Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Cách chữa viêm da ở chó

Các nguyên nhân chính khiến chó bị nổi mụn mủ
 Chó bị nổi mụn mủ rất phổ biến thường là khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng là có nhiều những nốt nổi mần đỏ trên khắp các vùng da trên thân con chó. Đặc biệt là các vùng da mỏng nhất là ở bụng, có thể ở một số cá thể chó còn mọc nhiều ở ngay trên lưng và bốn chân.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị nổi mụn mủ, nhưng có thể nói đến một số những nguyên nhân chính như sau.
– Do chó bị mắc chứng bệnh viêm da : Vì bạn bất cẩn hay lười chăm sóc vệ sinh cho chú Chó Đẹp nhà mình. Bạn ít khi tắm cho chó ? Hay cũng có thể là do chó hay nằm và lăn vào những chỗ thiếu vệ sinh do mầm mống của các bệnh về da ở chó như bệnh ghẻ, viêm nang lông, nấm mốc dính nước tiểu ….
– Chó bị nóng trong người : Có thể do chó ăn nhiều thức ăn có tính nóng, gây ra việc chó bị nổi mụn mủ. Uống quá nhiều canxi cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Chính vì thế, bạn cần lưu ý các chất dinh dưỡng mà cung cấp cho chó hàng ngày.

Cách chữa và điều trị chó bị nổi mụn mủ
Với chứng chó bị nổi mụn mủ cũng không gây ra cho chó quá nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ có điều, nếu bạn để chúng bị nhiệm bệnh nặng quá, sau này khó chữa và để lại những hậu quả khiến cho chó bị sẹo lốm đốm ở những vùng lông đó, nhìn cũng rất mất thẩm mỹ. và phải sau một thời gian thì những nốt lốm đốm đó mới hết được. Có nhiều phương pháp chữa chứng bệnh chó bị nổi mụn mủ rất hiệu quả, và chúng ta cần bám sát vào những nguyên nhân chính mà đã gây ra cho chó.
– Nếu chó bị bệnh viêm da bên ngoài, bạn có thể dùng thuốc bôi hay dùng nước tắm cho chó. Với những loại lá cây có tính mát và chát như lá xà cừ, lá xoan, lá khế, lá ổi…..
– Nếu chó bị nóng trong người thì bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn của chó mỗi ngày, nên bổ xung thêm các loại thức ăn có tính mát, hạn chế cho uống canxi quá nhiều.
Các bạn có thể kết hợp nhiều hình thức và các biện pháp với nhau thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Tốt nhất là bạn nên theo dõi tình hình bệnh chó bị nổi mụn mủ ngay từ đầu khi có dấu hiệu để có những biện pháp chữa ngay từ đầu, tránh tình trạng chó đã bị quá nặng rồi mới chữa thì rất khó.
Với các chữa chó bị nổi mụn mủ ở trên, các bạn có thể thực hiện hàng ngày cho chú chó của mình. Việc tắm bằng nước lá cho chó cũng rất tốt ngay từ khi chó chưa bị bệnh, sẽ giúp chó khỏe và sạch sẽ hơn.
tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/


Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Đặc điểm chó chihuahua và cách chăm sóc

Nguồn gốc: đây là giống chó cổ xưa nhất ở lục địa châu Mỹ và là giống chó nhỏ nhất thế giới. Cái tên Chihuahua xuất phát từ tên của bang Chihuahua ở Mexico , nơi mà giống chó này được phát hiện vào năm 1850. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng chúng do người Trung Quốc đưa tới Miexico. Và cũng từ cuối thế kỷ 19, những người du lịch đã mang giống chó này châu Âu. Giống chó này rất được những bộ tộc da đỏ sùng kính (the Pre-Columbian Indian nations). Những con quí nhất có trọng lượng dưới 1,3 kg. Có những con nhỏ đến nỗi cả bốn con đều đứng gọn trong lòng bàn tay của con người!

