Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Viêm tử cung ở chó

Tử cung là một phần trong cơ quan sinh dục của thú cái, nằm trong xoang chậu, phía dưới trực tràng và phía trên bóng đái. Tử cung thông với ống dẫn noãn vè phía trước và với âm đạo về phía sau. Tử cung gồm các phần:
- Hai sừng tử cung
- Thân tử cung
- Cổ tử cung
tử cung của chó bị viêm


Tử cung đóng vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình sinh sản của gia súc vì đó là nơi thai phát triển.

Bệnh viêm tử cung tích mủ:


Hình: Tử cung bình thường và tử cung tích mủ





Cơ quan sinh dục thú cái nói chung và tử cung nói riêng dễ mắc bệnh và bệnh viêm tử cung có mủ là một trong những bệnh khá phổ biến trong những bệnh về hệ sinh dục thú cái. Bệnh viêm tử cung tích mủ được đnh nghĩa như là sự tích tụ mủ ở tử cung, nó là hậu quả của sự tăng sing nang nội mạc tử cung, tích dịch và bị nhiễm trùng sinh mủ. Tùy theo tình trạng dịch viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua đường âm đạo hay không (cổ tử cung đóng hoặc mở) mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm tử cung dạng mở và dạng đóng. Viêm tử cung dạng mở chiếm tỉ lệ cao hơn viêm tử cung dạng đóng.
Một ca viêm tử cung tại Animal Care

Bệnh viêm tử cung tích mủ là bệnh xảy ra phổ biến ở chó cái nhưng chó cái và mèo cái đều có thể mắc bệnh
Nguyên nhân
Nguyên nhân nguyên phát là do nồng độ hormone progesterone tăng cao bất thường, khi đó lớp nội mạc tử cung rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho dịch tích lại trong tử cung và tế bào trở nên dễ bị cảm nhiễm. Khi cổ tử cung mở, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào bên trong qua cổ tử cung. Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn.

Ngược lại, khi lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài, đó là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh mủ tồn tại và phát triển gây viêm nhiễm trùng có mủ. E.coli, Staphylococcus, Streptococcus là những vi sinh vật có liên hệ phổ biến nhất.
Những yếu tố làm gia tăng hàm lượng progesterone trong máu:
- Trong vòng 2-4 tháng sau chu kỳ động dục.
- Sử dụng thuốc ngừa thai với tác dụng ngừa thai bằng cách tăng hàm lượng progesterone trong máu không đúng cách.
Lứa tuổi nào chó bị viêm tử cung nhiều hơn ?
- Tỷ lệ viêm tử cung tăng dần theo lứa tuổi của chó, chó càng lớn tuổi tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
- Lí do: Những chó lớn tuổi không cho sinh sản mà không được cắt bỏ tử cung và buồng trứng, lúc này kích thích tố Progesterone vẫn được buồng trứng tiết ra. Lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với Progesterone nên sẽ hình thành những nang. Những nang này tiết nhiều dịch và lưu lại bên trong tử cung làm gia tăng kích thước của tử cung. Khi bệnh tiến triển, dịch tràn ra ngoài âm đạo. Lúc này vi khuẩn có sẵn ở âm đạo đi vào bên trong qua cổ tử cung và gây nhiễm trùng. Cơ thể đáp ứng lại với sự nhiễm trùng bằng cách huy động nhiều tế bào bạch cầu đến tử cung, mặt khác tử cung vẫn gia tăng sự tiết dịch, từ đó càng làm cho tử cung căng lớn ra.
- Thấp nhất ở nhóm chó dưới 2 năm tuổi và cao nhất ở nhóm chó 6- 10 năm tuổi.

Những chó đẻ nhiều lứa thì ít bị viêm tử cung hơn những chó không cho sinh sản hoặc chó đẻ ít lứa( Sinh sản không đều đặn).
Theo Smith( 2008) cho rằng trước đây người ta cứ nghĩ viêm tử cung là do tử cung bị nhiễm trùng. Nhưng thời gian gần đây người ta đã phát hiện ra nguyên nhân nguyên phát là do sự bất thường về hormone trên những chó không sinh sản hoặc sinh sản không đều đặn, còn nhiễm trùng chỉ là thứ phát, có thể có hoặc không xảy ra. Thông thường trong vòng 2-4 tháng sau chu kì động dục, hàm lượng progesterone tăng cao trong máu nên có nguy cơ mắc bệnh cao. Một thực tế là do thú y hành nghề tư thường sử dụng loại thuốc ngừa thai của người là Depo- provera với thành phần là Medroxyprogessterone acetate. Khi sử dụng thuốc này làm cho hàm lượng Progesterone tăng cao, trong khi đó lớp nội mạc tử cung rất nhạy cảm với Progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho tế bào dễ bị cảm nhiễm, từ đó nguy cơ bệnh viêm tử cung tăng cao. Điều này giải thích tại sao những chó không sinh sản hoặc sinh sản không đều đặn thường bị mắc viêm tử cung cao hơn những chó sinh sản bình thường.
Phân loại:

Viêm tử cung gồm hai loại:
- Viêm tử cung dạng hở 62.52%
Ở những chó bị viêm tử cung, dịch tiết sẽ tích tụ bên trong tử cung ngày càng nhiều, nếu cổ tử cung mở dịch chảy tràn ra ngoài âm đạo. Lúc này chúng ta sẽ thấy dịch tiết ở âm hộ hoặc dính vào vùng lông dưới đuôi. Khi cổ tử cung mở, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào bên trong qua cổ tử cung. Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn. Ngược lại khi lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài, đó là điều kiện tốt cho vi khuẩn tồn tại và phát triển gây nhiễm trùng , làm cho bệnh càng trầm trọng hơn. Khi cổ tử cung đóng lại, các chất dịch được giữ lại bên trong tử cung và tử cung ngày càng lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, thú có thể bị chết.
- Viêm tử cung dạng kín 37.48%

Triệu chứng:
- Lơ đãng, yếu chi sau, làm biếng đứng lên hay ngồi xuống, không thoải mái ở vùng bụng.
- Kém ăn, đôi khi ói,tiêu chảy..
- Khát và đa niệu
- Có thể bị sốt.
- Chảy dịch ở âm hộ, dịch đục, màu trắng xanh có lẫn máu (nếu viêm dạng


- Vùng bụng to ra như quả lê khi nhìn từ sau (đặc biệt to ở thể viêm đóng). Số lượng mũ tích lại thay đổi từ vài mililit đến 1 lít.
- Giai đoạn nặng, con vật bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến sự tuần hoàn huyết tương trở nên giảm vì lượng máu giảm ở thận làm nhiễm độc huyết đẩy nhanh đến chết. Ở thể cấp tính, con vật chết nhanh chóng sau vài ngày nhưng nếu viêm dạng mở thì lâu hơn.

