Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Cách giao tiếp với mèo

Một con mèo nhỏ xinh trong nhà sẽ mang lại tiếng cười và tình yêu thương cho mọi người trong gia đình bạn. Tuy nhiên việc nuôi mèo không cẩn thận sẽ làm bạn gặp khá nhiều rắc rối. Mèo thường được nuôi như một loại thú cưng, đồng thời nó còn là con vật hữu dụng giúp xua đuổi hoặc tiêu diệt chuột trong nhà, trong kho lương thực…Những con mèo thật giỏi thì ngoài việc bắt chuột nhà, nó còn có thể bắt được cả chuột dừa, chuột đồng, cả chim sẻ hoặc cá, ếch! Để bạn không quá bực mình về chúng, việc giao tiếp giữa bạn và mèo là một việc vô vùng khó khăn, cho nên chúng tôi sẽ giúp các bạn trau dồi thêm về mối quan hệ sắc thái với mèo của bạn. Cách để hiểu hơn về chú mèo của bạn 


- 1.Lắng nghe mèo của bạn nói gì? Mèo kêu ‘meo meo’ khi tiếp xúc với người. Trong khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể và những tiếng kêu nhỏ để giao tiếp với các con mèo khác, “meo meo” là dấu hiệu duy nhất thể hiện sự kính trọng của loài mèo với con người. Mèo kêu “meo meo” để thay cho lời chào, để thu hút sự chứ ý, đòi thức ăn hoặc để con người biết những thứ chúng muốn như đi ra ngoài sưởi nắng. Bằng cách quan sát mà âm thanh gợi ra những hành động của chúng ta, một con mèo luôn học hỏi làm thế nào để làm cho các yêu cầu hoặc nhu cầu. 

2  Quan sát hành động, cử chỉ của mèo. Thật ra mỗi loài mèo, mỗi con mèo đều có thói quen khác nhau. Để mọi việc được hiệu quả hơn hãy tinh tế nhận biết những đặc điểm riêng của chúng, đưa ra những hình thức cư xử thích hợp. Đuôi thẳng hoặc hướng lên, cuộn tròn ở cuối: sự vui vẻ hạnh phúc. Đuôi co giật, đập liên tục: rất vui mừng. Đuôi rung: Vui mừng và hạnh phúc khi thấy bạn. Mắt chớp chớp: trạng thái rất thoải mái. Cọ xát vào bạn: đánh dấu bạn như của riêng. Chà đầu, thân mình và đuôi với người hoặc con vật khác: chào mừng. Cào, Liếm: đây là một dấu hiệu bình thường thể hiện sự phấn khích hoặc vui mừng. Đôi khi cũng là để… mài vuốt. 

3 Hiểu âm thanh của mèo đang nói.  Âu yếm yêu thương, một âm thanh khàn khàn rung mời tiếp xúc gần hoặc cần sự chú ý. Trong khi mèo kêu meo meo có thể vì nhiều lý do khác nhau. Rít là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự hung hăng hay tự vệ của một con mèo. Nó chỉ ra rằng con mèo của bạn là rất không hài lòng, cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi, hoặc chuẩn bị chiến đấu với những loài vật khác.

  Chú ý các âm thanh chuyên dụng khác. Chẳng hạn như các bạn nghe được tiếng kêu lớn từ chú mèo của bạn, lúc này thường thì chỉ giận dữ, đau, hoặc cảm thấy sợ hãi. Một âm thanh ầm ầm có thể là một dấu hiệu của sự phấn khích, lo lắng, hay thất vọng. Dù là bằng phương pháp nào đi chăng nữa nhưng với tư cách là chủ của con mèo thì bạn hãy nhớ rằng mình phải dùng tình yêu thương thực sự đối xử với chúng. Tình yêu thương là ngôn ngữ có sức lay động mạnh mẽ và sự chân thành nào rồi cũng sẽ được đáp trả. Chúc các bạn may mắn !


Link nguồn : http://wikicachlam.com/cach-de-giao-tiep-voi-chu-meo-cua-ban/


Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Giun sán chó mèo nguy hiểm thế nào

Thường xuyên chơi đùa cùng chó mèo, bạn phải đối diện với nguy cơ nhiễm giun sán. Chúng có thể di chuyển, làm tổ trong não và gây tử vong.
Bệnh giun sán chó mèo tấn công cơ thể như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Phòng khám Quốc tế Ánh Nga, chuyên khoa Ký sinh trùng cho biết hiện nay tỷ lệ nhiễm giun sán chó/mèo - toxocara trong dân số rất cao.

Tác nhân gây bệnh là toxocara canis hay toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Đặc biệt những loại thuốc sổ giun uống một liều dự phòng thông thường không diệt được chúng.