Ngoại hình: giống chó tí hon này có cái đầu hình quả táo và một cái mõm nhọn ngắn. Mắt tròn, lớn và rất tối, đôi khi có màu hồng ngọc sậm. Đôi tai lớn và dựng đứng. Chihuahua có một thóp mềm trên đỉnh hộp sọ (còn gọi là “molera”). Chúng là giống chó duy nhất sinh ra với một hộp sọ không đầy đủ. Thóp mềm này sẽ đầy đặn theo tuổi tác, nhưng bạn cần chăm sóc đặc biệt trong 6 tháng đầu chúng chào đời cho tới khi hộp sọ phát triển đầy đủ.
Nhìn chung, để xét tiêu chuẩn, người ta không căn cứ vào chiều cao của giống chó này , mà chỉ xét đến trọng lượng và sự cân đối ngoại hình toàn diện của chúng, bởi vì chiều cao của Chihuahua thay đổi nhiều hơn so với những giống chó khác.

Chiều cao: Chúng cao từ 15 đến 25cm (tính đến u vai). Tuy nhiên, vài con lại phát triển chiều cao đến 30-38cm. Theo tiêu chuẩn của Hội nuôi chó Hoa Kỳ (AKC), chúng phải không cân nặng hơn 2,7kg mớt đạt yêu cầu, còn theo tiêu chuẩn quốc tế, giống chó này lý tưởng là ở mức 1,5 đến 3kg.
Chihuahua có ngoại hình lùn, mập, thân dài hơn chiều cao. Đuôi hình lưỡi liềm, uốn lên lưng hoặc sang bên hông.

Có hai loại Chihuahua : loại lông dài và loại lông ngắn. Về di truyền, cả hai loại này đều cùng một giống và thường xuất hiện chung trong một lứa đẻ. Tuy nhiên, nhiều câu lạc bộ nuôi chó trên thế giới lại chia chúng thành 2 loại kể trên.
Không giống như những giống chó “lông dài” khác, loại Chihuahua lông dài không đòi hỏi phải cắt t** và chải lông. Ngược lại với những gì ta suy nghĩ, loại lông dài ít rụng lông hơn loại lông ngắn. Chúng phải mất từ 2 năm trở lên mới có bộ lông dài phát triển đầy đủ.

Bản tính: Chihuahua là loại chó bầu bạn tốt. Chúng can đảm, cực kỳ sinh động, lộng lẫy và mạnh dạn, đòi hỏi được yêu mến. Giống này nhiệt tình, hăng say, rất trung thành và luôn muốn gắn bó với chủ, thậm chí còn tỏ ra ghen tị.
Chúng thích liếm vào mặt chủ. Tính nghi ngờ của chúng đối với con người thì không cần bàn cãi, ngoại trừ đó là chủ của chúng. Khi người lạ đến nhà chúng lẻo đẽo theo chủ từng bước một, giữ cự ly gần đến mức có thể.

Một vài con có thể khó dạy, song phần lớn đều thông minh, học nhanh, phản ứng tốt trước sự huấn luyện hợp lý, hòa nhã. Giống này có thể cắn đứa trẻ nghịch phá chúng. Đó là cách chúng sử dụng hàm răng sắc bén để phòng thủ. Vì thế, người ta không đề nghị cho trẻ con chơi đùa với giống chó này (do chúng nhỏ bé và dễ cáu giận).

Chihuahua dường như không quan tâm đến thân hình nhỏ bé của chúng, chúng sẵn sàng chiến đấu với những động vật lớn và kết quả là dễ bị... “thương tích đầy mình”. Chihuahua có thể rất ồn ào, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn khi huấn luyện chúng. Bạn cần chắc là giúp giống chó này thích nghi với cuộc sống con người từ lúc chúng còn nhỏ, để ngăn ngừa tính gây sự quá mức của chúng đối với những con chó khác cũng như đối với người lạ.

