Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Triệt sản chó mèo

riệt sản mèo cái là phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng, mèo không còn khả năng tiết hooc môn, rụng trứng và sinh sản. Duy nhất chỉ có phẫu thuật, không có loại thuốc nào triệt sản mèo cái vĩnh viễn.
LÝ DO NÊN TRIỆT SẢN MÈO CÁI :
1. Khống chế sinh sản ngoài ý muốn, mèo đẻ nhiều không quản lý được mèo con, không chăm sóc được tốt nếu chủ mèo bận rộn, nhà ở chật hẹp.
2. Kỳ động dục, mèo cái kêu la, gào thét tìm đực đêm hôm ảnh hưởng tới sức khỏe, mất trật tự , phiền toái cho xóm giềng.
3. Mèo cái tìm đực bỏ nhà ra đi, có thể xa tới bán kính 3 km dễ bị bấy, bắt trộm hoặc nguy cơ lây nhiễm bệnh Dại nguy hiểm cho con người nếu mèo không được tiêm vaccine phòng bệnh Dại.
4.Mèo đẻ liên tục ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng mèo mẹ, đặc biệt khi mèo đã già trên 6 tuổi.
KHI NÀO NÊN TRIỆT SẢN MÈO CÁI :
Nếu không có mục đích sinh sản, tốt nhất phẫu thuật triệt sản trước kỳ động dục đầu tiên ( khoảng 6 tháng tuổi ). Mèo con được 1 tháng tuổi đã biết ăn dặm nên mang mèo mẹ đi triệt sản.
MÈO ĐANG CHO CON BÚ SẼ KHÔNG ĐỘNG DỤC ?
Không phải vậy. Mèo đẻ rất mắn, chỉ 6-8 tuần sau khi sinh con sẽ động dục trở lại và có thể mang bàu ngay.
MÈO SAU TRIỆT SẢN CÓ BỊ NGU ĐẦN HAY BÉO PHÌ KHÔNG ?
Không, nếu chủ mèo chăm nuôi khoa học, ăn uống dinh dưỡng đúng cách.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Tiêm phòng vacxin cho chó mèo

Có những bạn không hiểu tại sao mà mình nuôi chó mèo một thời gian lại bị ốm, và chết nhiều. Bạn đã bao giờ quan tâm đến vấn đề tiêm phòng cho chó mèo nhà mình chưa? Khi tiêm phòngcho chó mèo nhà mình là biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thú cưng
https://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/08/lich-tiem-phong-vacxin-cho-cho.html

https://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/08/lich-tiem-phong-vacxin-cho-meo.html

T
rên đây là lịch tiêm phòng cho chó mèo bạn cần biết để có lựa chọn tốt nhất cho chó mèo nhà bạn
Nếu bạn muốn tiêm phòng cho chó mèo nhà nhà mình hãy gọi ngay cho chúng tôi 

Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h
Các 

-Khám chữa bệnh cho chó mèo (nội, ngoại trú) tại bệnh viện và tại nhà.


-Xét nghiệm chuyên khoa,xét nghiệm máu, xét nghiệmcare, parvo… các bệnh truyền nhiễm  siêu âm… cho chó mèo


-Tư vấn mua bán và chăm sóc chó, mèo.





-Khám sức khỏe định kỳ cho chó mèo :tiêm phòng vacxin các loại 5 và 7 bệnh, vacxin dại, tẩy giun, xịt bọ chét, ve rận…
Các thủ thuật ngoại khoa cho chó mèo: thiến, mổ đẻ, triệt sản, cắt tai, cắt mống mắt….


