Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Món ăn cuả người mèo có thể ăn

Một số món của người meò có thể ăn
1.Thịt:

Mèo là động vật ăn thịt. Chúng cần nhiều protein trong thịt để có một trái tim dẻo dai, tinh mắt, và một hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Thịt bò, gà nấu chín là một cách tuyệt vời để mang lại điều đó cho bé. Đừng cho bé mèo của bạn ăn thịt sống. Nếu bạn không ăn thịt, cũng không cần phải cho bé ăn thịt.
2.Ngũ cốc nguyên hạt:
Yến mạch chứa rất nhiều protein, và cũng dễ chế biến. Nhiều bé mèo thích ăn ngô, hoặc cháo ngô. Bạn cũng có thể thử gạo lức, lúa mạch, lúa mì… nhưng cần phải trộn chúng lên. Các bé mèo còn thích ăn những hạt nhỏ như kiểu hạt kê. Bạn nhớ phải nấu chín ngũ cốc để các bé mèo có thể tiêu hóa tốt nhất. Một số bé mèo còn ăn được cả bánh mỳ nữa.
3. Cá:
Trong cá có rất nhiều acid béo omega-3, chất này giúp cho mắt mèo luôn tinh tường. Cá hộp hay nấu đều có thể cho mèo ăn được cả, nhưng đừng chia sẻ món sushi nhé.
4.Trứng:
Trứng cũng là một nguồn protein đáng kể cho bé mèo của bạn đấy nhé. Nhưng nhớ là phải nấu chín, trứng sống cũng gây hại cho bé mèo như thịt và cá sống vậy.

5.Rau quả:
Không có nhiều chú mèo thích ăn rau, và trái cây thì còn ít hơn nữa(vì chúng không cảm nhận được vị ngọt). Nhưng đây là một nguồn vitamin dồi dào, và các bé mèo cần bổ sung nước và chất xơ từ rau củ để hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể cho bé ăn dưa chuột hoặc dưa vàng tươi, hoặc bông cải, măng tây hấp, hoặc khoai tây nghiền…
6. Phô mai:
Phô mai chứa rất nhiều protein trong một khối lượng nhỏ. Nhưng protein trong phô mai không “hoàn hảo” như trong thịt, cá, trứng. Bù lại, phô mai chứa rất nhiều canxi tốt cho sự phát triển của xương và lông mèo.
 Một số món không nên cho mèo ăn:
Hãy thận trọng khi dùng những món sau đây, chúng có hại đối với các bé mèo:

Chocolate
Nho và nho khô
Hành và tỏi
Các loại hạt cứng
Men sống
Thức uống có cồn
Xylitol hay các món bánh kẹo có chất tạo ngọt nhân tạo
Khi bạn ăn những thứ trên đây, hãy đảm bảo không gây tò mò cho bé mèo của bạn khiến bé tìm cách nếm thử.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Chăm sóc chó già

Mỗi một con chó đều trải qua quá trình  lão hóa, và có nhiều biểu hiện khác thường..


Khi nào thì chó được coi là “về già”?

Thật sự không có một độ tuổi chính xác để xác định chó của bạn đã “về già” hay chưa. Tuy nhiên, theo ý kiến của các Bác Sỹ Thú Y thì chó già là những con chó đang sống trong 1/3 những năm cuối của đời sống chó.

Ví dụ: vòng đời trung bình của giống chó cỡ lớn Great Dane là 9 năm, thì chó từ 6 – 9 tuổi được xem là chó già; hay giống chó cỡ nhỏ Poodle sẽ là năm 10 – 15 tuổi vì vòng đời trung bình của Poodle là 15 năm.

Đây không phải là những con số ước lượng chính xác mà chúng chỉ mang tính chất tham khảo và đối chiếu thêm. Vì thế, đừng quá phục thuộc vào những số liệu này bởi lẽ, lão hóa là một quá trình diễn tiến từ từ và kéo dài trong suốt cuộc đời.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà ta xác định “tuổi già” cho một con chó. Có những trường hợp, mặc dù chó đã được xác nhận là đã già vào độ tuổi nhất định, tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động mạnh mẽ và năng động như lúc còn trẻ. Lại có một số trường hợp khác, chó chưa đến độ tuổi về già thì đã già do yếu tố thể chất hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như chấn thương, gen xấu, môi trường bên ngoài, dinh dưỡng…

Thay đổi thường thấy nhất ở chó già là gì?

