Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Hội chứng tiêu chảy ở mèo

Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.


Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?

1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.

2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )

3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...

4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.

5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.

6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.

7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).

8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.

9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...

Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?

1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.

2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.

3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.

4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).

5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.
Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.

Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?

1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.

2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )

3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...

4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.

5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.iểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Chó ra kinh trắng


1. Chó động dục lần đầu khi nào?


Trung bình từ 8 - 10 tháng, tuy nhiên tùy thuộc giống chó điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng sẽ sớm hoặc muộn hơn.

Biểu hiện chó động dục
Biểu hiện chó động dục

Chó động dục lần 2 cách lần 1 khoảng 5 - 7 tháng.

(Lưu ý: Không nên phối giống cho chó ngay từ lần động dục đầu tiên do chó chưa thành thục về cơ thể và tính. Như thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình đẻ và chó con.)

2. Chó động dục mà không thấy máu (kinh trắng) nguyên nhân do đâu?

- Do giống chó không thuần chủng, lai tạp linh tinh.

- Chó trên 5 năm tuổi (với giống chó lớn: Grear Dane, Labrador,...) và trên 7 năm tuổi với chó khác (cocker, poodle...)

»› Xem thêm: 5 lời khuyên giúp chú cún già của bạn luôn khỏe mạnh

- Sức khỏe chó không tốt, ốm yếu, mắc bệnh đường dinh dục....

Sức khỏe của chó cũng là nguyên nhân gây kinh trắng
Sức khỏe của chó cũng là nguyên nhân gây kinh trắng

- Do chăm sóc dinh dưỡng, chó gầy yếu....

»› Xem thêm: Sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc cún !!!

- Do đặc tính riêng của từng cá thể.

- Do sử dụng hoocmone kích thích rụng trứng, tạm dừng động dục...

3. Có nên lấy giống cho chó không?

- Với những chó bình thường sức khỏe tốt vẫn có thể lấy giống bình thường.

- Với những chó già yếu, bệnh tật thì không nên lấy giống.

4. Nên lấy giống cho chó khi nào?

- Tất nhiên là chó không có kinh do đó bạn không thể căn cứ vào ngày hành kinh hoặc màu máu như bình thường được.

- Bạn dựa vào các yếu tố như âm hộ nở to, cứng và đã mềm trở lại.

- Có phản xạ chịu đực khi dùng tay kích thích, chó đứng im, cong đuôi hoặc lệch đuôi về một phía (có thể cho tiếp xúc với chó đực khác để kiểm tra độ chịu đực).

Phối giống cho chó bình thường.
Phối giống cho chó bình thường.

- Chó đã và đang thay lông mới óng ả và hấp dẫn hơn

- Chó có dịch nhờn tiết ra từ âm hộ

- Hoạt bát hơn, thích gần chó đực, hoặc nhảy lên người chó khác

- Ngoài ra, chó có thể biểu hiện kém ăn hơn

5. Chó có chửa được không & tỷ lệ thành công bao nhiêu?

Chó có chửa đc không?
Chó có chửa đc không?

- Nếu không bệnh tật, chọn đúng thời điểm thì chó vẫn có thể chửa bình thường.

- Tỷ lệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chó đực giống, kinh nghiệm phối giống....

Hãy liên hệ vơí chúng tôi để được tư vấn
phòng khám thú y Animal careThụy Khuê
Địa chỉ hiện tại: Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 024.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
+ Tại phòng khám 7h30 đến 20h

+ Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Bệnh mèo cào

Trên lâm sàng, đây là bệnh cảnh có tăng sinh mạch máu và khác với bệnh mèo cào vì mô bệnh học. Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.



Đây là bệnh nhiễm khuẩn do Bartonella henselae gây ra, gặp chủ yếu ở trẻ em và người trẻ tuổi. Người nhiễm bệnh từ mèo qua vết cào hoặc vết cắn. Vài ngày sau khi bị mèo cào hoặc cắn, tại chỗ đó sẽ nổi ban sẩn hoặc vết loét. Một đến ba tuần sau sẽ xuất hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi nặng. Hạch vùng sưng to, đau và có thể mưng mủ. Cần chẩn đoán phân biệt hạch to trong bệnh mèo cào với hạch do ung thư, do lao hay do các bệnh hoa liễu và viêm hạch do vi khuẩn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Nuôi cấy vi khuẩn bartonella trong môi trường đặc biệt hoặc sinh thiết có thể ít cần, nhưng cho phép khẳng định chẩn đoán. Bệnh mèo cào thường tự lui, ít khi cần được điều trị đặc hiệu. Đôi khi gây biến chứng viêm não. Có thể bệnh lan toả như u mạch lan toả do trực khuẩn và gan, hay gặp ở người nhiễm HIV. Trên lâm sàng, đây là bệnh cảnh có tăng sinh mạch máu và khác với bệnh mèo cào vì mô bệnh học. Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc. Hai thể nảy đáp ứng tốt với điều trị bằng macrolid hoặc tetracycilin liều thông thường trong 4 - 8 tuần. Có thể gặp tái phát.

