Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Cách trị rận tai cho mèo





Rận tai là những con vật ký sinh rất nhỏ có hình như con cua, nếu như không điều trị đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi sinh, lên men và nhiễm trùng; nếu nặng có thể gây tổn thương nhĩ tai, dẫn đến xuất huyết hay gây điếc.

Rận tai (Otodectes cynotis) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng viêm tai ngoài ở mèo ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở mèo con và mèo choai. Chúng có thể lây từ mèo bố mẹ sang mèo con, không lây sang người.
TRIỆU CHỨNG
 Triệu chứng thường thấy nhất là mèo thường xuyên gãi tai và lắc đầu. ve tai gây kích ứng, và do đó mèo thường cho chân lên để gãi.  Móng vuốt của con mèo có thể phá vỡ bề mặt da, dẫn đến thêm đau nhức, chảy máu, và trong một số trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.  Một con mèo đã bị bọ ve tai trong một thời gian dài có thể phát triển polyp viêm (tức là cục u hoặc tăng trưởng) trong ống tai của họ, và vỉ máu trên vành tai của họ do cọ xát liên tục và trầy xước.  Ngoài ra, tai bên ngoài có thể bị viêm và tạo mủ hoặc màng nhĩ của con mèo có thể bị rách, dẫn đến vấn đề cân bằng và các vấn đề khác mà yêu cầu sự giúp đỡ của bác sỹ thú y.
Một con mèo bị ve tai thường xuyên sẽ giữ đầu của nó nghiêng  sang một bên. Đây là một dấu hiệu chung của tai khó chịu  


Mỗi con mèo nhiễm rận tai có sự phản ứng khác nhau. Vài con xem ra chẳng thấy bị ảnh hưởng gì dù số rận trong tai không ít nhưng một số con khác lại ngứa ngáy dữ dội dù chỉ nhiễm có mấy con. Nguyên nhân có lẽ là do nhạy cảm với ấu trùng của rận tai. Ngoài ra, rận tai cũng làm kích thích tăng tiết ráy tai. Ráy tai tiết ra nhiều gây viêm nhiễm làm cho mèo thấy khó chịu.
 Một trong những triệu chứng nhiễm rận tai là mèo có ráy tai dày đặc, màu tối sẫm như bã cà phê.

Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu, bạn cần phải bắt được con mèo kiểm tra bởi mbác sĩ thú y. Các bác sĩ thú y sẽ sử dụng một số kỹ thuật để chẩn đoán vấn đề của con mèo của bạn.
Thực tế cho thấy, mèo cũng hình thành được sự miễn dịch với rận tai, điều đó giải thích tại sao rận tai gây hại cho mèo nhỏ hơn là mèo đã trưởng thành. Ví dụ, không có gì là bất thường khi mèo con thể hiện rõ tất cả các triệu chứng bị nhiễm rận tai trong khi mẹ nó chẳng thấy có biểu hiện nào về chuyện bị nhiễm rận trong khi tai nó cũng có ti tỉ rận. Sự gia tăng miễn dịch cũng giải thích tại sao mèo bị tái nhiễm rận tai thì không thấy khó chịu nhiều như lần nhiễm đầu tiên.

Điều trị:
Điều quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành điều trị là phải làm sạch tai mèo. Lấy hết ráy tai là đã rũ bỏ được vô khối rận tai rồi. Tuy nhiên chủ mèo không nên tự ý làm chuyện này vì có thể gây tổn thương cho tai mèo.

Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc, thường dùng thuốc nhỏ tai. Thuốc nhỏ tai không giết hết rận được nhưng sẽ phòng ngừa việc tái nhiễm và giảm sưng viêm. Cần tiếp tục tiến hành điều trị tại nhà trong ít nhất 1 tháng để kết thúc vòng đời phát triển của rận tai (kéo dài 3 tuần). Nếu ngưng điều trị vì thấy mèo không còn gãi tai thì sẽ làm cho rận tiếp tục phát triển gấp bội. Việc tái khám là rất cần thiết.

Đôi khi việc nhiễm rận tai cứ tái diễn dai dẳng. Trong một ngôi nhà có nuôi nhiều chó mèo thì con mèo đã miễn nhiễm với rận (nhưng vẫn có rận) có thể lây rận lại cho một con mèo vừa mới chữa khỏi rận. Vì thế nên một con nhiễm thì phải chữa hết cho cả hội.

Dù rận thường chỉ sống trong tai nhưng đôi khi rận cũng di cư sang những khu vực lân cận tai. 
HÃY LIÊN HỆ VỚI BÁC SỸ THÚ Y ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT VỀ RẬN TAI CHO MÈO NHÀ BẠN

-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Cách cắt móng cho mèo

Cách cắt móng vuốt cho mèo
Cắt móng vuốt cho mèo sẽ giúp bảo vệ đồ nội thất trong nhà khỏi bị hư hỏng. Nó cũng giúp bạn tiết kiệm một khoản nhỏ cho dịch vụ chăm sóc và tỉa móng tại các trạm thú y. Một chú mèo nên được tập thói quen “bị” cắt móng ngay từ nhỏ (tất nhiên, trong trường hợp bạn chăm nó như thú cưng và xem như người bạn chứ không phải nuôi để bắt chuột hay côn trùng).
Để “dụ” được mèo chịu cắt móng, bạn phải thực hiện một cách cẩn trọng, vuốt nhẹ nhàng và xoa bóp bàn chân mèo. Một số mèo khó tính sẽ không chịu nằm yên cho bạn cắt. Trong trường hợp này bạn phải áp dụng chiến thuật từ từ mà tiến, tức là mỗi lần cắt vài móng. Sau nhiều lần, móng nhọn trên cả 4 chân sẽ được xử lý hết. Bác sỹ khuyên nên cắt móng sau khi mèo đã có một giấc ngủ trưa dài thoải mái. Nếu mèo của bạn phản ứng mạnh, có thể sử dụng sản phẩm Felifriend phun lên tay của bạn. Mùi thuốc sẽ làm mèo dịu xuống.

