần giữ cho lớp lông bên ngoài thẳng và thô ráp tránh tình trạng bị xoăn, vón cục và mất dáng của bộ lông một cách đáng tiếc.

Hướng dẫn chỉa lông đúng cách cho chó Samoyed
Với giống chó Samoyed đực thì một năm lông của chúng rụng 1 lần, và với chó cái là 2 lần 1 năm thường thì rụng vào trước 2 kỳ salo của chúng. Khi chó đang bình thường thì bạn có thể 3 ngày chỉa lông cho chúng một lần nhưng đối với những ngà chó rụng lông thì tốt nhất là bạn nên chải lông 1 đến 2 lần trong 1 ngày để loại bỏ bớt những sợi lông bị gãy rụng.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Cách giúp chó mèo làm quen với nhau

Một số con chó sống hòa hợp với mèo; số khác đơn giản không thể sống hòa bình với họ nhà mèo. Thậm chí nếu chó có kinh nghiệm với mèo và mèo từng sống với chó trước đó, hãy tiếp tục cẩn thận trong lần đầu tiên giới thiệu chúng với nhau. Tốt nhất là có sự góp mặt của hai người, một để can thiệp với từng con vật nếu cần thiết. Nếu bạn có hơn một chú chó, giới thiệu riêng mỗi chú với con mèo.


Chú chó nên được kèm cặp với một sự hướng dẫn nhẹ nhàng. Một người nên trông coi ngôn ngữ cơ thể của con chó và người khác nên xem xét với con mèo. Nếu con mèo không cư xử hung hăng (cong lưng, rít) về phía con chó, nó có thể được phép di chuyển xung quanh tự do hơn. Một con mèo hiếm khi đe dọa một con chó, nhưng một số sẽ hung hăng khi gặp chó. Nếu con chó không hung hăng với con mèo, thì bạn có thể nói con chó ngồi, nằm hoặc ở yên, trong khi con mèo di chuyển tự do xung quanh, đánh hơi chú chó nêu nó muốn. Con chó nên được khen và cho quà nếu nó lờ con mèo.



Nếu một con chó có bản năng săn mồi mạnh mẽ, nó sẽ trở nên tập trung; đánh hơi và nhìn chằm chằm, và có thể bắt đầu sủa hay gầm gừ. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này, không cho phép chó đến gần mèo. Đặc biệt, không cho phép chó đuổi mèo. Nếu con chó tấn công và cố đuổi con mèo, bạn nên thử một chiến lược khác để chúng chia sẻ không gian với nhau.

Thay vào đó, để một con mèo trong phòng ngủ có một cánh cửa em bé (lồng dưới cửa chính). Cấp cho mèo con những thứ cần thiết: hộp nhỏ, thức ăn và nước. Cho phép chó thấy mèo qua cửa, và sau đó để chú chó tập trung vào thứ khác, ví dụ như chơi hay luyện tập các tín hiệu. Khen và thưởng nếu nó làm được điều đó. Tiếp tục để chó thấy mèo qua ngày.

Hy vọng ở đây là con chó sẽ mất hứng thú với mèo con. Trong một số trường hợp, con chó sẽ mất hứng thú với con mèo trong vài tiếng, nhưng vẫn cần vài ngày, và những con khác đơn giản không thể chia sẻ không gian hòa bình với một con mèo. Nếu bạn không cảm thấy bạn có thể tin tưởng con chó ở gần con mèo của bạn, bạn nên tách riêng chúng ra. Nhiều con chó có thể tổn thương và giết chết mèo rất nhanh, và chó có thể bị thương bởi mèo (tổn thương mắt là thường thấy).


Bây giờ, về mèo con và chó con: nếu bạn chuẩn bị giới thiệu mèo con tới hơn một chú chó, một lần nữa, giới thiệu chỉ một con chó mỗi lần. Mèo nhỏ có thể không sợ chó, cho nên bạn phải trông chừng chó cẩn thận. Nếu chó nhỏ và nhiều năng lượng, nó có thể gây đau và giết mèo con đơn giản khi thử chơi đùa. Bởi vì mèo con thì nhỏ, muốn chạy và chơi, nhưng con chó là kẻ đuổi bắt khỏe mạnh và có thể rất hứng thú bởi chuyện động của mèo con.

Thực tế thì mèo con và chó không nên bị để một mình chút nào. Thậm chí nếu con chó ổn với con mèo trưởng thành, nó có thể thổ lỗ và gây đau cho mèo con. Cho nên vì lợi ích an toàn, giữ những con mèo và chó con tách riêng bất kỳ lúc nào bạn không thể trông chừng.

