Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Giữ ấm cho chó vào mùa đông

Có nhiều cách để giữ ấm cho chó mèo  khi ở trong nhà. Đôi khi ta tự hỏi liệu chúng có cảm thấy lạnh giống như chúng ta mặc dù chó có thể chịu đựng được việc nhiệt độ bị giảm xuống, nhưng chúng vẫn cần được giữ ấm thêm.

Theo tiến sĩ Perkins, “ Chó mèo hoàn toàn có thể cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ trong mùa mới, tuy nhiên điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc chó mèo được nuôi ở trong nhà quanh năm hay là nó từng có cơ hội được thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.”
“ Những chú cún sống trong những ngôi nhà ngoài trời thường thích nghi với sự thay đổi của thời tiết tốt hơn bởi vì bộ lông của chúng đã trải qua những sự thay đổi cần thiết giúp chúng có thể đối phó với điều kiện như vậy. Cân nặng và giống cũng là nhân tố quyết định. Những con chó nhỏ được nuôi trong nhà không thể chịu đựng được giá rét tốt như những con chó lớn, có bộ lông dày, sống ở vùng đông bắc, như Huskies.”

Tiến sĩ Perkin nói rằng một nhân tố khác cần chú ý đó là điều kiện cơ thể của cún cưng. Những con chó gầy thường cảm thấy lạnh. Ngược lại, những con chó béo phì lại khó có thể chịu đựng được thời tiết nóng. Bạn nên thường xuyên cho cún cưng đi gặp bác sĩ thú y để biết thêm thông tin về điều kiện cơ thể của cún cưng.

Những con chó già và những con chó dưới 6 tháng tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết hơn những con chó khác và nếu bạn có nuôi một con cún mới thì hãy chú ý đến tuổi của nó.
Thực sự thì, nhân tố quyết đinh chính là sự thích nghi của cún cưng đối với những thay đổi của thời tiết, tự nó sẽ có biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi mưa, gió của mùa đông và tránh nóng vào mùa hè. Thức ăn và nước uống cũng là nhân tố vô cùng quan trọng bởi vì cún cưng cần uống nhiều nước hơn vào mùa hè và ăn nhiều thức ăn vào mùa đông. Tuy nhiên nhu cầu uống nước vào mùa đông của cún cưng vẫn rất lớn, và ở những khu vực lạnh giá bạn phải đảm bảo rằng nước uống của cún cưng phải là nước ấm.

Điều gì sẽ xảy ra với chó nếu thời tiết quá lạnh?
Nếu không có những biện pháp để đối phó với những tháng mùa đông thì những con chó con và những con chó già sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Và đối với những con chó khó thích nghi được với sự thay đổi khí hậu thì ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Những bệnh về khớp và hô hấp luôn là những căn bệnh phổ biến trong mùa đông. Có lẽ bạn chỉ nghĩ rằng cún cưng của bạn ngày một già đi khi nó không đam mê chạy nhảy nữa, mà không cho rằng đó có thể là do nó bị thương. Điều quan trọng là đối với những con chó trên 8 tuổi thì bạn nên chú ý tới bệnh viêm khớp
Bạn nên giữ ấm cho chó như thế nào?
Điều tốt nhất bạn có thể làm giúp cún cưng luôn luôn ấm áp vào mùa đông là cung cấp cho nó một nơi ở đầy đủ tiện nghi để nó có thể tránh mưa, tránh gió. Nếu cún cưng của bạn ngủ ở ngoài trời thì hãy chuẩn bị cho nó một cái chuồng có kích cỡ phù hợp, không quá lớn.