CÁCH CẮT:
Khi cắt, bạn giữ chân mèo trong tay. Ngón tay cái phía trên ngón chân mèo, các ngón tay còn lại sẽ ở dưới. Dùng ngón giữa hoặc ngón trỏ của bạn tạo một lực đẩy từ dưới lên vào phía trước ngón chân mèo để móng của mèo lộ ra một cách rõ ràng.



Hãy thật chú ý nhé, bạn sẽ thấy ở giữa móng có một điểm hình tam giác màu hồng. KHÔNG CẮT VÀO ĐIỂM NÀY vì nơi đó tập trung một số mạch máu và các dây thần kinh của mèo. Nếu bạn vô tình cắt phạm sẽ gây đau và chảy máu cho mèo. Nếu thật sự không may, hãy nhanh chóng sử dụng dụng cụ bút cầm máu Silver Nitrate hoặc Potassium của Permaganate. Nếu không có những dụng cụ này, hãy sử dụng bột hoặc bông, máu sẽ ngưng chảy sau 5 phút.



Có nhiều loại đồ cắt móng khác nhau, bạn có thể sử dụng dụng cụ cắt móng cho người hoặc sản phẩm chuyên dụng dùng riêng cho vuốt mèo mua tại các petshop. Dụng cụ cắt móng cho mèo phải thật sắc để móng mèo được xử lý nhanh gọn thay vì bị vặn vẹo một cách đáng thương.



Nhì thật kỹ điểm cắt trong hình này nhé.



Móng vuốt của mèo sẽ dần dần dài trở lại. Bạn hãy chăm sóc lại bộ móng cho chúng trong sau 3 – 4 tuần.

(Theo cat-world.com.au)

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Vì sao chó thích gặm xương

Chó thích gặm xương là điều mà ai cũng biết nhưng lí do của hành động này thì mới chỉ được các nhà khoa học tìm ra trong một nghiên cứu gần đây.



chó thích gặm xương
Đặc tính thích gặm xương của loài chó là yếu tố di truyền và vẫn được lưu giữ sau hàng triệu năm tiến hóa. Thời cổ đại, tổ tiên chó ngày nay là những con thú săn mồi, với khẩu phần ăn chủ yếu là thịt các loài động vật hoang dã. Quá trình chọn lọc tự nhiên giữ lại những con chó có bộ hàm khỏe với khả năng săn mồi tốt hơn.

Tiến sĩ Joao Munoz-Doran từ Đại học Quốc gia Colombia, Mỹ, cho biết,việc nghiên cứu các đặc tính của hơn 300 loài chó giúp ông và các đồng nghiệp tạo ra được gia phả loài chó. Yếu tố được dùng để phân loại chính là chế độ ăn của từng loài.

Ông Doran khẳng định: “Có 3 loại chó là chó ăn thịt, hypercarnivores và chó ăn tạp”. Tổ tiên của loài chó ngày nay được phân vào lớp hypercarnivores (70% khẩu phần ăn hàng ngày là thịt).

Phân tích kết cấu hộp so cho thấy, những con chó này nay có cơ hàm khỏe và răng nanh lớn hơn chó cổ đại săn mồi theo bầy đàn thời xưa. 8 triệu năm trước, Trái đất có nhiều bình nguyên rộng lớn, thuận lợi cho sự phát triển của những loài động vật ăn cỏ. Điều kiện tự nhiên tốt giúp kích cỡ những con vật ăn cỏ lớn hơn, buộc loài chó phải săn bắt theo đàn để hạ gục con mồi.

Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp những con có có xương hàm khỏe, răng nanh lớn hơn có ưu thế trong quá trình đi săn. Và để đủ sức ngoạm chặt con mồi, loài chó “sáng tạo” ra bài tập riêng là gặm xương.

Trong suốt quá trình tiến hóa, loài chó buộc phải gặm xương để tăng cường sự chắc khỏe cho bộ hàm và tận dụng nốt những chất dinh dưỡng bên trong xương. Trải qua hàng triệu năm, việc gặm xương trở thành một trong những đặc tích di truyền của loài chó. Những con chó hoang dã thừa hưởng đặc tính này tồn tại tốt hơn trong quá trình chọn lọc tự nhiên.

Chó nhà ngày nay được con người thuần hóa từ loài chó hoang dã nhưng vẫn còn nhiều đặc tính di truyền, trong đó có gặm xương.

Theo http://www.chomeo.com/

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Vì sao nên triệt sản cho chó mèo

Triệt sản   là một dạng phẩu thuật loại bỏ cơ quan sinh dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn. Sau triệt sản khoảng 10 ngày bạn nên đưa chó mèo đi kiểm tra và cắt chỉ


