Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Cách chăm sóc mèo

Nuôi dưỡng mèo cái
– Làm quen và cố định mèo: khi mới mang mèo về nhà phải buộc dây cố định vào cổ mèo. Dây buộc cổ sao cho nút dễ cởi, nhưng lại là nút chết để không tụt ra mà không làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc dài khoảng 80 – 100 cm. Cột mèo cố định vào một nơi, dùng hộp các tông thành thấp, độn vải mềm làm ổ để cạnh nơi buộc mèo để mèo nằm. Cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo. Thời gian cố định khoảng 3 ngày là mèo quen nhà, có thể thả mèo tự do.


– Cách dạy mèo đi vệ sinh: dùng hộp, chậu nhựa, sắt thành thấp, cho sỉ than, cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay sỉ than, không để lưu cữu bẩn thỉu, mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó.
– Thức ăn của mèo: chủ yếu là cơm cá, thịt, rau… Khi còn non, mèo rất cần thức ăn nhiều đạm nên thường xuyên cho mèo ăn cá, cá nên nướng hoặc kho và chú ý không cho mèo ăn mặn.
Phát hiện mèo cái động dục
– Khi mèo cái nuôi được khoảng 6 tháng sẽ bắt đầu động dục. Khi động dục mèo phát ra tiếng kêu gọi đực, âm thanh phát ra rõ rệt nhất vào ban đêm thanh vắng. Thời gian mèo động dục khoảng 3 – 4 ngày, chịu đực vào ngày thứ 4.
– Mèo cái được càng nhiều mèo đực phối càng tốt, vì màu sắc, lông của đàn con sẽ đẹp hơn và sức sống cao hơn.
Chăm sóc mèo đẻ
– Mèo cái chửa 59 – 62 ngày (2 tháng) thì đẻ. Khi chuẩn bị đẻ mèo mẹ có những biểu hiện: mèo mẹ tìm ổ đẻ, có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng, bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc sánh chảy ra.
– Khi thấy mèo mẹ có biểu hiện sắp đẻ, phải làm ổ cho mèo đẻ. Ổ đẻ làm bằng hộp các tông, chậu nhựa có lót vải mềm làm ổ choe mèo đẻ và phải đặt ở nơi kín đáo, sạch sẽ, yên tĩnh, ít người qua lại.
– Hãy để cho mèo mẹ tự đẻ, tự liếm và cắn rốn cho con, chỉ can thiệp khi cần thiết.
– Tuyệt đối không cho người lạ qua lại chỗ mèo đẻ vì sẽ gây kích thích cho mèo mẹ, chúng sẽ tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con…
Chăm sóc mèo con
– Mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt, có thể tự tìm vú mẹ để bú. mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa.
– Thức ăn chủ yếu của mèo con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc mèo mẹ chu đáo. Cho mèo mẹ ăn 3 – 4 bữa/ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu thấy mèo mẹ ít sữa, mèo con đói luôn mồm kêu hãy dùng thêm sữa bò pha với nước ấm cho mèo mẹ uống để tăng thêm lượng sữa nuôi con. Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt.
– Khoảng ngày thứ 35 tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi mèo con đã tự ăn cơm là có thể tách khỏi mẹ

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Chương trình tri ân khách hàng dịp giáng sinh và tết 2018

🎁🎁🎁PHÒNG KHÁM THÚ Y ANIMAL CARE THỤY KHUÊ KHUYẾN MẠI TRI ÂN KHÁCH HÀNG NHÂN DỊP GIÁNG SINH VÀ TẾT 2018.
( CT áp dụng từ 23/12/2017 – 1/1/2018)
👉👉 Các dịch vụ :
 Triệt sản mèo cái ➡️ 280k
 Thiến mèo đực ➡️ 150k 
👉👉Đối với tiêm phòng bệnh:
Vaccine 5 bệnh cho chó ➡️ 120k
 Vaccine 7 bệnh cho chó ➡️ 150k
 Vaccine 4 bệnh cho mèo ➡️ 220k
👉👉Các xét nghiệm bệnh: Giảm bạch cầu, Care, Parvo giảm giá chỉ còn 100k
👉👉Combo: Tắm ,cắt tỉa lông, cắt móng, nhổ lông tai, nặn tuyến hôi với giá siêu hấp dẫn chỉ với 200k ( áp dụng cho Phốc sóc và Poodle)
👉👉Giảm 10 % cho tất cả các loại phụ kiện : dây xích, quần áo, thức ăn , vòng đeo cổ, túi vận chuyển , cát vệ sinh …
Chú ý: Chương trình áp dụng cho các bé đến khám trực tiếp tại phòng khám Animalcare địa chỉ số 20 ngõ 424 Thụy Khuê- Tây Hồ

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Tại sao chó mèo hay cắn chân

Chó của bạn thường xuyên tự cắn chân mình. Đây không phải điều bất thường ở chó, và nguyên nhân từ việc bị đau hay cảm thấy khó chịu. Việc tự cắn chân mình thường xuyên có thể khiến chú chó của bạn tự làm nó bị thương. Xác định nguyên nhân tại sao chú chó tự cắn chân mình là bước đầu tiên để có thể kết thúc nó.