 Cho cún cưng ở trong chuồng sẽ tốt hơn nhiều so với việc để nó ở trong một căn phòng lạnh, lớn như nhà để xe. Tôi khuyên bạn tốt nhất nên để chuồng chó ở trong nhà xe nếu như diện tích cho phép. Và phải đảm bảo rằng nhà xe đó có thể giúp cún cưng tránh gió. Ở những khu vực có mùa đông khắc nghiệt, cho chó sống trong chuồng cũng giúp chúng tránh rét.”
Ga giường và chăn cũng quan trọng không kém, nhưng bạn phải chú ý rằng giường của cún cưng phải được nâng lên khỏi mặt đất một chút. Thường xuyên tập thể dục cũng là một phương pháp chống rét hiệu quả.

“ Nếu bạn nuôi chó con hoặc chó già, thì tốt nhất bạn nên cho chúng ở căn phòng nhỏ trong nhà như phòng giặt là, với một chiếc giường được nâng lên khỏi mặt đất một chút và cho nó thêm một bộ chăng ga.”
 Và ở một góc độ nào đó, chúng ta đang muốn biến chó thành con người, nhưng chỉ đối với những con chó được nuôi trong nhà. Nếu như cún cưng của bạn bị viêm khớp hoặc quá gầy, một số sản phẩm giúp giữ ấm thực sự cần thiết giúp nó cảm thấy ấm áp. Nếu cún cưng không thích hoạt đông, hoặc cơ thể ít chất béo, cún cưng sẽ cần thêm nhiều biện pháp giữ ấm cơ thể hơn trong mùa đông lạnh giá.”


Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Chó kêu sủa nhiều, nguyên nhân và cách xử lý

Việc chú chó cưng của bạn sủa quá nhiều, liên tục bất kể ngày hay đêm đều gây sự khó chịu đối với hàng xóm của bạn. Ngăn chặn một chú chó sủa vô thức quá nhiều đã trở thành một cơn ác mộng lớn đối với nhiều chủ sở hữu chó. Kết quả thường là, chú chó phải ra đi hay mối quan hệ thân thiện, hữu hảo với hàng xóm không còn nữa.



1. Sủa theo bản năng:

Nguyên nhân: Bảo vệ lãnh thổ, canh gác trông nhà. Chó sủa dữ dội liên tục khi có tiếng người lạ hoặc âm thanh lạ.

Biện pháp xử lý: Nếu thấy bất ổn, bạn nhốt chó vào chỗ kín, cách âm không cho chó nhìn và nghe tiếng động.

2. Sủa do cô đơn, buồn tẻ:



Nguyên nhân: Chó bị nhốt kín, cách ly với người, cộng đồng chó hoặc súc vật khác, không được chăm sóc chu đáo cũng thường kêu sủa liên tục.

Biện pháp xử lý: Cho tiếp cận với người hoặc chó khác. Cần sự hòa đồng, không nên bạc đãi với chó.

3. Sủa, kêu nhiều do bản tính cá thể chó:

Nguyên nhân: Thường gặp ở các giống chó nhỏ: Chihuaha, Nhật, nhiều khi không thể kiểm soát được, nhất là có khách đến chơi nhà, sủa cho tới khi khách đi mới dứt. Nguyên nhân có thể do chó không đuợc huấn luyện nghiêm khắc ngay từ nhỏ. Hoặc một số giống chó khác, có con bản tính “lắm điều”.


Biện pháp xử lý: Phải nhờ các Chuyên gia Huấn luyện chó kiểm tra và cho biện pháp hữu hiệu. Một số nước trên thế giới có đeo máy chống sủa “anti-bark collars” cho chó, hoặc phẫu thuật xử lý dây thanh vùng họng.

4. Sủa do xa, nhớ mẹ, thèm sữa:

Nguyên nhân: Với chó con tách mẹ và chuyển chủ mới, trong vài ngày đầu, thậm chí cả tuần nhớ mẹ, thèm sữa sẽ kêu liên tục nhất là ban đêm.

Biện pháp xử lý: Ôm ấp, vuốt ve và chăm sóc, tiếp cận với chó con. Cho ăn, bú thêm sữa no, giữ ấm vào đêm.