Giới thiệu chó con với mèo trưởng thể có thể đôi lúc dễ dàng, bởi vì mèo trưởng thành được xã hội hóa tốt sẽ nhanh chóng bảo vệ được chính nó và biết “nói” với chó con tôn trọng không gian riêng của mèo. Tuy nhiên, nếu chó con bướng bỉnh đuổi con mèo nhút nhát, mèo có thể cần sự trợ giúp của bạn để kiểm soát chú chó. Cho tới khi chó con lớn đủ để tự chủ và được rèn luyện, cửa “trẻ em” có thể được dùng để giữ động vật tách riêng an toàn và thoải mái.

Động vật cùng kinh nghiệm tốt thường thích ứng giỏi và nhanh chóng. Nhưng, nếu việc làm quen không tốt, hãy tìm kiến sự trợ giúp chuyên nghiệp từ một nhà nghiên cứu hành vi. Đừng sử dụng hình phạt: nó sẽ không tác dụng và có thể làm vấn đề tệ hơn.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Có nên cắt râu cho chó mèo

Râu chó không giống như sợi lông bình thường. Chúng thực ra là cơ quan xúc giác này gọi là râu mép và giúp chó có thể định hướng được không gian. Chúng hoạt động như máy dò ra-đa và chú chó của bạn dùng chúng để ước lượng khoảng cách ngắn và định hướng trong điều kiện ánh sáng yếu. Nếu bạn để thợ cắt tỉa râu cho cún cưng thì hành vi của nó có thể thay đổi.




Râu chó hoạt động như thế nào?
Những sợi râu chó thực ra không cảm nhận được điều gì nhưng chúng giúp chú chó của bạn đo lường và xác định khoảng cách.

Chân rễ râu mép sâu hơn nhiều so với những sợi lông bình thường và khi râu mép rung thì truyền tín hiệu đến não bộ của con chó về vị trí tương đối chính xác của các đối tượng xung quanh.

Nói cách khác, râu chó hoạt động như râu của con bọ. Chúng phản ứng trực tiếp với sự đụng chạm hoặc thậm chí với một cơn gió nhẹ thổi qua. Nếu bạn muốn chơi một trò chơi nho nhỏ và kiểm tra hành vi của cún cưng thì bạn hãy thử tát nhẹ lên cún con của bạn. Ngay lập tức, cún cưng chắc chắn sẽ chớp mắt.

Liệu có nên cắt tỉa râu chó và chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu bạn cắt hoặc tỉa râu cho chú chó của mình, nó sẽ khiến cho con chó ấy bị mất phương hướng. Một khi khả năng xúc giác của chú chó bị giảm thì nó có thể trở nên xấu hổ, hiền lành, nhút nhát hoặc không chắc chắn về môi trường xung quanh cũng như di chuyển một cách kỳ lạ. Nó có thể cảm thấy sợ hãi và thậm chí biểu hiện thái độ hung hãn và cáu kỉnh.

Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi trên chính là không. Bạn không nên cắt tỉa râu cho cún cưng. Đó là cách dễ nhất để tránh những hậu quả trên. Đừng làm cho cuộc sống của những chú chó trở nên gò bó chỉ vì một phương pháp làm đẹp thẩm mỹ nho nhỏ. Và khi bạn cân nhắc về những thay đổi xấu đã được đề cập ở trên thì bạn sẽ thấy râu chó trông cũng khá dễ thương và có lý do để không phải cắt nó đi.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Tại sao một số giống chó phải cắt đuôi

1. Để chánh những chấn thương làm tổn thương đến đuôi.Một số giống chó nghiệp vụ, chó săn phải làm nhưng công việc nặng nhọc như, Rotweiler, Doberman, Boxer v..v.. đôi khi phải hoạt động cả đuôi vào nhưng hoạt động mạnh hoạc nhanh như săn đuổi và chiến đấu khiến chó đuôi bị rách hoạc gãy, chảy máu. Và những tổn thương trên gây ra những đau đớn khủng khiếp cho chó rất khó chữa. Bởi vậy cắt đuôi cộc ngay từ nhỏ nhằm chánh được những rủi ro gây chấn thương.

Từ khi bộ luật cấm cắt đuôi ở Thuỵ Điển được ban hành và năm 1989, thì số ca chấn thương đuôi tăng lên vun vụt ở nhưng giống chó cần được cắt đuôi. Trong 50 truong hợp không cắt đuôi ở giống Pointer trong năm đó thì có tới 38% ca phải chịu những chấn thương trước 18 tháng tuổi và nắm 1991 thì con số đã lên đến 51%
2. Một số lý do về bệnh tật và kí sinh
Một  số giống có nhưng bộ lông dày và dài như  Yorkshire Terrier và Old Englíh sheepdog, cocker spaneil cũng được cắt đuôi nhằm chánh một số phiền toái trong việc giữ vệ sinh, phòng các bệnh về kí sinh trùng.
3. Nhằm giữ tiêu chuẩn của giống
Một số giống chó được cắt đuôi qua nhiều thế hệ và được chọn là một trong nhưng đặc điểm của giống về mặt hình dáng, tính chất nghiệp vụ. Và nếu như không cắt đuôi sẽ không còn là thích hợp với giống chó đó nữa

