Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Nấm vẩy gầu ở chó

Chó bị nấm da là căn bệnh cũng thường hay gặp ở cả chó con lẫn chó trưởng thành thông thường nấm ở da chó thường xuất hiện ở dạng vảy gầu bong tróc trên da cún và gây ra chảy máu và có mùi hôi trên cơ thể chó. Khi chó bị nấm hoặc một số bệnh ngoài ra khác rất khó để chữa trị hiệu quả và mất nhiều thời gian nếu như không chữa trị đúng cách.
Đầu tiên các bạn nên biết nguyên nhân gây nên tình trạng nấm da, vảy gầu xuất hiện ở chó


* Chó bị nấm da gây lên các vảy gầu trên da cho nguyên nhân chính là do chủ nhân của các chú chó không giữ gìn vệ sinh cho chó nhất là luôn để da chó hoặc lông chó trong tình trạng ẩm ướt nhiều ngày làm cho da chó bị ẩm và phát ra mùi hôi do bề mặt da bị bụi bẩm bám vào đồng thời lại gặp môi trường ẩm là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nhất là virus nấm mọc và phát triển rất mạnh mẽ trong môi trường này. Những chú chó thường bị nấm do nguyên nhân này thường là các chú chó lông dài, rậm.

* Nguyên nhân tiếp theo đó là có rất nhiều bạn luôn muốn chó được sạch sẽ, thơm tho lên thường xuyên tắm cho chó để cho chó hết sạch mùi hôi cơ thể đi nhưng việc tắm cho chó này lại không thực sự tốt bởi việc này đã vô tình khiến cho da chó bị mất đi chất nhờn giữ ẩm có lợi trên da khiến da chó bị tổn thương và mất đi sức đề khàng với bệnh tất nên đây là cơ hội tốt để nấm phát triển và hoành hành trên cơ thể cún.

* Ngoài ra việc sử dụng sữa tắm cho chó bạn dùng loại sữa tắm có độ PH cao cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cho chất nhờn trên da của cún bị bị mất đi.

* Chó bị nấm do các ký sinh trùng gây lên như ve, giận, cái ghẻ,... các loại vật ký sinh trên cơ thể chó lâu ngày hút máu của cún khiến chúng bị thiếu máu, làm tổn thương da chó và đây là cơ hội để nấm sinh sôi trên cơ thể cún.

* Nguyên nhân khác nữa đó là khi nhà bạn nuôi nhiều chó thì việc 1 con chó bị nấm thường xuyên ở cạnh và chơi đùa cùng con chó không bị nấm cũng sẽ khiến cho vi khuẩn nấm bám vào cơ thể chú chó khác làm cho cún của bạn bị nấm.

Vậy chó bị nấm thì chữa trị như thế nào? Sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn những cách chữa trị chó bị nấm (Vảy gầu) mà mình biết.

Lưu ý trong quá trình chữa trị không nên tắm cho chó.

Cách phòng tránh cho chó khỏi căn bệnh nấm

- Không để chó bị bẩn lâu ngày không tắm (Ít nhất 1 tuần tắm 1 lần)
- Không để chó luôn trong tình trạng ẩm ướt nhất là khu vực sinh sống và chuồng trại phải sạch sẽ, khô thoáng
- Theo dõi chó thường xuyên xem có bị nhiễm ký sinh trùng như ve, rận hay không để có cách điều trị sớm
- Tiêm phòng định kỳ diệt trừ ký sinh trùng cho chó trên cơ thể 6 tháng 1 lần
- Không nên tắm cho chó thường xuyên (Nếu muốn tăm thường xuyên thì sau khi tắm nên sấy khô lông và da cho cún)
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h


Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Chó bị liệt nguyên nhân và hướng xử lý

Chó bị tê liệt mất khả năng di chuyển do rất nhiều bệnh khác nhau gây lên. Một số bệnh có thể khiến chó bị liệt độ ngột và có một số bệnh khác sẽ có các dấu hiệu chân bị yếu trước khi bị liệt trong một thời gian dài. Dưới đây sẽ là một số cách phòng ngừa, dấu hiệu khiến chó bị liệt.