5. Sủa do đau đớn, bệnh:

Nguyên nhân: Đau bụng dữ dội do trúng độc chì, thường chó con hay gặm các đồ vật có chứa kim loại chì. Chó non bị nhiễm quá nhiều giun tròn, độc tố giun cũng hủy hoại thần kinh làm chó hôn mê, sủa vô thức.

Biện pháp xử lý: Mời Bác sĩ thú y của bạn tới khám và cho các quyết định thích hợp.

6. Sủa vô thức (không theo ý thức):


Nguyên nhân: Chó bị nhiễm bệnh Ca-rê thể thần kinh, giai đoạn virus gây tổn thương não. Chó sủa kêu liên tục, vô thức.

Biện pháp xử lý: nếu Bác sĩ thú y xác định chó bệnh Ca-rê thần kinh, bạn nên quyết định biện pháp nhân đạo cho chó và chủ đỡ đau khổ. Ngoài những nguyên nhân và cách xử lý trên, các bạn có thể góp ý, chia sẻ những phương pháp riêng của bạn bằng cách comment (bình luận). Xin chân thành cảm ơn!

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Bệnh động kinh, co giật ở chó

 Bệnh động kinh ở chó là một triệu chứng của rối một loạn chức năng thần kinh tiềm ẩn xảy ra ở não. Chúng thường tương ứng với một đợt phóng điện bất bình thường của các nơron thần kinh nằm trên một diện tích ít hay nhiều của vỏ não. Các triệu chứng thay đổi tuỳ theo vị trí và diện tích của vùng não bị ảnh hưởng, biểu hiện thấy được là các triệu chứng về thần kinh.

Nguyên nhân và giải pháp điều trị bệnh động kinh của chó.
Ở chó, tỷ lệ động kinh có thể từ 0,5% và 5,7%.
Các biểu hiện khi chó bị động kinh
Tự nhiên miệng hả ra, khạc khạc, như mắc cổ hoặc nghẹn.
Sau đó lăn ra, tay chân bắt đầu co giật, miệng sùi bọt.
Nhiều khi đi tiêu tiện tại chỗ luôn.
Sau khi co giật là đi không vững, bước đi lọang chọang, quay vòng vòng…
Nguyên nhân bệnh động kinh ở chó
Bệnh động kinh ở chó có thể xuất hiện từ các nguyên nhân sau:
Khuyết tật não bẩm sinh.
Con vật bị bẩm sinh thiếu men phenylalamine hydroxylase, không có men này thì acid phenyllalamine sẽ không bị phá vỡ và có thể gây tổn thương cho não. Acid này có trong protein động vật.
Các khối U não, ấu sán não, tai biến, viêm tắc đọng mạch não…
Bị thương ở thời điểm gần sinh (động kinh thường băt đầu ở giai đoạn sơ sinh).
Nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não, viêm não…)
Do các bệnh nội khoa: tim suy, thận suy, Urê cao, ngộ độc các loại.
Do rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, hạ calci huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải.
Đột quỵ hoặc thiếu máu thoáng qua.
Tuy nhiên, trong một số hội chứng di truyền của một số giống chó, động kinh chỉ biểu hiện như là một triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh, và thực sự chúng ta không biết điều gì làm nên điều đó.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Chó bị viêm và u dịch hoàn

U dịch hoàn rất hay xảy ra ở chó, một nghiên cứu cho thấy u dịch hoàn chiếm 27% trong các bệnh khối u, ung thư ở chó. Mọi giống chó, mọi lứa tuổi chó đều có thể bị khối u dịch hoàn, đặc biệt chó trên 7 tuổi chưa thiến có khả năng bị ung thư dịch hoàn cao. Khối u phát triển ở một hoặc cả hai dịch hoàn.