DỊ ỨNG

Dị ứng là một trong những nguyên nhân làm chó cắn chân mình. Động vật, cũng như con người, chúng cũng bị nổi mẩn khi bị dị ứng (do xà phòng hoặc thuốc hóa học).

Mặc dù rất hiếm, nhưng những chú chó cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần trong thức ăn của chúng. Môi trường sống ẩm mốc cũng là nguyên nhân gây dị ứng đến da của chó. Khi da tấy rát, chú chó sẽ thường cắn vào da mình, và do chân dễ để chúng cắn , nên chúng mới thường xuyên cắn như vậy.

DA KHÔ

Da khô cũng gây khó chịu cho những chú chó.
Không khí khô kèm thời tiết mùa đông là nguyên nhân làm da khô. Nếu chế độ ăn kiêng của chú chó không cung cấp đủ axit béo, giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da, đó có thể là nguyên nhân làm da khô.

Khi da của chú chó khô, nó sẽ trở nên ngứa hoặc rát, và chú chó sẽ cắn vào chân mình vì sự khó chịu này. Tuy nhiên, khi chú chó thường xuyên liếm và cắn vào da mình sẽ khiến da càng khô hơn, điều này khiến chúng càng khó chịu hơn.

BỊ ĐAU

Chú chó có thể cắn vào chân khi chúng bị đau. Một vết cắt do gai hay mảnh vỡ, hay những viên đá nhỏ mắc kẹt trong miếng đệm dưới bàn chân là một trong những nguyên nhân khiến chân của chú chó bị đau đớn. Chú chó sẽ tìm cách gạt những viên đá ra ngoài để giảm bớt đau đớn.

BUỒN CHÁN HAY LO ÂU

Cắn chân không chỉ là do bị đau, dị ứng mà đôi khi là do chúng cảm thấy buồn chán, và nó thành thói quen của chúng.
Chú chó làm vậy khi chúng cảm thấy buồn chán do yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng, như pháo hoa, chuyển nhà hay có thêm thành viên mới. Chó cũng có thể bị rối loạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở người. Cắn chân mình là một biểu hiện của rối loạn này, mà nó thường bắt nguồn từ sự mệt mỏi và lo âu.

GIÚP CHÚ CHÓ KHÔNG CÒN CẮN CHÂN LIÊN TỤC NỮA

Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân của nó, sau đây là một sô điều bạn có thể làm để giúp chú chó dừng thói quen này.
Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem chân của chú chó có bị thương không, nếu có vết thương đã bị nhiễm trùng, bạn nên đưa chú chó đến gặp bác sĩ thú y. Nếu có vật gì đó mắc vào chân, thì hãy lấy nó ra và sát trùng vào vết thương đó.

Tránh để những hóa chất ở nhưng nơi chú chó của bạn có thể tới, và hãy hướng dẫn chú chó của bạn ở bên ngoài vườn hoặc nhưng khu vực mà bạn đang sử dụng hóa chất. Chỉ nên sử dụng sữa tắm dành cho chó để da của chúng không trở nên quá khô. Bạn nên mua sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm để da chó không bị khô.

Hãy cho chó ăn những thực phẩm chất lượng cao, chứa công thức cân bằng giữa các chất vitamin và khoáng chất, bao gồm cả axit béo. Không nên nuông chiều chú chó bằng thức ăn nhiều dầu mỡ vì cơ thể chúng nhạy cảm với loại thực phẩm này.
Bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của chúng khi chúng chuẩn bị cắn, như đem đồ chơi đến và chơi cùng với chúng. Chú chó của bạn nên có nhiều đồ chơi để chúng nhai.

Nếu như chú chó của bạn vẫn tiếp tục cắn chân của nó, bạn nên đến bác sĩ thú y để được kiểm tra

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Cao răng cho chó

Sức khỏe răng miệng là một phần rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của một con chó. Thường xuyên kiểm tra răng miệng và thực hiện các biện pháp để giúp ngăn ngừa sâu răng, mất răng và bệnh nướu răng là một phần của quá trình chăm sóc bình thường mà bạn phải thực hiện để giữ chó khỏe mạnh và hạnh phúc. Cao bám trên răng chó là sự tích tụ của thực phẩm, nước bọt và vi khuẩn. Nếu cao vẫn còn trên răng của một con chó , nó tạo thành một lớp phủ màu vàng - nâu cứng được gọi là cao răng . Cao răng tích tụ có thể dẫn đến nhiều bệnh về răng lợi gây sự đau dơn cho chó của bạn.
Sau đây là các bước để bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng cho chó nhà mình:
bước 1
Đánh răng của con chó với vật nuôi cao răng kem đánh răng. Dùng bàn chải mềm và các loại kem đánh răng có vị gà, vị bò cho chó dễ chịu. Ngồi bên cạnh con chó của bạn và quấn một cánh tay xung quanh ngực. Nhẹ nhàng mở đôi môi của chó, và đánh theo chuyển động tròn trên mặt ngoài của răng ở nướu.
bước 2
Cho con chó của bạn nhai các loại xương tự nhiên: xương ống bò, xương sống bò .. xương nhân tạo: xương da bò, xương gân bò, xương canxi chew, .. để chó tự mài và làm sạch răng tự nhiên.
bước 3
Định ký 6 tháng đưa chó đến bác sĩ thú y để khám, kiểm tra răng miệng và xử lý các vấn đề phát sinh.

