Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Khi bị chó mèo cắn phải làm gì

Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởngđến hệ thần kinh trung ương. Bệnh dại chưa có thuốc chữa, khi lên cơn dại coi như chết 100%, vì vậy không nên chữa theo các bài thuốc dân gian của thầy lang đắp lá, rút nọc... Bệnh chủ yếu bị lây nhiễm qua vết cắn, hoặc vết thương hở dính vào nước bọt của các loài động vật có vú như chó, mèo, trâu, bò... Do đó khi bị chó, mèo cắn không được chủ quan, thực hiện các sơ cứu sau và đến cơ sở y tế để được điều trị.
Xử lý tại chỗ khi bị chó cắn:
- Rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Lưu ý rửa nhẹ nhàng tránh chà xát mạnh. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
- Nếu có hãy sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn như cồn 70%, cồn iod, nước ô xi già để loại bỏ virus gây bệnh có hại ở mức độ nhất định. Đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì sẽ rất xót.
  Tuyệt đối không nặn máu, không bôi rắc các chất kích thích như ớt bột, tiêu, muối hay đắp các loại nước, lá.
- Băng hờ vết thương bằng gạc sạch, không nên băng kín.
- Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Trường hợp nào bị chó, mèo cắn phải tiêm vắc xin dại?
Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không. Sẽ phải tiêm ngay nếu:
- Con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ.
- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.
- Không theo dõi được con vật.
- Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.
Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày:
- Vết cắn nhẹ, xa não.
- Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.
- Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.
Có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn?
Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.
Chó, mèo con mới đẻ có thể mắc bệnh dại không?
Nếu chó và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.
Có thể làm thịt chó, mèo dại để ăn không?
Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
Cách phòng chống bệnh dại
- Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo, vật nuôi đầy đủ.
- Chó nuôi phải xích, nhốt, không được thả rông. Khi cho đi dạo hoặc ra đường phải đeo rọ mõm.
- Không đùa nghịch chọc phá vật nuôi.
- Cần tiêm phòng đầy đủ khi bị chó, mèo dại cắn.

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Cơ quan sinh dục của chó cái

1.1. CƠ QUAN SINH DỤC CỦA CHÓ CÁI

1.1.1. Chức năng
Cơ quan sinh dục cái đảm nhận các chức năng sinh học:
Sản xuất noãn bào (trứng)
Vận chuyển noãn bào từ buồng trứng theo đường ống dẫn trứng đến vị trí thụ tinh
Dự trữ và hoàn thiện khả năng thụ tinh của tinh trùng
Định vị và nuôi dưỡng phôi thai
Sinh con
Tổng hợp và phân tiết kích thích tố sinh dục cái estrogen và progesterone
1.1.2. Cấu tạo
Cơ quan sinh dục chó cái gồm dây rộng, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và âm hộ.
1.1.2.1. Dây rộng

Dây rộng là những nếp gấp phúc mô treo các cấu tạo của cơ quan sinh dục cái bên trong, ngoại trừ âm đạo. Mỗi dây rộng chia làm 3 phần:
Màng treo buồng trứng là phần dây rộng tạo nên vách phía trong của túi buồng trứng. Túi buồng trứng là túi phúc mô mỏng, bao bọc buồng trứng, thông vào xoang phúc mô qua một khe hẹp.
Màng treo ống dẫn trứng là phần nối tiếp với màng treo buồng trứng, bám vào ống dẫn trứng và cùng với màng treo buồng trứng tạo thành túi buồng trứng.
Màng treo tử cung bắt nguồn từ phần xương chậu và vùng thắt lưng để bám vào cạnh của đoạn trước âm đạo, cổ tử cung, thân và sừng tử cung tương ứng.
1.1.2.2. Buồng trứng

Buồng trứng của chó cái gồm một đôi, có hình ovan đến hình tròn, nằm trong hai túi buồng trứng, ở phía sau thận. Mỗi buồng trứng được đính bởi dây riêng vào tử cung và dây treo vào cân mạc ngang cửa bụng, ngay phía trong của xương sườn chót, khoảng đốt sống thắt lưng thứ 3 hoặc thứ 4. Buồng trứng phải thường nằm về trước hơn buồng trứng trái (vị trí khoảng 1/3 dưới thận trái). Buồng trứng vừa là tuyến ngoại tiết sản xuất tế bào sinh dục cái (noãn bào), vừa là tuyến nội tiết tổng hợp và phân tiết kích thích tố estrogen, progesterone.
1.1.2.3. Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng còn gọi là ống tử cung hay ống Fallope, bao bọc bởi túi buồng trứng. Phần đầu ống tiếp giáp với buồng trứng có dạng hình phễu được gọi là vòi Fallope và tận cùng ở phần tiếp giáp với sừng tử cung. Cửa ngõ đi vào sừng tử cung gọi là vòi tử cung.
1.1.2.4. Tử cung

