Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Nguyên nhân gây rụng lông ở mèo

Rung lông là một biểu hiện thường gặp ở mèo. Tuy nhiên, nếu lông mới mọc ngày càng ít, hoặc trên cơ thể mèo cưng xuất hiện một vài mảng da rụng hết lông, thì rất có thể bé mèo đang bị rụng lông bệnh lý. Tham khảo danh sách Những bệnh khiến mèo bị rụng lông để có biện pháp phòng và điều trị phù hợp nhé.
- Lông mọc ít bẩm sinh: một hiện tượng di truyền khi lông mèo từ lúc sinh ra sẽ bị rụng gần hết trong vòng thời gian khoảng 4 tháng tuổi.
- Rụng lông do nội tiết: lông rụng và thưa một cách đối xứng với nhau ở khu vực bên trong chân sau, bụng dưới và vùng sinh dục của mèo. Tình trạng này thường xảy ra ở những con mèo đực bị thiến và mèo cái bị phun thuốc triệt sản.


- Cơ thể chứa quá nhiều hooc-môn Cortisone (hooc-môn chữa viêm và dị ứng): lông bị rụng đối xứng trên cơ thể mèo cùng với việc làm da cũng trở nên tối màu hơn. Mèo có thể gặp phải tình trạng này khi đang bị nhiễm bệnh Cushing (bệnh do tiếp xúc với liều cao hooc-môn Cortisone trong một thời gian dài). Tình trạng này cũng có thể dẫn đến những vấn đề về tuyến giáp và khiến da mỏng đi.
- U hạch bạch cầu ái toan: những mảng tròn màu đỏ lan rộng dần ra trên bụng hoặc phía bên trong đùi (mảng bám bạch cầu ái toan), hoặc những mảng bám có hình đường thẳng trên lưng và hai chân sau của mèo.
- Cường tuyến giáp (quá nhiều hooc-môn tuyến giáp): khoảng ⅓ trên tổng dân số loài mèo có vấn đề về tuyến giáp này sẽ có một bộ lông yếu và dễ bị rụng.
- Bệnh viêm da Demodectic: lông rụng ở khu vực xung quanh mắt và mí mắt khiến mèo có một bộ lông như bị sâu ăn. Đây không phải là căn bệnh phổ biến ở loài mèo.
- Rụng lông do tâm lý: lông rụng theo một dải xuống phía sau lưng hoặc trên bụng. Thường những con mèo hay bị cưỡng ép chải chuốt sẽ dễ bị mắc bệnh này.
- Lở loét không gây đau đớn (ở loài gặm nhấm): thường xuất hiện những mảng màu đỏ trên vùng da không có lông ở những khu vực giữa môi trên và thỉnh thoảng ở môi dưới. Tuy nhiên, những mảng loét này lại không hề gây ra cảm giác đau đớn.
- Nấm ngoài da: một loại nhiễm nấm có vảy, thô ráp, hay những mảng tròn đỏ dài khoảng 1,2 - 5cm. Các mảng tròn này thường có một vòng tròn đỏ ở ngoại vi và không có lông mọc ở trong. Thỉnh thoảng lông cũng rụng không đều ở một vài khu vực gần mắt và tai. Đây là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm cho những con mèo khác, và ngay cả con người.
- Suy tuyến giáp (thiếu hụt hooc-môn tuyến giáp): da khô, lông thưa và rất dễ gãy. Đây là căn bệnh hiếm gặp ở mèo.
- Đuôi ngựa: lông nhờn, có mùi và dính như sáp ở phần gần cuối đuôi của mèo. Ở những khu vực gần các tuyến thì không có lông mọc

Phòng khám thú y Animal Care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 

Tel: 04.2246.1946

Hotline: 0978.776.099


 Fanpage


Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Bệnh dịch hạch ở chó mèo

1. Khái niệm
Bệnh dịch hạch ở chó là 1 căn bệnh truyền nhiễm rất mãnh liệt, chủ yếu là ở chó non. Những con chó già tuổi cũng dễ bị mắc bệnh dịch hạnh. Ngoài ra bệnh dịch hạch còn lây truyền sang cả mèo và sang cả các động vật ăn thịt (chồn hôi, thuỷ thắt (con rái cá nâu – ND), chó núi, linh cẩu vằn, chó sói, cáo v.v…).


