Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Các bệnh thường gặp ở chó

Bệnh ho cũi chó ( viêm phế quản truyền nhiễm )
Ho cũi chó là tên thường gọi của viêm phế quản truyền nhiễm, một loại bệnh thường gặp ở loài chó. Vào giai đoạn chuyển mùa ở miền Bắc, những chú cún cưng của bạn sẽ dễ bị mắc bệnh nhất vì độ ẩm tăng cao và có gió lạnh.
Để giảm nguy cơ cún cưng mắc bệnh ho cũi, bạn nên hạn chế đưa chúng đến những nơi công cộng, nơi tập trung nhiều động vật vào thời tiết giao mùa.
Nếu phát hiện chúng mắc bệnh ho cũi, tốt nhất bạn nên đưa tới phòng khám thú y. Trong một số trường hợp bệnh có thể tự khỏi, nhưng vẫn phải theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thú cưng và lưu ý giữ chúng không được tiếp xúc với những nơi có độ ẩm cao và khói thuốc lá.
Bệnh viêm dạ dày, ruột
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở chó mèo xảy ra phổ biến và quanh năm. Tuy nhiên thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm.
Bệnh viêm gan truyền nhiễm
Là bệnh lây lan rất nhanh, do virus Cannie Adenovirus-1 (CAV-1), các loài chó hoang dã và chó chưa được tiêm vaccine CVA-1 đều có thể mắc bệnh, đặc biệt với chó dưới một năm tuổi. Rất may bệnh này không lây sang người. Khi phát hiện thú cưng bị bệnh này, các bạn nên chủ yếu điều trị theo triệu chứng: bù nước, cân bằng điện giải, truyền dịch đường glucose, lactated Ringer và dùng các loại kháng sinh chống viêm nhiễm kế phát, vitamine, tăng chức năng gan thận, và chăm sóc theo chỉ định của các bác sỹ thú y.
Bệnh viêm phổi
Thường là bệnh kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác ở chó và mèo. Phát hiện sớm vật bị bệnh, chúng ta nên xử lý kịp thời, thực hiện vệ sinh thú y. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, khô thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông và điều trị bệnh theo nguyên tắc chung đó là dùng thuốc kháng sinh
Giữ ấm cho chó mèo là một trong những nguyên tắc phòng chống bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở chó, mèo là bệnh viêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay viêm phế quản nhỏ sau đó dẫn đến khí quản, nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh này xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết chuyển mùa từ cuối thu sang đông và đến đầu xuân. Khi thú cưng của bạn không may bị viêm phến quản thì việc đầu tiên phải giữ cho nơi ở của chúng sạch sẽ thoáng mát. Nên tiêm cho cún cưng và mèo cưng các loại vacxin: dại, care, viêm gan truyền nhiễm, ho,… để phòng bệnh bạn nhé.
Bệnh viêm phế quản ở chó mèo thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh
Bệnh viêm phế quản ở chó mèo thường xảy ra khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh
Bệnh Parrvovirus
Parvo là bệnh dễ lây lan ở chó, nhưng chó chưa chủng ngừa và chó con nhỏ hơn 4 tháng dễ mắc bệnh hơn. Virus tác động lên đường tiêu hóa ở chó và lây truyền khi chó bệnh tiếp xúc trực tiếp với chó khỏe hoặc mầm bệnh có trong phân, môi trường, hoặc con người. Virus có thể nhiễm lên chuồng trại, thức ăn và nước uống, vòng cổ, dây dắt, hay tay và quần áo của người tiếp xúc với chó bệnh.
Bệnh care (Sài sốt)
Bệnh care (Sài sốt) là một bệnh rất nguy hiểm ở chó và có thể gây chết chó con từ 2 - 6 tháng tuổi. Chó trưởng thành trên một năm tuổi ít thấy mắc bệnh này (ít chứ không phải là không có). Vì bệnh chưa có thuốc đặc trị nên thường chúng ta sẽ phải chữa trị các triệu chứng của chó, 1 số chó sau khi chữa trị thành công sẽ có di chứng thần kinh như: Đi choải chân, run rẩy khi đi lại,...
Đối với bệnh care, chưa có thuốc điều trị đặc biệt, khi chó bị bệnh thì cần phải cách ly để tránh lây lan sang chó khỏe và đưa chó đến các phòng khám thú y gần nhất để được hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên các bạn có thể tiêm phòng bệnh care cho cún cưng lúc chó 3 tháng tuổi bằng vắc xin phòng bệnh care.
Đối với bệnh Care bạn nên đưa thú cưng đến phòng khám thú y để được hướng dẫn điều trị
Bệnh dại
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhất của loài chó, mèo và dễ dàng lây lan sang con người qua tuyến nước bọn của thú cưng. Sự lây truyền của bệnh hầu như luôn luôn xảy ra khi một con vật không bị nhiễm bệnh bị cắn bởi một con vật bị nhiễm bệnh.
Hiện nay, bệnh dại không có thuốc điều trị tối ưu. Khi bệnh phát triển ở vật nuôi hay người, cái chết là gần như chắc chắn. Chỉ có một số ít người đã sống sót sau bệnh dại vì có chăm sóc y tế rất sâu. Đã có một số trường hợp báo cáo của chó còn sống sót sau nhiễm trùng, nhưng chúng thực sự rất hiếm.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhất ở chó, mèo
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ở chó, mèo có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Canis nguyên nhân của bệnh ghẻ có hình dạng quái gở với bốn cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm, đẻ trứng và nhân gấp bội về số lượng bề mặt da, gây dị ứng, ngứa và rụng lông, có thể lây lan sang người.
Loại ghẻ này không gây hại cho lắm, có thể phòng ngừa và điều trị như sau: thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho chó, mèo bằng một số loại lá chát hoặc xà bông chuyên dùng cho vật nuôi. Nếu thú cưng bị ghẻ, các bạn nên dùng một số thuốc bôi ngoài da hoặc dung dịch Sulfur, Benzylbenzoate,…
Bệnh ghẻ rất thường gặp ở chó, mèo