Triệt sản mèo của bạn sẽ giúp tránh việc sinh sản không mong muốn, cũng như làm giảm sự tác động của hóoc-môn sinh dục lên cách hành xử của chúng. Theo ước tính, một cặp mèo trưởng thành chưa triệt sản có thể sản sinh đến 781.250 mèo con sau 7 năm. Chỉ một phần ít trong số đó được nhận nuôi và có một mái ấm thực sự. Phần nhiều còn lại sẽ bị vứt ra đường đối mặt với nguy cơ chết đói, tai nạn và bệnh tật. Bằng cách triệt sản mèo, bạn đã góp tay giúp ngăn chặn thảm kịch này.
 Ngoài ra triệt sản cho mèo  còn  khắc phục được một số hiện tượng khi mèo cái đến kì như: kêu gào, đi vệ sinh không đúng chỗ, mèo ăn ít, chán ăn, bỏ nhà đi tìm con đực...v.v...
 Với những nhà nuôi mèo với mục đích làm cảnh thì nên triệt sản cho mèo để tránh các hiện tượng nêu trên. Thời gian thực hiện thường là trước khi mèo đến kì động dục đầu tiên (5-6 tháng tuổi).
Triệt sản mèo khiến chúng giảm đi việc tiểu tiện để đánh dấu lãnh thổ. Điều này sẽ giúp hạn chế mùi hôi khó chịu khi chúng tiểu tiện quanh nhà bạn.
Nhờ tiến hành triệt sản, bạn sẽ giúp giảm số lượng chó mèo lang thang vô chủ ngoài đường. Ngoài ra, chó mèo đã triệt sản cũng ít đi rong, bỏ nhà đi hay cắn nhau hơn. Như vậy thú cưng của bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc phải những loại viruts nguy hiểm đến từ các vết thương.
 Chó mèo đã triệt sản sẽ ít cắn người hơn. Khoảng 60-80% những con vật cắn người đều chưa được triệt sản. Bạn sẽ góp phần hạn chế bệnh dại khi đưa thú cưng của bạn đi triệt sản.
Triệt sản giúp chó mèo sống lâu và khỏe mạnh hơn. Việc phẫu thuật sẽ loại bỏ nguy cơ mắc phải ung thư tử cung cũng như làm giảm nguy cơ ung thư vú của vật nuôi. Chó mèo đã triệt sản thường hiền lành hơn, thân thiện hơn và thậm chí là dễ dạy hơn. Chó mèo đực sẽ không hề cảm thấy “phiền muộn” chút nào sau khi phẫu thuật. Chúng hoàn toàn không phải trải qua bất kỳ phản ứng tâm lý tiêu cực nào sau khi triệt sản.
 Chi phí triệt sản cho mèo đực khoảng gần 200k, cho mèo cái gần 400k. Tùy theo trọng lượng mèo, một khoản đầu tư như thế thì chắc cũng không nhiều với sức khỏe Thú Cưng và sự thoải mái của gia đình bạn nhỉ ;) ).
Trong quá trình triệt sản chó mèo của bạn sẽ được gây mê trong khi phẫu thuật. Chúng hoàn toàn không bị ảnh hưởng chúng nào, chỉ ngủ một giấc là xong.
ĐỂ THỰC HIỆN TRIỆT SẢN CHO MÈO CẦN THỰC HIỆN CÁC KHÂU SAU
 Trước khi phẫu thuật.
Khoảng 1 tuần trước khi phẫu thuật cần chắc chắn là mèo nhà bạn đã được tiêm đầy đủ các loại vaccine. Bạn nên hỏi trước với BSTY là mèo nhà bạn cần tiêm phòng những vaccine gì. Thông thường ở mèo thường tiêm vaccine phòng 3 bệnh: Giảm bạch cầu, viêm mũi khí quản truyền nhiễm và bệnh đường hô hấp do herpes virus (cúm mèo). Những vaccine này nên được tiêm cách thời điểm phẫu thuật ít nhất 5 ngày để đảm bảo hệ miễn dịch đã hoạt động đủ bảo vệ cho cơ thể mèo. Vaccine không bảo vệ cho mèo của bạn ngay sau khi tiêm.
 Buổi tối trước ngày phẫu thuật
- Bạn có thể làm các công việc vệ sinh cho mèo như: tắm, lau tai, cắt móng...
- Cần giữ mèo trong nhà, không cho mèo ra ngoài phòng trường hợp mèo đi chơi không về vào sáng hôm sau.
- Trước khi đi ngủ bạn cần cho mèo tránh xa thức ăn và nước uống, điều này rất quan trọng. Nếu mèo ăn no và uống nhiều nước vào lúc đêm thì việc phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng.
 Buổi sáng phẫu thuật.
Không cho mèo ăn và uống bất cứ thứ gì. Bạn nên mang mèo theo đúng lịch hẹn.
 Khi trở về nhà
Mèo có thể được mang về nhà ngay sau khi phẫu thuật. Bạn cần làm theo tất cả những chỉ định của bác sĩ phẫu thuật, và có thể gọi cho bác sĩ khi bạn có bất cứ câu hỏi nào.
Bạn cần theo dõi quá trình lành vết thương của mèo, tránh hiện tượng mèo liếm vào vết mổ, nếu có thể bạn đeo vòng chống liếm cho mèo.
Nếu mèo có bất cứ dấu hiệu gì khác thường cần báo cho BSTY, tuyệt đối không tuỳ tiện dùng bất cứ loại thuốc gì.

Thời điểm triệt sản 
Mèo con khi đủ 6 tháng tuổi, chuẩn bị động dục là có thể đem đi triệt sản
Sau khi đem mèo đi triệt sản, thời gian 7 ngày là vết thương lành, bạn cần liên hệ với BSTY để cắt chỉ cho mèo.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn để liên quan đến triệt sản chó mèo hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

 Phòng khám thú y Animal Care cung cấp dịch vụ triệt sản chó mèo đực tại nhà và triệt sản chó mèo cái tại phòng khám

Theo Veterinary Medicine

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Các nguyên nhân gây đau mắt ở chó mèo

.Đôi mắt là bộ phận vô cùng quan trọng, vì nó giúp chú chó mèo quan sát mọi thứ xung quanh thật kĩ.  Trên thực tế, bạn nên thường xuyên kiểm tra mắt chúng tại nhà để sớm phát hiện ra những triệu chứng thể hiện chó mèo nhà bạn đang bị đau mắt để có cách điều trị thích hợp .

