Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Khi chó bị nôn

Chó bị nôn mửa chỉ đơn giản bởi vì có thể nó đã ăn phải một loại thức ăn không phù hợp, ăn quá nhiều hoặc quá nhanh trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nguyên nhân có thể phức tạp hơn – do chúng bị nhiễm độc hay gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nào đó.

Đa phần nếu ta hiểu và nắm rõ được tình hình cũng như kịp thời xử lý thì thì sẽ không sao nhưng ngược lại có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí là rối loạn tiêu hóa.


Trước khi chó bị nôn, nôn hoặc khi cảm thấy buồn nôn, chó thường chảy nước dãi, tự liếm môi và nuốt nước bọt liên tục. Đôi lúc chúng thậm chí còn ăn cỏ – để giải tỏa cảm giác khó chịu ngứa ngáy trong dạ dày, hay tự làm xao lãng cơn buồn nôn.

Cần phân biệt rõ nôn mửa với trào ngược – hiện tượng thức ăn quay ngược trở lại khỏi miệng khi chưa được tiêu hóa. Trào ngược xảy ra tự nhiên, không có sự tác động của các cơ dạ dày. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra trào ngược, hơn nữa nó lại khác hẳn với nôn mửa, vì thế không thể coi chúng là một.
Như vậy, để cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho việc chẩn đoán của bác sỹ thú y được chính xác hơn, bạn cần phải quan sát đầy đủ và cẩn thận tất cả các triệu chứng:

Tần suất nôn: Nếu con chó bị nôn một lần và vẫn ăn uống điều độ, đi tiểu bình thường thì đó có thể chỉ là một trường hợp riêng lẻ do 1 nguyên nhân cấp tính nào đó.

Có bị tiêu chảy không?
Chó có mất nước nhiều không?
Chó có lâm vào trạng thái hôn mê không?
Có nôn ra máu không?
Có giảm cân không?
Cún có thay đổi khẩu vị không?
Lượng nước uống vào và nước tiểu thải ra tăng hay giảm?
chó bị nôn

Xử lí khẩn cấp
Đối với những cơn nôn mửa nghiêm trọng, không dứt:

Loại bỏ tất cả thức ăn mà cún đã ăn gần nhất. Nếu cún cưng vẫn duy trì trạng thái tỉnh táo và chỉ nôn một lần duy nhất, không nhất thiết phải gọi bác sĩ thú y. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng sau xuất hiện, bạn cần đưa chúng đến phòng khám ngay lập tức:

Trong thành phần nôn có máu.
Cún bị sốc, mất nước, trướng bụng, sốt, tiêu chảy hay có biểu hiện mệt mỏi, chán nản.
Phần nướu răng của cún chuyển màu xanh xám hoặc vàng.
Bạn nghi ngờ cún bị ngộ độc thức ăn hay nuốt phải chất độc hại.
Chú cún của bạn là cún con, hoặc chưa từng được tiêm chủng đầy đủ.
Đối với những cơn nôn mửa gián đoạn, hoặc trong trường hợp cún không bị sốc hay mất nước:
Không cho cún ăn trong vòng 12 tiếng sau khi nôn. Cho chúng những viên nước đá để liếm, hoặc cho uống một ít nước, nửa tiếng một lần.
Sau khoảng 12 – 24 tiếng tính từ lần nôn đầu tiên, bắt đầu cho chúng ăn lại với thức ăn nhẹ. Tốt nhất là bạn nên trộn cơm với thịt ức gà, cho chúng ăn thử một vài muỗng xem chúng có tiếp tục nôn mửa không. Nếu không, cho chúng ăn một ít thức ăn nhẹ, 1 – 2 tiếng một lần.
Khi cơn nôn mửa hoàn toàn chấm dứt, bạn có thể cho cún quay lại chế độ ăn thông thường vào ngày tiếp theo.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h



Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

lý do nên triệt sản chó mèo cái

Triệt sản mèo cái là phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng, mèo không còn khả năng tiết hooc môn, rụng trứng và sinh sản. Duy nhất chỉ có phẫu thuật, không có loại thuốc nào triệt sản mèo cái vĩnh viễn.
LÝ DO NÊN TRIỆT SẢN MÈO CÁI :
1. Khống chế sinh sản ngoài ý muốn, mèo đẻ nhiều không quản lý được mèo con, không chăm sóc được tốt nếu chủ mèo bận rộn, nhà ở chật hẹp.
2. Kỳ động dục, mèo cái kêu la, gào thét tìm đực đêm hôm ảnh hưởng tới sức khỏe, mất trật tự , phiền toái cho xóm giềng.
3. Mèo cái tìm đực bỏ nhà ra đi, có thể xa tới bán kính 3 km dễ bị bấy, bắt trộm hoặc nguy cơ lây nhiễm bệnh Dại nguy hiểm cho con người nếu mèo không được tiêm vaccine phòng bệnh Dại.
4.Mèo đẻ liên tục ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng mèo mẹ, đặc biệt khi mèo đã già trên 6 tuổi.
KHI NÀO NÊN TRIỆT SẢN MÈO CÁI :
Nếu không có mục đích sinh sản, tốt nhất phẫu thuật triệt sản trước kỳ động dục đầu tiên ( khoảng 6 tháng tuổi ). Mèo con được 1 tháng tuổi đã biết ăn dặm nên mang mèo mẹ đi triệt sản.
MÈO ĐANG CHO CON BÚ SẼ KHÔNG ĐỘNG DỤC ?
Không phải vậy. Mèo đẻ rất mắn, chỉ 6-8 tuần sau khi sinh con sẽ động dục trở lại và có thể mang bàu ngay.
MÈO SAU TRIỆT SẢN CÓ BỊ NGU ĐẦN HAY BÉO PHÌ KHÔNG ?
Không, nếu chủ mèo chăm nuôi khoa học, ăn uống dinh dưỡng đúng cách.
Nếu bạn muốn triệt sản mèo cái nhà mình hãy liên hệ với chúng tôi
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Những biểu hiện chó mèo sắp chết

Dù đây là một điều rất khó khăn và có lẽ chẳng ai muốn đề cập đến cả, nhưng tin chắc trong lòng mỗi chúng ta đều hiểu rõ rằng, rồi sẽ có một ngày, những người bạn bốn chân thân thiết trong gia đình mình rồi sẽ ra đi. Không giống như chúng ta, thú cưng lớn nhanh, trưởng thành nhanh, và có lẽ vì thế, vòng đời của chúng cũng ngắn hơn chúng ta rất nhiều. Vì vậy, việc chăm sóc và nuôi dưỡng một nhóc chó/ mèo nào đó từ khi nó còn bé bỏng và cho đến ngày nó lìa đời quả thật là việc hoàn toàn rất dễ xảy ra đối với bất kì một chủ nuôi nào.

Có nhiều lý do khiến thú cưng của bạn qua đời, nhưng bài viết này chỉ xin đề cập đến việc thú cưng sắp qua đời do đã già, vì đây là một điều không thể nào tránh khỏi.

Vậy thì, dấu hiệu nào để biết rằng thú cưng yêu quý của bạn sắp ra đi? Có một vài dấu hiệu khá rõ ràng và chính xác sau đây mà chủ nuôi nên chú ý để có thể có chế độ chăm sóc phù hợp cho thú cưng, hoặc chỉ đơn giản là để bản thân mình có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn một chút để đón nhận việc thú cưng qua đời.
1. Ngủ nhiều và lờ đờ:
Khi đã quá già, tất nhiên thú cưng sẽ phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút. Sự mệt mỏi đó sẽ dẫn đến việc thú cưng ngủ rất nhiều (hầu như ngủ cả ngày), ngủ mê man và nếu để ý, bạn có thể thấy hơi thở của chúng rất mệt nhọc, vừa yếu ớt, vừa ngắt quãng.
2. Khó khăn trong việc di chuyển:
Cũng giống như chúng ta, khi đã lớn tuổi, thú cưng sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển. Có thể chúng sẽ không thể đi lên bậc thang hay nhảy lên những nơi có độ cao vừa tầm mà chúng vẫn ưa thích nữa. Thậm chí việc đi lại bình thường của chúng cũng sẽ rất chậm chạp, lờ đờ, thường xuyên cần nghỉ ngơi trong khi di chuyển và có thể còn va vào những đồ vật khác nữa. Nhưng bạn nên nhớ rằng, sự suy giảm về khả năng di chuyển của thú cưng chưa chắc đã thể hiện rằng chúng sắp chết, nhưng nếu thú cưng của bạn hầu như không thể di chuyển – thì điều này có thể lắm đấy.
3. Giảm khẩu vị/ giảm cân:
Thú cưng hầu như không thấy ngon miệng nữa. Chúng sẽ ăn rất ít, và thậm chí chúng sẽ không thèm ra ăn nếu như bạn không mang đồ ăn đến sát bên miệng chúng và “dụ dỗ” chúng ăn. Những lúc này, chúng cũng sẽ ăn rất ít và nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng nhai nuốt rất khó khăn. Chính tình trạng giảm khẩu vị và ăn ít dần này sẽ dẫn đến việc thú cưng bị sụt cân và ngày càng ốm yếu.
4. Nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh:
Khi đã quá già yếu, không chỉ khẩu vị thú cưng bị giảm mà ngay cả việc ăn uống và tiêu hóa của chúng cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Không có gì lạ khi bạn phát hiện ra thú cưng của mình ăn chưa bao nhiêu đã ói ra hết. Cũng không có gì lạ khi chúng “giải quyết” ngay tại chỗ mình nằm hay ngay cả trong khi ngủ. Việc di chuyển bây giờ đối với thú cưng là quá mệt nhọc và chúng thật sự không còn khả năng để quan tâm đến vấn đề vệ sinh của mình nữa, cho nên thú cưng sẽ không cố gắng lết đi giải quyết ở những địa điểm “quen thuộc” của chúng. Bạn nên cho thú cưng ngủ trên một cái khăn, miếng tã lót dành cho thú con hoặc có thể đeo tã hay mang đai buộc bụng cho chúng để đối phó với vấn đề này.