Chẩn đoán:
Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng xảy ra trong vài tuần sau khi lên giống.
Chẩn đoán phân biệt dựa trên:
- Huyết đồ: Thể hiện số lượng bạch cầu tăng cao với sự hiện diện bạch cầu trung tính và bạch cầu non, đôi khi, bạch cầu có thể không tăng.
- X-Quang: Tử cung tích mũ có thể thấy qua Xquang, nhưng có thể khó phân biệt khi có thai trước khi sự cốt hóa được hình thành. Tử cung hình thành túi và tích mũ có thể thấy giống nhau ở giai đoạn mang thai đầu và sự sưng to giống nhau của sừng tử cung. Xquang rất có giá trị khi sử dụng phối hợp với những bằng chứng lâm sàng khác.


- Siêu âm: Là phương pháp chẩn đoán rất hiệu quả để phát hiện bệnh viêm tử cung tích mủ


Giải pháp:

Điều trị nội khoa: Điều trị thuốc có thể áp dụng với với chó cái làm giống, đặc biệt ở trường hợp tích mũ mở hoặc khi chẩn đoán sớm.


Điều trị ngoại khoa:
Những con vật được chỉ định điều trị ngoại khoa phần lớn là những con bị viêm tử cung nặng, những con bị viêm tử cung dạng kín và những con đã được điều trị nội khoa nhưng không khỏi bệnh. Cắt bỏ từ cung và buồng trứng là cách điều trị lâu dài tốt nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất về bệnh viêm tử cung ở chó mèophòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Website:

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

BỆNH DẠI Ở CHÓ MÈO


Do một loại vi rút dại (Rhabdovirut) gây ra đối với tất cả các loài động vật máu nóng. Bệnh dại được lây truyền chủ yếu do các vết cắn của con vật bị dại chứa vi rút dại trong nước bọt, nước dãi. Sau khi bị chó mèo cắn,vi rút có trong nước bọt đầu tiên tìm đến dây hần kinh vận động gần vết thương (virut hướng thần kinh theo các dây thân kinh vào tuỷ sống, lên não phá hủy đại não đặc biệt là phá hủy sừng amon(ở trong tam giác não)và tuỷ sống gây viêm não tuỷ cấp. Sau đó vi rút dại lại từ hệ thần kinh trung ương đi ra tuyến nươc bọt của vật bệnh.
Nghi ngờ bị chó dại cắn nên đi tiêm ngay

Thời gian nung bệnh thay đổi và phụ thuộc vào vị trí vết cắn(vết cắc càng xa trung ương thần kinh thi thời gian phát bệnh càng lâu và ngược lại) và độc lực của vi rút, thường thì thời gian nung bệnh của chó từ 10-25 ngày,ở người có thể dài hơn là 40-50 ngày
Ở chó : Vết cắn ở chân sau và đùi sau,thời gian nung bệnh từ 12-15 ngày.Vết cắn ở chân và đùi trước thơi gian nung bệnh từ 6-8 ngày.15ngày trước khi chó biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì nước dãi của chó đã có virut và có thể tryuền sang chó  khoẻ hay người khoẻ nếu bị chó này cắn.
Ở người :Vết thương ở chân, thời gian nung bệnh từ 45-60 ngày,vết cắn ở tay, ngang thắt lưng, thơi gian nung bệnh từ 15-20
 TRIỆU CHỨNG
 Triệu chứng dại ở chó: có 2 thể bệnh điển hình:
+ Thể điên cuồng: sau khi bị nhiễm virut dại trong thời gian ủ bệnh chó có hành động khác thường:
-         Bồn chồn, đứng nằm không yên, bỏ ăn, ngơ ngác, sợ ánh sáng, sợ gió, sợ nước, chảy dãi nhiều, ban đêm thường kêu hú lên từng hồi. Mất phản xạ quen chủ
-          Chó lên cơn điên dại, chạy rông trên đường phố, mắt đỏ ngầu, đồng tử giãn rộng, chó lao vào cắn xé giữ dội bất kể vật gì nó gặp trên đường kể cả chủ
-          Chó có thể nhai nuốt tất cả các vật lạ như đất, đá, đinh cây, que... Sau cùng chó chui vào bụi xó tối, chó gầy rạc, lên cơn co giật và chết trong vài ngày. Khi chết trên mình chó có rất nhiều vết thương do nó tự cắn xé
+ Thể bại liệt
-         Chó buồn bã, bỏ ăn, thường thích nằm im lặng “Thể dại câm hay thể dại im lặng”.Cơ nhai và họng bị liệt không ăn, không nuốt được, hàm dưới thường trễ xuống chảy nhiều nhớt dãi quanh mép, ở thể này chó không cắn nhưng nước bọt và nhớt dãi chứa virut có thể truyền bệnh cho người và  động vật khác qua các vết thương ngoài da có chảy máu
-          Chó chết trong trạng thái bị liệt hoàn toàn sau 3-5 ngày phát bệnh
-         Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại nên gia chủ vẫn có thể chăm sóc và vuốt ve chó
biểu hiện chó dại