 Chó mèo bị đau mắt thường có các triệu chứng
 Chảy nước mắt,niêm mạc màu trắng hoặc đỏ,lông chuyển màu (thường là đỏ) ở phần khóe mắt và sống mũi – như vệt nước mắt,một hoặc cả hai mắt đều đóng lại, mắt vẩn đục hoặc chuyển màu mắt, xuất hiện mí mắt thứ ba,  kích cỡ hai bên con ngươi không đều
Một số nguyên nhân gây bệnh đau mắt ở chó

1.     Chảy nước mắt

Những giống chó nhỏ con (ToyBreeds) hay bị bệnh này và kết quả nguyên do thường là tật bẩm sinh, nguyên nhân chính vì cấu trúc của tuyến lệ hay còn gọi là hạch của nước mắt (Lacrimal) không được hoàn chỉnh. Còn ở loại chó có lông dài và quăn (Poodles) có lông, da, mồm, miệng thường dơ bẩn dây vào mắt, làm cho mắt đau, rồi chảy nước mắt. Mặt khác những nguyên nhân gây chảy nước mắt như : đụng chạm, chấn thương vào giác mô của mắt, trường hợp bị chấn thương phải đưa ngay con vật đến phòng mạch thú y để khám xét chữa trị.

2. Mắt toét hay mắt đỏ (Conjunctivitis)

Bệnh này thường làm cho mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, đôi khi mắt có mủ, ghèn rỉ ra. Nguyên nhân sinh bệnh vì bị rách, va chạm mạnh, nhiễm vi khuẩn, lông mi cọ vào mắt

3. Khô giác mạc (Dry eye)

Bệnh khô giác mạc này còn gọi là Keratocon-jonctivitis). Bệnh này thường thấy ở những giống chó nhỏ con, chó lông xù Bắc Kinh, giống chó lùn, nhỏ con, chó mũi tẹt và giống chó có hai mắt lồi ra. Diện tích của mắt và chung quanh giác mạc thường là khô vì thiếu nước mắt, do đó mắt dễ bị lở loét, ung nhọt, làm sưng lên ở phía trong của mắt, rồi giác mạc của mắt trở nên mờ mờ, mắt toét chảy ghèn. Trị liệu bệnh viêm giác mạc phải tìm cho ra nguyên nhân,
4. Lở loét giác mạc (Corneal Ulcers)

Nguyên nhân chính là do bị đụng chạm vào mắt, làm tổn thương đến các tổ chức, mô, giác mạc của mắt với một diện tích rộng hay hẹp, hoặc sâu xuống làm cho con vật đau đớn ở mắt, mắt bị thương trông như le lé, thường bị ánh sáng mặt trời làm chói mắt. Những nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, nhưng thường là do hóa chất gây nên như : xà phòng tắm, thuốc diệt trùng, bột giặt, hay bị thương nhẹ và nhiễm trùng. Những vết thương, lở loét nhẹ ở trong mắt được trị lành bệnh dễ dàng nhanh chóng, sau 5 hay 7 ngày nhỏ thuốc đau mắt. 


5. Bệnh xanh mắt (Glaucoma)


Bệnh xanh mắt hay là bệnh đau con ngươi của mắt nên hóa ra sắc lục. Là do sự căng thẳng, tăng, ép ở các tế bào bên trong của mắt quá độ, tức là tăng nhãn áp, làm chảy nước mắt luôn, gây đau đớn, mắt sưng phồng to lên, và dẫn đến mất hẳn thị giác, nguyên do chính có thể là mắt bị nhiễm trùng, thần kính mắt (Lens) bị hư hỏng, do bướu, tai nạn, cũng có thể do bẩm sinh (Congenital) mà ra. Chỉ khi nào nước mắt ở trong mắt hoạt động bình thường, nhãn áp ở mắt giảm xuống thì mắt chỉ đỡ đau mà thôi. Con vật bị bệnh này khi khám xét mắt thấy con ngươi nở rộng và giác mạc có màu xanh, đương nhiên là khi nhìn thì thấy loạn xạ, không rõ ràng. Dùng thuốc và giải phẫu để làm giảm bớt nhãn áp, nhưng điều trị và giải phẫu nữa đối với con vật đôi khi cũng không mang lại gì kết quả mong muốn nhất là đối với loài chó.


6. Mắt có vảy cá (Cataract)
Mắt có vảy cá, Việt Nam ta còn gọi là mắt có mây, hay bệnh mắt đục, có mộng v.v... con vật trở nên mù lòa. Nguyên do có thể là do bẩm sinh, hay con vật bị bệnh tiểu đường. Chữa trị phải tìm nguyên nhân gây bệnh mới có hiệu quả

7. Thương tật ở mắt

Những chó hay bị các thương tật ở mắt là do từ bên ngoài đập vào, bị đánh, bị cây đâm vào, có thể làm hỏng con mắt. Những vết thương sâu ở trong mắt thường là làm hỏng giác mạc, mất thị giác, nếu có chảy máu ở mắt là trong mắt bị rách, hay bị đâm thủng, bị thương, dập bể. Vấn đề quan trọng đầu tiên là phải đưa con chó bị tai nạn đến phòng mạch của thú y sĩ để khám xét, can thiệp ngay để làm giảm tối đa sự thiệt hại :



+ Nên lấy 1 miếng giấy hay bông gòn thấm nước đã khử trùng sạch tẩm ướt để lên mắt con vật (chó) tránh để bị nhiễm trùng.