Bệnh răng miệng. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 80% chó bị bệnh về lợi, khi mới được 3 tuổi. Chế độ chăm sóc răng miệng bao gồm đánh răng, kiểm tra răng miệng, và cạo vôi răng nên được duy trì thường xuyên.

Chó già thường có xu hướng thay đổi màu lông => đen thành trắng, giống như người gọi là tóc bạc.

Vận động có quan trọng đối với chó già?

Rất quan trọng. Các bài tập luyện và sự giám sát của chủ nuôi rất quan trọng đối với bất kì giai đoạn nào trong đời sống của chó. Tuy nhiên, với chó già, bạn cần điều chỉnh mức độ và cường độ luyện tập phù hợp với thể chất của chó. Nếu chó già không sử dụng cơ bắp, chúng sẽ mất khối lượng cơ, và dần dần gặp khó khăn trong việc di chuyển. Những bước đi ngắn thường xuyên hay bơi lội sẽ giúp chó giữ dáng và kiểm soát cân nặng. Nếu chó nhà bạn đang bị viêm khớp, các khớp cứng và sưng đỏ, hãy thêm một đoạn đường ray để giúp chó lên xuống cầu thang dễ dàng. Việc này không những giúp chó già vận động, mà còn làm giảm áp lực cơ thể lên các khớp gối, giúp chó già mạnh khỏe hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt cho chó già thay đổi như thế nào?

Một trong những căn bệnh nghiêm trọng mà chó già thường gặp nhất là béo phì. Tuy nhiên, căn bệnh này lại rất dễ phòng tránh và ngăn ngừa. Khi già đi, tốc độ chuyển hóa trong cơ thể chó suy giảm, nên lượng năng lượng cần thiết sẽ giảm xuống. Nếu bạn tiếp tục cho chó già ăn lượng thức ăn như khi còn trẻ, thì cơ thể chúng sẽ dễ tích tụ mỡ, dẫn đến khả năng mắc các bệnh khác như cao huyết áp, viêm khớp…

Ngoài ra, nếu chó già sống trong miền khí hậu lạnh, bạn hãy đặt giường của chó ở một nơi ấm áp trong căn nhà. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích nếu chó già bị bệnh viêm khớp. Bạn cũng nhớ chích ngừa đầy đủ cho chó già, vì khi già đi, cơ thể chúng không còn đề kháng tốt như khi còn trẻ, dễ mắc phải những bệnh nhiễm trùng.

Da lông của chó già sẽ thay đổi như thế nào?

Da và lông sẽ thay đổi khi chó già đi như vùng lông quanh méo sẽ có màu xám, bộ lông mỏng đi và nhạt màu. Ngoài ra, khi lông chó già mỏng và nhạt màu còn là báo hiệu của chứng suy dinh dưỡng hay một loại bệnh khác. Bạn nên đưa chó đi BSTY để kiểm tra. Nếu chó già được chuẩn đoán là bình thường, bạn nên bổ sung axít béo như omega 3 và omega 6 để da lông chó già khỏe hơn. Nhưng nếu da của chó già cũng mỏng đi, kém đàn hồi, dễ rách và bị tổn thương, bạn nên kiểm tra thêm xem, trên người chó già có xuất hiện các vết bầm, cục u, hay những vết thương không lành nào không. Sau đó, đưa chó già và những đồ vật có thể gây ra các vết thương trên đến BSTY để chẩn bệnh.

Tại sao chó già không nhận ra chủ và từ chối các câu mệnh lệnh?

Hầu hết chủ nuôi và BSTY nghĩ rằng đây chỉ là dấu hiện của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, những dấu hiệu này (và dấu hiệu khác – như lạc trong nhà, thay đổi giờ giấc ngủ, nhầm lẫn, và giảm sự chú ý) có thể là triệu chứng của bệnh Rối Loạn Nhận Thức (RLNT). Nếu bạn nghĩ rằng chó già có những dấu hiệu của bệnh RLNT, hãy mang chó đi khám ngay. Hiện tại, bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn có thể dùng Anipryl để điều trị triệu chứng trên. Nếu loại thuốc này có tác dụng tốt ở chó già nhà bạn, chó già sẽ phải uống thuốc trong suốt quãng đời còn lại.

Viêm khớp là gì và tại sao chó già lại bị viêm khớp?

