Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Xét nghiệm bệnh parvo virus bằng que thử

Thiết bị xét nghiệm nhanh bệnh Parvo trên chó


A./ Nguyên lý:

          Thiết bị này dựa vào nguyên lý ELISA để phát hiện kháng nguyên (KN) của virus Parvo trên chó [the antigens of canine Parvovirus] từ các mẫu xét nghiệm phân. Hai kháng thể (KT) đơn dòng [monoclonal antibodies] trong thiết bị kết hợp với các khu quyết định kháng nguyên khác nhau [different epitopes of the antigens] của kháng nguyên cần chẩn đoán. Sau khi cho bệnh phẩm thấm vào vị trí đệm cellulôz [the cellulose pad] của thiết bị, các kháng nguyên của virus Parvo sẽ di chuyển và kết hợp với hợp chất thể keo màu vàng chứa kháng thể đơn dòng ‘conjugat’ kháng virus Parvo [gold-colloid complex of monoclonal anti-canine Parvovirus of the conjugate pad], để tạo

thành phức hợp ‘KT-KN’ [‘Ab-Ag’ complex]. Sau đó, phức hợp này kết hợp với kháng thể đơn dòng kháng virus Parvo khác trong màng nitơ-cellulôz của thiết bi [the antibody of another monoclonal anti-canine Parvovirus in the nitro-cellulose membrane], để tạo thành hợp chất kẹp hoàn chỉnh ‘KT-KN-KT’ [‘Ab-Ag-Ab’ direct sandwich]. Kết quả xét nghiệm có thể được biểu lộ qua sự xuất hiện các vạch C và T do thiết bị sử dụng ‘phép sắc ký miễn dịch’ [immunochromatography].



B./ Đặc tính:

- Xét nghiệm nhanh chỉ một giai đoạn để phát hiện kháng nguyên của virus Parvo trên chó [One-step rapid test of canine Parvovirus antigens].

- Kết quả xét nghiệm nhanh trong vòng 5-10 phút.

- Không cần sử dụng thiết bị đắt tiền [Expensive equipment not required].

- Dễ dự trữ và bảo quản.

- Các nguyên liệu xét nghiệm có độ tinh khiết và chất lượng cao, làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của thiết bị [its sensitivity and specificity].



C./ Vật liệu: 10 test /hộp

- Thiết bị xét nghiệm [Test]                                                     10 đơn vị

- Chất pha loãng [Diluent] (dung dịch đệm)                  1ml x 10 đơn vị

- Ống nhỏ giọt  [Disposable  droppers]                                   10 đơn vị                                

- Que lấy bệnh phẩm [Swabs for sample collection]               10 đơn vị



D./ Thành phần:

     Thiết bị xét nghiệm có đánh dấu vùng S (vị trí nhỏ giọt), vạch kết quả xét nghiệm T [Test line] và vạch chứng C [Control test]. Thiết bị này gồm các thành phần như chất đệm mẫu [sample pad], chất đệm conjugat [conjugate pad], màng nitơ-cellulôz  (giấy xét nghiệm [test paper]) và chất đệm hấp thu [absorbant pad].



E./ Tác dụng: Phát hiện kháng nguyên virus Parvo trên chó từ các mẫu phân.



F./ Cách sử dụng:

1- Mẫu xét nghiệm [Specimen]: Phân của chó nghi bệnh Parvo.

2- Cách bảo quản mẫu bệnh phẩm:

   + Bảo quản mẫu ở 2 - 80 C trong vòng 24 giờ.

   + Giữ mẫu ở nhiệt độ 22-250 C trước khi sử dụng.

3- Thao tác xét nghiệm:

   + Lấy  mẫu phân bằng một que lấy bệnh phẩm [a swab] và đưa que vào lọ chứa 1ml chất pha loãng.

   + Khuấy động xoay tròn que trong chất pha loãng [Swirl the buffer with the swab].

   + Lấy mẫu phân pha loảng với 1 ống nhỏ giọt.

   + Nhỏ 3-4 giọt mẫu vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.

   + Đọc kết quả xét nghiệm trong vòng 5-10 phút. Kết quả âm tính cần xem xét sau 10 phút [Consider the test results as negative after 10 minutes].