Dấu hiệu và các loại tê liệt thường gặp ở chó

Chó bị tê liệt là do giao tiếp giữa tủy sống và não bộ không liên lạc được với nhau khiến chó bị tê liệt hoặc khó di chuyển.

Hiện nay có 3 loại tê liệt thường gặp ở chó:

1. Chó bị liệt không thể di chuyển được 4 chân ( Tetraplegia )



2. Chó bị bệnh bại liệt - Không thể di chuyển được 2 chân sau



3. Chó bị liệt tạm thời



Chó bị liệt chân có thể có những dấu hiệu trước có thể dễ dàng nhận biết được nhưng cũng có những chú chó không có biểu hiện gì cho để giúp chủ có thể nhận thấy nó sắp bị liệt chân nên rất khó để chủ biết và có biện pháp điều trị sớm thế nhưng có một số dấu hiệu để giúp bạn nhận như sau:
Chó lười đứng dậy hoặc lười di chuyển chân
Chân trước đi bộ được nhưng chân sau lê lết khi đi và không di chuyển
Chó gặp khó khăn trong quá trình di chuyển
Chó bị đau ở cổ, đau xương sống, đau chân
Chó bị táo bón
Những nguyên nhân khiến chó bị liệt chân

Nếu như chó của bạn bị tai nạn hoặc chân thương do các vấn đề khác thì chú chó của bạn bị liệt chân là điều bình thường. Thế nhưng có nhiều trường hợp chó của bạn tự dưng bị liệt chân đột ngột chính vì thế bạn cần xác định nguyên nhân để các bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị kịp thời và đúng đắn nhất.

+ Chó bị tê liệt do ve rận cắn

Một số loại ve chó khi cắn nó truyền một chất độc thần kinh vào dòng máu của chó khi chúng cắn trên da chúng. Chất độc này khiến chú chó bị tê liệt thần kinh khiến chú chó bị liệt bất ngờ, khi phát hiện tình trạng chó bị liệt và có ve chó nhiều trên có thể các bạn nên loại bỏ ve chó ra ngay khỏi có thể chó vì nếu để lâu có thể khiến chó bị liệt thêm các phần khác trên cơ thể nặng hơn có thể khiến cho bị tử vong. Nếu chó bị tê liệt do ve cắn thì có thể sử dụng thuốc để điều trị giúp chó có thể di chuyển trở lại.

+ Chó bị bệnh bẩm sinh khiến chó bị liệt chân

Một số căn bệnh bẩm sinh có thể khiến chó bị liệt như bệnh thoái hóa tủy, rối loạn nhịp Fibrocartilaginous....

+ Chó bị liệt do bị tai nạn

Tai nạn thường khiến cho bị tê liệt do bị chấn thương ở chân do vết thương gây lên còn trường hợp chó bị xe đâm nhưng không có vết thương nào thì có thể chó bị tê liệt tạm thời.

+ Chó bị tê liệt do nhiễm khuẩn

Một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến chó bị tê liệt nếu chúng lan sang não gây lên bệnh viêm màng não, bệnh hiểm nghèo, bệnh dại.

Chó bị nhiễm trùng khi chó có vết thương và tiếp xúc với các con vật khác hoặc vật nào đó khiến nó lây nhiễm sang cơ thể hoặc có thể chó ăn phải những thức ăn có hại. Một số biểu hiện của chó bị nhiễm trùng như sốt, nôn, tiêu chảy. Để biết chó của bạn bị nhiễm trùng thông qua đường nào thì cần có bác sĩ thú y thăm khám và điều trị.

Bệnh cúm và bệnh dại ở chó là 2 lý do gây lên chó bị tê liệt 4 chân và toàn cơ thể chính vì thế mà các bạn cần tiêm phòng dại cho chó định kỳ. Nhiễm trùng trên tai và mặt của chó cần điều trị sớm vì chúng gần não bộ nên sẽ gây ra tình trạng tê liệt rất nhanh.