Triệu chứng:
Dịch hoàn to lên, cứng và mất khả năng chạy trượt tự do trong bìu chứa. Ấn nắn cứng chắc, con vật không có phản ứng đau. Lấu ngày vỡ sùi có máu. Giai đoạn cuối chuyển sang ung thư, chó gầy rộc, lông rụng xơ xác, các có quan khác có thể bị di căn: phổi, gan và hạch lâm ba.
Thời kỳ đầu chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Bệnh diễn biến kéo dài, chủ chó dễ nhầm với dị ứng, viêm hoặc chấn thương xây sát dịch hoàn. Chỉ có các rối loạn toàn thân khi bệnh kéo dài và di căn.
Chẩn đoán:
Lâm sàng nhìn trực quan dịch hoàn phát hiện thay đổi kích thước, độ cứng và di động của dịch hoàn. Làm sinh thiết tế bào để phát hiện Ung thư di căn.
Giai đoạn cuối sẽ có các rối loạn toàn thân.
Điều trị:
Phẫu thuật càng sớm càng tốt là chỉ định duy nhất khi phát hiện có u dịch hoàn.
tôi phòng khám thú y Animal care
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Cách phát hiện sớm ung thư ở chó mèo



Nếu chú chó hay mèo nhà bạn có một trong những triệu chứng sau đây, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú ý ngay.


Cũng như ở người, sớm phát hiện bệnh ung thư ở thú cưng sẽ tốt cho việc điều trị hơn.


Theo Trung tâm Quốc gia về Ung thư ở Chó (National Canine Cancer Foundation) thì ung thư là nguyên nhân lớn nhất gây ra cái chết ở chó và mèo, và cứ 3 con thì sẽ có 1 con mắc bệnh.

Ung thư có thể xảy ra đối với cả giống thuần chủng và giống lai, nhưng một vài giống chó và mèo lại có khả năng mắc phải ung thư cao hơn các giống còn lại. Những con đã già sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những con còn trẻ. Các giống như Boxer, German Shepherd, Great Dane và Boston Terrier thì lại có phần trăm mắc phải một số căn bệnh ung thư nhất định.

Về mèo thì có ít thông số hơn, nhưng nhìn chung các giống mèo có đầu và tai màu trắng thường dễ mắc phải bệnh ung thư da.

Cũng như con người, ung thư ở động vật có thể chữa bằng nhiều cách, tuy nhiên cơ hội để chúng sống sót cao nhất là khi được sớm phát hiện.

Hãy nhìn vào 10 dấu hiệu cảnh báo dưới đây, nhưng nhớ rằng nếu thú cưng của bạn có một trong những biểu hiện này không nhất thiết là chúng bị ung thư. Nếu thú cưng của bạn có một hoặc nhiều biểu hiện, hãy đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay.

1. Bị sưng u trên người:


Bác sĩ thú y sẽ thực hiện xét nghiệm sinh thiết trên những khối u bất thường để xác định đó có phải là khối u do ung thư hay không.

2. Mùi khó chịu:
Những mùi hôi bất thường phát ra từ miệng, tai hay các bộ phận khác trên cơ thể động vật có thể là do một số căn bệnh ung thư gây ra.

3. Đi khập khiễng, cơ thể căng cứng hoặc có dấu hiệu cơ thể bị đau:


Đối với những thú cưng đã lớn tuổi thì đây là triệu chứng của chứng viêm khớp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

4. Vết thương không lành:
Các vết thương hay chỗ đau cứ liên tục chảy máu hoặc không lành có thể là do nhiễm trùng, ung thư hay một căn bệnh khác.

5. Ho, thở khò khè hay khó thở:
Các dấu hiệu thở bất thường có thể do ung thư, hoặc cũng có thể do bệnh tim hoặc phổi.

6. Chảy máu hay nôn mửa:
Nôn mửa, tiêu chảy, mưng mủ, chảy máu hay các chất dịch chảy ra từ cơ thể thú cưng của bạn phải được kiểm tra ngay lập tức. Nếu phần bụng của chó hay mèo nhà bạn bị sưng, đó có thể là dấu hiệu dịch lỏng bị ứ đọng trong cơ thể.