-         Triệu chứng dại ở mèo
              Mèo có thời kỳ nung bệnh ngắn hơn, thường từ 6-10 ngày, mèo thường thể hiện thể dại điên cuồng .Mèo bỏ nhà đi lang thang, kêu gào thảm thiết. Mèo lao vào tấn công, cắn xé người và súc vật khác mà nó gặp, Cuối cùng mèo dại chết trong tinh trạng liệt toàn thân, kiệt sức và hôn mê
BỆNH DẠI Ở NGƯỜI
Người bị chó mèodại cắn nếu không tiêm huyết thanh hay vacxin phòng dại kịp thời sẽ lên cơn dại và tử vong 100% vô phương cứu chữa
            Với người bị bệnh daị,triệu chứng chủ yếu là thể điên cuồng,còn thể bại liệt chiếm tỷ lệ rất thấp.Sau khi bị chó, mèo dại cắn, tuỳ vị trí cắn xa hay gần trung ương thần kinh mà người lên cơn dại nhanh hay chậm.
            Thời kỳ ủ bệnh(trước khi lên cơn điên 7-10 ngày), người bệnh biểu hiện các trạng thái bất thường:bồn chồn, không yên tĩnh, kém ăn, không ngủ được sợ ánh sáng, sợ gió, sợ nước đặc biệt là tiếng động.
          Tiếp theo là thời kì điên loạn: đập phá mất hết chi giác, la hét dữ dội, điên cuồng cắn sé những người xung quanh và tự cắn xé mình, các cơ họng, thực quản, cơ hàm dười bị liệt và cuối cùng người bệnh chết sau 5-7 ngày trong đau đớn quằn quại, sợ hãi và liệt cơ thể.
CHẨN ĐOÁN: Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng,  vi sinh vật, chẩn đoán vi thể và chẩn đoán huyết thanh học trong các phòng thí nghiệm.
  PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH DẠI
Phòng chống bệnh dại cho chó và mèo
a)     Phòng bằng vacxin
+ Đây là biện pháp quan trọng bậc nhất
Cần thiết phải phải định kì tiêm phòng dại cho chó, mèo mỗi năm 1 lần, sau đó thường có những đợt tiêm bổ xung để tạo được miễn dịch chủ động cho đàn chó
b) Quản lý và chăm sóc chó      
 +  Đảm bảo chó ăn uống sạch, chuồng  nhốt chó luôn thoáng mát và ấm áp .Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng nuôi,dụng cụ và môi trường xung quanh để chó có sức đề kháng phòng chống bệnh.
 +  Không thả rông, khi dắt chó ra đường phải có rọ mõm để đề phòng cắn người qua lại.
+ Khi thấy chó mèo hay thú cảnh khác biểu hiện bất thường về tâm sinh lý, nghi bị bệnh dại  thì phải theo dõi và  xử lý kip thời
virus dại tấn công ở người

.Phòng và chống bệnh dại cho người
          Nếu chó hay mèo vẫn khoẻ mạnh bình thường,khi cắn người phải hết sức  chú ý(có thể chó mèo đang ở thời kỳ nung bệnh),trong trường hợp này phải nhốt chó ,mèo vµ theo dõi trong thời gian từ 7-10 nếu con vật có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh dại  thì người bị cắn phải kịp thời đến trạm vệ sinh phòng dịch gần nhất xin tiêm huyết thanh và vacxin
Nếu chó hay mèo đang chạy rông ngoài đường hay đã đi mất không rõ lai lịch mà cắn người hoặc chó mèo có biểu hiện khác thường nghi bị mắc bệnh dại mà cắn người thì ngay lập tức càng sớm càng tốt người bị cắn phải dến trạm vệ sinh phòng dich gần nhất xin tiêm kháng huyết thanh chống dại kết hợp với xử lý vết thương dể diệt virut dại sau đó tiêm vacxin phòng dại    


Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Sự khác nhau giữa người nuôi chó và nuôi mèo

Chó và mèo là hai trong số những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới. Dẫu tính cách và đặc điểm của mỗi loài vật đều có điểm riêng biệt, song chúng đều thân thiện, dễ nuôi và cực kì đáng yêu.
chó và mèo

http://www.webtretho.com/forum/f3950/su-khac-nhau-chuan-tung-cm-giua-nguoi-nuoi-cho-va-nguoi-nuoi-meo-2035652/

Tuy nhiên, một điều không phải ai cũng biết, đó là chó mèo có thể tiết lộ được tính cách và những đặc điểm riêng biệt về chủ nhân chúng. Nắm được những điều này, bạn hoàn toàn có thể “đọc vị” người khác dựa vào sở thích nuôi thú cưng của họ.


Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua so sánh thú vị giữa người nuôi chó và người nuôi mèo đã được các nhà khoa học công nhận là “chuẩn không cần chỉnh”.

1. Người yêu chó hướng ngoại, người yêu mèo hướng nội


Trong một khảo sát tiến hành trên 600 sinh viên đại học, các nhà nghiên cứu người Mỹ đã phát ra các bộ câu hỏi liên quan tới sở thích nuôi chó, mèo.


Sau đó, họ tiến hành phân tích kết quả và nhận thấy, 60% câu trả lời ngả về phía yêu chó, 11% yêu mèo và phần còn lại hoặc thích cả hai hoặc không thích loài nào.
chú chó fork tình cảm





Trong đó, họ phát hiện ra rằng người yêu chó có tính cách hướng ngoại trong khi người yêu mèo khá nhạy cảm và hướng nội. Biểu hiện là nếu như người yêu chó thích vận động, đi dã ngoại hay tiệc tùng thì người yêu mèo thường khoái ở nhà, đọc sách, nghe nhạc một mình.


Trên trang Psychological Science, giáo sư tâm lý học Denise Guastello cho rằng, chính hai loài thú cưng đã có tác động phần nào tới tính cách của chủ nhân chúng.


Trong khi chó rất thích đi dạo, chơi các trò vận động như nhặt bóng thì mèo thích ẩn mình, nằm sưởi nắng hay dụi đầu ngủ trong lòng chủ nhân. Đặc điểm trên tác động nhất định tới thói quen, hành vi và xu hướng tính cách của người chủ chúng.


2. Người nuôi mèo thông minh và sáng tạo, người nuôi chó thích các nguyên tắc


Một kết quả khác cũng được chuyên gia Guastello đưa ra, đó là người nuôi mèo thường thông minh hơn. Thực tế, họ nhạy cảm và rất sáng tạo trong công việc.




Trong khi đó, người nuôi chó có xu hướng gò bó bản thân trong những nguyên tắc, khuôn khổ. Tất yếu là mặc dù họ suy nghĩ rất logic, song trong công việc hiệu quả thường không cao và đột phá như người nuôi mèo.


Bù lại, người yêu chó hướng ngoại nên diễn thuyết trước đám đông khá tốt. Họ biết cách nói chuyện, kết bạn nhờ sự hài hước, dí dỏm nên có nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc sống.