+ Chó bị tê liệt do các khối u ác tính gây lên

Một số khối u phát triển trong cột sống của chó sẽ khiến chú chó của bạn bị tê liệt đặc biệt là những khối u ác tính trên cơ thể chó có thể khiến chó bị tê liệt và gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt những khối u này sẽ khiến chó bị liệt chậm hơn và từ từ hơn là những vết cắn.

Khi phát hiện chó bị liệt các bạn nên đưa chú cún đến gặp bác sĩ để họ chuẩn đoán và xác định nguyên nhân xem từ đâu mà chú chó của bạn bị liệt để có hướng điều trị.
+ Chó bị liệt do thiếu canxi

Phương pháp điều trị cho chó bị liệt chân cần xác định chính xác nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời


Chó bị liệt không chỉ gây bực bội khó chịu cho thú cưng mà còn đối với chủ của chó. Nhiều người nghĩ rằng chó bị liệt thì có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ để giúp chó di chuyển trở lại bình thường. Còn nếu để giúp chó thoát liệt hoàn toàn ta có thể áp dụng một số phương pháp như sử dụng thuốc, phẫu thuật, liệu pháp vật lý, massage, tập bóng, đi bộ...

Nếu chó bị liệt do nhiễm trùng thì thường sẽ sử dụng thuốc hoặc làm phẫu thuật. Một số loại thuốc chống viêm sẽ làm dịu các dây thần kinh bị sưng. Còn trường hợp chó bị tắc nghẽn dòng máu do khối u gây lên thì nên áp dụng phương pháp phẫu thuật.

Nhiều lúc chó phẫu thuật xong nhưng vẫn không thể đi lại bình thường thì nên áp dụng thêm các liệu pháp như tập thể dục, massage.

+ Chó bị liệt có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

Những chú chó bị liệt rất khó để có thể tập thể dục nhưng vẫn có một số phương pháp để giúp cơ bắp của các chú chó hoạt động cho dù chúng không cần tập thể dục như massage giúp chó tuần hoàn máu tốt hơn và làm dịu cơ bắp, khớp

Nếu chó bị tê liệt chân có thể áp dụng một số phương pháp sau để giúp chúng di chuyển tốt hơn

+ Cho chó sử dụng xe lăn và dây curoa



Hiện nay có nhiều loại xe lăn được thiết kế dành riêng cho chó bị liệt, các chú chó cũng thích nghi rất nhanh khi sử dụng xe lăn. Thông thường xe lăn dành cho chó thường sử dụng cho các chú chó bị liệt 2 chân sau và có chân trước hoạt động bình thường.

Dây Curoa giúp bạn nhấc chó đi dạo bình thường thế nhưng loại dây này cũng có một số nguy hiểm cho chó chính vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dây này.

Nếu chó của bạn đang có dấu hiệu bị hạ bàn, chân yếu khi di chuyển thì bạn nên bổ sung thêm canxi cho chó và kết hợp tập thể dục cho chó thường xuyên đồng thời đưa c

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Vì sao chó mèo có vệt nước mắt màu nâu

Nước mắt bẩn là những vệt màu nâu hơi đỏ chảy ra từ mắt của chó mèo. Vệt nước mắt bẩn có thể là do trong nước mắt có chứa porphyrin (những phân tử có chứa sắt do hậu quả của vỡ hồng cầu). Nếu porphyrin dính trên lông vật nuôi, nó sẽ để lại vết có màu rỉ sắt.
Vệt nước mắt bẩn cũng có thể là hậu quả của việc dẫn lưu nước mắt bất thường, thay vì chảy qua tuyến lệ, nước mắt lại tràn ra mặt.

Để hạn chế vệt nước mắt bẩn, bạn nên cho thú cưng ăn chế độ ăn cân bằng, uống nhiều nước và tỉa lông quanh vùng mắt thường xuyên.