4- Giải thích kết quả xét nghiệm:

     Vệt màu đỏ tía sẽ xuất hiện trên vạch chứng C không liên quan đến kết quả xét nghiệm [Purple band should appear on the control line regardless of the test result]. Sự hiện diện của vệt khác trên vạch mẫu T xác định kết quả xét nghiệm.

     Vạch chứng C:  Vạch này sẽ luôn luôn xuất hiện bất kể có sự hiện diện hay không của kháng nguyên virus Parvo [regardless of the presence of the antigens of canine Parvovirus]. Nếu vạch này không xuất hiện, test xem như không có giá trị; có

thể do chất pha loãng không tinh khiết [impure buffer] và thiếu mẫu xét nghiệm [the lack of specimen]. Cần làm lại với chất pha loãng mới [It should be tested again with new buffer].

      Vạch mẫu T: xác định sự hiện diện của kháng nguyên virus Parvo :

          - Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C.

          - Dương tính: Xuất hiện cả vạch mẫu T và vạch chứng C.

          - Làm lại xét nghiệm khi:

               + Cả hai vạch mẫu T và vạch chứng C đều không xuất hiện.

                + Chỉ có vạch mẫu T xuất hiện.

5- Xác định kết quả:

          Test này có giá trị bước đầu [This test is for primary screening]. Cần tham khảo ý kiến thú-y-sĩ để làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác [Consult veterinarians for further necessary examinations] nhằm kiểm chứng chính xác kết quả.



G./ Lưu ý:

1- Chỉ sử dụng với mục đích chẩn đoán In-vitro trên chó.

2- Sử dụng trong vòng 10 phút sau khi tháo bỏ bao chứa [after opening the pouch] vì kit xét nghiệm rất nhạy cảm với ẩm độ và hiệu lực có thể sút giảm.

3- Cần thận trọng không được chạm vào ‘cửa sổ kết quả’ [Be careful of not touching ‘the result window’].

4- Phải sử dụng các ống nhỏ giọt khác nhau cho mỗi mẫu xét nghiệm (0,1ml) [Every specimen (0.1ml) should be used with different droppers].

5- Chỉ sử dụng chất pha loãng riêng cho từng loại xét nghiệm [For testing, buffer included only should be used].

6- Cần xử lý mẫu xét nghiệm  cẩn thận nhằm có thể tránh vấy nhiễm virus lạ và các vi khuẩn lây nhiễm [Manage specimen carefully, it can deliver unknown virus or infectious bacteria].

7- Nên dùng găng tay sử dụng một lần khi mẫu xét nghiệm có khả năng gây nhiễm [Use disposable gloves when the infection of specimen is a possibility].

8- Tiệt trùng các chất thải rắn ở nhiệt độ 121o C trên 1 giờ trước khi loại thải [Dispose solid wastes after sterilizing them at 121o C for over 1 hour].

9- Không được sử dụng thiết bị xét nghiệm khi bao chứa bị rách, đóng gói không đúng qui cách và hết hạn sử dụng [Do not use  when the pouch is torn, sealing is not good and expiration date passes].



H./ Cách bảo quản và hạn sử dụng:

          Các kit xét nghiệm bảo quản ở nhiệt độ 2- 30o C có thể sủ dụng trong thời gian 15 tháng sau ngày sản xuất. Không được trữ ở nhiệt độ lạnh đông.

          Nếu bảo quản trong tủ lạnh, khi sử dụng, phải để thiết bị xét nghiệm ở nhiệt độ phòng trong thời gian 15-30 phút trước khi tiến hành xét nghiệm



I./ Trường hợp đổi sản phẩm xét nghiệm:

          Các kit xét nghiệm được sản xuất theo hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu sản phẩm này bị hư hỏng trong quá trình chuyển giao hàng hay hết thời hạn sử dụng, cần đề nghị nhà phân phối đổi sản phẩm khác.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Để trẻ không bị chó cắn



Những tình huống thường nhật có thể khiến cún cắn trẻ

- Không ai cảm thấy vui vẻ khi người bên cạnh liên tục thò bàn tay vào nghịch phá đĩa đồ ăn của mình cả. Cún cưng cũng vậy, chúng muốn được ăn uống một cách yên ổn.