+ Để con vật ở một nơi thật yên tĩnh, an ủi, dỗ dành để giảm bớt sự đau đớn, sợ hãi.
8. Chó bị mộng mắt
Với nhiều cá thể chó, đang rất bình thường bỗng nhiên lại bị dị tật ở mắt hoặc có những mộng, khố u thịt lồi lên ở hốc mắt. Nguyên nhân chính là bởi chó bị viêm phần tuyến lệ hay viêm my mắt. Chó bị đau mắt khiến cho chó kém hoạt động, gây cản trở tầm nhìn của chó, và để lâu dài rất có thể chó sẽ bị hỏng mắt nếu bạn không chữa trị cho chúng. Trong những trường hợp chó bị đau mắt kiểu dạng như thế này, cách tốt nhất là bạn hãy mang chú chó đến để bác sĩ thú y khám và có thể mổ mắt cho chúng. Những khối u này thường là lành tính và khhi đã mổ mắt rồi, chó thường không bị lại u mộng thịt ở mắt nữa. Xác xuất Chỉ khoảng 10 % bị lại mà thôi.

Nhiều cá thể chó già, chó bị đau mắt do mắc chứng đục thủy tinh thể. Biểu hiện của chứng bệnh này là tự nhiên 2 lòng trong của mắt có màu đục đục, hay màu xanh chuối, Bệnh xanh mắt cũng có thể dẫn đến mù. Triệu chứng gồm mắt bị đỏ, kéo màng, chảy nước mắt, nhãn cầu sưng to lên, nhạy cảm với ánh sáng. Phẫu thuật bằng laze được áp dụng để điều trị bệnh này.
10. Đau mắt do mắc các bệnh truyền nhiễm như care, viêm gan, ...
Ngoài ra còn rất nhiểu nguyên nhân khác.


Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Gia tài kếch xù của những chú chó

Bella Mia, khối tài sản này lên đến hơn 1 triệu USD.

Bà Rose Ann Bolsany (60 tuổi), sống ở quận Queens, thành phố New York, Hoa Kỳ sẽ để lại cho Bella Mia, con chó cưng 3 tuổi giống Maltese của bà, khối lượng tài sản gồm nữ trang, một khoản tín dụng đặc biệt và thậm chí là một ngôi nhà để nó nghỉ ngơi vào những dịp lễ Tết. Tổng số tài sản này lên đến hơn 1 triệu USD.


Hình ảnh Gia tài triệu đô của những chú chó giàu nhất hành tinh số 1

Bà Bolsany cho rằng, con chó cưng này là "món quà từ Chúa trời" và luôn đảm bảo mỗi sở thích của con vật đều được bà để ý, quan tâm tới.

Chú cún 3 tuổi này được ăn thịt thăn bò thơm ngon cùng giường ngủ rộng rãi phủ đầy những món đồ chơi dành cho chó.

Bà Bolsany cho biết các con trai của bà đều vui vẻ khi biết tin họ không có tên trong di chúc thừa kế. "Các con tôi đều đã trưởng thành và thành đạt. Chúng không cần tiền của tôi. Chúc biết Bella Mia đã giúp vợ chồng tôi hạnh phúc như thế nào. Chúng tôi đã cho nó một cuộc sống đầy đủ, sung túc và muốn đảm bảo rằng con chó sẽ được tiếp tục sống trong điều kiện đó kể cả khi tôi qua đời", bà nói

Hình ảnh Gia tài triệu đô của những chú chó giàu nhất hành tinh số 2


Bella Mia từng giành chiến thắng trong một vài cuộc thi và là con chó đầu tiên trở thành quán quân trong show thời trang dành cho vật nuôi ở New York.

Moose, khối tài sản trị giá 3 triệu USD

Không giống như những chú chó “triệu đô” khác được liệt kê phía trên, Moose đã phải “làm việc” cật lực để “kiếm sống”, trước khi được lựa chọn vào vai Eddie trong bộ phim sitcom Frasier hồi những năm 1990.

Hình ảnh Gia tài triệu đô của những chú chó giàu nhất hành tinh số 3


Chú chó nổi tiếng đã kiếm được hơn 10.000 USD cho mỗi tập phim trong suốt sự nghiệp của mình và được cho là ngôi sao nhận được nhiều mail từ fan hơn bất kỳ diễn viên nào khác.

Sau khi một quyển tự truyện và rất nhiều tạp chí công bố thông tin Moose “ra đi” ở tuổi 15, để lại hơn 3 triệu USD, chủ sở hữu của chú chó đã được tiếp nhận khối tài sản này.

Pontiac, khối tài sản trị giá 4,5 triệu USD

Là chú chó được cưng chiều của huyền thoại Hollywood Betty White, Pontiac đương nhiên có tên trong danh sách thừa kế của bà chủ.

Hình ảnh Gia tài triệu đô của những chú chó giàu nhất hành tinh số 4


Việc nữ nghệ sĩ để lại một phần tài sản thừa kế cho chú chó bà yêu quý không hề gây bất ngờ, đặc biệt là khi bà sở hữu khối tài sản lên tới hơn 240 triệu USD. Ngoài ra, bà còn là một nhà hoạt động vì quyền động vật.

Thậm chí, bà White còn công bố thành lập hẳn một quỹ ủy thác với số vốn điều lệ lên tới 5 triệu USD để chăm sóc cho Pontiac và những con vật nuôi khác của bà.

Toby, khối tài sản trị giá 90 triệu USD

Khi bà Ella Wendel, người Mỹ, qua đời vào năm 1931, bà đã để lại toàn bộ khối tài sản trị giá 22 triệu USD của mình cho chú chó cưng Toby, và đây là khởi đầu cho một chuỗi các sự kiện kỳ lạ xảy ra sau đó.

Hình ảnh Gia tài triệu đô của những chú chó giàu nhất hành tinh số 5


Trong suốt thời gian 74 năm, khối tài sản đã được chuyển giao qua nhiều chú chó khác nhau.

Chú chó Toby hiện tại là “chắt” của chú chó Toby được nhận thừa kế từ bà chủ trước kia. Hiện nay, chú nắm giữ trong tay khối gia tài chủ yếu là bất động sản, với trị giá khoảng 90 triệu USD.