2. Nguyên nhân
Tác nhân gây ra bệnh dịch hạch là virus. Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường hít thở (hô hấp – ND) và đường tiêu hoá. Sau khi lọt vào cơ thể virus cụ chăm sóc, thức ăn, ôi thiu Là nơi ở và đệm đã có chó ốm ở và nằm hoặc có thể do người, do các phương tiện giao thông.
3. Sinh bệnh học

Tùy thuộc vào con đường xâm nhập của vi khuẩn, thông qua vết cắn của bọ chét hoặc do tiếp xúc qua vết thương hở, có thể có hai phương thức sinh bệnh khác nhau.

Khi bị cắn bởi bọ chét, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Khi gặp các bạch cầu đơn nhân, Y. pestis sẽ nhân lên bên trong bạch cầu đó. Khi các bạch cầu đơn nhân bị nhiễm vi khuẩn trở về các hạch bạch huyết, tại đây vi khuẩn vẫn tiếp tục phát triển và làm cho các hạch này viêm và sưng lên. Sau 2-6 ngày, thông qua hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết, vi khuẩn lan ra khắp cơ thể, các hệ cơ quan. Việc nhân lên trong các bạch cầu đơn nhân, giúp vi khuẩn hình thành nên lớp vỏ giúp đề kháng lại sự thực bào của cơ thể.
Khi ăn phải hoặc hít phải mầm bệnh (không do vết cắn của bọ chét), các vi khuẩn đã có sẵng lớp vỏ bảo vệ từ vật chủ trước mà không cần thông qua quá trình nhân lên trong tê bào bạch cầu đơn nhân, điều này làm cho việc nhiễm trùng diễn ra nhanh hơn, thời gian ủ bệnh chỉ còn từ 1-3 ngày.
Tổn thương tại vị trí nhiễm thường rất ít xảy ra. Các tổn thương có thể được nhận rõ tại các hạch bạch huyết mà hệ thống bạch huyết chảy qua vị trí nhiễm. Nhận biết các hạch có biểu hiện bệnh thông qua sự to lên, dày, tạo thành các ổ abscess, có thể có mủ rò ra bên ngoài. Các hạch bạch huyết ở sâu hoặc các bộ phận khác của cơ thể có thể bị nhiễm tương tự thông qua hệ tuần hoàn hay hệ bạch huyết. Ở trạng thái nhiễm trùng huyết, các mô khác như gan, mắt, thận, tim, lách, não, phổi đều bị nhiễm trùng. Y. pestis có chứa độc tố có thể gây phù, sốc nhiễm trùng, gây đông máu nội mạch. Diễn biến lâm sàng của bệnh có thể kéo dài từ 48 giờ đến 2 hoặc 3 tuần.
Ở chó chỉ phát triển các biểu hiện lâm sàng nhẹ như sốt, sự gia tăng của các bạch cầu. Tiếp xúc với các vật nuôi hoặc động vật hoang dã được xem như là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến lây nhiễm bệnh dịch hạch trên người.

4. Biểu hiện lâm sàng

Mèo
Ở mèo, ba biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được công nhận gồm: bệnh thể hạch, thể phổi và nhiễm trùng huyết, phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất là bệnh thể hạch. Dịch hạch ở mèo có thể có các triệu chứng như sốt cao liên tục (40,7 độ C – 41,2 độ C), mất nước, tăng nhạy cảm và các hạch to lên.

Bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết có thể phát triển có hoặc không có biểu hiện sung to của các hạch. Chúng lây lan qua đường máu và gây nhiễm cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, mặc dù cơ quan thường cảm nhiễm nhất là phổi. Bệnh có thể có các biểu hiện của sốc nhiễm trùng như sốt, chán ăn, nôn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, mạch yếu, hạ huyết áp, lạnh chi, đông máu nội mạch, tăng bạch cầu, trong đó tăng bạch cầu là đặc trưng của thể bệnh này ở mèo. Hình thức nhiễm trùng có thể gây tử vong trong 1 – 2 ngày sau khi có sự hiện diện của vi khuẩn.