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

CHÓ BỊ ONG ĐỐT

Thời tiết nóng bức là điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng hoạt động và phát triển. Chó là loại động vật có thói quen đi đánh hơi và khám phá những chỗ mới lạ khi ở ngoài trời. Bản tính hiếu kì và ham chơi này dễ làm cho chúng bị côn trùng đốt. Cún đặc biệt thích trêu đùa những con ong nghệ bay lơ lửng trên những bụi cỏ và khóm hoa mà không hay biết rằng đây cũng là lí do khiến mình bị ong tấn công. Ong đốt có thể gây sưng mũi, mắt, mõm và gây ra dị ứng.

Dấu hiệu của ong đốt
- Vùng bị đốt sưng đỏ
- Khó thở
Nếu chó của bạn bị dị ứng với vết ong mật, ong vò vẽ hay côn trùng đốt, khí quản của chúng có thể bị sưng gây ra khó thở. Vết thương tiếp tục sưng lên không ngừng có thể dẫn đến ngạt thở. Đây là lí do vì sao khi chó bị đốt vào cổ họng hay mõm, bạn cần xử lí tình hình một cách khẩn cấp.

- Khi bị đốt vào móng: đi khập khiễng
Khi chó đi cà nhắc, chủ nuôi thường nhầm lẫn sang chấn thương khớp xương hay đinh đâm vào móng nhưng thực chất đó lại là do ong đốt. Chó thường gặm nhấm và nhai bàn chân do ngứa khi bị đốt vào móng. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề quá lớn cho phần nhiều cún cưng nếu như chúng không bị đốt vào những vùng nhạy cảm hơn như miệng.

Cách xử lí khi cún bị ong đốt
Bước 1: Quan sát xung quanh vùng bị đốt và loại bỏ ngòi châm của ong. Lưu ý: Tuyệt đối không nặn ngòi ra bởi làm vậy sẽ vô tình làm chất độc được giải phóng thêm và khiến cún của bạn đau đớn. Cách tốt nhất để loại bỏ ngòi là gạt nó ra bằng mảnh nhựa có cạnh sắc, thẻ tín dụng là một đơn cử xuất sắc trong trường hơp này. Bạn hãy gạt nó ra bằng một lần dứt khoát theo đường chéo.


Bước 2: Sau khi đã loại bỏ được kim châm, dùng dấm hay dung dịch pha bột nở thoa lên khu vực bị đốt.
Lưu ý: Nên dùng dấm khi nào và dùng dung dịch pha bột nở khi nào?
(-) Ong mật - Dùng dung dịch bột nở
(-) Ong vò vẽ - Dùng dấm

Vết đốt của ong mật có tính axit nên chúng ta cần dung dịch có tính kiềm để trung hòa nọc độc. Mặt khác, nốt do ong vò vẽ để lại có tính kiềm nên dung dịch axit loãng có tác dụng trung hòa nọc. Lựa chọn tốt nhất trong nhà bếp là dấm hoặc nước chanh.
Nếu bạn không biết đó là loại ong nào thì cách tốt nhất là ngâm vùng da bị đốt trong nước lạnh hay chườm đá trong khoảng 15 phút để làm giảm sưng và ngứa.

Bước 3: - Cho chó uống nước đường gluco pha đặc để giải độc, khoảng 1 tiếng uống một lần
 Theo dõi chó nếu như có bất cứ dấu hiệu của khó thở, dị ứng hay tiếp tục sưng to thì phải đưa tới bác sĩ thú y gần nhất càng sớm càng tốt.
Nếu như bị đốt nhiều lần một lúc, chó có thể bị tổn thương thận và thậm chí tử vong do biến chứng. Trong trường hợp này, hãy lập tức đưa cún đến bác sĩ thú y gần nhất.

Cách bảo vệ chó khỏi ong đốt
- Hãy khôn ngoan khi dắt chó đi ngoài trời. Ong mật và ong vò vẽ thường dành thời gian đi kiếm mật vào lúc nắng nóng nhất trong ngày. Vì thế, dắt chó ra ngoài chơi khi trời ngả tối hay rạng sáng sẽ làm giảm thiểu nguy cơ bị ong đốt.



- Tránh xa các khóm hoa. Đây là điều cấp thiết vì các loại ong thường quanh quẩn bên các loài hoa để kiếm mật.

- Tránh sử dụng nước hoa. Ong thường bị hấp dẫn bởi những mùi hương ngọt ngào. Vậy nên khi dắt chó ra ngoài chơi, bạn nên tránh sử dụng nước hoa bởi nó có thể đưa những “vị khách không mời” tới cún cưng của bạn.