3. Nam giới nuôi mèo “hot” hơn trong mắt phái yếu


Có lẽ khi biết điều này những người yêu chó sẽ cảm thấy hơi buồn nhưng đây là sự thật đã được khoa học chứng minh. Theo tiến sĩ tâm lý June McNicholas, phái yếu tin rằng đàn ông nuôi mèo là những người nhạy cảm, biết lắng nghe và chiều phụ nữ nên dĩ nhiên họ bị hấp dẫn bởi tuýp đối tượng như vậy.


Bé mèo đáng yêu


Mặt khác, với đặc điểm chủ yếu là người hướng nội, nam giới yêu mèo thường nói dối rất kém. Đây là điểm mạnh ghi nhiều ấn tượng trong mắt các chị em.


Ngược lại, nam giới càng hướng ngoại thì khả năng tự kiểm soát (self-monitoring) càng cao. Họ luôn muốn là trung tâm của sự chú ý. Vì vậy, “nói dối” hay những lời đường mật là sở trường của họ


4. Người nuôi mèo ít nguy cơ mắc bệnh tật hơn


Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Minnesota đã phân tích dữ liệu của 4.435 người ở độ tuổi từ 30 tới 75 và thấy rằng, nuôi mèo mang lại những tác dụng vô cùng to lớn.


Cụ thể, trong vòng 20 năm, những người nuôi mèo có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim thấp hơn người bình thường hoặc nuôi chó tới 40%, tỉ lệ tử vong vì các bệnh lý tim mạch cũng kém hơn 30%.


Lý giải điều này, các nhà khoa học tin rằng, nuôi mèo đem lại cho chủ nhân những trải nghiệm nhẹ nhàng và giàu cảm xúc tích cực, đặc biệt là khi âu yếm, vuốt ve loài vật này. Vì vậy, người nuôi mèo thường ít lo lắng, stress nên tuổi thọ và sức khỏe luôn ở trạng thái rất tốt

Dù bạn nuôi mèo hay sở hữu một em chó cũng đều có những ảnh hưởng tích cực tới tính cách, hành vi của bạn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không sở hữu ngay một em chó hay em mèo để trở thành người hoàn hảo?

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

CÁCH TÍNH TUỔI CHO CHÓ

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì nhu cầu nuôi thú cưng ngày càng cao, chính vì thế  có nhiều  người rất quan tâm đến tuổi thọ của thú cưng và đem tuổi thọ thực tế của chó để qui đổi theo tuổi của người. Mặc dù con chó nhỏ vóc có xu hướngsống lâu hơn những con chó lớn vóc, nhưng nó có thểtrưởng thành một cách  nhanh chóng hơn trong vài năm đầu tiên của cuộc sống. Một con chó lớn vóc có thể trưởng thành chậm hơn lúc đầu  nhưng đã được coi là “người đứng tuổi” lúc được 5-6  năm tuổi. Giống chó nhỏ chưa thể trở thành già cho đến khi được 9 tuổi.  


Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng chó 1 năm tuổi thì tương đương với người 7 tuổi. và  qui  đổi bằng cách nhân tuổi của một con chó với 7 để biết được  tuổi tương đương của con người. Cách tính này thật sự  không chính xác vì thực tế cho thấy với  một con chó 1 năm tuổi là đủ lớn để sinh sản, trong khi một đứa trẻ 7 tuổi thì còn lâu mới đến tuổi sinh sản được.

Bảng sau đây cho thấy mối liên quan giữa tuổi chó và tuổi người có thể chấp nhận được bằng cách  lấy tuổi của chó nhân với hệ số (thay đổi theo giai đoạn) để tìm ra tuổi tương đương của con người (theo Gino Pugnetti, 1994).  
Tuổi của chó
Hệ số
Tuổi của người
2 tháng
7
14 tháng
6 tháng
10
5 tuổi
8 tháng
12,5
9 tuổi
12 tháng
14
14 tuổi
18 tháng
13,3
20 tuổi
2 năm
12
24 tuổi
3 năm
10
30 tuổi
4 năm
9
36 tuổi
5 năm
8
40 tuổi
6 năm
7
42 tuổi
7 năm
7
49 tuổi
8 năm
7
56 tuổi
9 năm
7
63 tuổi
10 năm
6,5
65 tuổi
11 năm
6,5
71 tuổi
12 năm
6,3
75 tuổi
13 năm
6,2
80 tuổi
14 năm
6
84 tuổi
15 năm
5,8
87 tuổi
16 năm
5,6
89 tuổi

Tuy nhiên đây chỉ là cách tính chung, còn tùy vào vóc dáng của chó để có cách tính cụ thể hơn. 

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Hiện tượng shock nhiệt ở chó và cách xử lý

Thân nhiệt của chó cao hơn của người, chúng ở vào khoảng 38 ° C đến 39 ° C. Loài chó không có khả năng giải phóng nhiệt tốt như chúng ta. Cơ thể của chúng sinh ra để hấp thụ nhiệt hơn là giải phóng nhiệt. Chúng có thể hấp thụ nhiệt nhanh hơn chúng ta.  Chính vì vậy trong mùa hè nóng bức chó rất hay xảy ra hiện tượng shock nhiệt gây tử vong cao, diễn biến rất nhanh. Hiện tượng shock nhiệt là hiện tượng cơ thể phải hứng chịu thay đổi nhiệt độ trong 1 thời gian ngắn.

Nguyên nhân gây shock nhiệt:
- Bị nhốt kín trong ô tô,
- Bị nhốt ở ngoài trời nắng mà không có bóng râm và  nước uống
- Chạy, vận động mạnh dưới trời nóng, nắng
-Nhốt trong phòng kín, nóng
Các giống chó thường bị shock nhiệt:
 Thường gặp ở các giống béo phì, có mõm ngắn như Bulldog, Pug, Bully, Pitbull,
Các giống  được lai từ một giống chó ở vùng lạnh hoặc có lông dày: giống Samoyed, Alaskan Malamute.

Triệu chứng khi chó bị shock nhiệt
+ Thở 1 cách bất thường, thở lớn và nhanh
+ Cực kỳ khát nước
+ Nhiệt độ trực tràng cao (hướng dẫn xem phía dưới)
+ Yếu và mệt mỏi
+ Nôn mửa thường xuyên
+ Mất phương hướng, đi lại liêu siêu
+ Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
+ Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn không phẳng lại
+ Khó thở
+ Suy sụp hoặc hôn mê
+Chảy nhiều nước bọt
+ Tăng nhịp tim
Cách xử lý
Nếu thấy chó của bạn có những dấu hiệu trên  hãy nhanh chóng đưa nó vào chỗ râm mát.  đưa nó vào phòng có điều hòa. Nếu không có điều hòa thì dung quạt cũng được.