Tử cung của chó cái có dạng chữ Y; gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. Tử cung định vị ở khoảng giữa phần bụng của bàng quang và kết tràng xuống (một phần nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu). Kích thước của tử cung rất thay đổi, phụ thuộc vào tầm vóc của thú, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản, chó cái có mang thai hay không mang thai.

Sừng tử cung là một ống màng cơ hơi hẹp từ vùng lưng xuống bụng, tiếp nối với ống dẫn trứng ở phía trước và thân tử cung ở phía sau. Sừng tử cung nằm hoàn toàn trong xoang bụng, sừng bên phải thường dài hơn sừng bên trái. Thân tử cung nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu, phía trước tiếp nối với 2 nhánh của sừng tử cung và phía sau là âm đạo thông qua cổ tử cung. Cổ tử cung là phần thu hẹp của thân tử cung tiếp nối với âm đạo.
1.1.2.5. Âm đạo

Âm đạo nằm giữa cổ tử cung và tiền đình, hoàn toàn trong xoang chậu. Phần đầu âm đạo được gọi là vòm âm đạo, phần còn lại kéo dài về phía trước có lớp nội bì xếp theo chiều dọc và các nếp gấp nhỏ xếp theo chiều ngang. Nếp dọc tận cùng ở ngang tầm với lỗ thoát tiểu, là nơi tiếp nối với tiền đình. Âm đạo đảm nhận các chức năng như tiếp nhận dương vật của thú đực trong quá trình phối giống và là đường tiếp dẫn thú con sinh ra.
1.1.2.6. Âm hộ

Âm hộ là cửa ngỏ của cơ quan sinh dục cái, gồm 2 môi, một ống niệu dục ngoài và một khe thẹn (âm môn).

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Làm gì khi chó mèo bị dính keo dính chuột

Bạn sẽ làm gì khi chó mèo, vật cưng nhà bạn gặp rắc rối với những miếng keo dính chuột mà chúng vô tình mắc phải?
Khi đó hãy chú ý:
Đừng cố sức dứt keo dính ra sẽ làm đau, tổn thương da, thậm chí làm rách da gây nhiễm trùng
Tuyệt đối không dùng xăng hoặc các loại hóa chất, dung môi sẽ làm bỏng da hoặc gây nhiễm độc qua da. Đặc biệt là chà xăng lên người sẽ gây bỏng và loét da toàn bộ chỗ bị lau.
Hạn chế việc cạo lông, chỉ nên cắt tỉa bớt phần lông bị keo dính.
Xử lý nhanh không để chó, mèo liếm phần lông bị dính keo hoặc sơn sẽ gây ra ngộ độc.
Sau đây là các bước hướng dẫn bạn cách gỡ keo dính chuột cho chó mèo an toàn, nhanh chóng
Chuẩn bị:
Kéo
Dầu Johnson's Baby (hoặc dầu ăn)
Nước ấm
Khăn bông
Cách gỡ keo dính chuột cho chó mèo
Tiến hành

Bước 1:
Cột lại hoặc có 2 người (1 người giữ, 1 người thao tác) để cố định, dễ thao tác hơn.
Bước 2:
Dùng nước ấm và khăn lau qua vài lần chỗ dính keo để tẩy bớt chất dính và chất độc có trong keo.

Cách gỡ keo dính chuột cho chó mèo
Bước 3:
Lau khô và kiểm tra những chỗ dính keo. Nếu phần keo dính nhiều nhưng không sát phần da có thể dùng kéo cắt bỏ bớt 1 phần.


Bước 4:
Dùng dung dịch Baby Oil của trẻ em (có bán ở siêu thị, tạp hóa như Johnson's baby v.v....) xoa vào lông bé, dùng khăn ướt hoặc khăn vải vuốt nhẹ nhiều lần để đẩy chất keo ra . Tiếp tục dùng baby oil vừa bôi vừa lau cho đến khi tẩy hết chất keo.