-Chúng ta vẫn thường dạy trẻ nhỏ không nên giành giật đồ chơi của bạn bè, nhưng lại quên mất những người bạn cún cưng vô cùng nhạy cảm. Chúng sẽ trở nên hậm hực nếu như đồ chơi mà mình đang giữ bị trẻ giành mất đấy. Nếu bạn có vô ý xao lãng và để xảy ra tình huống trên, hãy tập cho cún chấp nhận đền bù bằng một thứ gì đó khác mà chúng thích, đồng thời dặn trẻ không giành lấy đồ chơi của cún lần sau.

-Trẻ nhỏ hiếu động thường có những hành vi khó đoán trước được. Chúng có thể bất thình lình kề sát mặt vào gần cún. Đây là một tình huống khá nguy hiểm, vì thông thường cún không hiểu được biểu cảm trên gương mặt của trẻ và có thể cảm thấy không thoải mái.
- Thời gian ngủ nghỉ là lúc không ai muốn bị làm phiền, ngay cả thú cưng. Bạn nên cho chúng một nơi riêng biệt mà trẻ không thể đến quấy phá và làm chúng khó chịu.

-Những hành động khiếm nhã, thô bạo của trẻ có thể khiến cún tức giận. Hãy nhắc nhở trẻ ngay lập tức, nếu như thấy chúng có những hành vi như cưỡi lên thân mình, giật đuôi, túm lông, cào, cấu véo hay làm đau cún.
-: Việc xâm nhập vào chốn riêng tư của người khác là vô cùng thô lỗ. Nguyên tắc này cũng áp dụng cả với cún cưng bạn nhé.
 Trẻ la hét lớn có thể khiến chúng ta đinh tai nhức óc và khó chịu. Cún cưng cũng vậy.
- Có thể bạn không để ý, nhưng một số hành động mà chúng ta thường làm khi thân thiết với nhau lại có thể gây phản cảm cho đối phương, ví dụ như nhéo má. Thực tế mà nói, phần lớn loài chó đều không thích được ôm, ngay cả với các thành viên trong gia đình. Bạn có thể huấn luyện chó để chúng quen với những cái âu yếm, vuốt ve của trẻ, nhưng cũng cần lưu ý nhắc nhở trẻ rằng, những chú chó khác có thể sẽ thấy khó chịu với những hành động này và quay ra cắn trẻ.

Trẻ nên chơi gì với cún?

Phần trên có khiến bạn cảm thấy rằng cún và trẻ hoàn toàn không thể làm bạn với nhau? Trên thực tế, mọi chuyện không quá nghiêm trọng như thế, mà bạn chỉ cần dạy trẻ cách đối xử với cún một cách tôn trọng và tử tế, giống như với một người bạn chứ không phải một món đồ chơi nhồi bông vô tri vô giác. Bạn cũng nên cho trẻ biết những dấu hiệu cún cưng đang trở nên nguy hiểm, có thể cắn người để trẻ tạm thời không đến gần cún.

Có rất nhiều trò chơi thích hợp cho trẻ nhỏ có thể chơi với cún, ví dụ như dụ cho cún đưa ra đồ chơi của mình, sau đó ném ra phía sau để cún lao ra bắt lại. Đuổi bắt, trốn tìm cũng là những trò chơi thú vị, tạo cơ hội cho cả cún và trẻ hoạt động cơ thể. Đừng quên trao phần thưởng cho con trẻ và cả cún cưng khi chúng ngoan ngoãn, vâng lời. Bạn cũng có thể để cho trẻ thưởng cho cún một chút đồ ăn ưa thích, đồng thời làm tăng cường tình cảm tích cực của cún đối với trẻ. Quan trọng nhất, không nên lơ đãng khi con trẻ đang chơi đùa với cún. Ngay cả khi trẻ cư xử rất đúng mực, và biểu hiện của cún cũng rất thân thiện, một mâu thuẫn bất ngờ xảy ra dù rất nhỏ cũng có thể gây ra tai nạn đáng tiếc.