Dịch hạch thể phổi ở mèo có thể là sự phát triển của bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết hay thể hạch. Nguyên nhân chính gây dịch hạch thể phổi thường do hít phải dịch bài thải của động vật nhiễm bệnh. Bệnh dịch hạch thể phổi do hít phải hay do phát triển từ các thể bệnh khác thường có tiên lượng xấu.

Chó
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở chó như sốt, chán ăn, sưng to hạch tử cung, hạch dưới hàm, các ổ abscess, ho. Trong một báo cáo về bệnh dịch hạch ở 3 con chó, dáu hiệu lâm sàng bao gồm hôn mê (3/3), sốt (2/3), tổn thương da có mủ ở vùng cổ tử cung (2/3).

5. Chẩn đoán

Có thể chẩn đoán khá chính xác bệnh dịch hạch thông qua các thông tin lâm sàng và dịch tể học nhưng cũng cần phải có các xét nghiệm cận lâm sàng để xác nhận lại. Dịch hút từ các hạch bạch huyết, máu, mô bị nhiễm bệnh có thể được lựa chọn để xét nghiệm tùy theo biêu hiện lâm sàng của bệnh. Dịch hạch thể phổi có thể được chẩn đoán thông qua các tổn thương ở phổi khi X quang lồng ngực.



X-Ray xác định dịch hạch thể phổi

Thực hiện xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với mẫu dung dịch hoặc thực hiện phết tế bào nếu mẫu là các mẫu mô. Cả hai phương pháp trên đều cho kết quả nhanh, chẩn đoán khá chính xác với độ tin cậy cao.

Để thực hiện chẩn đoán huyết thanh, cần thực hiện lần và hai lần cần được thu thập mẫu cách nhau từ 10 tới 14 ngày để cơ thể có tạo kháng thể chống lại Y. pestis. Các phương pháp có thể sử dụng như phương pháp ngưng kết hồng cầu, ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Hiệu giá kháng thể ở lần 2 tăng gấp 4 lần lần 1 được xem là dương tính.

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn, các mẫu bệnh phẩm có thể được thu thập từ các nguồn như mụn ở da, hạch, máu, đờm, dịch não tủy… (trước khi điều trị kháng sinh)..



6. Bệnh tích

Ở mèo khi mắc bệnh có thể gây tử vong ở mức 50%, và xuất hiện hoại tử ở tuyến thượng thận, lá lách, gan, có thể gây nên viêm phổi thứ phát. Các ổ viêm, abscess tồn tại tại các hạch. Trong 40 trường hợp tử vong, amidan, hạch dưới hạm, hạch màng treo ruột… đều bị ảnh hưởng. Các hạch có thể bị xuất huyết, tạo abscess, hoại tử. Các hạch bạch huyết sau khi được điều trị khỏi ở khía cạnh lâm sàng chỉ có thể tăng sinh các mô lympho. Vi khuẩn xâm nhập vào mô phổi, gây bệnh viêm phổi kẻ và đặc trưng bởi sự xuất hiện tập trung cao vi khuẩn ở nơi xuất huyết. Có thể vừa xảy ra abscess và hoại tử.


7. Điều trị

Các bác sĩ nên bắt đầu các phương pháp điều trị bằng kháng sinh trước khi có kết quả xác định bệnh từ phòng thí nghiệm. Các con vật có dấu hiệu về hô hấp nên thực hiện X quang lồng ngực để xác định chúng có mắc phải dịch hạch thể phổi hay không. Các con vật đều phải được kiểm tra bọ chét, nếu có sự hiện diện của bọ chét ở trong lồng hay xung quanh phòng khám nên tiến hành điều trị bằng carbamate hoặc pyrethrins. Các mụn mủ nên được chọc để loại dịch và xử lý bằng chlorhexidien diacetate.

Y. pestis là một vi khuẩn tương đối nhạy cảm với các loại kháng sinh. Lựa chọn để điều trị cho người mắc bệnh thường là streptomycin, ngoài ra có thể sử dụng đơn gentamicin hay kết hợp doxyciline cho kết quả điều trị tương đương với streptomycin và tetracycline


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Mèo bị ngộ độc thuốc chuột

Mèo thường ngộ độc các loại thuốc diệt chuột vì mèo bắt phải chuột và ăn thịt chuột đã bị ngộ độc thuốc chuột hoặc mèo ăn phải thức ăn đã trộn thuốc chuột còn lại sau khi đánh bả chuột. Mèo ngộ độc thuốc chuột chết rất nhanh nếu không được cứu chữa kịp thời.