Sức khỏe: Việc cho giống chó này ăn thừa mứa có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng, rút ngắn tuổi thọ và dẫn tới bệnh đái đường. Chihuahua cần có sự chăm sóc của chuyên gia thú y về răng cũng như lúc sinh đẻ (do chó con mới sinh có cái đầu lớn nên bạn cần có chuyên viên giúp chó mẹ trong quá trình sinh nở).  Chihuahua còn có khuynh hướng bị dị tật di truyền, đặc biệt là về thần kinh, thí dụ như chứng động kinh và sự rối loạn làm ngập máu (seizure disorders).

Chúng và những giống chó cảnh khác, đôi khi bị bệnh tràn dịch não (Hydrocephalus). Người ta thường chẩn đoán chó con có cái đầu lớn bất thường trong vài tháng đầu chúng chào đời để kịp phát hiện bệnh này, song những triệu chứng khác cũng cần được chú ý (vì “cái đầu lớn” chỉ là một cách miêu tả). Chó con bị bệnh tràn dịch não thường có những tiểu huyết cầu lốm đốm ở hộp sọ hơn là có xương sọ rắn chắc, đặc biệt là chúng thường ngủ lịm và không phát triển như những anh em cùng lứa đẻ với chúng.

Chihuahua cũng có thể bị bệnh “hypoglycemia” hay bị đường huyết thấp. Chúng dễ bị nhiễm trùng mắt do mắt chúng lồi, tròn và lớn và do kích cỡ thấp bé nên chúng dễ tiếp xúc gần mặt đất. Chihuahua cũng dễ bị run, nhưng đây không phải là kết quả của sức khỏe, mà chỉ là do chúng bị kích động hay bị stress. Một lý do khác về tình trạng này: là giống chó nhỏ nên Chihuahua có sự trao đổi chất cao hơn những giống chó lớn, do đó, nhịp tim của chúng nhanh hơn. Chúng đôi khi rất kén ăn, vì thế bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chúng, nhưng không nên cho chúng ăn quá no, vì Chihuahua dễ bị tổn thương khớp xương, xẹp khí quản, viêm cuống phổi mãn tính và giảm tuổi thọ.

Do mũi ngắn nên Chihuahua có khuynh hướng thở khò khè và ngáy. Cặp mắt lồi của chúng dễ bị khô màng và bệnh tăng nhãn áp thứ cấp. Dễ bị trượt chân sau, gặp rắc rối về nứu răng, cái lạnh, stress và bị bệnh thấp khớp.
Chihuahua chấp nhận những con cùng giống, song đôi khi lại phản đối những con chó khác giống đối với chúng. Tuy nhiên, khi được xã hội hóa triệt để Chihuahua có thể thân thiện với người lạ và những con chó khác.

Điều kiện sống: Chihuahua ghét sự giá lạnh. Những ngày lạnh giá trôi qua đối với chúng là cả một sự chịu đựng. Thời tiết ấm áp khiến chúng cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể nuôi loại chó này trong nhà. Chúng sẵn sàng thích nghi nhanh chóng.

Huấn luyện: Chihuahua rất thích đi dạo. Đừng nghĩ rằng chúng tí hon nên không cần không gian rộng. Nếu có sân rào lớn để chúng tha hồ chạy nhảy thì rất tốt.