Cách gỡ keo dính chuột cho chó mèo
Bước 5:
Sau đó dùng nước ấm tắm lại 1 lần cho bé rồi sấy khô hoặc cho tắm nắng là hoàn thành.

Cách gỡ keo dính chuột cho chó mèo

- Nếu bé bị dính sơn, bùn đất cũng có thể dùng cách này, có thể sử dùng lau cho bé nhiều lần đến khi hết keo dính chuột, sơn hoặc bùn đất .
 Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Tại sao chó hay nghiêng đầu khi nghe chủ nói chuyện

Nếu bạn hay trò chuyện, tâm sự với chú chó cưng của mình thì chắc hẳn bạn đã từng thấy chú chó cưng của bạn nghiêng đầu sang một bên lắng nghe. Vì sao chó hay nghiêng đầu khi nghe chủ tâm sự như vậy?


Những người yêu động vật, đặc biệt là yêu chó thường rất thích trò chuyện với chúng. Nếu thường xuyên để ý, chúng ta sẽ thấy rằng chó thường nghiêng đầu sang một bên khi lắng nghe con người. Nhưng vì sao chúng lại làm như vậy thì vẫn chưa có lý thuyết khoa học nào giải thích rõ ràng.

Tuy nhiên, mới đây trên tạp chí Psychology đã tiến hành một khảo sát giúp giải đáp được phần nào vấn đề này. Theo đó, loài chó có khả năng biểu hiện cảm xúc khá thông minh, chúng có thể hiểu ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, điệu bộ của con người một cách dễ dàng.

Chó cũng có khả năng hiểu những biểu lộ trên khuôn mặt của con người mọi lúc mọi nơi nên ta thường để ý thấy rằng chó hay quan sát các hành động của chủ nhân của chúng.chó nghiêng đầu nghe chủ tâm sự

Stanley Coren, người tiến hành khảo sát cho biết, khi chó nghiêng đầu cũng là lúc chúng muốn quan sát kỹ hơn những biểu cảm trên khuôn mặt của con người khi trò chuyện với chúng. Chó nghiêng đầu sẽ nhìn rõ hơn do kích thước xương hàm và mõm của chó hầu hết chiếm khuôn mặt phía trước, ngoại trừ một vài giống đặc biệt như pug và bulldog.



Khảo sát này được tiến hành trên 582 người nuôi chó. Những người này được hỏi về việc chó của họ có nghiêng đầu khi lắng nghe con người tâm sự hay không cũng như giống chó mà họ đang nuôi là gì.

62% người được hỏi khẳng định là chó của họ có nghiêng đầu khi lắng nghe con người nói chuyện. Chỉ có 52% số người trong đó sở hữu chó có mõm ngắn như chó pug hay bulldog khẳng định điều này. 71% người đồng ý rằng thấy chó của họ thường xuyên nghiêng đầu. Những chú chó này thường có mõm nhô ra trước nhiều hơn.chó nghiêng đầu nghe chủ tâm sự

Coren đã đưa ra kết luận rằng chó nghiêng đầu khi nghe con người nói chuyện là do sự tác động của phần mõm làm cản trở tầm nhìn của chúng khi quan sát gương mặt và cử chỉ của chủ nhân. Với những con chó có phần hàm nhỏ nhưng vẫn nghiêng đầu khi lắng nghe, Coren cho rằng đây có thể là một hệ quả giúp chúng phản ứng tốt hơn trước những thay đổi của môi trường xung quanh.

Trước đó, nhiều nhà khoa học từng khẳng định rằng chó làm như vậy là để định vị âm thanh. Tuy chưa có kết luận cuối cùng về hành động này nhưng qua bài viết này có thể bạn đã hình dung được phần nào lý do khiến loài chó nghiêng đầu khi giao tiếp với con người.

theo animal.vn

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Lộn trực tràng, loì dom ở mèo