Các loại thuốc diệt chuột

Có nhiều loại thuốc diệt chuột, nhưng thường gặp mèo ngộ độc do 2 loại thuốc chuột phosphua kẽm, thuốc diệt chuột Trung Quốc.

Triệu chứng của mèo ngộ độc

Thời gian từ khi ăn phải thuốc chuột cho đến khi mèo có dấu hiệu ngộ độc tuỳ thuộc vào loại thuốc độc và lượng thuốc mà mèo ăn phải, thường từ 1-2 giờ sau.
Mèo ngộ độc thể hiện: đầu tiên đi lại bồn chồn, chảy dãi dớt, ngơ ngác, kêu nhiều một cách bất thường. Sau đó mèo nôn mửa liên tục, chảy nhiều dãi dớt trắng như bọt xà phòng hai bên mép, đôi khi mèo nôn ra dịch vàng (lẫn nước mật) và dịch màu hồng (chảy máu dạ dày), thở khó tăng dần, tim đạp rất nhanh (trên 100 nhịp/phút), nằm lăn lộn, giãy giụa và kêu gào thảm thiết. Một số mèo ỉa lỏng và phân có máu do chảy máu ruột, chân co giật... Mèo yếu dần, chân co cứng và chết trong tình trạng truỵ tim mạch sau thời gian 1-3 giờ.

Bệnh tích

Mổ khám mèo bệnh thấy niêm mạc dạ dày có tụ huyết và xuất huyết do tác động của thuốc chuột.
Phát hiện bệnh
Căn cứ theo dấu hiệu ngộ độc cảu mèo như mô tả trên.
Có đợt đánh bả chuột ở làng xóm hoặc ở khu phố cùng thời gian mèo có biểu hiện ngộ độc.

Phòng ngừa ngộ độc thuốc chuột
Khi đánh thuốc chuột ở làng xóm hoặc khu phố thì phải thông báo để các hộ gia đình nhốt mèo lại, phải nhốt mèo sau 2-3 hôm đánh thuốc chuột.
Thức ăn có trộn thuốc chuột còn thừa phải được dọn sạch và tiêu huỷ, chôn sâu hoặc cho vào hệ thống cống ngầm

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Vì sao mèo ăn cỏ

Nếu bạn để ý lũ mèo dù là mèo hoang hay mèo nuôi, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi chúng rất thường ăn cỏ. Mặc dù điều này trông có vẻ lạ, nhưng thực chất đó chỉ là một hoạt động bình thường ở mèo. Không chỉ thế, việc nhai cỏ còn đem lại nhiều lợi ích cho mèo.

Mèo ăn con mồi của mình cả phần ăn được và phần không ăn được (xương, lông,...) nên mèo thường dễ bị ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hoá. Việc nhai cỏ sẽ khiến mèo nôn, nhưng sẽ giúp mèo loại bỏ những vấn đề tiêu hoá của mình. Do đó, điều này thật tốt cho mèo chúng ta đúng không nào?


Mèo ăn cỏ được không?

Bổ sung Axit folic

Giống như sữa mẹ, nước cỏ chứa nhiều axit folic. Đây là loại vitamin cần thiết cho các chức năng và hỗ trợ cơ thể mèo sản xuất hemoglobi, một loại protein giúp đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu. Thực ra, với mèo, nước cỏ giống như nước trái cây đối với chúng ta vậy.

Cỏ là thuốc nhuận tràng tự nhiên

Đối với mèo, cỏ đóng vai trò như thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp chống lại bệnh khó tiêu. Nếu bạn nuôi mèo, bạn sẽ thường thấy chúng nôn ra những búi lông nhỏ ẩm ướt ở quanh nhà. Thế nhưng, nếu những búi lông đã đi đến tận sâu trong đường tiêu hoá, mèo cần cỏ như một chất xúc tác giúp nó có thể nôn những búi lông ấy ra. Và thực ra, việc tìm cỏ để giải quyết vấn đề của mình cũng là cách để chú mèo nhà ta tiết kiệm tiền khám bệnh cho chủ đấy chứ!