Bệnh đường tiết niệu
Nếu thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì có lẽ bạn nên nghi ngờ thú cưng của mình đã bị bệnh tiết niệu.
Có thể bạn đã biết nước tiểu có chức năng chủ yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Nước tiểu còn bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu được hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, ở cơ thể chó mèo đực có xương dương vật, cho nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Với trường hợp sỏi niệu, xương dương vật sẽ gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Ghẻ sarcoptes

Sarcoptes – nỗi ám ảnh bệnh ghẻ chó
Bệnh ghẻ trên chó luôn luôn là nỗi ám ảnh của người nuôi chó cũng như những chú chó bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên bộ lông của cún, thứ mà chúng luôn luôn tự hào và chau chuốt. Thật không may nếu cún của bạn lại mắc ghẻ, tuy nhiên, bạn không biết làm gì để giảm thiểu tình trạng ghẻ cũng như chăm sóc cún nếu lỡ như cún nhà bạn bị ghẻ??? Vậy nên hôm nay Dream pet sẽ cùng các bạn tìm hiểu và chia sẻ một số thông tin hữu ích về căn bệnh này cũng như biệp pháp phòng tránh, điều trị và chăm sóc cho những chú cún bị ghẻ nhé!!!

Bệnh ghẻ trên chó là gì??


Bệnh ghẻ do con ghẻ gây ra có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var.canis, hình dạng quái gở với 4 cặp chân kép sắc nhọn, xâm nhiễm,đẻ trứng và đào những rãnh sâu loằng ngoằng dưới bề mặt da rồi đẻ trứng vào trong đấy.

Triệu chứng của bệnh ghẻ trên chó:


Khi thú cưng của bạn bị ghẻ sẽ có một số triệu chứng bệnh điển hình như:

Thường xuyên ngứa, gãi liên tục có thể dẫn đến trầy xước da hình thành mủ
Rụng lông đặc biệt có thể thấy rõ ở những chú cún lông dầy và dài. Rụng lông rất nhanh tạo thành những mảng lông dầy mỏng khác nhau
Da có những nốt phát ban
Hình thành vảy hoặc lớp vỏ ở những vùng bị ảnh hưởng
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ trên chó:
Bệnh ghẻ được lây truyền thông qua động vậy trung gian là ve chó. Ve chó hút máu của động vật bị bệnh và lưu giữ mầm bệnh. Khi động vật khỏe mạnh tiếp xúc hoặc chơi đùa với động vật mắc ghẻ.Ve sẽ di chuyển từ cơ thể động vật mắc sang cơ thể của động vật khỏe mạnh tiến hành hút máu và vô tình truyền mầm bệnh sang động vật khỏe mạnh

Bệnh ghẻ cũng được truyền lây qua nhau thai từ mẹ sang con.

Phương pháp chẩn đoán


Khi bạn thấy thú cưng của mình có những biểu hiện như trên. Bạn nêu đưa chúng tới những bệnh viện thú y để được kiểm tra chẩn đoán sớm bệnh cái ghẻ từ đó có những phương pháp điều trị và dùng thuốc thích hợp.

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh ghẻ trên chó, các bác sĩ thú y sẽ lấy mẫu da thú cưng của bạn bằng cách dùng dụng cụ chuyên dụng tách phần da bị ảnh hưởng sau đó là kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm trứng và con ghẻ. Phương pháp này hiện nay khá phổ thông và cho kết quả chính xác.

Điều trị và phòng tránh
Để điều trị bệnh ghẻ bác sĩ thú y sẽ đưa ra cho bạn phác đồ với sự kết hợp điều trị giữa sữa tắm và thuốc uống/tiêm

Bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian để làm se phần bề mặt da bị tổn thương do con vật gãi và liếm như tắm bằng nước lá trà xanh, vỏ cây xà cừ,… Tuy nhiên việc tắm gội chỉ là diệt trừ ve rận trên bề mặt da của thú cưng, để điều trị bên trong với thuốc đặc hiệu là điều cần thiết. Việc điều trị ghẻ cần thời gian lâu dài và có thể kéo dài từ 3-6 tuần tùy theo mức độ.

Nếu thú cưng của bạn bị ghẻ bạn nên loại bỏ toàn bộ lớp lông trên phần da bị ảnh hưởng do:

Phần lông có thể làm bẩn vùng da ảnh hưởng dẫn đến nhiễm trùng kế phát
Loại bỏ phần lông để dễ dàng vệ sinh cũng như điều trị cho phần da bị ảnh hưởng
Rất tiếc hiện nay chưa có một biện pháp phòng ngừa cụ thể cho chó tuy nhiên. Chúng ta có thể phòng tránh cho chúng bằng cách

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ chó thú cưng
Tránh cho thú cưng tiếp xúc hoặc chơi đùa với động vật bị bệnh
Giữ chế độ ăn và luyện tập phù hợp để thú cưng luôn có hệ miễn dịch khỏe mạnh
Chuồng nuôi hoặc khu ở của thú cưng luôn được sạch sẽ, thoáng mát.
Trên đây là một vái chia sẻ của các bác sĩ thú y tại bệnh viện thú y Dreampet. Hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn cũng như con cún của bạn
Phòng khám thú y Animal care
20 ngõ 424 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
tell  02422461946 hotline 0978776099
fanpage https://www.facebook.com/phongkhamthuyanimalcarethuykhue
https://www.facebook.com/phongkhamthuyanimalcarethuykhue