Tuy nhiên, không phải cứ nôn mửa và không kiểm soát được vấn đề vệ sinh thì có nghĩa là thú cưng của bạn sắp chết. Những dấu hiệu này nếu xảy ra ở những thú cưng tuổi đời còn trẻ hoặc chưa quá già thì có thể chỉ là một số loại bệnh hay ngộ độc thức ăn nào đó. Lúc này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được hướng dẫn kĩ càng hơn.
5. Có dấu hiệu buồn bã:
Là chủ của chúng, chắc bạn sẽ biết rằng lúc nào thú cưng của mình lúc nào vui, lúc nào buồn chứ? Một dấu hiệu khi sắp ra đi nữa là thú cưng sẽ không hề cảm thấy vui vẻ và hứng khởi nữa. Chúng không hề bày tỏ sự quan tâm hay thích thú nào đối với những thứ mà mình đã thích chơi hay là những đồ ăn mà mình từng rất thích ăn. Đúng vậy, khi đã già cả và sức khỏe bị giảm sút, thú cưng sẽ không hào hứng với việc chơi đùa hay ăn uống, và thậm chí, chúng cũng sẽ không quanh quẩn bên chủ nuôi như bình thường nữa. Lúc này, chúng chỉ muốn ở một mình mà thôi. Bạn cũng nên chú ý rằng đến cả những biểu hiệu thường thấy của loài vật khi vui vẻ là vẫy đuôi hay khẽ gừ gừ nhẹ trong cổ mà thú cưng mình cũng không thể hiện thì có nghĩa là chúng đã sắp tiến tới giới hạn rồi đấy.
6. Trốn ở một nơi kín đáo:
Chắc bạn cũng đã từng nghe rằng: “Khi loài chó sắp chết, chúng thường tìm một nơi kín đáo nhưng lại rất gần chủ nuôi để trốn, vì chúng không muốn chủ nuôi buồn bã khi mình đã ra đi, nhưng lại muốn trong những giây phút cuối cùng của đời mình, chúng vẫn có thể bảo vệ được ngôi nhà và chủ nuôi.” chứ? Đây là một câu chuyện rất cảm động, và xét về mặt tình cảm, chúng ta vẫn luôn muốn tin rằng, những người bạn trung thành của chúng ta thật sự vẫn dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta trong những giây phút cuối cùng. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học thì có một cách giải thích rằng, đây chính là bản năng của loài vật. Khi chúng đã quá yếu ớt và không còn sức chống đỡ lại bất kì xâm hại nào từ bên ngoài, chúng đành phải tìm một nơi an toàn và kín đáo để trốn, tránh cho việc có thể bị làm phiền và càng bị tổn thương hay đau đớn nhiều hơn. Vì thế, khi bạn thấy thú cưng của mình trốn ở một nơi mà trước giờ chúng không thèm vào thì có thể chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn, thậm chí đã sẵn sàng chờ đợi cái chết rồi.
7. Những hành vi khác thường:
Thú cưng sắp qua đời có thể có những hành vi rất khác lạ, chúng có thể thấy hoang mang và cáu kỉnh, thậm chí, chúng cũng có thể cắn chủ nuôi của mình. Đừng trách chúng vì đây chẳng qua chỉ là những bản năng tự nhiên mà thôi. Đơn giản vì chúng đang rất mệt mỏi và đau đớn, thậm chí không màng đến ăn uống và chăm sóc bản thân chúng thì làm sao có thể cư xử một cách ngoan ngoãn như bình thường được? Bạn cũng nên chú ý rằng, nếu như bạn còn nuôi những thú cưng khác thì có thể chúng sẽ bắt đầu “bắt nạt” thú cưng sắp qua đời đấy (chuyện này hay xảy ra ở loài chó, khi có một con trong đàn trở nên yếu ớt hẳn đi).