Viêm khớp là một tình trạng diễn tiến bao gồm việc hư sụn, và viêm một mối khớp dẫn đến việc đau và sưng khớp. Rất nhiều thú cưng có vấn đề về khớp bẩm sinh hay bị tổn thương một mối khớp sẽ dẫn đến viêm khớp ở mối khớp đó. Chó béo phì mà không được tập thể dục thường xuyên dễ mắc bệnh viêm khớp. Chó già cũng thường mắc bệnh viêm khớp do béo phì, và các yếu tố khác như dinh dưỡng và vận động.


Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Bênhj toxoplasma ở mèo

1. Triệu chứng mèo bị toxoplasma
Phần lớn mèo không biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, một số mèo cũng biểu hiện thành triệu chứng như: mệt mỏi, lờ đờ, mất tính thèm ăn, sốt. Những triệu chứng trên phần lớn thấy ở mèo con và mèo non.
Một vài triệu chứng khác bao gồm: viêm mắt, viêm phổi, viêm gan, nôn mửa và ỉa chảy, tăng số lượng bạch cầu.

2. Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu. Cũng có thể kiểm tra phân, tuy nhiên cách này chỉ thực hiện được khi Toxoplasma gondii thải noãn nang (oocysts) ra ngoài qua phân vào cùng thời điểm đó. Tuy nhiên noãn nang cũng rất dễ nhầm với noãn nang của các kí sinh trùng khác. Vì vậy mẫu máu là tốt nhất và chính xác nhất cho việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma.
Vòng truyền lây của bệnh:
[​IMG]

3. Điều trị
Thuốc thường được dùng là kháng sinh clindamycin có tác dụng tốt với bệnh Toxoplasma ở mèo. Một số thuốc khác cũng thường được sử dụng là pyrimethamine và sulfadiazine. Hai thuốc này phối hợp với nhau để ngăn chặn sự phát triển của Toxoplasma.
Pyrimethamine có thể không tốt với một số mèo, tuy nhiên nếu dùng với một lượng nhỏ thì cũng không ảnh hưởng gì.
Việc điều trị càng được thực hiện sớm càng tốt. Trong trường hợp bệnh cấp tính đôi khi phải dùng kháng sinh liều cao ngày từ lần điều trị đầu tiên. Nếu việc điều trị không có tiến triển trong vòng 2 đến 3 ngày thì việc chẩn đoán bệnh Toxoplasma cần phải xem xét lại.

4. Phòng bệnh
Không có vaccine phòng bệnh Toxoplasma cho mèo và các động vật khác, kể cả người.
Cách phòng bệnh tốt nhất là:
+ tẩy giun sán đinh kỳ
+ Giữ mèo ở những nơi sạch sẽ.
+ Chỉ cho mèo ăn thịt đã nấu chín hoặc các thức ăn chế biến sẵn đảm bảo vệ sinh.
.......................
Vì bệnh Toxoplasma là một bệnh truyền nhiễm giữa mèo, động vật khác và người. Vì vậy chúng ta cần phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc với mèo, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Chú ý khi huấn luyện chó mới mua

Khi bạn mới đem cho becgie con về nhà hãy cho người bản nhỏ được nằm ấm áp và được ăn uống đồ nóng. Điều đó sẽ giúp chu ta cảm thấy thoải mái với môi trường mới.
c
- Khi đem chó con đến khám nơi bac sỹ thú y, bạn nên cố gằng đừng để chó con tiếp xúc với môi trườn chung quanh đầy dãy những ốm đau. Cố gắng ôm chó con trong lòng va tốt nhất đừng để chó con cảm thấy bạn đang lo lắng. Hãy giúp chó con đỡ sọ và chơi đùa cùng chú.

- Hãy cho chú chó con một góc ngủ riêng, nơi mà không có một ai quấy rầy kể cả nhưng con vật khác của bạn. Chó con đôi khi cần những phút giây yên tĩnh thoải mái.

- Cố gắng hàng ngày bỏ chút thời gian chơi với chó con, đừng để chó con một mình quá lâu sẽ làm chó con trở nên hư hỏng, khó dạy dỗ. Những trò chơi vui vẻ sẽ khuyến khích cho con vận động tăng thể lực và độ cứng cho xương.