7. Thay đổi thói quen đi vệ sinh:

Khó khăn trong việc đi đại tiện, tiểu tiện, thường xuyên đi ngoài hoặc đi ngoài ra máu đều có thể lá dấu hiệu của bệnh ung thư.

8. Trạng thái lờ đờ:

Nếu chó hoặc mèo nhà bạn đột nhiên ngủ nhiều hơn, không nô đùa hay ngần ngại trong việc vận động, hãy thông báo đến bác sĩ thú y ngay.

9. Biếng ăn:

Các khối u có thể gây khó khăn cho việc nhai và nuốt, vậy nên mọi dấu hiệu bất thường trong việc ăn uống có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
10. Sụt cân:
Nếu bạn thấy thú cưng của bạn bị sụt cân và có những dấu hiệu khác như ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để kiểm tra.

-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h
Fanpage :https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

nguồn http://vn-sharing.net/

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Dịch vụ khám chữa bệnh cho chó mèo Hà Nội

DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG

Chó mèo là những vật nuôi thường xuyên trong hầu hết các hộ gia đình của người Việt nam, việc nuôi chó, mèo đem lại nhiều lợi ích không chỉ về kinh tế mà còn là tinh thần của nhiều người.

Khi đời sống kinh tế của người dân tăng lên việc nuôi chó, mèo không chỉ với mục đích giữ nhà, diệt chuột mà còn là thú vui của nhiều người nhằm giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống. Hình ảnh nhiều người dẫn chó đi dạo công viên, tắm biển, chăm sóc chó mèo không phải hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày của người Việt nam.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích cả về kinh tế và tinh thần từ việc nuôi chó, mèo đem lại cũng có những tai nạn đáng tiếc xảy ra đối với nhiều người do chó mèo cắn mà không biết cách phòng bệnh gây ra. Những bệnh có thể gây chết người như bệnh dại v...

Việc tiêm phòng cho chó mèo là hết sức cần thiết, giúp chó khỏe mạnh, ít bệnh tật và phòng tránh lây bệnh sang cho người nuôi và người thân trong gia đình.

Tiêm phòng cho chó:
- Bệnh dại
- Bệnh viêm phổi
- Bệnh tiêu chảy có lẫn máu do Carrevirut
- Bệnh tiêu ra máu tươi do Parvovirut
- Bệnh viêm gan do Andenovirut
- Bệnh xoắn khẩn Lepto
- Bệnh phó cúm do Parinfluenza

Tiêm phòng cho mèo:
- Bệnh suy giảm bệnh bạch cầu
- Bệnh viêm phổi do virut Herpes
- Bệnh dại
- Bệnh viêm mũi khí quản truyền nhiễm



Bạn muốn tìm phòng khám thú y tôt ở Hà Nội để tiêm phòng vacxin cho chó mèo nhà mình hãy gọi ngay cho chúng tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h


KHÁM TỔNG QUÁT:
Các bệnh truyền nhiễm: parvo virus, care virus ở chó, giảm bạch cầu truyền nhiễm ở mèo, viêm gan
Khám hệ hô hấp:Bệnh viêm phế quản, Bệnh viêm phổi, Bệnh viêm thanh khí quản
Khám hệ tiêu hóa: Bệnh viêm ruột, Bệnh tiêu chảy cấp.Bệnh giun đường tiêu hóa,Bệnh lồng ruột
Khám hệ tuần hoàn:
- Bệnh giun tim
- Bệnh suy tim, rối loạn tuần hoàn
Khám Lông da:
- Hội chứng rụng lông
- Viêm do ký sinh trùng ghẻ  (Demodex ..)
- Viêm da do nấm
Khám xương khớp:Còi xương, Suy dinh dưỡng,Thoái hóa khớp, Viêm khớp,  Rối loạn trao đổi chất, loãng xương, thiếu canxi, liệt;;;
Khám hệ tiết niệu:
- Sỏi thận
- Sỏi bàng quang
- Viêm bàng quang
-tắc tiểu
Khám bệnh về mắt:Viêm loét mắt, Bệnh viêm giác mạc,Bệnh mộng mắt (thịt dư), Bệnh kéo màng giác mạc
Khám bệnh về tai:Viêm tai có mủ, Viêm tai do nấm,Viêm tai do ký sinh trùng.