Tuổi thọ: trung bình khoảng 8 – 18 năm

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Thiến chó mèo đực

THIẾN CHÓ, MÈO ĐỰC
Triệt sản con đực ở Việt Nam thường gọi là thiến (neutering). Là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ tinh hoàn, đồng nghĩa với việc cắt bỏ nguồn cung cấp testosterone cũng như khả năng sản sinh tinh trùng của con vật.


 thời gian tốt nhất để thiến chó mèo là sau khi chó hoặc mèo đã được phát triển tương đối toàn diện, ít nhất là sau khi hệ thống miễn dịch của con vật đã làm việc tốt, nhưng cũng phải trước khi có khả năng tình dục ở tuổi dậy thì. Tóm lại, thời gian tốt nhất để thiến là giữa6 đến 8 tháng tuổi cho cả và chó mèo.
Tại sao lại là 6-8 tháng? Thực ra việc thiến con vật lớn tuổi hơn cũng không có gì khác lắm. Tuy nhiên thiến ở thời điểm càng về sau thì việc ngăn chặn những thói-tính không mong muốn của con đực như đánh dấu, hung hãn, ham thích chiến đấu... sẽ không được như mong muốn.
Lợi ích của thiến chó mèo
- Không còn khả năng sinh sản và "theo gái."
- Con vật được thiến có lợi thế là ít đi lang thang, ít quan tâm đến chiến đấu, cũng như đánh dấu lãnh thổ đi vệ sinh bừa bãi
- Phòng, giảm bệnh do testosterone: Chó có thể bị một loạt các bệnh liên quan với testosterone cao trong máu như:. tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH), viêm tuyến tiền liệt, áp-xe tuyến tiền liệt, u tuyến quanh hậu môn hoặc tầng sinh môn (bệnh ung thư nhỏ xảy ra xung quanh hậu môn của chó đực), thoát vị đáy chậu và các rối loạn da nhất định đáp ứng thiến (bệnh da). Thiến không chỉ ngăn chặn sự khởi đầu của các bệnh này mà còn có thể giúp kiểm soát hoặc chữa trị các bệnh này nếu đã có.
- Phòng ngừa hoặc giảm bệnh tinh hoàn và mào tinh: thiến sớm có thể tránh được: ung thư tinh hoàn, ung thư mào tinh, viêm tinh hoàn (viêm tinh hoàn), viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, áp-xe tinh hoàn và chấn thương tinh hoàn.
Những điều gặp phải của con vật bị thiến :
- Chó mèo thiến không thể lấy giống.
- Khả năng tích lủy mỡ vượt trội so với bình thường (thường bị béo). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng động vật thiến chỉ cần 75% năng lượng để sống khỏe mạnh so với những con không thiến. Tuy nhiên người nuôi chó mèo ít chú ý điều này.
- Khả năng vận động cũng như cấu tạo cơ bắp sẽ kém đi rõ rệt so với động vật bình thường. Bởi sự phát triển của cơ thể giúp cho các chức năng này hoàn thiện có một phần đóng góp của Testosterone.
.
Thiến là một phẫu thuật rất đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng, và không tốn kém
Tuy nhiên, ngay cả ca phẫu thuật đơn giản như vậy nhưng đòi hỏi người thực hiện không được coi nhẹ vấn đề như gây mê, gây tê, tay nghề người phẫu thuật, điều kiện phẫu thuật, giám sát và theo dõi chăm sóc sau khi thiến.
Dự kiến ngày thiến để giử bụng đói cho con vật, tránh nôn trong thời gian phẫu thuật, điều này có nghĩa là không có thức ăn rắn sau nửa đêm ngày trước khi thiến.
Trước khi phẫu thuật phải khám con vật khá chi tiết để đảm bảo rằng không có bất kỳ một biểu hiện xấu nào như sốt, nhiễm khuẩn, mất nước hoặc trạng thái ký sinh nặng.
Thiến là một phẫu thuật đơn giản tuy nhiên hoàn toàn có thể xảy ra biến chứng đối với một số ít cá thể nào đó. Việc  nói rõ cho chủ của con vật biết trước nhũng điều trên là hoàn toàn có thể xãy ra là điều nên làm.
Gây mê giảm đau để bình tĩnh, thư giãn cơ bắp cho con vật là điều nên làm nếu có điều kiện.