Dấu hiệu cho thấy cún đang trở nên nguy hiểm với trẻ
Thật không may rằng đối với một số chú cún, chỉ cần sự hiện diện của một thành viên nhỏ tuổi trong gia đình đã khiến chúng cảm thấy không thoải mái. Có một số nguyên nhân, mà chủ yếu nằm ở tính hiếu động của trẻ, chúng thích thường xuyên chạy nhảy khắp nơi, gây ra những tiếng động ồn ào và làm những điều không thể đoán biết trước được. Khi đó, cún có thể quay ra cắn trẻ vì chúng cho rằng trẻ là nguyên nhân gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu cho chúng. Những dấu hiệu khi cún đang trở nên nguy hiểm là:

Thở hổn hển (nếu không phải vì mệt mỏi sau khi tập thể dục, lí do duy nhất có thể khiến cún thở hổn hển là do căng thẳng, khó chịu)

Thấy rõ lòng trắng ở vành mắt cún

Tai quặp ngược ra đằng sau

Khóe miệng kéo giãn ra hai bên tai

Thè lưỡi, liếm môi

Làm gì khi trẻ bị chó cắn

Phần lớn các vết chó cắn thường không quá nghiêm trọng nếu chúng không để lại vết thương hở trên da. Tuy nhiên, nếu vết thương loét miệng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị vì vi khuẩn trong miệng cún có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắn. Vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm trùng, và nhanh chóng lan ra toàn thân sau vài ngày nếu không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Với những vết cắn nghiêm trọng hơn, vào cổ, mặt, cơ hay xương, việc điều trị thậm chí còn phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp chỉnh hình.

Bên cạnh những chấn thương bên ngoài, nhiều trẻ nhỏ còn gặp phải tổn thương tâm lí sau khi bị chó cắn. Một trải nghiệm không vui vẻ với cún khi còn nhỏ có thể khiến trẻ giữ quan điểm tiêu cực về loài chó cho đến mãi về sau. Nếu trẻ không may bị cún cắn, bạn nên an ủi trẻ rằng đây chỉ là tai nạn đáng tiếc, và hoàn toàn có thể tránh khỏi những lần sau. Sợ hãi, chối bỏ và tránh đến gần cún không thể giải quyết được nỗi sợ của con trẻ. Hơn thế nữa, loài cún còn là người bầu bạn vô cùng tuyệt vời.

Biện pháp đề phòng

Trước khi nghĩ đến việc mang một chú cún về nhà, hãy cân nhắc độ tuổi của con trẻ. Trẻ con dưới 4 – 5 tuổi thường không thể nhận thức rõ rệt cách mà chúng nên cư xử với vật nuôi trong nhà, dù bạn có nhắc nhở rất nhiều lần đi chăng nữa. Vì thế, một số nhóm nghiên cứu khuyên rằng không nên nhận nuôi một chú cún cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Đây là lúc mà trẻ bắt đầu có thể học được tầm quan trọng của việc tôn trọng không gian riêng của cún cưng. Nếu nhận thấy cún lo lắng, bồn chồn, hãy tạo một bầu không khí thoải mái, dễ chịu khi cún ở bên trẻ. Cho chúng món đồ ăn, hay đồ chơi nhỏ xinh mà chúng thích. Đối với những chú cún quá nhạy cảm, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các huấn luyện viên chuyên nghiệp với những phương pháp đặc biệt cho cún.

Dù trẻ ở bất kì độ tuổi nào, bạn nên dạy cho chúng những tình huống nên tránh khi chơi đùa với cún, hay những dấu hiệu cho thấy không nên đến gần cún. Trong mọi trường hợp, người lớn trong gia đình cần thường xuyên để mắt khi trẻ nhỏ tiếp xúc với cún cưng, bởi cả hai đều khó mà kiểm soát hoàn toàn được mọi hành động của mình. Chỉ một giây phút bất cẩn thôi, và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nguon www.thucung.farmvina

 phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

So sánh sự khác nhau giữa người nuôi chó và người nuôi mèo

Trong khi đó, người nuôi Chó có xu hướng gò bó bản thân trong những nguyên tắc, khuôn khổ. Tất yếu là mặc dù họ suy nghĩ rất logic, song trong công việc hiệu quả thường không cao và đột phá như người nuôi Mèo.

so sánh giữa người nuôi chó và người nuôi mèo
Những quy tắc và logic chỉ người yêu chó mới thấu hiểu
Bù lại, người yêu Chó hướng ngoại nên diễn thuyết trước đám đông khá tốt. Họ biết cách nói chuyện, kết bạn nhờ sự hài hước, dí dỏm nên có nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc sống.