Một số bệnh khác:
- Bệnh viêm vú
- Bệnh viêm tử cung
- Bệnh béo phì
- Bệnh đẻ khó
DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG

Tiêm phòng cho chó:
- Bệnh dại
- Bệnh viêm phổi
- Bệnh tiêu chảy có lẫn máu do Carrevirut
- Bệnh tiêu ra máu tươi do Parvovirut
- Bệnh viêm gan do Andenovirut
- Bệnh xoắn khẩn Lepto
- Bệnh phó cúm do Parinfluenza

Tiêm phòng cho mèo:
- Bệnh suy giảm bệnh bạch cầu
- Bệnh viêm phổi do virut Herpes
- Bệnh dại
- Bệnh viêm mũi khí quản truyền nhiễm



Nguồn tin: petcoffee.com

DỊCH VỤ PHẪU THUẬT

Vì lý do nào đó bạn cún cưng của bạn cần phải phẫu thuật, chúng tôi là nơi đáng tin cậy mà bạn cần tìm đến. Với dịch vụ:
--Mổ lấy thai (trường hợp đẻ khó), triệt sản chó mèo đực, cái.
--Mổ bàng quang và các loại mổ khác.



DỊCH VỤ SPA - THẨM MỸ CHO THÚ CƯNG

Ngoài những dịch vụ chính, chúng tôi còn có các dịch vụ SPA thẩm mỹ cho chó mèo, cắt móng, tỉa lông, làm đẹp, vệ sinh tai, dịch vụ xét nghiệm phân, các dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, tư vấn chăm sóc và nuôi dưỡng, giúp thú cưng luôn khỏe mạnh.
CÁC DỊCH THẨM MỸ:

--Dịch vụ cắt tỉa móng chân
--Dịch vụ cắt tỉa lông
--Dịch vụ ngoáy tai chó mèo



Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Mèo bị đau mắt phải làm gì

Muốn biết rõ tình trạng sức khỏe của mèo cưng, bạn có thể nhìn vào mắt nó. Một bài kiểm tra mắt tại nhà trước khi chải chuốt cho mèo sẽ giúp bạn phát hiện được những vấn đề của chúng như trầy xước, rỉ mắt cứng, màng đục hoặc một vấn đề sức khỏe nào đó khác.