Bác sĩ Ánh thông tin thêm, theo một khảo sát về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa trong 177 con chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy qua mổ khám, tỷ lệ chó nhiễm toxocara canis chiếm từ 10-25% và qua xét nghiệm phân là từ 22,8-40%.

Ngoài ra một khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP HCM, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó, mèo chiếm đến 67,7% .

Ở ký chủ vĩnh viễn (chó hay mèo nhà), giun trưởng thành sống trong lòng ruột non, sau đó đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần sẽ hoá phôi.

 Tổn thương da do giun đũa chó
Tổn thương da do giun đũa chó. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát - nơi phát tán trứng giun khi chó mèo phóng uế bừa bãi.

Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương.

Chúng sẽ chu du trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua.

Nguy cơ tử vong

Theo bác sĩ Ánh, mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn, có thể bao gồm gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt…

Trong đó, hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt. Ở nội tạng, bệnh nhân có các triệu chứng sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn.

Ở mắt, triệu chứng thường gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tuỳ thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù loà.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não do sán chó ký sinh. Thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do toxocara di chuyển đến não.

Để điều trị bệnh cần có bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng và dựa vào từng xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng kèm theo như ngứa da, nổi mề đay, để có những toa điều trị khác nhau.

Nguyên tắc phòng giun đũa chó mèo

- Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.

- Phân phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.

- Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

- Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
theo zing.bn

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Các nguyên nhân mèo bị đi ngoài phân lỏng

Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.

Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?

1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.

2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )

3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...

4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.

5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.

6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.

7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).

8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.

9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...

Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?

1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.

2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.

3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.

4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).

5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.

Chữa trị tiêu chảy ra sao ?

1. Loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy.

2. Thăm khám và theo chỉ định điều trị của Bác sỹ thú y.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Suy thận ở chó mèo

Giống như con người, thận cũng là một cơ quan hết sức quan trọng với nhiều chức năng:
Ø Cân bằng các chất trong máu, lọc các chất thải và thải ra ngoài cơ thể
Ø Duy trì nồng độ của muối và nước trong cơ thể một cách ổn định
Ø Giúp kiểm soát huyết áp, hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và duy trì độ photpho phù hợp cho cơ thể
Ø Ngoài ra thận còn sản xuất hormone khuyến khích sản xuất các tế bào hồng cầu trong máu