Sau đó tìm cách hạ nhiệt cho chú chó:
+ Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó
+ Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
+ Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen (ko dùng hết công suất)
+ Không bao h được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Nó có thể dẫn đến shock thậm chí gây hạ thân nhiệt.
Sau đó quạt và dùng tay làm tơi lông của chú chó.
Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước, dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí đc lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.
Sau đó hãy gọi ngay cho bác sỹ thú y để có cách xử lý tốt nhất cho chó nhà bạn
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h
Biện pháp phòng tránh chó bị shock nhiệt
- Hạn chế vận dộng vào mùa hè nóng, muốn cho đi dạo thì nên cho đi khoảng buổi sáng sớm và  sau khi trời tắt nắnng khoảng 3 tiếng
- Cho chó uống nước có pha đường gluco và orezol để bù nước vào mùa hè, tăng khả năng điện giải và đề kháng

- không cho các bé cún đi biển, với bộ lông dày và nóng, chân chạy tiếp xúc trực tiếp trên cát nóng sẽ làm cún bị yếu do nhiệt độ tăng cao gây thở dốc (nhiệt độ TB của chó là 38 độ C), do nóng quá chúng lao xuống nước,cũng có thể đi từ dưới nước lên sau khi bơi. Điều này dễ làm cho chúng bị cảm gây hô hấp kém và đột tử sau vài phút,
- không cho chó giao phối vào ban ngày trời nắng
- Không cho chó đột ngột từ thời tiết nóng vào điều hoà, việc này gây cho chó con bị cảm do thích nằm trước gió điều hoà. phải có quá trình thay đổi dần dần sau 15p. hạ dần nhiệt điều hoà từ từ.
- Thời tiết mùa hè, rất nhiều các bệnh lây truyền vì thế, cho cún ăn ít hơn và giảm lượng đạm đi. vì nếu dính phải vấn đề đường ruột mà chó ăn nhiều đạm sẽ làm tăng độ phát nặng của bệnh do có quá nhiều chất khó tiêu trong cơ thể.
- Với các bé cún có lông ở gan bàn chân thì nên dùng kéo nhỏ tỉa sạch lông ở gan bàn chân để cho việc thoát mồi hôi và làm thoáng được tốt hơn.


Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

PHÒNG KHÁM THÚ Y ANIMAL CARE


Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Website:

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần

                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

BỆNH PARVOVIRUS (VIÊM RUỘT TRUYỀN NHIỄM)Ở CHÓ

 1.Đặc điểm
 Parvo là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2) gây viêm ruột xuất huyết lẫn dịch nhầy và máu , nôn nhiều, bệnh thường nguy hiểm trên chó con, tỷ lệ chết cao 50-100%.  thể viêm cơ tim xảy ra ở giai đoạn đầu trên chó con (2-4 tuần) suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tử vong cao trên chó còn bú.
Chó bị nhiễm parvo virus tiêu chảy ra máu

  2. Căn bệnh
  -    Do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus ở chó type 2 (CPV-2).
  -    Kích thước 18-24 nm, nhân chứa ADN đơn dòng thẳng, không có vỏ bọc.
  -    Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng lớn nhất khi làm lạnh, có thể giữ khả năng gây bệnh đến 8 tháng ở nhiệt độ ôn hòa, ở 56 0C diệt 1 giờ, bị hủy diệt bởi sút và Javen và cá thuốc sát trùng
  3. Dịch tể
  -    Tuổi mắc bệnh : bệnh nghiêm trọng ở 6-16 tuần tuổi. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi khác đều có thể mắc bệnh.
  -    Nguồn virus chính là phân và nước.
  -    Virus xâm nhập phổ biến qua đường tiêu hóa.
  -    Lây lan trực tiếp: từ chó này đến chó khác, gián tiếp do tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh.
  -    Đối với thú chưa nhiễm bệnh thì mức độ cảm thụ có thể đến 100%, nhưng chó sau khi tiêm chủng hoặc cảm nhiễm tự nhiên được miễn dịch.
  4. Cơ chế gây bệnh
  Sau khi xâm nhập 2-4 ngày virus vào máu gây nhiễm trùng máu, đồng thời kèm theo sự phát triển của virus trong mô lympho ở vùng hầu họng. Virus phát triển trong những khe của tế bào ruột non, và xuất hiện trong phân 3-4 ngày. Sau khi bị nhiễm, đạt mức độ cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột non bị phá hủy. Virus còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, làm cơ thể thú suy giảm miễn dịch.
  5. Triệu chứng
  5.1. Thể viêm ruột
  -    Thời gian nung bệnh 3-5 ngày.
  -    Tập trung trên chó 2-4 tháng tuổi, chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt kéo dài khi triệu chứng tiêu chảy nặng xuất hiện.
  -    Nhiệt độ giảm dần nếu chó bị suy nhược.
  -    nôn  mửa và tiêu chảy nặng, phân lúc đầu tanh sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi tùy vị trí virus tấn công vào ruột.
  -    Phân có lẫn niêm mạc ruột, có lẫn keo nhầy và có mùi đặc trưng.
  -    Chó suy nhược nhanh và mất nước dữ dội.
  5.2. Thể viêm cơ tim
  -    Thường xảy ra với tỉ lệ thấp trên chó con nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
  -    chó  suy tim, niêm mạc nhợt nhạt hoặc thâm tím gan sưng, túi mật sưng, tim nhợt nhạt, nhão, lớp mỡ quanh tim và cơ tim xuất huyết. Trong thể này các biểu hiện ruột không rõ ràng, chó chết nhanh.
  5.3. Thể kết hợp tim – ruột: làm chó chết nhanh
  -    Thoái hóa cơ tim, tim suy nhược, mất nước.
  -    Tiêu chảy nôn  mửa nặng, mất nước nhanh.
  