-Cung cấp tất cả những đồ dùng, tư trang cá nhân cho chó, mèo khi ở tại gia đình và khi vận chuyển. 
 HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG 

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Người nhiễm giun sán chó

Giun đũa chó là toxocara thuộc họ giun Ascarridae. Giun đũa chó Toxocara canis liên quan đến người thường ký sinh ở ruột non của chó, giun đũa chó mèo Toxocara cati ký sinh ở ruột non của mèo. Chúng thường đẻ trứng và theo phân ra ngoài. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành, có trường hợp ấu trùng giun chui qua nhau thai hay sữa từ chó mẹ sang chó con.

Những người mắc bệnh thường là vật chủ ngẫu nhiên, do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo, hoặc nuốt phải ấu trùng giun khi ăn thịt chó mèo chưa nấu chín.

Những người nuốt phải trứng giun toxocara, trứng nở giải phóng ấu trùng trong ruột non, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt... gây ra các tổn thương ở nội tạng.

Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị.


Bệnh nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Một số bệnh nhân có biểu hiện gan to, sốt, có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axít không thường xuyên.

Trường hợp nặng các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm, các hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú có thể xảy ra do sự di trú của ấu trùng giun toxocara, bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80-90%.

Bệnh nhân có thể thử nghiệm huyết thanh học ELISA, dùng kháng nguyên ấu trùng giun toxocara, độ nhạy từ 75-90%. Nếu phát hiện chính xác nhiễm giun chó, mèo bệnh nhân không cần phẫu thuật chỉ cần uống thuốc trị giun sán là khỏi.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Xử lý khi bị chó mèo cắn

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:


Theo dõi chó khi bị cắn
Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát. Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, lưu ý là xà phòng đặc 20%, sau đó rửa bằng nước muối 9%, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc… làm giảm tới mức tối thiểu lượng virus tại nơi xâm nhập.. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn. Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Xử trí tại chỗ bằng: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3-5 ngày. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin dại càng sớm càng tốt. Đối với người già, người có thai, người bị bệnh lao, bệnh thận, gan, tim mạch, sốt rét… cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tiêm và có ý kiến về cách điều trị.

Sẽ phải tiêm phòng dại ngay nếu:

Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.
Vết cắn ở đầu, mặt, cổ,
Vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, chó lên cơn dại… cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vacxin trong vòng một ngày nhưng phải khác vị trí tiêm. Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chậm cũng không nên để quá 7 ngày sau khi bị cắn.
Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.
Không theo dõi được con chó đã cắn.
Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Trường hợp phải theo dõi con chó trong 15 ngày:

Vết cắn nhẹ, xa não.
Con chó vẫn sống bình thường khỏe mạnh.
Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.
Nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm.[30]

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Một số trường hợp không cần phải tiêm vắcxin là

Bị chó cắn bóng, nghĩa là không đụng chạm gì tới người.
Bị chó cắn qua quần áo dày mà không xước da hoặc bị chó liếm vào chỗ da lành không có vết xước.
Những người đã tiếp xúc, sống chung với người bị bệnh dại, kể cả có ăn ngủ cùng phòng (trừ khi bị người lên cơn dại cắn có vết thương).

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Viêm da hóa mủ ở chó

Nguyên nhân gây viêm da có mủ trên chó mèo

Viêm da có mủ trên chó mèo thường khởi phát vào mùa hè do nhiệt độ nóng bức, độ ẩm cao. Bình thường Staphylococus kí sinh ở trên da chó mèo, khi da khỏe mạnh thì chúng không gây bệnh, nhưng khi da bị tổn thương chúng có cơ hội phát triển và gây viêm da.



Viêm da có mủ chó mèo là một căn bệnh khá phổ biến

Bất kỳ vết trầy xước, liếm, cắn hay tổn thương trên da đều có thể trở thành nguyên nhân khiến da bị viêm và trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Thông thường khi chó mèo bị viêm da có mủ sẽ bị đau, ngứa, sốt, biếng ăn, rụng lông, mệt mỏi, ốm yếu. Lúc đó nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, những vết viêm da, nốt mủ sẽ dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử lan rộn, thậm chí gây nhiễm trùng máu.

Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h