Khi gặp vấn đề, các chức năng này sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cơ thể của chó – mèo, độc tố sẽ tích tụ trong máu và chúng sẽ gặp các vấn đề rắc rối nguy hiểm. Các vấn đề ở thận là một trong những bệnh rất phổ biến ở chó, đặc biệt là chó già nhưng bên cạnh đó thì mèo đôi khi cũng mắc phải căn bệnh này.
Có 2 loại suy thận ở chó:
-      Suy thận cấp: là sự suy giảm đột ngột các chức năng ở thận và gây nguy hiểm đến cơ thể. Nguyên nhân có thể là do
·        Ăn phải chất độc ( Như một số thuốc, thực phẩm nhiễm độc)
·       Lưu lượng máu / oxy vận chuyển đến thận giảm đột ngột
·       Nhiễm trùng và tắc nghẽn đường tiểu
-      Suy thận mãn tính: loại này xuất hiện nhiều hơn và thường phát triển trong một thời gian dài, khó xác định triệu chứng. Bệnh có xu hướng phát triển chậm và ảnh hưởng đến hầu hết những chú chó lớn tuổi Nguyên nhân là do:
·       Các điều kiện bẩm sinh và có tính di truyền
·       Nguyên nhân chính gây nên suy thận mãn tính là bệnh răng miệng. Vi khuẩn gây bệnh răng miệng sẽ xâm nhập vào dòng máu và vào nhiều cơ quan, thiệt hại cho cả tim, gan và thận
1. Một số dấu hiệu các vấn đề về thận ở chó mèo là gì?
-      Thay đổi lượng nước tiêu thụ
-      Thay đổi về lượng nước tiểu thải ra
-      Trầm cảm và bờ phờ
-      Bỏ ăn
-      Có mùi hóa chất trong hơi thở
-      Nôn
-      Sụt cân
-      Nước tiểu lẫn máu
-      Loét miệng
-      Lợi nhợt nhạt
-      Đi đứng loạng choạng
Nếu chú chó/mèo của bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên thì hãy nhanh chóng đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y (BSTY) ngay lập tức
Chó/mèo bị suy thận thường không xuất hiện dấu hiệu cho đến khi 75% mô thận bị phá hủy. Vì vậy, dù chó/mèo vẫn chưa xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng những tổn thương trong cơ thể đã tồn tại
2. Phương pháp chuẩn đoán
Nếu chú chó/mèo của bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên hãy nhanh chóng đưa chúng đến BSTY và tiến hành chuẩn đoán bệnh để giúp việc điều trị được sớm và hiệu quả. Bên cạnh đó giúp phân biệt và tránh nhầm lẫn với các bệnh như: gan, rối loạn tiết niệu,... Từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả
Các phương pháp thường được áp dụng gồm
Ø Xét nghiệm máu
·       Kiểm tra urea nitrogen trong máu
·       Kiểm tra chất Creatinin: đo được tốc độ lọc của thận. Phát hiện sự tồn tại của chất này cao hơn so với bình thường chính là dấu hiệu chuẩn bệnh
·       Sử dụng công thức máu (CBC) để kiểm tra bệnh thiếu máu và dấu hiệu của nhiễm trùng
·       Kiểm tra mức photpho trong cơ thể
Ø Phân tích nước tiểu
·       Kiểm tra que thăm – Urinalusis (thử nghiệm được thực hiện trên mẫu nước tiểu)
·       Kiểm tra Protein: Khi bị mắc bệnh thận, một lượng lớn Protein bị mất trong nước tiểu
·       Trầm tích: Sự hiện diện của hồng cầu hoặc các tế bào bạch cầu trong nước tiểu giúp phát hiện ra tình trạng bệnh
Ø Kỹ thuật hình ảnh
·       Chụp X-quang: Nhằm xác định kích thước và hình dạng của thận. Thận nhỏ thường gặp hơn ở bệnh mãn tính trong khi thận lớn thường do cấp tính hoặc ung thư
·       Siêu âm: Cho thấy sự thay đổi mật độ của thận, siêu âm giúp xác định nguyên nhân của bệnh thận trong một số trường hợp
3. Điều trị
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cấp tính hay mãn tính mà các BSTY sẽ có các cách điều trị khác nhau:
-      Truyền dịch: Mục đích là khôi phục lượng nước cần cho cơ thể (Thường trong từ 2 – 10h). Việc bù nước có tác dụng khuyến khích các chú chó/mèo thèm ăn hơn, từ đó cải thiện chất dinh dưỡng và cân bằng chất lỏng trong cơ thể
-      Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:
·       Chế độ ăn ít về số lượng nhưng đảm bảo về chất lượng cần được tiến hành, đặc biệt chế độ ăn giàu protein có thể giúp cải thiện tình trạng thận của chó/mèo bệnh
·       Tăng cảm giác ngon miệng, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày; kết hợp phụ gia như phô mai, sữa chua hoặc rau băm nhỏ; có thể dùng một loại thuốc kích thích thèm ăn, thuốc kiểm soát nôn. Hâm nóng thức ăn vừa phải cũng có thể tăng tính ngon miệng
·       Trọng lượng cơ thể cũng cần được kiểm tra mỗi tuần để bảo đảm lượng calo được tiêu thụ để duy trì cân nặng và kiểm soát tình trạng mất nước
·       Bổ sung canxi, theo dõi hàm lượng muối và nồng độ cali để điều chỉnh hợp lý. Quan trọng hơn hết là hạn chế lượng muối ăn để giúp ngăn ngừa phù nề, cổ trướng và cao huyết áp
·       Mức điện giải cần được duy trì ở mức bình thường
·       Bổ sung vitamin B và C cho chó/mèo. Không nên cung cấp quá nhiều vitamin A và D mà chỉ yêu cầu mức tối thiểu tránh ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh
·       Bổ sung acid béo omega-3
·       Giảm lượng photpho cung cấp cho cơ thể giúp kìm hãm sự tiến triển của bệnh


-      Điều trị ói mửa: chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày và sử dụng thuốc cimetidin/ chlorpromazine. Nên tham khảo ý kiến BSTY trước khi dùng để điều trị hiệu quả hơn
-      Chạy thận nhân tạo/ lọc máu: Phương pháp chỉ được áp dụng tại các cơ sở y tế thú y hiện đại và đầy đủ trang thiết bị. Nhưng ở VN thì mình chưa thấy cơ sở nào có điều kiện chạy thận
4. Để phòng tránh bệnh
-      Đảm bảo chắc chắn chó/mèo không ăn uống phải các chất nguy hiểm
-      Giám sát chặt việc ăn uống/ ra ngoài của chó (Mèo thường không thể giám sát)
-      Không cho chó/mèo sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của BSTY
-      Đảm bảo cho chó/mèo được sử dụng nước sạch
-      Vệ sinh răng miệng để duy trì tổng thể sức khỏe cho chó
-      Chế độ ăn uống hợp lý

Suy thận ở chó/mèo là một bệnh thường gây tử vong cao vì hầu hết trong thời gian ủ bệnh ta không thể nhận thấy được dấu hiệu nào. Vì vậy bạn cần phải phòng bệnh trước khi chú chó/mèo của mình mắc phải, việc chạy chữa cũng rất tốn kém nên phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chó/mèo cũng như tránh hao tổn phí chữa trị.