- Đừng bắt chó con tập luyện quá sức. Bạn nên nhớ chó 1 tuổi chỉ tương đương với một cậu bế 7 tuổi. Bởi vậy không thể vận động va tập luyện quá khả năng chịu đựng. Bạn phải cố gắng giúp chó con hiểu được tên của chú. Đôi khi chó con cũng sẻ trở nên bướng bỉnh với những bài tập, tuy nhiên phải tỏ rõ thái độ với nhưng cái gì đúng, cái gì sai. Điều quan trong nhất là đưng bao giờ giữ khoảng cách chủ tớ với chó con. Hãy để khoẳng cách đó là tình bạn.

- Hãy la lên và cố tỏ vẻ rất đau mỗi khi chó con cắn đùa vào tay bạn điều đó se giúp chó con hiểu rằng đó không phải là trò chơi mà bạn muốn và dừng lại thay vì bạn quay ra quát mắng người bạn nhỏ của mình.

- Phải quyết khẳng định cho chó con điều gì là không thể được chấp nhận trong nhà nếu như ban không muốn chó con biến sofa trong phòng khách thành cái giường ngủ của riêng chúng sau này.

- Đừng ủng hộ nhưng pha nhảy phắp lên người chỉ bởi vì chó con nhin đáng yêu. Lơn lên điều đó sẽ làm phiền bạn rất nhiều.

- Hãy luôn nhớ rằng dạy chó con hiểu được tên chúng. Cố gắng hoà đồng chúng với những trò chơi vui vẻ. Nhưng khi bạn quat mắng chúng thì cố gắng đừng nhắc đến tên chúng. Cái tên chỉ nên nhắc đến lúc nào được thưởng, hoặc được ăn. Tránh không để chó con hiểu lầm mỗi lần bạn gọi tên.

-Ngay từ khi bạn mơi có chó con, hãy cho chú thấy đến với bạn là điều tuyện với nhất. Hãy luôn luôn tạo cho chó con cảm thấy hạnh phúc mỗi lần bạn gọi tên chú. Như vậy chìa khoá để bién chú chó con tinh nghịch thành một người bạn chung thành, thông minh là ở nơi bạn.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Cách chăm sóc chó pug

Chó pug hiện đang được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới bởi thân hình mũm mĩm, đáng yêu, khuôn mặt xệ với nhiều lớp rất ngộ nghĩnh. Đặc biệt là giá chó pug ở Việt Nam đang khá thấp và chúng cũng rất dễ nuôi, không kén ăn, không tốn nhiều công chăm sóc như các giống chó cảnh khác. Tuy nhiên, do tính cách lười biếng lại tham ăn, chó pug dễ mắc bệnh béo phì dẫn đến giảm đáng kể tuổi thọ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó pug con và trưởng thành khoa học, đúng cách.

Như đã nói trên, chó Pug không kén ăn, có thể ăn ngon lành bất cứ thứ gì bạn cho. Tuy nhiên bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn của pug, vì chúng rất phàm ăn nên bạn cho bao nhiêu sẽ hết bấy nhiêu. Nhất là chế độ ăn tại VN rất giàu tinh bột (từ cơm, cháo, bánh mì, bún,…) khiến những em pug rất dễ mắc bệnh béo phì.

Khối lượng như thế nào là hợp lý? Thông thường 1 em pug sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% khối lượng cơ thể, tùy theo mức độ hoạt động và độ tuổi của pug. Những em hoạt động nhiều hoặc còn nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, sẽ cần nhiều hơn mức 3% (khoảng 3%). Vừa nhỏ vừa hoạt động nhiều có thể sẽ cần tới 4%. Ngược lại, những chú chó pug ở tuổi đã “xế chiều” sẽ cần khối lượng thức ăn ít hơn, chỉ khoảng 2.8%, nếu hoạt động nhiều thì 3% là đủ.

Chế độ dinh dưỡng cần giàu protein (từ thịt, cá, nội tạng), chiếm từ 20 – 25% khối lượng thức ăn, chất béo chiến từ 10 – 15%. Ngoài ra cần bổ sung chất xơ, tinh bột và vitamin.
Chó pug không cần tập thể dục nhiều. Không giống nhiều giống chó cảnh khác (có thể phá phách, cắn xé, cào, tha lôi đồ đạc nếu bạn nhốt trong nhà quá lâu), chó pug khá ngoan ngoãn khi nhốt trong nhà cả ngày, chúng có thể nằm im một chỗ chờ chủ về, hoặc cùng lắm chỉ chạy đi chạy lại cho đỡ mỏi người.