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017




Theo như bảng phối màu chó Poodle ở trên, nếu ta cho:

A(đen) phối với 1(đen) sẽ cho ra A1(đen).
B(nâu) phối với 1(đen) sẽ cho ra B1(đen hoặc nâu). Tỉ lệ ra đen sẽ cao hơn.
C(trắng) phối với 1(đen) sẽ cho ra C1(xám).
D(vàng) phối với 1(đen) sẽ cho ra D1(đen hoặc vàng). Tỉ lệ ra đen cao hơn.
E(xám) phối với 1(đen) sẽ cho ra E1(đen, xám đậm và xám nhạt). Tỉ lệ của ba màu này là như nhau.
F(socola) phối với 1(đen) sẽ cho ra F1(đen hoặc socola). Tỉ lệ ra đen cao hơn

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Chó bị chảy nước mũi

Nguyên nhân chó bị chảy nước mũi

Chó bị chảy nước mũi là một trong những chứng bệnh của chó hay mắc phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó nhà bạn bị chảy nước mũi mà không thể kiểm soát được, gây ảnh hưởng không tốt đên sức khỏe của chó.
- Do chó bị viêm mũi
- Do chó bị viêm phổi
- Một số cá thể là do chịu tác động từ môi trường bên ngoài, do môt bị dị ứng chất khí độc nào đó hay do có vật lạ vô tình chui vào mũi chó là cho nó khó chịu và chảy nước mũi.

Chó bị viêm mũi cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chó bị chảy nước mũi. Bệnh của chó này thường bị nhiễm vào cuối thu, và đầu mùa xuân. Nguyên nhân viêm mũi là  do thời tiết lạnh hoặc chó tắm trong khi bạn không sấy lông cho chúng khô. Chó bị lạnh rất dễ đến tình trạng bị viêm mũi. Hoặc có nhiều cá thể chó do ăn những thức ăn bị nguội lạnh không đảm bảo chất dinh dưỡng cũng khiến chó bị viêm mũi. Khi chó bị viêm mũi thường xuất hiện những biểu hiện như là Chảy nước mũi, mũi bị ướt, có màng và rỉ mũi bám vào 2 bên lỗ mũi. Chó có thể ngứa mũi và hay dụi mũi vào vật vào đó, hay kho khè và xịt xịt mũi.
 Cần rửa 2 lỗ mũi cho chó khỏi bị nước mũi và nước mũi khô bám quanh mép 2 lỗ mũi. Dùng dung dịch natri cacbonat để nhỏ mũi . Cũng có thể dùng nước biển để rửa mũi cho chó. Dùng dung dịch axit boric 2% để nhỏ mũi cho chó theo công thức 1 ngày nhỏ từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 6 đến 8 giọt. Bôi 2 lỗ mũi cho chó bằng vazolin.

Chó bị chảy nước mũi do bị viêm phổi

Khi chó bị viêm phổi, thường gây tổn hại và ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Một phần cũng là do thời tiết cộng thêm với việc bạn chăm sóc cho chó không được cẩn thận, hay quá cẩn thận như việc cho chó ngồi điều hòa khi trời đang nắng nóng. Hoặc do tắm lạnh đột ngột. Sự thay đổi đột ngột về thân nhiệt cúng khiến cho chó bị viêm phổi. Một nguyên nhân khác là  do các vi sinh vật nằm trên đường hô hấp vào phổi cùng với không khí được hít vào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Khi bắt đầu bị bệnh chó trở nên rất khó chịu, chó bị chảy nước mũi lười ăn và xuất hiện tiếng ho ngắn, khô và đau ốm. Nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 40oC. Sau đó tiếng ho trở nên ẩm, kéo dài và có đờm, tình trạng chung của cơ thể là xấu đi, làm chó đau đớn, khi thở 2 má phồng to lên, nhiệt độ của cơ thể có thể lên đến 41oC, chất nhầy – mủ từ mũi chảy ra. Khi khám phổi cho chó thì nghe thấy tiếng khò khè, mạch đập nhanh.
Rửa 2 lỗ mũi cho chó khỏi nước mũi và nước mũi đã khô thành vẩy xung quanh mép lỗ mũi, bôi vazolin vào 2 lỗ mũi. Việc này giúp khắc phục tình trạng chó bị chảy nước mũi