Vì vậy, việc nhai cỏ cũng không phải là một điều gì xấu, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mèo cưng, mà thậm chí, ngược lại, cỏ còn đem đến cho mèo nhiều lợi ích. Nếu nhà bạn nuôi mèo, hãy chắc chắn rằng cỏ xung quanh nhà không phải là loại cỏ độc hại, vì đôi khi hàm lượng thuốc diệt cỏ, hoá chất có trong cỏ mà mèo nhà bạn ăn phải sẽ khiến mèo bị ngộ độc. Để chắc chắn hơn, bạn có thể mua cỏ cho mèo một khay cỏ nhỏ, vừa để hỗ trợ sức khoẻ cho mèo, vừa để có khu vực cho mèo vui chơi. Nếu bạn có ý định trồng một khay cỏ nhỏ cho mèo cưng, bạn có thể cân nhắc đến cỏ lúa mì, lúa mạch, cỏ Orchard Grass, yến mạch nhé!


Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Viêm phổi ở mèo

Viêm phổi ở mèo là bệnh nhiễm trùng phổi do vi rút, nấm... hoặc hít phải chất gây nguy hiểm cho phổi. Căn bệnh ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ phổi chú mèo.

Sinh vật hoặc các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường hô hấp sẽ làm cho phổi mèo hoạt động yếu đi, quá trình trao đổi khí cũng hạn chế hơn. Cuối cùng, có thể mèo sẽ phải chịu các phản ứng miễn dịch, viêm nhiều biến đổi trong phổi.


Bệnh viêm phổi ở mèo sẽ ảnh hưởng đến một phần hay toàn bộ phổi của chúng.

Bệnh viêm phổi do các loại chất lỏng mà chú mèo hít phải là một trong những căn bệnh cấp tính, nếu không được điều trị sớm sẽ gây đe dọa cho tính mạng chú mèo cưng. Tuy nhiên, may mắn rằng loại bệnh viêm phổi này lại không phổ biến ở mèo.

1. Nguyên nhân:

Hai chức năng quan trọng của phổi là trao đổi khí và truyền dịch. Phổi có chức năng hấp thụ oxy và thải ra cacbonic., quá trình trao đổi phụ thuộc vào khả năng hít oxy của chú mèo và tình trạng trao đổi khí ở các huyết quản phổi. Khi ấy, giữa phổi và tim sẽ có mối liên hệ mật thiết để phân phối oxy cho cơ thể. Lúc này, khí cacbonic. được sản xuất trong các tế bào của chú mèo sẽ trao đổi với lượng oxy vừa hít vào. Cuối cùng, chú mèo kết thúc quá trình trao đổi khí bằng cách đẩy lượng cacbonic ra ngoài qua đường hô hấp. Bệnh viêm phổi sẽ xảy ra khi quá trình quan trọng này bị phá vỡ.

Có hai loại viêm phổi với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

- Viêm phổi truyền nhiễm:

Bệnh viêm phổi truyền nhiễm là căn bệnh do các loại virus, vi khuẩn, nấm hay các loại động vật được hít vào phổi mèo qua đường hô hấp. Hiện tượng nhiễm trùng sẽ xâm nhập vào các mô phổi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định rằng bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây nên thường sẽ được chữa khỏi nhanh chóng nếu được xử lý đúng và kịp thời.

- Bệnh viêm phổi do hít phải các chất gây kích ứng:

Loại viêm phổi này xảy ra khi chú mèo hít phải các dung dịch lỏng hoặc các loại hạt gây nên hiện tượng kích ứng và phản ứng miễn dịch. Lúc này, chú mèo sẽ gặp tình trạng khó thở, gần như chết đuối hoặc nôn mửa. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể xảy ra do mèo sử dụng các loại thuốc ở dạng lỏng không thích hợp với cơ thể. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc ở dạng lỏng cho những chú mèo là phải được dùng dưới dạng một ống tiêm và nhỏ vào miệng mèo một cách từ từ. Không nên cho các chú mèo cưng uống một lượng nước hoặc dung dịch thuốc nhiều và nhanh hơn so với khả năng nuốt của chúng.