3. Nam giới nuôi Mèo “hot” hơn trong mắt phái yếu

Có lẽ khi biết điều này những người yêu Chó sẽ cảm thấy hơi buồn nhưng đây là sự thật đã được khoa học chứng minh. Theo tiến sĩ tâm lý June McNicholas, phái yếu tin rằng đàn ông nuôi Mèo là những người nhạy cảm, biết lắng nghe và chiều phụ nữ nên dĩ nhiên họ bị hấp dẫn bởi tuýp đối tượng như vậy.

so sánh giữa người nuôi chó và người nuôi mèo
Đẹp trai lại còn nuôi mèo thì ai mà không mê cho được
Mặt khác, với đặc điểm chủ yếu là người hướng nội, nam giới yêu Mèo thường nói dối rất kém. Đây là điểm mạnh ghi nhiều ấn tượng trong mắt các chị em.

Ngược lại, nam giới càng hướng ngoại thì khả năng tự kiểm soát (self-monitoring) càng cao. Họ luôn muốn là trung tâm của sự chú ý. Vì vậy, “nói dối” hay những lời đường mật là sở trường của họ.

so sánh giữa người nuôi chó và người nuôi mèo
Có lẽ nào chú bé Pinocchio là tín đồ yêu chó?
4. Người nuôi Mèo ít nguy cơ mắc bệnh tật hơn

Các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Minnesota đã phân tích dữ liệu của 4.435 người ở độ tuổi từ 30 tới 75 và thấy rằng, nuôi Mèo mang lại những tác dụng vô cùng to lớn.

Cụ thể, trong vòng 20 năm, những người nuôi Mèo có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim thấp hơn người bình thường hoặc nuôi Chó tới 40%, tỉ lệ tử vong vì các bệnh lý tim mạch cũng kém hơn 30%.

so sánh giữa người nuôi chó và người nuôi mèo
Người đàn ông này không khéo sống được cả mấy trăm tuổi ý chứ!
Lý giải điều này, các nhà khoa học tin rằng, nuôi Mèo đem lại cho chủ nhân những trải nghiệm nhẹ nhàng và giàu cảm xúc tích cực, đặc biệt là khi âu yếm, vuốt ve loài vật này. Vì vậy, người nuôi Mèo thường ít lo lắng, stress nên tuổi thọ và sức khỏe luôn ở trạng thái rất tốt.

Tạm kết:

Dù bạn nuôi Mèo hay sở hữu một em Chó cũng đều có những ảnh hưởng tích cực tới tính cách, hành vi của bạn. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không sở hữu ngay một em Chó hay em Mèo để trở thành người hoàn hảo?

Nguồn: Livescience, Psychology Today, Huffington Post, Abc News

Theo Gab-Tri Thức Trẻ

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Mèo bị tiêu chảy

CHỨNG TIÊU CHẢY Ở MÈO.
Tiêu chảy là một hội chứng thường gặp ở mèo. Bình thường phân mèo hơi nhão, ướt, nếu mèo khỏe mạnh thì không gọi là tiêu chảy. Đi nhiều lần, phân loãng hoặc có nhầy máu, hôi tanh kèm theo các triệu chứng toàn thân khác là những dấu hiệu đặc biệt lưu ý.Mèo bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa :
Đột nhiên tiêu chảy, mèo vẫn ăn, không mệt mỏi ủ rũ, đầy bụng, không kịp đi đúng vào khay cát... Cần kiểm tra lại thể loại thức ăn, nấm mốc, lượng quá nhiều,,,

2. Tiêu chảy do ngộ độc:
Do ăn phải hóa chất độc : xăng dầu, than, chất tẩy rử gia dụng, sà phòng...thuốc diệt côn trùng, ve rận...cây cỏ độc, vật liệu xây dựng: xi-măng, sơn...