Gunther IV, khối tài sản trị giá 136 triệu USD

Gunther IV được thừa kế tài sản từ cha của nó là Gunther III. Khi qua đời vào năm 1992, nữ bá tước đồng thời là một triệu phú người Đức, bà Carlotta Liebenstein, đã để lại toàn bộ khối gia tài khổng lồ cho chú chó cưng là Gunther III. Sinh thời, nữ triệu phú nổi tiếng vì lòng yêu thương động vật và bà có mối quan hệ vô cùng gắn bó với chú chó cưng của mình. Sau khi Gunther III chết, khối tài sản này lại được di chúc lại cho con nó là Gunther IV.

Hình ảnh Gia tài triệu đô của những chú chó giàu nhất hành tinh số 6


Hiện tại, Gunther IV sở hữu nhiều biệt thự và bất động sản cao cấp, trong đó có cả một căn biệt thự gồm 8 phòng ngủ ở Miami trước đây thuộc sở hữu của nữ ca sĩ Madonna.

http://www.tinmoi.vn/gia-tai-trieu-do-cua-nhung-chu-cho-giau-nhat-hanh-tinh-011343549.html

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Chó mèo bị viêm tai (thối tai) và cách chăm sóc

Bệnh viêm tai (thối tai) là một trong những bệnh hay gặp ở các giống chó tai cụp và có thể gặp ở mèo.
Sơ đồ tai chó

Triệu chứng chó mèo bị viêm tai
- Mùi hôi tiết ra ở tai
- Cào hoặc cọ xát tai và đầu.
- Tai bị chảy mủ.
- Vành tai hay lỗ tai bị đỏ hoặc sưng tấy.
- Lắc đầu hoặc nghiêng đầu về một bên.
- Đau nhức quanh tai.
- Thay đổi biểu hiện như suy nhược hoặc nhạy cảm.
Các nguyên nhân gây bệnh về tai: Chó mèo có thể bị các bệnh về tai bởi nhiều lý do khác nhau. Khi chúng ta thấy một chú chó bị bệnh về tai, thì cần nghĩ đến các khả năng bị mắc bệnh:
 Dị ứng:
  Chó bị dị ứng với thức ăn hoặc thứ gì đó mà chúng nuốt vào hoặc chạm vào da của chúng. Thực tế thì bệnh về tai có thể là dấu hiệu kích ứng đầu tiên, vì kích ứng làm thay đổi môi trường bên trong tai, nên thỉnh thoảng chúng ta thấy các bệnh nhiễm trùng thứ yếu do vi khuẩn hoặc men. Nếu chúng ta chỉ điều trị nhiễm trùng tai, thì sẽ không trị hết nguồn gốc gây bệnh. Chúng ta cần trị bệnh dị ứng nữa.
 Động vật ký sinh:
  Ve tai Otodectes cynotis là nguyên nhân phổ biến gây ra các chứng bệnh về tai ở mèo, nhưng ít phổ biến ở chó. Tuy nhiên, một số loài chó quá nhạy cảm với ve tai, và kết quả là có thể bị ngứa rất nhiều. Những chú chó này có thể cào nhiều đến nỗi làm tai của chúng bị tổn thương nặng.
  Nhiễm trùng tai:
    Nhiều loại vi khuẩn và men Malassezia pachydermatis gây nhiễm trùng tai. Tai bình thường và khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống các loại sinh vật này, nhưng nếu môi trường vùng tai thay đổi do dị ứng, bất thường về hoocmon, hoặc độ ẩm, vi khuẩn và men có thể sinh sôi nảy nở rất nhiều và phá vỡ các hàng rào đề kháng này.
 Các ngoại vật, nước vào tai do tắm, …
 Những bất thường do hoocmon gây ra:
  Thiếu hoặc thừa nhiều loại hoocmon khác nhau có thể gây ra các bệnh về da và tai. Hoocmon tuyến giáp, glucocorticoids do tuyến thượng thận sản xuất ra và hoocmon giới tính, tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe của da và tai.
  Môi trường vùng tai:
  Vi khuẩn và nấm không cần một môi trường nào tốt hơn để sống là một lỗ tai ấm, tối và ẩm. Chó có tai rũ, mềm như giống chó Cocker Spaniels (giống chó săn chuyên nghiệp) có thể mắc bệnh về tai do độ ẩm quá mức hình thành trong tai của chúng.
 Các nguyên nhân khác:
  Có nhiều bệnh di truyền hiếm hoi khác nhau xảy ra ở nhiều nhóm máu hay dòng giống khác nhau và ảnh hưởng đến tai. Các bệnh này gồm có viêm da cơ ở giống Collies và Shetland Sheepdogs, tiết nhiều bã nhờn chủ yếu ở Shar Peis và Chó săn Trắng vùng Cao nguyên. Có thể nhìn thấy ung thư biểu mô tế bào hình vảy, khối u ác tính và các khối u
Phương pháp điều trị
  Cách điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào đã gây ra bệnh về tai và kết quả là có những chứng bệnh thứ yếu nào. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng do men., xét nghiệm dị ứng và gây giãn nhạy cảm (miễn dịch trị liệu).
Làm sạch tai
  Tai chú chó của bạn có dạng giống chữ L và các cặn vụn thường đọng lại ở góc L. Để lấy đi các cặn vụn này, hãy đổ thuốc rửa tai vào trong lỗ tai chú chó của bạn. Thuốc rửa tai nên có tính axit nhẹ nhưng không nên làm nhói tai. Mát xa vùng dái tai trong vòng 20-30 giây để làm mềm và lấy đi các cặn vụn. Lau đi các cặn vụn mềm và cặn thừa còn lại bằng bông ráy tai. Lập lại quá trình này cho đến khi bạn thấy không còn cặn vụn nữa. Hãy để chú chó của bạn lắc đầu để lấy đi các cặn thừa còn lại. Khi làm sạch xong, nhẹ nhàng lau vành tai của chó và vùng phía dưới tai bằng khăn tắm.
Có thể dùng miếng gạc bôi bằng bông để lau sạch phần phía trong vành tai và phần lỗ tai mà bạn có thể nhìn thấy. Không nên đưa chúng sâu vào bên trong lỗ tai vì việc đó làm các cặn vụn đóng chặt trong lỗ tai hơn là giúp lấy đi các cặn vụn đó. Một số bệnh về tai rất đau đớn, chó phải được gây tê để thực hiện tốt việc làm sạch tai. Bạn có thể nhận ra rằng chú chó của mình không thích làm sạch tai bởi vì việc đó thật khó chịu. Hãy nói chuyện với chú chó trong suốt quá trình làm sạch tai. Sau khi tai đã sạch, để một lát cho tai khô. Sau đó bạn có thể bôi lên tai bất kỳ thuốc điều trị nào đã được kê đơn.
  Ngừa các bệnh về tai
    – Mấu chốt để giúp chó có được đôi tai khỏe mạnh là giữ sạch tai chúng.
    – Kiểm tra tai chú chó của bạn hằng tuần. Có thể có một lượng nhỏ cặn sáp trong đôi tai bình thường.
    – Nếu chú chó của bạn bơi nhiều, có đôi tai rũ xuống, hoặc có tiền sử mắc bệnh về tai, thì nên thường xuyên rửa sạch tai (thường là một đến ba lần mỗi tuần). Tiến hành rửa sạch tai giống như đã miêu tả phía trên.
    – Có thể hớt đi lông thừa quá mức quanh tai để có nhiều không khí hơn. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách điều trị bất kỳ trạng thái tiềm ẩn nào làm chú chó của bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tai.   Cuối cùng bạn cần lưu ý, nếu chú chó của bạn có biểu biện khó chịu dữ dội, đôi tai có mùi hôi, hoặc lỗ tai trông bất thường, thì nên đem ngay đến bác sĩ thú y. Nếu chú chó của bạn có màng nhĩ bị thủng hoặc yếu, thì việc dùng dung dịch rửa tai và thuốc điều trị có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích.
Nguồn peteducation.com/maxreading.com