Hiện tượng lộn trực tràng ở mèo hay còn gọi là lòi dom , trĩ ở mèo.
Triêụ chứng:
Ở hậu môn mèo thấy đỏ, có thể lòi ra một đoạn trực tràng mầu đỏ, để lâu gây hoại tử .
Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân có thể ra chứng lộn trực tràng ở mèo, phải tìm ra nguyên nhân chính để tránh bị lại lần sau
- do viêm ruột mãn tính mèo rặn nhiều
- Do viêm ruột cấp tính như các bệnh về virus, vi khuẩn
- Do ký sinh trùng nhiều
- Do táo bón lâu ngày khiến mèo khó đi vệ sinh
- Do tổn thương trực tràng
- Do các bệnh về bàng quang, tiết niệu, sinh dục
- Do các khối u
Điều trị
Bác sỹ thú y cần can thiệp sớm đưa trực tràng về vị trí cũ , nếu để nặng bị hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ
Hãy liên hệ với chúng tôi đề đưoc tư vấn
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Trị búi lông ở mèo

  • Búi lông là hậu quả của thói quen liếm lông và nuốt lông của mèo. Thường thì búi lông đi qua đường ruột rồi thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Đôi khi mèo nôn búi lông ra. 
  • Hãy liên lạc với bác sĩ thú y ngay nếu mèo nôn ọe liên tục, ho khan mà không tống được búi lông ra vì có thể búi lông đang bị tắc nghẽn gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo.
  • Để hạn chế lông tích tụ trong bụng mèo, bạn nên chải lông cho mèo thường xuyên, cho mèo ăn thực phẩm đặc biệt,...

  • Nguyên nhân gây nên búi lông ở mèo?

  • Búi lông là hậu quả của thói quen liếm lông và nuốt lông của mèo. Tất cả con mèo đều tự chải lông cho nó. Thường thì hệ tiêu hóa của mèo có khả năng xử lý lông, đơn giản là lông đi qua đường ruột rồi thải ra ngoài cùng với phân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thay vì xử lý lông theo cách thông thường, mèo lại nôn lông ra.

  • Vấn đề búi lông thường xảy ra ở những giống mèo lông dài như Persian và Maine Coon và những con mèo rụng lông nhiều. Bạn có thể nhận thấy rằng con mèo của bạn không có búi lông lúc còn nhỏ nhưng khi lớn lên nó sẽ có. Điều này khá là bình thường vì mèo càng lớn thì khả năng tự chải lông bằng lưỡi của nó càng thành thạo hơn, nghĩa là sẽ có nhiều lông tích tụ vào bụng hơn.

  • Chải lông cho mèo thường xuyên sẽ hạn chế mèo nuốt lông vào bụng

  • Các triệu chứng búi lông ở mèo

  • Các triệu chứng thường thấy là ho khan, nôn ọe, ngay sau đó búi lông sẽ được tống ra ngoài. Nhưng nếu bạn thấy các triệu chứng sau, hãy liên lạc với bác sĩ thú y ngay vì có thể búi lông đang bị tắc nghẽn gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo:

  • Mèo nôn ọe liên tục, ho khan mà không tống được búi lông ra
  • Biếng ăn
  • Hôn mê
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Làm sao để ngăn ngừa, xử lý búi lông

  • Không có một giải pháp nào có thể hoàn toàn ngăn chặn búi lông ở mèo, nhưng bạn có thể làm một số điều sau để giảm sự tích tụ của búi lông:

  • Chải lông cho mèo thường xuyên. Bạn càng chải lông cho mèo thường xuyên thì sẽ càng có ít lông bị nuốt vào dạ dạy của mèo. Chải lông cho mèo mỗi ngày cũng là cách để bạn gắn kết với mèo. Bạn cũng có thể mang con mèo đến thợ tỉa lông chuyên nghiệp 6 tháng/lần.

  • Cho mèo ăn thực phẩm đặc biệt. Hiện nay có nhiều loại thực phẩm giúp giảm búi lông cho mèo như là thức ăn hạt mềm Zenith và thức ăn giàu đạm Natural Core. Những sản phẩm này có hàm lượng chất xơ cao, giúp cải thiện sức khỏe bộ lông của mèo, giảm rụng lông và thúc đẩy búi lông đi qua hệ tiêu hóa.

  • Sử dụng thuốc nhuận trường. Có rất nhiều sản phẩm xử lý búi lông trên thị trường, hầu hết là thuốc nhuận trường nhẹ giúp cho búi lông đi qua đường tiêu hóa.

  • Huấn luyện mèo. Nếu bạn nghĩ búi lông hình thành là do mèo thích tự chải lông thì bạn hãy tập cho mèo tham gia một hoạt động thú vị khác thay vì liếm lông của nó. Ví dụ như dạy cho mèo biết tự chơi với món đồ chơi mới hoặc cùng bạn chơi đồ chơi với mèo.