3. Tiêu chảy do nhiễm giun sán:
Đặc biệt mèo non dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao gây nôn, tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong tới 40%- 60% nếu không tẩy giun kịp thời
4. Tiêu chảy do bệnh dịch:
Với mèo không được tiêm phòng dịch hoặc hết thời hạn miễn dịch, có thể mắc các bệnh do virus:
- Bệnh giảm bạch cẩu truyền nhiễm ở mèo hay còn gọi Bệnh Feline Panleukopenia gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh "Carre ở mèo" ( Feline Distemper ) tiêu chảy xuất huyết, đặc biệt mèo non chết nhanh và tỷ lệ tử vong cao tới 90%. Mèo có biểu hiện bỏ ăn, nôn, tiêu chảy..
http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/05/benh-giam-bach-cau-truyen-nhiem-o-meo.html
- Bệnh Viêm màng bụng truyền nhiễm FIP ( Feline Infectious Peritonitis ) do một chủng Coronavirus gây viêm hệ lâm ba, rối loạn tuần hoàn không cấp đủ dịch nuôi mô bào, mất nước, thiếu máu và tiêu chảy. Suy gan thận, tử vong cao.
- Bệnh Phức hợp virus Leukemia ở mèo Feline Leukemia Virus Disease Complex ( FeLV ) gây sốt, bỏ ăn gày yếu, nôn và tiêu chảy.
- Bệnh Suy giảm miễn dịch (FIV)- Feline Immuodeficiency Infection: Viêm hạc lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do liếm các dịch viêm.

5. Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, Nguyên trùng:
Gây viêm ruột cấp tính do vi khuẩn Salmonella, Camphylobacter, E.Coli...Cầu trùng Coccidia, toxoplasma, giardia...
Tùy từng nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau. Khi mèo nhà bạn có dấu hiệu tiêu chảy hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất cách chăm sóc cho mèo nhà mình
tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Cách chăm sóc mèo trước và sau sinh

Chăm sóc mèo trước và sau khi sinh


Nếu bạn nghi là mèo sắp sinh thì nên kiểm tra như sau:

– Trước đó, mèo mất tích khoảng 1 – 2 ngày rồi mới trở về
– Sau khi trở về, mèo hay kêu thảm thiết (để gọi người tình :)))
– Khoảng 1 tháng sau, bụng mèo có vẻ hơi to lên, sờ vào thấy cứng (như bụng gồng lên)
– Lúc gần sắp đẻ thì hình dạng hai bên bụng không đều, cứng, thậm chí có chỗ nhô hẳn ra.
– Một hôm, mèo kêu liên tục, nhìn mình như muốn nhờ vả, nói cái gì đó –> chuẩn bị đẻ.
Phải vuốt ve liên tục để mèo yên tâm. Nó sẽ không kêu và nằm im. Đồng thời chuẩn bị chút thức ăn cho nó (nó sẽ ăn dù chỉ là rất ít)

Cách chăm sóc mèo trước khi đẻ như sau:
– Cho ăn uống tẩm bổ nhiều, ăn nhiều cơm (hoặc cháo… những thứ liên quan đến bột mì) để có nhiều sữa.
– Giữ mèo ấm, đặc biệt là không tiêm, không uống thuốc, không ăn đồ cay, chát, chua… Tránh ăn đồ ăn cứng vào bụng…
– Dựng cho nó một chỗ nằm kín, ấm
* Ổ đẻ: + Tìm một cái hộp lớn (ước chừng có thể rộng thoáng cho một mèo mẹ và bốn mèo con, đồng thời tránh trường hợp mèo con bị mèo mẹ đè)
+ Đặt hộp vào nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời (vì khi đẻ xong mà để vào nơi tiếp xúc ánh nắng sẽ rất nóng), không để nơi có sắt thép, kim loại.
+ Lót miếng vải trơn, mỏng (để mèo mẹ, mèo con nằm không bị nóng quá, lại êm)
+ Sữa bột và thìa riêng (sau khi đẻ phải múc sữa cho mèo mẹ liếm nhiều lần để lấy sức).