* Trình tự tiến hành thường như sau:
- Giảm đau : có thể gây mê hoặc gây tê. Nếu gây tê, việc cố định khá quan trọng, con vật có thể phản ứng mạnh khi tiêm thuốc tê và khi thuốc tê không đáp ứng đủ. Thuốc tê thường được tiêm bằng cách xuyên kim và bơm thuốc vào hai thừng dịch hoàn và vào bên trong hai dịch hoàn.
- Lông được cạo sạch, lấy ra và tiệt trùng khu vực mỗ.
- Vết rạch thường theo chiều dọc, dứt khoát, càng nhỏ càng tốt. Có ý kiến cho rằng cần có hai vết rạch, tuy nhiên, ở Việt Nam, một vết rạch là quá đủ để thực hiện, vì sau khi đã cắt bỏ được một dịch hoàn, từ vết rạch đó ta có thể cắt bỏ dịch hoàn còn lại. Sau khi rạch đứt phần da với vết mỗ mà theo bạn là đã đáp ứng được yêu cầu, bạn rạch tiếp phần dịch hoàn và nên lách mũi dao sao cho vết rạch lên dịch hoàn càng rộng càng tốt. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho dịch hoàn bộc lộ ra khỏi âm nang nhanh hơn mà không cần mở rộng vết rạch da.
- Có thể tháo gở phụ hoàn hoặc không là điều không quan trọng. Mạch máu có thể được thắt lại bởi chỉ khâu, mạch máu tự cột thắt hay dùng pinch để xoắn. Tuy nhiên việc dùng chỉ khâu để thắt là tối ưu hơn cả.
- Khâu vết thương : ở những con vật nhỏ, việc vết rạch ngắn đồng nghĩa với việc không cần khâu vết thương. Vết thương sẽ tự lành sau vài ngày. Ở những con vật lớn, vết thương thường được khâu vá lại nhưng thường là những múi khâu không chặt, không lỏng. Dù khâu hay không khâu vết thương cũng không nên quên bôi, rắc hay đặt một loại kháng sinh diệt khuẩn nào đó trực tiếp vào vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một chú ý nữa là không quên dùng gạc để thấm hết lượng máu tồn dư bên trong vết thương. Nên theo dõi kiểm tra vết thương hàng ngày.
* VẤN ĐỀ TRIỆT SẢN CON ĐỰC KHÔNG PHẪU THUẬT :
Việc triệt sản chó, mèo trên thế giới hiện nay có 3 phương pháp chính:
- Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (đã trình bày ở trên).
- Triệt sản bằng tiêm hóa chất.
Là một kỹ thuật được thực hiện bằng cách tiêm một loại hóa chất nào đó (Chlorhexidine gluconate, Formaldehyde loãng hoặc Kẽm gluconate...) vào tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn, nhằm mục đích gây nên một phản ứng viêm cục bộ nghiêm trọng, dẫn đến làm mất hoàn toàn khả năng sản sinh tinh trùng của con đực.
Kẽm gluconate tỏ ra hiệu quả hơn cả trong các loại hóa chất. Ở Tây Âu, người ta đã sử dụng loại hóa chất này khá phổ biến cho những con vật cưng có gia chủ không muốn vật nuôi của mình phải bị phẫu thuật.
Tuy nhiên qua một thời gian dài sử dụng, người ta đã nhận ra rằng hiệu quả của phương pháp này là không cao. Ví dụ như phản ứng viêm cục bộ đôi khi không xảy ra, hay không làm giảm đáng kể sự tiết testosterone từ tinh hoàn và dẫn đến sự có lợi, khi con vật được thiến sẽ không được như mong muốn (con vật vẫn tiểu phun bừa bãi, vẫn hung hăng trong chiến đấu, vẫn còn nhiều nguy cơ về các bệnh ở đường sinh dục tiết niệu như: ung thư, phì đại tiền liệt tuyến...) mà lẽ ra con vật được thiến sẽ tránh được những điều đó.
- Sử dụng vắc-xin chống sinh sản.
Vắc-xin chống lại sự tiết LH và hormone kích thích nang VSATTP
Luteinizing hormone (LH): được gọi là gonadotropins vì nó kích thích tuyến sinh dục - ở con đực, tinh hoàn. Hormone này không cần thiết cho cuộc sống nhưng lại rất cần thiết cho sinh sản. Trong tinh hoàn, LH liên kết với thụ thể trên tế bào Leydig, kích thích tổng hợp và tiết ra testosterone.
Kích thích nang Hormone (VSATTP): là một hormone quan trọng trong việc kích thích sự trưởng thành nang buồn trứng ở con cái nhưng cũng rất quan trọng cho việc sản xuất tinh trùng ở con đực. Nó hỗ trợ chức năng của tế bào Sertoli, thể hiện ở chỗ nó lần lượt hỗ trợ rất nhiều mặt của tế bào tinh trùng trưởng thành.
Việc chế ra những loại vắc-xin để chống lại sự sản-tiết các hormone trên về mặt lý thuyết là thành công. Tuy nhiên trên thực tế, sự miễn dịch do các loại vắc-xin này đem lại là không lâu và do đó không đem lại hiệu quả trong triệt sản.
Theo internet
Nếu bạn có nhu cầu thiến chó mèo đực tại Hà Nội hãy liên hệ với chúng tôi
tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Chó mèo bị viêm khớp, đau khớp.