2. Triệu chứng:

Triệu chứng lâm sàng của cả hai loại viêm phổi ở mèo đều giống nhau. Các triệu chứng sẽ là:

- Sốt: Chú mèo sẽ sốt do tình trạng viêm ở phổi, điều này cho thấy cơ thể mèo cưng phản xạ lại sự viêm nhiễm trong cơ thể.

- Khó thở

- Ho

- Mạch nhanh

- Chảy nước mũi màu vàng hoặc màu xanh lá cây

Một số trường hợp khi đặt ống nghe vào lồng ngực, ta sẽ nghe được âm thanh khò khè khi chú mèo thở. Nếu tình trạng rối loạn ở nhịp thở đã nặng sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy, nướu và màng nhầy trong miệng sẽ có màu xám hoặc hơi xanh. Nếu thấy mèo cưng của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến vấn đề hô hấp thì nhanh chóng đưa chú mèo đến gặp bác sĩ thú ý để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu bệnh viêm phổi trợ nặng, chú mèo sẽ có nguy cơ mắc hội chứng viêm toàn cơ thể. Nghĩa là, các chứng viêm trong phổi lây lan đến các phần còn lại của cơ thể. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan trong cơ thể chú mèo.

3. Chẩn đoán:

Bước đầu tiên giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác là cần xem xét bệnh sử đầy đủ của chú mèo và thực hiện kiểm tra tổng quát. Sau khi nghe phổi mèo bằng ống nghe, có thể bác sĩ thú y sẽ phát hiện những tiếng hít nặng và khò khè. Nếu có hiện tượng này, gần như chú mèo của bạn đã mắc bệnh viêm phổi.



Việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm phổi thường được bác sĩ cho biết sau khi thực hiện chụp X-quang lồng ngực chú mèo. Sau đó, có thể bác sĩ thú y sẽ cho thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để có được phương pháp điều trị thích hợp và tốt nhất cho bé mèo cưng.

4. Điều trị:

Một điều may mắn là hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm phổi đều có khả năng chữa khỏi. Việc chuẩn đoán và điều trị sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố đi kèm kết quả chụp X-quang và xét nghiệm như:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và việc điều trị viêm phổi ở mèo:

- Tuổi của con mèo

- Sức khỏe tổng thể của con mèo

- Điều kiện y tế hiện có

+ Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh là yếu tố bắt buộc phải dùng để thực hiện việc điều trị bất cứ căn bệnh nhiễm trùng nào do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, nhất thiết cần có lượng kháng sinh đủ cho việc bắt đầu quá trình điều trị. Nếu trường hợp chú mèo đã bước vào giai đoạn nặng, các bác sĩ thú y có thể sẽ yêu cầu chúng ta cho chú mèo nhập viện. Như vậy, chú mèo sẽ được theo dõi đúng cách, kịp thời và được hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị. Khi điều trị, nếu chú mèo có biểu hiện của việc mất nước hoặc điện giải sẽ có các bác sĩ thực hiện tiêm vào tĩnh mạch kịp thời.

+ Xác định và điều trị:

Cuối cùng, khi đã chẩn đoán được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm phổi, các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị chính xác đối với các loại virus, nấm, hoặc vi khuẩn. Và có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đưa chú mèo cưng đến bệnh viện để được thực hiện chụp X-quang nhiều lần nhằm theo dõi quá trình điều trị.

+ Hạn chế hoạt động:

Khi chú mèo trong quá trình điều trị, bạn nên hạn chế các hoạt động vận động mạnh của chú mèo cưng để góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích việc đặt các bé mèo nằm một chỗ hơn 2 giờ, bởi như vậy có thể làm cho các chất dịch tích lũy lại một chỗ trong phổi mèo cưng.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phổi ở mèo

Nếu chú mèo của bạn được tiêm chủng và được thăm khám sức khỏe định kỳ, chắc chắn bé mèo sẽ tránh được phần nào nguy cơ của bệnh truyền nhiễm và bệnh viêm phổi.

Không nên để chú mèo cưng của bạn chịu lạnh nếu thời tiết chuyển sang mùa Đông, nhất là ở miền Bắc nước ta. Nếu được, nên ủ ấm cho mèo cưng thường xuyên, tránh tình trạng cơ thể chúng yếu sức đề kháng.
https://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/