Nước mắt bẩn là những vệt màu nâu hơi đỏ chảy ra từ mắt của chó mèo. Vấn đề này thường xảy ra với những giống chó như Maltese, Lhasa Apso, Shih Tzu và dễ thấy hơn ở những con vật có màu lông sáng.

Nhiều người cảm thấy khó chịu với những vệt nước mắt này vì nó làm cho vật nuôi trông xấu xí. Nhưng vấn đề ở đây không chỉ là về mặt thẩm mỹ. Chứng “chảy nước mắt sống”, hay còn gọi là chảy nước mắt quá nhiều, là nguyên nhân chính gây ra vệt nước mắt bẩn.

Trong nước mắt có chứa porphyrin – là những phân tử có chứa sắt do hậu quả của vỡ hồng cầu. Lượng porphyrin mà vật nuôi tiết ra chịu ảnh hưởng bởi gen di truyền, các yếu tố môi trường và thể trạng. Nếu porphyrin dính trên lông vật nuôi, nó sẽ để lại vết có màu rỉ sắt.



Các nguyên nhân gây ra chứng chảy nước mắt sống và vệt nước mắt bẩn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng chảy nước mắt sống. Nếu chó của bạn có mắt lồi và mũi nhô ra, bạn hãy kiểm tra xem lông trên mặt có đụng vào giác mạc làm mắt nó bị ngứa và chảy nước mắt hay không. Nếu có thì bạn hãy cắt ngắn lông quanh mắt của chó đi.

Các nguyên nhân khác gồm:

Quặm mi: Mi mắt bên dưới cụp vào trong, kích thích mắt, dẫn đến chảy nước mắt sống.
Lông xiêu vẹo: Hàng lông mi mọc lệch hướng, cọ vào giác mạc, gây đau, chảy nước mắt.
Lột mi: Mi mắt dưới lộn vào trong, gây ngứa, chảy nước mắt.
Nếu không phải do những nguyên nhân trên thì chứng chảy nước mắt sống có thể là do viêm kết mạc do virut (rất thường gặp ờ mèo), bệnh tăng nhãn áp, dị ứng, hoặc do có vật gì đó bay vào mắt.

Một số giống chó bị dẫn lưu nước mắt bất thường

Vệt nước mắt bẩn có thể là do hậu quả của việc dẫn lưu nước mắt bất thường, thường gặp ở những giống chó đầu ngắn như Boxer, Bulldog, Pekingese, Pug, Shih Tzus và mèo Himalayan, Persians.

Những vật nuôi này thường gặp vấn đề về mi mắt. Do có mắt lồi nên chúng khó nhắm mắt lại hoàn toàn. Điều này dẫn đến mắt bị khô rát, tự chảy nước mắt nhiều do cơ thể phải giữ cho giác mạc luôn được ẩm ướt, bôi trơn.

Thay vì chảy qua tuyến lệ, nước mắt lại tự trào xuống mặt. Trong trường hợp này, tuyến lệ của vật nuôi có thể bị tắt và bạn nên hỏi bác sĩ thú y để thông tuyến lệ cho chúng.

Chảy nước mắt quá nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng

Nếu bị chảy nước mắt quá nhiều, thú cưng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Vì vùng quanh mắt luôn bị ẩm ước nên chó có thể bị nhiễm trùng.


Ngoài ra, bạn nên cắt tỉa lông dưới mắt của thú cưng, cho chúng ăn một chế độ ăn cân bằng, uống nước sạch để mèo sẽ không bị dư sắt hay chất bẩn trong cơ thể, góp phần hạn chế được vấn đề vệt màu bẩn ở mắt.
theo petprine
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