  6. Bệnh tích
  6.1. Bệnh tích đại thể

  -    Lách không có dạng đồng nhất.
  -    Hạch màng treo ruột triển dưỡng và xuất huyết, ruột nở rộng xung huyết hay xuất huyết thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong tróc.
  -    Gan có thể sưng, túi mật căng. 
  -    Trong thể cơ tim thường thấy thủy thủng ở phổi.
  6.2. Bệnh tích vi thể
  -    Hoại tử và tiêu chảy tế bào lympho trong mảng bayer.
  -    Trong trung tâm mầm, trong các hạch bạch huyết màng ruột. Trên chó con còn bú tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh mà có bệnh tích, thủy thủng hoặc hoại tử, hóa sợi với sự có mặt hay không những thể vùi ái bazơ trong n

7. Chẩn đoán
7.1 chẩn đoán lâm sàng
Chó bỏ ăn, nôn mửa nhiều, sốt cao, thích uống nhiều nước, thích nằm chỗ mát. Sau đó chó có biểu hiện tiêu chảy và có thể đi ngoài ra máu
7.2  Chẩn đoán bằng test thử CPV
Đây là test thử nhanh để chẩn đoán bệnh cho kết quả chính xác trong 10 phút
  8. Chẩn đoán phân biệt
  -    Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirius: Bệnh lây lan nhanh nhưng thường phát triển chậm, ít khi gây chết, chó không sốt, số lượncầu không giảm, chó tiêu chảy nhiều nước có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu.
  -    Bệnh Carré: Sốt cao kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn Parvo vào giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện theo các triệu chứng nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, gang bàn chân và da vùng gương mũi bị sừng hóa. Triệu chứng thần kinh xuất hiện trước khi chết.
  9. Điều trị
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tốt nhất cho chó nhà bạn
Phòng khám thú y Animal Care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/


 Fanpage :https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h



  10. Phòng bệnh
  -    Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
  -    Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
  -    Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
  -    Phòng bệnh bằng vaccin.
  + Trên chó con: Chích vaccin lần đầu tiên vào lúc 7-8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3-5 tuần, đồng thời định kỳ hàng năm tiêm phòng trở lại.
  + Trên chó mẹ chưa tiêm phòng, tiến hành tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất và mũi thứ hai cách nhau 3-5 tuần, sau đó hàng năm tiêm nhắc lại.
  + Các loại vaccin phòng bệnh Parvovirirosis : Vanguard. Pluc.5 CV-L, Tetradog, 

Mèo được cứu sống nhờ chó truyền máu

Chủ nhân của chú mèo Buttercup hy vọng dù máu trong người đã được thay nhưng nó sẽ không thay đổi tính cách của mình.
Chó truyền máu cho mèo

Chó và mèo vốn là hai loài động vật không đội trời chung nhưng chú mèo Buttercup sống tại thành phố Key West, bang Florida, Mỹ có lẽ sẽ phải gọi một chú chó săn là "ân nhân cứu mạng" sau khi nhận được máu hiến tặng từ chú chó này.
Ernie Saunders – chủ nhân của Buttercup cho biết, nó bắt đầu có những biểu hiện mệt mỏi và ngủ lịm đi. Sau khi đem tới bác sĩ, anh mới biết nó bị thiếu máu, tỷ lệ hồng cầu trong máu giảm xuống còn 7%.
Chú mèo được cứu sống nhờ... chó hiến máu
Buttercup được cứu sống nhờ máu của một chú chó săn.
Do không có đủ thời gian để chờ máu mèo từ nơi khác đem tới. Hơn thế, máu của loài mèo không có kháng thể chống lại máu của loài chó nên các bác sĩ thú y của Bệnh viện thú y Marathon đã lập tức tiến hành phương pháp truyền máu có tên ghép dị chủng để cứu sống kịp thời cho Buttercup. Rất may là trong quá trình truyền máu, Buttercup không có bất cứ dấu hiệu nào của đào thải.
Anh Ernie hy vọng, mặc dù được thay máu mới nhưng Buttercup vẫn không thay đổi tính tình mà vẫn là con mèo hiền lành như trước kia.
Ngoài ra, bác sĩ Sean Perry còn cho biết, trong một số trường hợp, một con mèo nhóm máu B không thể nhận nhóm máu A vì nó sẽ gây ra phản ứng miễn dịch nghiêm trọng. Thay vào đó, ta nên dùng máu chó. Thực chất, phương pháp truyền máu kỳ lạ này đã có nguồn gốc từ lâu và từng được sử dụng trong quá khứ nhưng không thuộc dạng phổ biến.


Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/la-vui/chuyen-la/2014/10/chu-meo-duoc-cuu-song-nho-cho-hien-mau/#ixzz3awg5hWMw

Chú mèo đầu tiên được phẫu thuật xác định giới tính

Mittens được sinh ra với cả hai cơ quan sinh dục của đực và cái. Chú mèo này sẽ trở thành "chuẩn men" sau khi được xử lý bỏ đi bộ phận sinh dục của giống cái và phẫu thuật chỉnh hình. Cuộc “biến hình” này tốn 1.500 USD.
Phẫu thuật xác định giới tính cho mèo


Mittens, một con mèo hoang được gia đình cô Colleen Clarke-Murphy sống ở Heart's Desire, Newfoundland nhận nuôi. Khi họ mang nó đến cơ sở thú y vào tháng 10 vừa qua, họ đã phát hiện chú mèo này lưỡng tính, sở hữu bộ phận sinh dục của cả giống đực và giống cái.

Chú mèo đầu tiên trong lịch sử được phẫu thuật xác định lại giới tính 1
Mittens là con mèo đầu tiên được thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Chú mèo đầu tiên trong lịch sử được phẫu thuật xác định lại giới tính 2
Trong khi người chủ mới muốn nó thành mèo cái, bác sĩ lại khuyên nên cho Mittens thành một cậu trai thì sẽ tốt hơn.

Cô Clarke-Murphy có nuôi hai chàng mèo, trong khi Mittens có cả hai cơ quan sinh dục, cô muốn được nuôi dưỡng chú mèo này thành một quý cô đích thực. Nhưng người phụ nữ này đã thay đổi ý định sau khi nghe theo lời khuyên của bác sĩ thú y rằng phẫu thuật Mittens thành mèo đực sẽ tốt hơn là mèo cái.

“Đây là công việc của họ và họ biết mình đang làm gì.” - Clarke-Murphy trả lời CBC News. “Ý tôi là, tôi cũng không biết. Tôi muốn nó thành một cô mèo đáng yêu, nhưng cũng chẳng sao hết. Nó có hai “bộ phận” mà.”


“Tôi nghĩ nó có đặc điểm của cả hai giới tính, nên chắc là không quan trọng lắm đâu.”