Viêm khớp (viêm xương khớp/ bệnh thoái hóa khớp) là một dạng rối loạn tại khớp xương, đặc trưng của bệnh là gây ra tình trạng đau và hiện tượng viêm ở các khớp xương (viêm một hay nhiều khớp xương). Bệnh rất phổ biến ở chó, mèo có độ tuổi trung niên/ già và có xu hướng ảnh hưởng lớn đến khớp ở các chi.

Cơ chế gây nên hiện tượng viêm khớp:

Viêm khớp xảy ra khi sụn trong khớp bị tổn hại. Bình thường ở bề mặt của xương có chứa một lớp sụn có tác dụng như là một bộ đệm giữa các xương và tạo thành các khớp.Viêm khớp xảy ra khi sụn trong khớp bị tổn hại. Bình thường ở bề mặt của xương có chứa một lớp sụn có tác dụng như là một bộ đệm giữa các xương và tạo thành các khớp.

Nguyên nhân của bệnh:

- Khớp thoái hóa tự nhiên do quá trình lão hóa ở chó/ mèo làm sụn bị thoái hóa và trở nên kém linh hoạt hơn.

- Bệnh phát triển do chấn thương (gãy xương/ dây chằng/ gân/ cơ), trật khớp hoặc nhiễm trùng ở khớp.

Đặc điểm của bệnh:

- Bệnh phổ biến ở chó/ mèo có độ tuổi từ trung niên trở lên.

- Chó/ mèo bị béo phì có nguy cơ cao hơn.

- Chó/ mèo đã từng bị thương ở khớp trong quá khứ cũng có nhiều nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

- Một số trường hợp bất thường do bẩm sinh cũng có nhiều khả năng dễ bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp. Loạn sản xương hông là một ví dụ điển hình.

- Riêng ở chó, giống chó ngao Mastiff Tây Tạng và giống Great Danes có nguy cơ cao với bệnh.

Triệu chứng

- Đi bộ một cách cứng nhắc/ khập khiễng (đi khập khiễng một/ nhiều chân tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh).

- Cơ cứng, khớp sưng và đau, thú nuôi cảm thấy khó khăn khi ngồi hoặc đứng.

- Thờ ơ, què quặt và trở nên bớt linh hoạt hơn.

- Chó cảm thấy khó khăn trong việc nhảy, chạy hoặc leo cầu thang; còn mèo thì không còn thiết tha với việc nhảy lên bàn/ các khu vực cao khác như trước nữa.