Tuy nhiên để tránh cho chúng bị béo phì và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, bạn nên cho em pug ra ngoài đi dạo và tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày. Có thể cho chơi các trò đuổi bắt bóng hoặc gậy. Chó pug gần như không có bản năng săn mồi nên không biết chơi trò này, nhưng vẫn có thể chơi nếu bạn dậy chúng.
Cũng có thể cho chúng chạy bền, bạn ngồi trên xe chạy vòng vòng trong công viên và dắt chúng theo, một cách rất hữu hiệu để đốt mỡ thừa. Tuy nhiên pug không giai sức, chúng sẽ rất nhanh mệt, không nên cho chúng tập quá sức, chúng có thể “lăn ra” vì sốc nhiệt nếu trời nóng.

Chó pug chịu nóng và lạnh đều rất kém, chúng dễ bị sốc nhiệt nếu chơi ngoài trời quá nóng, hoặc bị cảm lạnh nếu dính mưa (dù trời không quá lạnh). Bạn nên để chúng chơi trong nhà trong mùa hè và chỉ cho ra ngoài vào sáng sớm hoặc hiều muộn. Mùa đông bạn cần mặc quần áo ấm cho chúng, không để nằm dưới sàn mà phải có vải lót bên dưới, có đệm cho chó thì quá tốt. Nếu em pug sạch sẽ (và bạn chưa có gấu) thì có thể ôm luôn đi ngủ cho ấm, em pug rất mập, da chúng cũng mềm mại nên ôm đi ngủ rất thích.

Pug có lông ngắn nên không cần phải tắm nhiều, 1 năm 2 – 3 lần là đủ . Tuy nhiên do chúng hay lê la và nghịch bẩn, nên nếu bạn cho chúng ra ngoài chơi nhiều thì phải tắm cho chúng thường xuyên, khoảng 2 – 3 tháng / lần. Tắm xong cần phải sấy khô lông nhanh chóng để tránh bị cảm lạnh.

Đánh răng cho pug cũng rất cần thiết, mình thấy không nhiều bạn nuôi pug chú ý đến việc này. Pug có cái lưỡi siêu dai, miệng siêu rộng, chúng lại rất hay liếm mặt chủ nên bạn sẽ muốn chúng liếm khi miệng thơm tho, hơn là khi cả năm trời không oánh răng. 1 tuần đánh răng ít nhất 1 lần là cần thiết, nếu có nhiều thời gian hơn thì 2 lần / tuần. Mỗi lần đánh răng bạn nên lau mặt cho chúng luôn, nhất là vùng lông dưới mắt do chúng hay chảy nước mắt, dẫn đến lông bị bết và bẩn.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Biểu hiện chó bị hóc xương

Chó có đặc tính là ăn nhanh nhiều khi ăn không kịp nhai mà nuốt luôn thức ăn. Chính vì vậy khi cho chó ăn xương thường hay bị hóc.

Chó bị hóc xương rất nguy hiểm, có thể xương đâm vào thực quản , vào hầu, ..hoặc thủng ruột
Triệu chứng của chó hóc xương
- Chó khạc liên tục
- chảy dãi nhiều
- không ăn uống được
- sau vài giờ mồm có mùi rất hôi thối do xương phân hủy
Cần chú ý phân biệt với chó bị viêm đường hô hấp và một số bệnh khác cũng có dấu hiệu ho khạc
Vậy cần làm gì khi chó bị hóc xương
Cách 1: Theo kinh nghiệm bản thân, trong trường hợp này, bạn nên đeo bao tay, nhờ một người thân nữa giúp. Bạn nhờ người thân giữ chặt tay chân chó ( mèo) vì chúng sẽ giãy rất là dữ. Dùng tay khéo léo bóp miệng mèo (tránh chỗ răng nanh) rồi dùng cây gắp/nhíp loại lớn để gắp ra là xong.

> Lưu ý xương to thường hay hóc ở sâu trong cuống học và ghim vào nướu, thực hiện nhẹ nhàng, từ từ rút xương ra.

Cách 2: Bạn cũng có thể chữa hóc xương cho chó, mèo bằng cách cho chúng ngậm vỏ cam, vì vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm. Sau vài phút sẽ “hủy” được xương cá. ( Lưu ý, chỉ có tác dụng với trường hợp chó bị hóc xương cá nhỏ).

Cách 3: Khi đã áp dụng những cách chữa chó bị hóc xương nêu trên mà không hiệu quả, tốt nhất bạn nên cho cho đến bác sỹ thú y để điều trị càng sớm càng tốt.

Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h