Cách chăm sóc mèo sau khi đẻ
– Không dịch chuyển ổ mèo.
– Nếu thấy mèo con bị dính bọng ruột ở rốn ( nhìn như bọng máu) mà mãi không dứt ra được thì phải lấy kéo con cắt đi (phải chờ đến khi dây ruột nối với cái bọng khô như cọng lá khô mới cắt) để mèo con có thể bú mẹ.
– Để mèo mẹ chăm sóc mèo con một lúc, lấy thìa múc sữa ra thò tay vào trong để mèo có thể liếm trực tiếp. Cho mèo mẹ liếm nhiều nhất có thể. (làm hàng ngày)
– Mèo mẹ một lúc sau sẽ ra khỏi ổ, phải cho mèo mẹ gặm xương gà mới bổ dưỡng, không thì cho ăn cá phải tách xương hộ mèo mẹ), xay nhuyễn cơm (hoặc thay bằng cháo), trộn với thức ăn để mèo mẹ lấy chất bột (có sữa )
– Mèo mới sinh xong chị nên sưởi ấm cho mấy mẹ con nó, có thể chiếu đèn vào tổ, hoặc không chị mua cái túi trườm bằng cao su ý, đổ nước ấm vào rồi đặt trong tổ, không mèo mẹ bị lạnh sẽ ít sữa cho mèo con bú
– Phải theo dõi mèo mẹ và mèo con lúc về đêm (có sương –> để chỗ thoáng nên dễ bị sương vào), phải che chắn cẩn thận sao cho không bị bí quá.
– Khi mèo mẹ tha con ra chỗ khác phải một mình theo dõi để xem nó tha đi đâu (có trường hợp mèo mẹ tha con bị rơi ra chỗ khác). Thậm chí mình có thể đem con nó ra chỗ nó muốn. Mèo mẹ sẽ không phản ứng với chủ đâu. Như vậy sẽ tiện chăm sóc.
– Mèo con phải cho bú liên tục càng nhiều càng tốt ( hơn 1 tháng). Mèo mẹ tách ra thường xuyên quá thì phải đem mèo con ra cho nó bú mèo mẹ (đến hơn 10 lần bú/ngày).
– Mèo con được 1 tháng thì cho nó chơi trong nhà, mát, dễ chăm, dễ chơi đùa để tăng cường thể lực.
– Mèo con cai sữa –> cho ăn cháo sườn liên tục trong 2 tháng để quen đường ruột rồi mới cho ăn cơm cá đầy đủ (thỉnh thoảng cho nó uống sữa)
– Mèo con mở mắt:
+ Khi chưa mở, không được cố tình cậy mắt ra (dù có nhẹ đến thế nào, hay mèo con đã mở một mắt –> phải để nó tự mở mắt) –> mèo con có thể bị mù
+ Vệ sinh mắt hàng ngày từ vài ngày sau khi mèo con ra đời bằng cách lấy giấy ăn ( tốt nhất là bông sạch vo lại –> êm —> lúc lau không bị đau mèo con hay dính bông vào mắt) thấm nước sạch lau thật nhẹ nhàng quanh khoé mắt để lấy hết chất bẩn (làm thường xuyên) –> mèo con mở mắt thuận lợi và không bị bệnh.
+ Tuyệt đối không tắm cho mèo mẹ lẫn mèo con (lúc mèo mẹ có thai –> lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng)

– Bạn đừng cho uống sữa có đường. Sữa có đường sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của mèo đấy. Để tiện bạn có thể mua sữa ko đường túi của Vinamilk ấy. Mua thêm thức ăn ướt cho mèo vị cá ngừ cho mèo ăn bạn ạ. Nhớ cho nó uống nước đầy đủ và giữ ấm nhé.
– Hạn chế ăn đồ ngọt. Không ăn cay, chua,.. các loại có thể ảnh hưởng đến tiêu hoá.
Đến ngày cho em mèo con đi tiêm phòng giun sán để em ý có sức đề kháng, khoẻ mạnh, sống lâu. (còn phải nhờ bác sĩ tốt tư vấn)
Mèo mẹ cho ăn nhiều cơm, cháo lúc nuôi con bú. Khi con cai sữa nên cho nó ăn nhiều cá, thịt.
Khi mèo mẹ đang nuôi con, tuyệt đối không cho bất cứ loài vật nào đến gần ( hoặc để nó nhìn thấy) –> mèo mẹ sẽ phản ứng rất mạnh, dù bình thường khá hiền. (Phản ứng mạnh nhất: gây tử vong con vật kia, cắn chết con mình, chủ vào can sẽ bị nó cắn chảy máu –> sưng tấy (có thể gây bệnh nặng cho đến tử vong