- Chó/ mèo trở nên ít hoạt động hơn và dành nhiều thời gian để ngủ/ nghỉ ngơi hơn.

- Thói quen thích chui vào hộp ở những chú mèo không còn nữa (do việc leo trèo/ chui vào hộp có thể gây đau). Một số trường hợp mèo bị viêm sẽ ngừng chải chuốt bản thân, dẫn đến nhếch nhác.

- Thú cưng cảm thấy khó chịu và trở nên cáu kỉnh, chúng có thể chụp và cắn ta khi tiếp cận/ xử lý/ đụng phải và làm đau chỗ đau của chúng. Một số trường hợp thú có thể trở nên lo lắng và bồn chồn.

- Xuất hiện hiện tượng teo cơ: Vật nuôi bị viêm khớp thường bị teo cơ/ các mô cơ bị chết do không hoạt động/ sử dụng các cơ bắp. Chó/ mèo cơ bị teo cơ chân nhìn sẽ nhỏ hơn so với bình thường.

- Liếm, nhai/ cắn: Vật nuôi bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp sẽ bắt đầu liếm, nhai hoặc cắn vào các vùng cơ thể bị đau do viêm khớp. Thậm chí có thể gây nên viêm da và rụng lông trên khu vực bị ảnh hưởng.

- Cơn đau do viêm khớp có thể gây ra sự chán ăn cho một số thú nuôi bị bệnh. Điều này sẽ có thể dẫn đến giảm cân.

Chẩn đoán bệnh

Tiến hành khám lâm sàng.
Chụp X quang.
Kết hợp kiểm tra bệnh sử của con chó/ mèo cho chấn thương trước đó và xem xét các điều kiện về di truyền.
Điều trị bệnh
Việc điều trị bệnh viêm khớp là không hề đơn giản và rất khó để có thể điều trị dứt điểm được bệnh, do đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là cực kì quan trọng. Mục đích chính của các phương pháp điều trị là để giảm thiểu các cơn đau cho những con chó/ mèo của bạn và giữ cho chúng được khỏe mạnh.

Một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh là:

- Sử dụng thuốc thích hợp theo sự chỉ dẫn của bác sỹ thú y: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm (sử dụng thuốc steroid chống viêm (NSAID) – đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp).
- Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất (bổ sung dinh dưỡng giúp bổ sung sụn cho khớp).

- Nếu trường hợp chó/ mèo bị béo phì mà bị viêm khớp thì cần phải được giảm cân thích hợp cho chúng.

Lưu ý :

- Không cho chó/ mèo bị bệnh sử dụng thuốc của con người mà không có sự chỉ định của bác sĩ thú y (một số thuốc có thể gây ngộ độc cho chó/ mèo).

- Nên cho thú nuôi bị viêm khớp tập thể dục hằng ngày với cường độ thấp (đi bộ, bơi lội…)

- Tạo môi trường/ điều kiện sống thoải mái cho thú cưng bị bệnh:

+ Cung cấp chỗ ngủ/ tấm chăn ấm cúng, mềm mại và dễ chịu.

+ Có các buổi chơi ngắn nhẹ nhàng.

+ Cung cấp cho chúng một số buổi mát-xa nhẹ nhàng và vật lý trị liệu .

+ Đặt thức ăn và bát nước trên bàn/ nơi thấp tránh làm cho thú cưng bị căng thẳng cột sống.



Phòng tránh bệnh viêm khớp cho chó/ mèo

- Chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ chất cho sự phát triển của sụn và hạn chế tình trạng béo phì.

- Duy trì một chương trình luyện tập thể dục thích hợp.

- Thường xuyên tới các trung tâm chăm sóc sức khoẻ/ thú y, ít nhất là một năm một lần để kiểm tra sức khoẻ cho chó/ mèo (thường xuyên kiểm tra biểu đồ suy giảm xương cho thú nuôi).