-    -         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Bệnh rụng lông ở chó mèo

Bộ lông không chỉ làm đẹp cho những chú chó mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng. Một bộ lông óng mượt cho thấy chú chó có sức khỏe tốt vì vậy việc theo dõi, chăm sóc bộ lông cũng hết sức quan trọng.
Chó có bộ lông đẹp


nguyên nhân rụng lông ở chó mèo

Việc làm sạch và chải lông cho chó hàng ngày là việc làm cần thiết giúp hệ thống máu tuần hoàn tốt, loại bỏ lông rụng, tạo cơ hội cho lông mới phát triển, tránh khỏi những mảng lông bám da bị trầy vì bị thương tích và cũng giữ gìn sức khoẻ cho người nuôi.
Đôi khi vì chăm sóc không đúng cách hoặc một số tác nhân trong môi trường tác động làm cho chó bị rụng lông làm mất đi vẻ đẹp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con vật đôi khi gây tử vong nếu chủ nuôi không phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả.
Một số nguyên nhân gây rụng lông ở chó mèo
- Rụng lông sinh lý hay thay lông là hiện tượng tự nhiên với chó cái từ 6 đến 8 tháng tuổi chuẩn bị thay lông để bước vào kỳ động dục. Sau đó, cứ trước kỳ động dục khoảng 2 tháng lại có một đợt thay lông mới. Chó đực thì chu kì rụng lông không rõ rệt như chó cái.
Bạn cần quan sát, để ý xem lông rụng mà không có tổn thương da như: gầu, ửng đỏ da hoặc kèm theo ngứa ngáy, dinh dưỡng tốt, đầy đủ vitamin và khoáng chất thì hoàn toàn yên tâm chó vẫn khỏe mạnh.
- Do thiếu dưỡng chất: khẩu phẩn ăn không cân đối, thiếu một số vitamine và khoáng chất có lợi cho da, lông móng như Biotin (vitamine H), Kẽm và một số vitamine A, B ... sẽ làm cho thú cưng rụng lông từng mảng ở hai bên của cơ thể đặc biệt là ở vùng tai.
- Rụng lông do nội tiết:  Suy giảm mất cân bằng hormone
Ngoài ra rối loạn hormone còn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe thú đang bị ảnh hưởng, nên đưa thú đi khám để có liệu pháp điều trị bằng hormone thích hợp.


- Rụng lông do ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm...: chứng rụng lông trên chó thường gây nhiều phiền toái cho chủ nuôi, làm mất đi vẻ đẹp của con vật đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chúng nhất là khi chứng rụng lông được gây ra bởi kí sinh trùng sẽ càng gây tác hại và biến chứng nặng nề nếu người chủ nuôi không chữa trị sớm và dứt điểm cho vật nuôi thậm chí một số loài kí sinh có thể lây sang người.
Chó bị rụng lông

- Sự thứ phát từ chứng ngứa cào xước (do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, dị ứng...).
Sự thứ phát từ chứng ngứa cào xước có thể chữa khỏi nếu chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Bệnh này ít nguy kịch đến tính mạng.
- Rụng lông theo mùa: Chứng rụng lông không rõ nguyên nhân (có thể do thức ăn, giống chó, hormone, stress...) nhưng thường xuất hiện theo mùa.
Ngoài ra, cũng kiểm tra xà - phòng, nước tắm cho chó, tập quán tắm chải và sử dụng dầu tắm không phù hợp trong đó độ pH đóng vai trò quan trọng. Nếu độ kiềm cao cũng hay gây rụng lông.
- Rụng lông không rõ nguyên nhân: thường tự khỏi, lông thường mọc lại vào chu kỳ lông tiếp theo.
Hiểu được nguyên nhân và cách thức gây bệnh, cùng với lòng yêu thương sâu sắc sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng chống và chăm sóc tốt hơn cho thú cưng.