Khi nào nên gặp bác sĩ thú y?
Qua đời khi quá già là một chuyện tự nhiên trong cuộc sống, tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét đến vấn đề gặp bác sĩ thú y nếu như để ý thấy tình trạng thú cưng của bạn trở nên quá tồi tệ. Ví dụ như: thú cưng không thể đứng dậy, vô cùng mệt mỏi và đau đớn và có những biểu hiện bất thường. Khi trao đổi với bác sĩ thú y, bạn sẽ biết được phương pháp chăm sóc thú cưng, hoặc đơn giản là có nên cho thú cưng của bạn một cái chết nhân đạo – ít đau đớn hơn hay không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn, tuy nhiên, hãy nhớ liên lạc với bác sĩ thú y để chắc chắn rằng bạn đã hiểu những cách chăm sóc thú cưng sắp qua đời một cách rõ ràng nhất.

Đã qua đời
Khi một con thú cưng đã qua đời, có thể chủ nuôi sẽ phải đối mặt với những mất mát rất lớn, tuy nhiên, đối với những chủ nuôi còn có nuôi thêm những thú cưng khác nữa, thì cách hay nhất là cho những con còn lại thấy xác của con đã chết. Theo Hiệp Hội Chống Ngược Đãi Động Vật Hoa Kỳ, loài chó, mèo và ngựa sẽ vượt qua nỗi đau về cái chết của bạn mình dễ dàng hơn nếu như chúng được thấy xác của bạn. Nếu không, chúng sẽ có xu hướng tìm kiếm bạn mình và vì thế, đau đớn sẽ càng rõ rệt và kéo dài hơn nữa.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Hình ảnh thắt tim khi chó mẹ đẩy chó con ra khỏi lồng

Chú chó này vừa sinh con ngay trong lồng nhốt trên đường đến lò mổ, và đã cố gắng đẩy chó con thoát khỏi chiếc lồng này.
Mỗi ngày, ở những đất nước châu Á, trong đó có Việt Nam, vẫn còn rất nhiều chó, mèo bị bắt trộm và làm thịt. Đó là một thực tế mà những người yêu thương và kêu gọi bảo vệ chó, mèo vẫn phải chấp nhận và đấu tranh hàng ngày.

Xuất hiện trên mạng từ năm 2015, nhưng mới đây, khi được chia sẻ trên trang cá nhân của một nam ca sỹ trẻ, nó mới thật sự gây chú ý. Bức ảnh đi kèm với dòng caption: "Nằm trong lồng chờ chết trong khi đang mang thai. Chú chó này đã sinh con ngay trong lồng. Nó cố đẩy con mình ra khỏi chiếc lồng đáng sợ trong vô vọng…" đã thật sự gây xúc động mạnh đối với người xem.

Hình ảnh thắt tim: Chó mẹ cố đẩy chó con thoát khỏi lồng nhốt đến lò mổ - Ảnh 1.


Trong ảnh, có thể thấy một chú chó con vừa sinh, mắt còn chưa mở, đang cố gắng đưa đầu ra khỏi chiếc lồng sắt. Bên cạnh là chú chó mẹ mệt mỏi, tội nghiệp. Có lẽ, nó rất muốn giúp chó con thoát ra khỏi cái lồng nhốt này, nhưng bất lực. Nhìn dáng vẻ cam chịu và dáng ngồi cúi đầu của nó, không ai là không thấy thương cảm.

Bức ảnh đã nhận được nhiều sự chú ý và tất nhiên, tiếp tục làm dấy lên sự phản đối của cư dân mạng trong vấn đề Ăn thịt chó ở châu Á. Facebooker Trần Duy mạnh mẽ: "Nên in những tấm ảnh thương tâm như này ra, rồi phát cho mấy người ăn thịt chó để họ hiểu hành động tàn nhẫn mà họ đang làm". Một bạn nữ khác có tên Daisy Kim bày tỏ rằng mình đã không cầm được nước mắt khi xem bức ảnh này, và càng khóc to hơn khi nhớ lại chú chó mình từng yêu thương đã bị bắt mất cách đây 2 năm. "Chắc lúc trên đường bị bắt đi, nó cũng tội nghiệp như thế này này..."

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Cách nhổ lông tai cho chó

Nhổ lông tai : Tai cún luôn phải được nhổ sạch hết lông trong tai. Thường mới nhổ cún sẽ khó chịu đau, nhưng dần sẽ quen. Các bạn có thể dùng nhíp nhổ, hoặc panh kẹp có bán tại các hiệu thuốc kết hợp với Bột nhổ lông tai
- Sau khi nhổ sạch lông tai các bạn dùng nước muối sinh lý hoặc Dung dịch vệ sinh tai dành riêng cho cún (lưu ý: ko nên dùng oxy già) đổ vào bông tăm hoặc panh kẹp quấn bông ngoáy sạch.
- Tiếp đó các bạn dùng Dung dịch vệ sinh, nhỏ vào mỗi bên hai đến ba giọt, vê tai và để nguyên ko ngoáy lại nữa
- Mỗi lần tắm các bạn lại lau sạch và nhỏ vài giọt thuốc nhỏ tai