- Trong trường hợp thú bị chấn thương (xương/ khớp/ gân…) do va chạm cần đưa thú đến nơi điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh léo dài.
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage

https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

cách học hiểu từ của chó

Loài chó có thể học tên của các đồ vật, nhưng khác với con người chúng ta, chúng thích tập trung lên các đặc điểm của những đồ vật. Khi bắt đầu học về các đồ vật, chúng tập trung lên hình dạng của đồ vật. Điều này có nghĩa rằng một khi chú chó của bạn nhận được một quả bóng tennis, chúng sẽ gọi đó là một "quả bóng", và sẽ nhanh chóng nhận ra cùng một từ áp dụng cho các quả bóng bãi biển, bóng rổ và bóng golf.

Tuy nhiên chúng sẽ không giả định rằng một con gấu nhồi bông là một quả bóng chỉ vì nó có cùng một cấu tạo mờ như một quả bóng tennis. Chúng cũng sẽ không gọi một cái gì đó là một quả bóng chỉ vì nó có kích thước giống như những quả bóng mà chúng đã quen thuộc. Xu hướng này để phân loại các đối tượng dựa trên hình dạng trên các đặc điểm khác được gọi là "khuynh hướng hình dạng".

Nhà nghiên cứu Emile van der Zee thuộc trường đại học Lincoln và các đồng nghiệp của ông đã quan tâm tìm hiểu xem loài chó cũng có xu hướng thiên vị hình dạng như vậy hay không. Nhiều bằng chứng cho thấy loài chó có thể học từ. Rico, một chú chó Border Collie đã chết trong năm 2008, có thể hiểu hơn 200 từ đơn giản. Một cuộc nghiên cứu về chú chó này xuất bản năm 2004 trong tạp chí Science phát hiện ra rằng chú chó đực này đã thực sự có một vốn từ vựng phong phú. Những con chó Collie khác cũng được báo cáo là có tài năng tương tự.

Chó có cách hiểu từ khác với con người

Điều không rõ ràng là liệu những con chó có lĩnh hội các từ theo cùng một cách mà con người làm hay không. Để tìm hiểu, Van der Zee và các đồng nghiệp của ông đã thử nghiệm trên một chú chó Border Collie 5 tuổi tên là Gable.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các đồ vật có hình dạng và kết cấu khác nhau và dạy Gable tạo ra các từ như "dax" để mô tả chúng. Họ phát hiện ra rằng khi được yêu cầu đi lấy một đồ vật cụ thể, Gable suy rộng từ dựa trên kích thước của đồ vật. Khi phải lựa chọn giữa một đồ vật có kích thước “dax” và một đồ vật có kích thước lớn hơn và được ra lệnh “take the dax", Gable đều chọn các đồ vật có kích thước có kích thước “dax”, bất kể kết cấu hoặc hình dạng của đồ vật đó.

Trong thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu đã cho Gable chọn giữa một đồ vật có hình dạng như một trong những đồ vật nó được yêu cầu lấy và một đồ vật khác có cùng kích thước. Nếu là con người, họ sẽ chọn đồ vật có hình dạng được yêu cầu, nhưng Gable một lần nữa đưa ra quyết định của nó dựa trên kích thước của đồ vật.

Khi được cho chơi một đồ chơi trong vài tháng và sau đó các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra. Họ nhận thấy Gable đã bắt đầu kết hợp các từ về đồ vật với cấu tạo hơn là kích thước. Rõ ràng, việc học từ của con chó hoạt động rất khác so với ở người.

"Hình dạng quan trọng đối với chúng ta, nhưng kích thước hoặc kết cấu lại quan trọng hơn đối với con chó của bạn", các nhà nghiên cứu viết. "Nghiên cứu này lần đầu tiên cho thấy có sự khác biệt về chất lượng giữa khả năng lĩnh hội từ ngữ giữa loài chó và loài người".
Nguồn: khoahoc.com.vn