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Chu kỳ động dục và sinh sản ở chó


1. Độ tuổi sinh sản của 1 chú chó

Trung bình chó cái có thể sinh sản được trung bình có độ tuổi từ 6 - 12 tháng tuổi là thời gian mà chú chó đã phát triển buồng trứng hoàn thiện và sẵn sàng cho quá trình sinh sản. Nhưng thời gian này nó lại tùy thuộc vào giống chó bạn nuôi vì có dòng chó động đực sớm và có dòng chó động đực muộn. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thời điểm động đực của 1 chú có như sức khỏe, tâm lý, chế độ dinh dưỡng ...

Theo các nhà khoa học thì chó cái phát triển bình thường có tầm vóc nhỏ bé thường có thời gian động đực từ 6 - 10 tháng tuổi còn những chú chó có tầm vọc lớn thì độ tuổi thường là từ 12 tháng trở lên.

Các bạn có thể để ý theo kinh nghiệm khác như sau: Như các bạn đã biết mỗi giống chó đều có 1 vóc dáng nhất định nên khi những chú chó cái đã phát triển đến đúng với tầm vóc của giống chó đó thì chỉ sau 2 - 3 tháng mà bạn không thấy vóc dáng của chú chó đó có tiến triển gì thì có nghĩa là chúng sắp có đến thời kỳ động đực.
2. Chó sinh sản sẽ có các giai đoạn nào?

Chú chó cái trước khi sinh sản sẽ có những giai đoạn sau:

- Trước khi động đực ( Kéo dài 6 - 11 ngày )

Ở Giai đoạn trước động đực thì chú chó sẽ có những biểu hiện như đùa nghịch, trêu chọc các chú chó khác nhưng lại không cho những con chó đực nhạy lên người để thực hiện giao phối mà thường sủa, gầm gừ, đuôi cụp lại. Còn khi đến gần cuối giai đoạn trước động đực thì chó cái thương có những biểu hiện khác hơn khi bị chó đực ve vãn như ngồi xuống hoặc đứng im nhưng khô cho chó đực giao phối.

- Giai đoạn động đực ( Kéo dài 3 - 21 ngày)

Thông thường thì ngày thứ 9 sẽ xuất noãn chảy ra và sau 48h thì kết thúc giai đoạn động đực. Theo các nhà khoa học thì thời gian động đực của chó có thể từ 5 - 9 ngày có dòng thì 18 - 20 ngày nên vì thế nếu người mới nuôi chó đẻ sẽ rất khó dự đoạn được thời gian động đực của chó.

Khi chó cái động đực thì sẽ tiết ra rất nhiều pheromone nên sẽ hấp dẫn rất nhiều chú chó đực khác ở xa chính vì thế mà khi chó cái động đực sẽ thu hút được rất nhiều chú chó cái đến. Ở giai đoạn chó cái động đực thì sẽ chịu cho các chú chó đực khác nhảy lên người và thực hiện hành vi giao phối.

Còn đối với dòng chó becgie thì thời gian noãn bào xuất huyết nhiều thích hợp để giao phối thường là 12 -14 ngày.

- Giai đoàn sau động đực

Giai đoạn này là thời kỳ chú chó mang thai thông thường sẽ là 56  - 70 ngày tùy vào dòng chó các cụ cũng đã có câu chó chửa 2 tháng 10 ngày thì đẻ nên các bạn cũng có thể dựa vào số liệu này để tính thời gian chó đẻ từ ngày các bạn phối giống.


- Giai đoạn sinh sản và nghỉ ngơi

Thời gian nghỉ ngơi của chó thường sẽ là 4 - 5 tháng để có thể tiếp tục đến thời kỳ sinh sản thiếp theo.

Dựa vào những số liệu trên các bạn có thể tính toàn 1 năm chú chó sẽ có thời gian sinh sản từ lúc trước động đực đến hết thời gian nghỉ là khoảng 6 - 8 tháng nên có thể tính răng hơn 1 chó mới có thể sinh sản được 1 lần có dòng chó nhanh thì có thể 1 năm đẻ được 2 lứa.

Các giai đoạn này của từng giống cho sẽ có thời gian khác nhau nhưng cũng không quá chênh lệch nhau nhiều ngày.