Hãy mang mèo yêu của bạn tới một nơi sáng sủa và nhìn vào mắt của nó. Đôi mắt cần phải rõ ràng và sáng trong, vùng xung quanh nhãn cầu nên có màu trắng. Kích thước của 2 con ngươi phải đều nhau.
Xem xét kỹ
Hãy dùng ngón tay cái, nhẹ nhàng lật mi mắt của mèo con ra để kiểm tra kỹ hơn bên trong. Phần đó nên có màu hồng, chứ không phải là đỏ hay trắng.
Làm sao để biết đang có vấn đề gì đó với một hoặc cả hai mắt mèo cưng của bạn? Hãy để ý xem mèo có những biểu hiện sau đây không:
Nhiều rỉ mắt
Chảy nước mắt
Lót mí mắt có màu trắng hoặc đỏ
Màng nhầy ở các góc mắt
Vùng da quanh mắt có vết xước
Mèo hay nhắm mắt
Có vẩn đục hoặc thay đổi màu mắt
Nhìn thấy được mí mắt thứ ba
Một số ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ cảnh báo bạn là mèo con đang đau mắt. Chẳng hạn như, khi thấy mèo liên tục nheo mắt hoặc gãi vùng xung quanh mắt, hãy kiểm tra ngay. Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên bạn cần lập tức gọi cho bác sĩ thú y để được tư vấn.
 cách đơn giản tự làm sạch mắt cho mèo
Trước hết, bạn hãy dùng miếng bông cotton sạch lau hết những rỉ mắt bẩn trong mắt mèo con. Nên bắt đầu lau từ khóe mắt và dùng một miếng bông sạch cho mỗi mắt. Bạn có thể cắt bớt những sợi lông dài che mất tầm nhìn hoặc chọc vào mắt mèo. Bạn cũng đừng quên tránh dùng nước hoặc thuốc nhỏ mắt cho tới khi có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ thú y. Khi chải lông cho mèo, nếu bạn để ý thấy rỉ mắt có dấu hiệu lạ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số thông tin về chứng rối loạn mắt
Những biểu hiện rối loạn mắt sau thường thấy ở mèo:
Viêm kết mạc: Một hoặc cả hai mắt của mèo sẽ có màu đỏ và sưng lên, có thể sẽ có rỉ mắt.
Phồng mí mắt thứ ba: Nếu có thể nhìn thấy mí mắt thứ ba hoặc mí mắt đó chắn hết mắt mèo, thì có lẽ chúng đang có một vết thương hoặc đang bị tiêu chảy, có giun hay dính virus gì đó.
Viêm giác mạc: Nếu giác mạc của mèo yêu bị viêm, bạn sẽ thấy mắt chúng mờ đục và chảy nước.
Đục thủy tinh thể: Chứng bệnh này thường gặp ở những con mèo già hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Tăng nhãn áp: Giác mạc trở nên đục và mắt to ra do sự tăng áp lực trong nhãn cầu.
Mắt lồi ra: chứng lồi mắt có thể xảy ra do tai nạn, chấn thương hoặc có một khối u trong mắt.
Thoái hóa võng mạc: Khi những màng nhạy cảm ánh sáng ở đáy mắt bị thoái hóa khiến mèo mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực.
Chảy nước mắt: Vùng lông quanh mắt mèo cưng của bạn bị bết lại với nước mắt vì tắc ống dẫn lệ hoặc chảy quá nhiều nước mắt.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh về mắt là đảm bảo mèo cưng của bạn được tiêm phòng đầy đủ và kiểm tra lỹ lưỡng. Hãy thường xuyên xem xét, kiểm tra mắt của chúng và thông báo cho bác sĩ thú y ngay khi phát hiện có gì bất thường. Các bệnh về mắt nếu không được chữa trị tử tế có thể khiến thị lực của mèo kém dần thậm chí dẫn tới mù lòa nữa đấy!

Khi mèo của bạn có bất cứ vấn đề gì về mắt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về cách chăm sóc đôi mắt cho mèo nhà mình.
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpagehttps://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Chó bơi hay chạy dưới nước

Bơi chèo kiểu chó, hay còn gọi là "bơi chó", là một trong những kiểu bơi cơ bản đầu tiên thường được dạy cho trẻ. Tuy nhiên, bất chấp việc là nguồn cảm hứng cho tên kiểu bơi cào và đập nước bằng cả tứ chi, các nhà nghiên cứu phát hiện, loài chó không hề bơi chèo dưới nước. Thay vào đó, các chú khuyển luôn thực hiện một chu trình cử động chân phức tạp hơn dưới nước, nhằm tối đa hóa tốc độ của chúng khi di chuyển qua các sóng nước và giảm sức cản.

Các giả thuyết trước đây từng cho rằng, cử động của chó dưới nước gần giống việc chạy lon ton. Dẫu vậy, các nhà nghiên cứu đến từ Pennsylvania, Mỹ lần đầu tiên chứng minh rằng, cử động này giống cách chó chạy nhanh trên mặt đất hơn.