Vì vậy, sau khi quyết định, mèo Mittens sẽ được loại bỏ buồng trứng, bộ phận sinh dục nữ và phẫu thuật chỉnh hình. Tổng chi phí của ca phẫu thuật xác định lại giới tính cho Mittens là khoảng 1.500USD (hơn 30 triệu đồng). Người phụ nữ yêu mèo đang cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ của những người yêu động vật khác trên mạng xã hội Facebook bằng cách bán đấu giá một số món đồ với sự trợ giúp của một người bạn. Mặt khác, gia đình cô cũng sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo Mittens sẽ được sống mạnh khỏe và hạnh phúc nhất. Bởi ngay từ khi chú mèo này bước vào cửa nhà cô, chú đã trở thành một thành viên không thể thay thế của gia đình này.


“Nó đã là một phần của gia đình kể từ khi con gái tôi mang nó về.” Cô nói.

Chú mèo đầu tiên trong lịch sử được phẫu thuật xác định lại giới tính 3
Mittens sắp được trải qua một cuộc phẫu thuật chưa từng có trong lịch sử.
 Theo kenh14.vn

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

CÁCH MUA VÀ CHĂM SÓC CHÓ CON KHI MỚI MUA

Cách mua và chăm sóc chó con khi mới mua
1. Nơi mua chó: Tốt nhất mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ ,hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc,lý lịch rõ ràng.đó là những bé nhanh nhẹn,khoẻ mạnh,có “sổ sức khoẻ” đi kèm dántem các loại vaccin phòng dịch,ngày tẩy giun sán
. Nên mua chó trên 2 tháng tuổi nhanh nhẹn.
Bạn không nên mua chó không có nguồn gốc không rõ ràng, khả năng mắc các bệnh truyền
nhiễm rất cao
2. Bạn nên làm gì sau khi mang chó về nhà?
- Kiểm tra sức khoẻ: Bạn nên đưa cún đến BS Thú Y khám sức khoẻ tổng thể và trực
tiếp tư vấn cách chăm sóc cho cún của bạn , và yêu cầu bác sỹ cấp “Sổ theo dõi sức khoẻ”
cho cún có ghi số điện thoại và địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
- Chuẩn bị chỗ ở của cún: Thoáng mát,ấm ,có đủ ánh sáng nhất là có thể tắm nắng buổi sáng ,
không nên cho cún nằm điều hoà và nằm trước quạt vì như vậy cún rất dễ có khả năng bị
nhiễm lạnh. .Tránh để chó cún ở vị trí cao:cửa sổ,ban công,cầu thang dễ rơi ngã.
+ Tắm cho cún: Khi vừa mua cún về bạn không nên tắm cho cún bằng nước ngay, nếu thấy cún hôi có thể dung phấn tắm khô tắm. Vì nếu tắm ngay, cún rất dễ có khả năng bị viêm phổi và kế phát sang các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Những đêm đầu tiên xa mẹ,xa chủ cũ chó có thể kêu sủa.Bạn hãy âu yếm vuốt ve dể chó yên
tâm trong vòng tay bạn.
3. Chế độ ăn
- Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng:Protein,béo,tinh bột,khoáng
chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên.Không nên lạm dụng thuốc,hoặc thức ăn tổng hợp.Rất lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa,cá tanh,mỡ.
- Cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày,chỉ cho ăn gần no thì dừng.Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào
thích ăn thì ăn.Nước uống sạch,luôn đầy đủ.Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn
:bát,đĩa…phải luôn rửa sạch sẽ,khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút
(bazơ) của xà-phòng.
- Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường:nôn,bỏ ăn,buồn dầu,tiêu chảy,nghi ốm,phải
ngừng cho ăn,mời Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn.Cho ăn cưỡng bức lúc này là cực kỳ nguy
hiểm đối với chó.
- Không cho ăn thức ăn ôi thiu,thức ăn thừa của mèo,cám lợn,hoặc nứớc rác,phân người và
động vật khác.Những mùi”dễ sợ” với người thường”dễ chịu” với chó.Bạn hãy cẩn thận đấy!
- Chó con rất thích gặm,mài răng,rất hay cắn nát giày dép,đệm mút sa-lông không những hỏng
đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa.Bạn nên để chó tránh xa các thứ
này.Hãy tìm mua trên thị trường những”cục xương giả”"đồ chơi” giành riêng cho chó,được các
chuyên gia nghiên cứu và sản xuất.
4. Chăm sóc sức khoẻ,phòng trừ dịch bệnh:
- Tiêm phòng  dịch: Sau khi mua khoảng 1 tuần bạn nên đem cún đến Bác sỹ Thú y của
bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó của bạn. Nếu cún nhà bạn chưa được tiêm phòng thì bạn nên tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyển nhiễm như bệnh:Care,pavo,lepto,parainfluenza,Dại…Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.
- Tẩy giun sán: với chó dưới 6 tháng tuổi nên tẩy 1 tháng một lần, chó trên 6 tháng dưới 1 năm tẩy 3 tháng một lần, chó trên 1 tuổi 6 tháng tẩy một lần
Bất cứ thắc mắc nào lien quan đến sức khỏe của thú cưng hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi
Phòng khám thú y Animal Care
Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Thời gian làm việc:
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Tại phòng khám 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Cách chọn chó con và chế độ dinh dưỡng vận động






Đối với người mới nuôi và đã nuôi chó, thì việc chọn được một con chó ưng ý , đạt được tiêu chí mà giống ấy đề ra là không đơn giản .Vì nếu chót mua một con chó về nuôi mà sau này trưởng thành không đạt được những gì mà chủ chó mong đợi thì ngoài tiền mua chó về , công chăm sóc và dinh dưỡng tốn kém sẽ uổng phí . Với chút ít kinh nghiệm , mong được trao đổi cùng với những người cùng đam mê chó như tôi .


1 . Chọn chó con :


Khi các bạn quyết định nuôi một con chó , hay nhiều con thì việc đầu tiên nên tìm hiểu con chó mà mình định mua chó Bố , Mẹ thế nào ? Chất lượng chăm sóc của chủ nuôi chó ra sao ? Vì chất lượng của chó con phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bố , mẹ ( Nếu giao phối đồng huyết và cận huyết thì thôi ngay , nếu không con chó của mình sau này thì là một đống thịt biết đi ). Người chủ bán chó giống nếu có tâm thì sẽ tạo ra được các chó con tốt.  nên mua chó đã được 8 tuần tuổi ( 2 tháng ) trở lên và đã được tiêm phòng 2 mũi của bác sĩ thú y và đã được tẩy giun , sán đầy đủ vì chó nhỏ rất nhiều .Nếu vận chuyển chó đi xa như từ Hà nội vào Sài gòn thì tiêm thêm một mũi Vitamin tổng hợp, bảo đảm rất tốt cho sức khỏe của chó con khi di chuyển.