theo http://www.chophuquochanoi.vn/forum/baiviet/1513

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Chăm sóc chó mang thai

Dưới 50% những trường hợp chó mang thai là theo kế hoạch của chủ nuôi.
Đầu tiên, hãy chắc rằng chó mẹ đã hơn một tuổi, nên phối giống khi chó có kinh nguyệt vào chu kỳ thứ 2 trở đi, không nên cho phối vào lần kinh đầu vì khi đó chó mẹ chưa thành thục vẫn như một chú chó con,biết được khoảng thời gian động dục của chúng và bạn có thể lên kế hoạch. Hầu hết chu kỳ này cách nhau 5-7 tháng, bạn xác định ngày chính xác để cho chó phối giống.
chăm sóc chó mang thai

Trước khi cho chó phối giống cần phải đảm bảo chó đã được tiêm phòng vacxin, tẩy giun sán đầy đủ để đảm bảo chó mẹ có một sức khỏe tốt.
Thông thường chó mangthai khoảng 58 đến 63 ngày, Trong ba tuần đầu tiên rất khó để xác định chó có mang thai hay không, một số dấu hiệu như ốm vặt vào buổi sáng, âm hộ trở nên to ra, chó cái trở nên lờ phờ, tỏ ra trìu mến với bạn hơn bình thường, núm vú của họ có thể to ra một chút, đây có thể là một trong các dấu hiệu mang thai. Có thể xác định chó có mang thai hay không khi chó được khoảng 4-5 tuần, có dịch nhầy ở âm đạo tiết ra, dịch này có thể kéo dài đến khi sinh. Vào thời điểm này có thể xác định bằng việc siêu âm.
Mặc dù trong 3 tuần đầu chưa xác định được chó đã mang thai hay không, bạn vẫn cần chú ý và theo dõi đến sức khỏe cũng như khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chó mẹ. Cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài việc một ngày cho ăn 3 bữa như thường lệ, các bạn cần bổ xung thêm cho chó mẹ thịt nac, có thể là trứng vịt lộn hoặc sữa tươi.
Sau khi chó cái đã có những biểu hiện rõ rệt, cũng là lúc chúng cần có chế độ ăn và hoạt động đặc biệt hơn. Trong giai đoạn này, bạn không nên chó chó mẹ vận động hay có những hoạt động mạnh, tránh động thai. Càng ngày, chó mẹ di chuyền càng nặng nề vì bụng to ra. Tuy nhiên, thì bạn vẫn nên cho chó mẹ đi lại vẫn động và tập luyện một cách nhẹ nhàng nhưng phải đảm bảo an toàn.
Với chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thể trạng của 
chó con sau khi được sinh ra. Bạn cần cho chó ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng  như thịt nac, sữa, trứng có thể cần thêm rau củ say nấu với cơm nhã…Thay vì ăn 3 bữa một ngày như trước thì bạn có thể cho chó mẹ ăn 4 hoặc 5 bữa một ngày nhưng khẩu phần ăn trong 1 lần ăn là ít con chó trong nhà bạn và những con chó khác
-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Bệnh u nhú ở chó (mụn cóc ở chó)


Bệnh u nhú do virus ở chó 
  Nguyên nhân và đặc điểm của bệnh
Đây là bệnh mà nguyên nhân là canine papilloma virus, virus này khác với loại virus gây bệnh cho người.
Một vài virus gây ảnh hưởng đến các tế bào da tạo ra các dạng khối u tròn, tên thường được gọi là mụn cóc. Nhân mụn có thường có hình tròn, hoặc hơi dẹt.Bên ngoài hình giống súp lơ
u nhú ở chó

Đường truyền lây ở chó
lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các papillomas trên một con chó bị nhiễm bệnh hoặc virus trong môi trường của vật nuôi.  Virus này lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa những con chó thường xảy ra khi chúng liếm nhau hay chào hỏi nhau.
Virus cũng có thể lây lan theo những cách khác - thông qua côn trùng cắn, vết cắt, vết xước, hoặc nơi có tình trạng viêm hiện diện trong cơ thể của con chó. Nhưng chắc chắn, tiếp xúc đường miệng là phương tiện phổ biến nhất của truyền giữa các con chó.
 Virus này đòi hỏi phải có làn da bị tổn thương để thành lập nhiễm trùng; làn da khỏe mạnh sẽ không bị nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh là 1-2 tháng. Virus này chỉ có thể lây lan giữa các con chó. Nó không phải là truyền nhiễm cho vật nuôi khác hoặc cho con người. Để nhiễm bệnh con chó thường có một hệ miễn dịch kém
 Triệu chứng
Canine papilloma virus thường có một vài dạng phát triển, hình dạng chân ngỗng cao hoặc hình súp lơ, thường có màu xám. Chó thường mắc bệnh là chó nhỏ, và u nhú thường phát triển ở trong miệng, vòng quanh miệng, thỉnh thoảng vòng quanh mắt. Ở những chó già, u nhú thường phát triển ở mặt, chúng có dạng phát triển khác và là chủng khác. 
. Có những trường hợp mà các papillomatosis có thể tiến triển, gây ra các hình thức phổ biến của bệnh ung thư da. Nó cũng có thể cho các tế bào ung thư xâm lấn để thâm nhập và bắt đầu ăn các mô nằm bên dưới. Chúng thường nằm quanh môi, miệng và lưỡi. Ở chó nhỏ virus mụn cóc có thể có mặt xung quanh miệng, cơ quan sinh dục. Ở chó lớn có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể. 


Những u nhú lớn có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật, đốt.