Mặc dù khi chó mắc chứng bệnh chó bị chảy nước mũi nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của chó nhiều lắm, tuy nhiên nó gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho chú chó của bạn. Để lâu sẽ chuyển biến sang một dạng bệnh khác có tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, khi chó bị chảy nước mũi, bạn nên điều trị và chữa bệnh kịp thời cho chó. Chúc các bạn chăm sóc cún thật tốt.
Bạn muốn tìm phòng khám thú y tôt ở Hà Nội, hãy gọi ngay cho chúng tôi phòng khám thú y Animal care
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h
1. Bệnh giun đũa chó mèo là gì, lây nhiễm như thế nào?
Toxocara spp là giun tròn ký sinh trong ruột non của chó và mèo bệnh gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Giun cái trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân của chó hoặc mèo ra ngoài ngoại cảnh và phát triển thành ấu trùng. Sau đó lây nhiễm cho con người chủ yếu qua đường tiêu hóa số ít có thể qua da. Trong tất cả các trường hợp nhiễm toxocara spp trứng đều nở trong ruột và ấu trùng chui qua thành ruột non theo đường máu và di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, tim, mắt, não và các mô khác.


Cơ chế lây nhiễm Toxocana cati

Ở người chủ yếu là nhiễn toxocariasis ascarid chó (T. canis), tỷ lệ nhiễm toxocara ascarid mèo ít hơn, (T.Cati). Khi bị nhiễm, toxocara spp thường di chuyển qua mô và gây ra phản ứng nghiêm trọng tại những vị trí chúng đi qua, gây tăng bạch cầu ái toan và hình thành u hạt hoặc áp xe bạch cầu ái toan. Các bệnh liên quan được gọi là ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM) hoặc ấu trùng di chuyển mắt trong các trường hợp liên quan đến mắt.

.

Cơ chế lây nhiễm Toxocara canis

2. Triệu chứng:

Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng và được chẩn đoán là nhiễm toxocara spp qua xét nghiệm Elisa dương tính với toxocara và bạch cầu ái toan tăng. Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng như ngứa da, gan to, đau bụng hoặc khó chịu và có thể ho và khó thở liên quan đến phổi.

BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ MÈO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?


BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ MÈO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ MÈO CÓ
3. Chẩn đoán:

Chẩn đoán ấu trùng di chuyển nội tạng VLM hiện nay là xét nghiệm Elisa huyết thanh chẩn đoán, phát hiện các kháng thể đặc hiệu cho kháng nguyên tiết do toxocara bài tiết. Xét nghiệm huyết thanh cũng có thể phân biệt VLM từ hội chứng bạch cầu ái toan do ấu trùng di chuyển khác, chẳng hạn như Fasciola spp, Paragonimus spp, Schistosomes, giun đũa Ascaris spp, Trichinella spiralis, filariae, Ancylostoma spp, Strongyloides stercoralis, Gnathostoma spinigerum, Balyascaris procionis và Capillaria spp gây ra, có thể có triệu chứng lâm sàng và hình ảnh tương tự.

Những phát hiện bất thường trên siêu âm thường có biểu hiện như: gan to, tổn thương gan dạng nang, viêm hạch bạch huyết, tràn dịch màng ngoài tim. U hạt ở gan xuất hiện như một tổn thương dạng nang, giảm âm, kích thước nhỏ, ranh giới không rõ ràng, thường hình bầu dục, hoặc hình thang có thể xuất hiện ở trung tâm hoặc sát bao gan. Đôi khi tổn thương nằm sát nhau tạo thành một vùng rộng với đặc điểm hồi âm hoặc hỗn hợp âm.

4. Điều trị toxocara.

Tùy vào hiệu giá kháng thể 1/800; 1/1600; 1/3200; 1/6400, có hay không có triệu chứng lâm sàng như ngứa da, nổi mề đay kết hợp với kết quả siêu âm hay chụp CT BS sẽ căn cứ vào đó để điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân

Thuốc được sử dụng:

- Thiabendazole

- Dietylcarbamazine

- Albendazole và các thuốc ngoài da, dị ứng, trợ gan, nâng cao thể trạng.

Mời xem thông tin về điều trị nhiễm giun đũa chó tại đây

5. Phòng bệnh

Bệnh không lây từ người sang người nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là:

- Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, đặc biệt là chó mèo con như ôm hôn, bồng, bế...

- Vệ sinh môi trường không để chó mèo phóng bế bừa bãi

- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống

- Rủa tay bằng xà bông trước khi ăn

- Không đi chân đất.

Nếu bạn đang nuôi chó mèo và có thắc mắc về quy trình tẩy giun cho chó mèo hãy liên hện với chúng tôi
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h