Giáo sư Frank Fish thuộc Đại học West Chester (Mỹ) đã sử dụng các camera dưới nước để quay phim 8 cá thể thuộc 6 giống chó khác nhau khi chúng bơi qua một bể bơi. Đoạn video đã được ghi với tốc độ 30 khung hình/giây nhằm khiến giáo sư Fish dễ dàng phân tích các cử động hơn.

Khi một con chó chạy lon ton trên cạn, các chân trước của nó sẽ đưa lên và xuống cùng lúc với một chân sau ở phía đối diện. Chẳng hạn như, chân trước ở bên trái sẽ đưa lên và xuống cùng lúc với chân sau ở bên phải.

Dẫu vậy, khi một con chó chạy nhanh trên mặt đất, để tăng tốc, các chân của nó dịch chuyển theo một chu trình phức tạp. Chân sau ở bên trái sẽ hạ xuống đất trước, tiếp sau là chân trước, bên trái, rồi đến chân sau, bên phải và cuối cùng là chân trước, bên phải. Chó càng chạy xa, các chân sẽ nâng - lên hạ xuống càng nhịp nhàng, cùng kiểu.

Giáo sư Fish và các cộng sự nhận thấy, cử động của các con chó dưới nước hầu như giống cách thức chúng chạy nhanh trên cạn, ngoại trừ một điểm: Mặc dù các chân trước vẫn được sử dụng để tạo lực đẩy, nhưng khi ở dưới nước, các chân sau được co kéo lại gần thên trước khi duỗi ra. Điều này nhằm giảm lực cản do các chân sau gây ra khi chân trước tạo lực đẩy.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố, bằng cách nghiên cứu các đặc điểm khi bơi của chó, họ có thể biết nhiều hơn về việc tiến hóa đã phân tách động vật có vú trên cạn và dưới nước như thế nào.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Cấp cứu chó mèo ăn phải bả

Gần đây tình trạng chó mèo ăn phải bả thường xuyên xảy ra .  Việc sử dụng bả chuột là khá phổ biến. Ngoài ra thì việc bẫy chuột quanh nhà và chó của bạn vô tình ăn được cũng là nguyên nhân gây ngộ độc có thể dẫn tới tử vong với tỷ lệ rất cao ở chó. Vậy phải làm gì khi phát hiện chó, mèo ăn phải “thức ăn” nguy hiểm này?


– Ngay khi phát hiện chó mèo bị ngộ độc, việc đầu tiên là gọi điện tới cơ sở thú y  bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên sơ cứu kịp thời trước khi đưa thú cưng tới phòng khám thú y.

– Việc tiếp theo là làm cho chó mèo nôn ra ngay, để chó mèo nôn chất độc ra bạn cần có một lọ dung dịch oxy già, bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn đưa vào đường miệng với liều lượng cụ thể (nếu quá liều sẽ gây tử vong). Phương pháp này chỉ áp dụng trong 2 giờ kẻ từ lúc chó mèo ăn bả, không đưa dung dịch quá 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút. Nếu sau lần thứ 3 cún không nôn ra thì bạn không được tiêp tục đưa vào nữa.
- Cho uống đường gluco pha đặc, bơm thẳng vào miệng
–  Vắt chanh lấy nước cho uống hoặc cạy mồm chó đổ vào.

– Ngoài ra bạn có thể dùng vòi nước (cho chảy vừa phải thôi) sau đó luồn vào trong cổ họng cún thao tác này cần thết sức cẩn thận.
.
- cho uống than hoạt tính sẽ làm giảm chất độc thấm vào cơ thể.
Hy vọng sau những bước trên chó của bạn sẽ nôn được !
Tiếp theo là nhanh chóng đưa cún tới phòng khám thú y. Nếu có thì mang theo bao bì của bả hoặc bả còn thừa.
tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h