Sỏi đường tiết niệu ở mèo


Sỏi thận và hệ tiết niệu là bệnh thường gặp nhất trên chó. Tuổi mắc bệnh thường là từ 3 – 5 tuổi , nhưng cũng có thể gặp ở chó nhỏ (sỏi bàng quang). Chế độ ăn uống không hợp lý ( Hydrat Carbon, Natri, Oxalat) bổ sung quá nhiều canci lúc chó còn nhỏ, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc cho chó hoặc uống không đủ nước trong ngày,... là những yếu tố thuận lợi để bệnh sỏi thận tiết niệu dễ phát sinh. 
Một viên sỏi lớn, sần sùi thì dễ bám vào niêm mạc và bị vướng lại.
Viên sỏi niệu quản hay bị vướng lại ở các đoạn như sau:
Đoạn thắt lưng 1/3 trên của niệu quản.
Đoạn trong chậu hông bé.
Đoạn nội thành của bàng quang.
Ở bàng quang:
Cổ bàng quang là chỗ hẹp chủ yếu ở chó đực, cổ bàng quang có tiền liệt tuyến bao bọc nên sẽ khó qua hơn ở chó cái.
Ở niệu đạo:
Ở chó cái niệu đạo không có chỗ hẹp và ngắn hơn nên sỏi ít bị vướng lại hơn. Ở chó đực, niệu đạo có ba chỗ mở rộng ra và viên sỏi hay lọt vào đó.
Khi viên sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn
Giai đoạn chống đối:
Đường tiết niệu phía trên viên sỏi sẽ tăng cường sức co bóp để tống sỏi ra ngoài. Niệu quản và bể thận phía trên viên sỏi chưa bị giãn nở. Có sự tăng áp lực đột ngột ở đài bể thận gây cơn đau quặn thận. Trên lâm sàng ở giai đoạn này chó thường biểu hiện bởi những cơn đau quặn thận điển hình.
Giai đoạn giãn nở:
Thông thường sau khoảng 3 tháng nếu sỏi không di chuyển được thì niệu quản, bể thận và đài thận phía trên viên sỏi sẽ bị giãn nở, nhu động của niệu quản bị giảm.
Giai đoạn biến chứng:
Viên sỏi nằm lâu sẽ không di chuyển được vì bị bám dính vào niêm mạc, niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Chức năng thận sẽ bị giảm dần, thận ứ nước, ứ mủ nếu có nhiễm trùng, sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu là một yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm trùng tái diễn, lâu ngày sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và đưa đến suy thận mạn. Sỏi niệu quản hai bên có thể gây vô niệu do tắc nghẽn.
Lâm sàng
1.Sỏi đường tiết niệu trên
Gồm sỏi thận, bể thận, niệu quản. Các triệu chứng thường gặp là:
-Buồn nôn, nôn mửa
-Chướng bụng do liệt ruột.
-Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.
2.Sỏi đường tiết niệu dưới
Gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát, tiểu láu.
Tiểu tắc giữa dòng.
Khám ấn điểm bàng quang đau.
Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.
1.Điều trị nội khoa
-Giảm đau: Thường các thuốc kháng viêm không Steroid có tác dụng tốt trong trường hợp
-Giãn cơ trơn
-Kháng sinh
Giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước). Một số trường hợp sỏi niệu quản gây cơn đau quặn thận không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cần chỉ định can thiệp phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn. Tuỳ theo cơ địa của chó, số lượng, kích thước sỏi và tình trạng chức năng thận từng bên để quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da hay có thể can thiệp lấy sỏi bằng mổ cấp cứu.
2.Điều trị thuốc phối hợp
-Thuốc lợi tiểu
-Các loại thuốc trợ sức trợ lực
3.Điều trị ngoại khoa
4.Điều trị dự phòng
-Cho chó uống nhiều nước
-Về chế độ ăn: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
*Ðây là những hình ảnh chú chó Alaska 5 tuổi khi chủ mang đến phòng khám có biểu hiện bí tiểu đi lại khó khăn, khi khám sơ bộ thấy bàng quang căng, kiểm tra thân nhiệt sốt nhẹ và được tiến hành chọc dò nước tiểu và khám lâm sàng và chẩn đoán là sỏi đường tiết niệu và đã được điều trị thành công.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h