Khi vào chọn chó con trong đàn chó , mọi người cần chuẩn bị mang theo một chiếc khăn tay màu sắc để thử . Cứ tiến thẳng vào đàn chó , dùng chân dập mạnh xuống đất con nào thần kinh yếu sẽ sợ sệt và chạy đi , con nào thần kinh tốt không sợ mà vẫn sán lại liếm tay nếu ta đưa tay ra , Sau đó ta đưa cái khăn ra vẫy vẫy trước mặt con chó mà nó đưa chân ra , vồ lấy là đạt . Bắt luôn , những con chó như vậy có hệ thần kinh tốt , năng động , không sợ người lạ . Sau này dù làm cảnh , hay làm việc đều rất dễ huấn luyện , nhanh thuộc và đõ mất nhiều công chăm sóc và dạy dỗ .
Khi chọn chó cần để ý những biểu hiện bên ngoài: chó có nhanh nhẹn không/, mắt không có dử, mũi bóng (ướt), không có nước mũi xanh, không bết phân ở hậu môn.

2. Chế độ dinh dưỡng và vận động :


Ở đây tôi chỉ đề cập đến những giống chó có tầm vóc lớn ( Những giống chó nhỏ thì tùy theo trọng lượng thì bớt đi cho hợp lý . Chó nhỏ từ 2 đến 6 tháng tuổi cần chăm sóc cẩn thận vì do thiếu hiểu biết trong khi chăm sóc dẫn đến chết chó . Đối với những người có điều kiện cho chó ăn bằng thức ăn khô đóng túi thì tốt ( Nhưng giá thành cao ) . Đối với những người không có điiều kiện thì có thể vào lò mổ mua nội tạng gia súc như gan , phổi, đầu gà v.vv .về băm nhỏ nấu nhiễn như cùng với cơm , rau , canh thừa sau bữa cơm rất tốt cho chó mà giá thành rẻ . Đừng nên cho chó ăn khô , vì chó ăn no sau đó uống nước thức ăn nở ra sẽ hại cho dạ dầy của chó .

a. Chó nhỏ từ 8 tuần đến 12 tuần tuổi :


Tốt nhất cho ăn 4 lần một ngày , chia đều trong ngày sáng, trưa,,chiều, tối thời gian chia đều đừng để các bữa ăn quá sát nhau và đêm bị đói . Lượng thức ăn khoảng 700g chia đều , trong chuồng nước uống lúc nào cũng để sẵn hết ngày đổ thay bát khác . Cho uống 0,5 l sữa /ngày(với những chó đã quen uống sữa, chó mới uống cần theo dõi vì hay bị tiêu chảy), trứng gà cách ngày một quả . Sau bữa ăn cho đi vệ sinh chỗ cố định và phải ép đi bằng được sẽ tạo được thói quen tốt .Lúc rỗi cho chạy dạo chơi , thời gian này chó vẫn còn ngủ nhiều và lười vận động.


b. Từ 12 tuần đến 16 tuần tuổi :


Cho chó ăn ngày 4 bữa , lượng thức ăn khoảng 1,2 kg thức ăn tổng hợp chia đều các bữa . Sữa 1 lít . Thời gian này cho chó vận động nhiều , huấn luyện một số bài đơn giản , mang quả bong cao su đặc ném cho chó chạy đuuỏi bắt để phát triển xương .


c. Từ 16 tuần đến 20 tuần tuổi ;


Chó chó ăn 3 bữa một ngày , tăng lượng đạm , thịt gia súc rẻ tiền ( Tránh ăn thịt lợn mỡ vì khó tiêu và dễ đi ỉa ) thức ăn 1,4 kg /ngày , sữa 1 lít Thời gian vận động tăng cao , cho chạy hang ngày hoặc chạy theo xe đạp 5km trở lên .

d. Từ 5 tháng  rưỡi trỏ lên có thể cho ăn như chó lớn , tăng cường cho ăn thêm thịt và vận động ở mức độ cao . Cho ăn 2 lần một ngày , khi cho đi tập hoặc đi dạo ép đi vệ sinh luôn . Ngày một lần là đủ ,hạn chế công chăm sóc cho chủ chăn nuôi .


Sau 6 tháng chó được chăm sóc như chó đã trưởng thành về chế độ ăn , vận động và huấn luyện . Thức ăn thừa của chó sau bữa ăn phải đổ đi , bát phải đánh rửa . Tránh tình trạng vì không có thời gian , cho chó đầy thức ăn cho ăn cả ngày , đễ bị ôi thiu , chó dễ bị đi ỉa . Tránh cho chó ăn quá no , hoặc quá đói . Ăn quá lo sẽ bị nôn ra , hoặc rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm . Tránh cho chó ăn cá , ruột cá và những đò ôi thiu . Những mảnh xương vụ ở canh đầu  phải lọc và đổ đi .
Cho chó ăn đồ hạt khô phải nghâm nước trước sau đó ngoáy đều lên cho ăn . sáu tháng 1 lần nên tẩy giun cho chó vì giun sán có nhiều trong nội tạng gia súc . Hàng năm phải tiêm phòng dại cho chó , đây là điều bắt buộc cho sự an toàn của chủ .Khi chó có vấn đề cần gọi Bác sĩ thú y ngay , tránh để nặng rồi mới gọi , hoặc tự chữa mà kiến thức có hạn.

Chăm sóc và nuôi dậy một con chó mất nhiều công , nên trước khi chọn nuôi chó cần hết sức chú trọng đến sự lựa chọn lúc mua . Chó đã lớn mà họ bán thì có 2 việc cần xem xét là ; Họ bận thật không?Vì không có thời gian chăm sóc nên phải bán hoặc chó có vấn đề nên mới bán . Những giống chó có giá trị cao mà họ bán rẻ thì thực sự có vấn đề ( Trừ anh em vừa bán vừa cho ) .


-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h