Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Bệnh toxoplasma ở chó mèo

Bệnh Toxoplasma gondii Ký sinh trùng mèo có nguy hiểm không?


Toxoplasma gondii là sinh vật đơn bào ký sinh chủ yếu trên mèo, có thể có trong thực phẩm, rau sống, nguồn nước ô nhiễm, tổn thương chủ yếu ở da gây ngứa da, nổi mày đay, da thô ráp sẩn. Biểu hiện của bệnh từ nhẹ đến rất nặng thậm chí gây rối loạn chức năng và có thể dẫn tử vong

1. Toxoplasma gondii thường gặp ở những quốc gia, vùng lãnh thổ nào?

Kết quả điều tra cho thấy bệnh Toxoplasma gondii gặp ở tất cả các nước trên thế giới, số ước tính cho thấy trên 30% dân số bị nhiễm. Ví dụ, ở Đức và Pháp hầu hết mọi người mang ký sinh trùng, trong khi ở Hàn Quốc nó là khá hiếm. Hơn 60 triệu người ở Hoa Kỳ được cho là bị nhiễm bệnh. Tại Phòng khám Quốc tế Ánh Nga - Chuyên khoa Ký Sinh trùng Sài Gòn, cứ 10 người tới khám có biểu hiện ngứa da thì có 3 người nhiễm Toxoplasma gondii.

Toxoplasma gondii thường không có triệu chứng. Ở phụ nữ mang thai và những người suy giảm miễn dịch thường diễn biến nặng nề hơn. Mèo là vật chủ chính phát tán ký sinh trùng ra môi trường và người là vật chủ trung gian bị lây nhiễm qua tiếp xúc với mèo, qua thực phẩm, rau xanh và nước uống…

Một số nghiên cứu cho thấy khi bị nhiễm Toxoplasma gondii có liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt, phụ nữ bị nhiễm Toxoplasma gondii có tỷ lệ ngoại tình cao hơn phụ nữ không bị bệnh, trong khi ở đàn ông bị bệnh Toxoplasma gondii đã chứng minh là tích cực hơn.

2.Nguyễn nhân lây nhiễm Toxoplasma gondii là gì?

- Do ăn, nuốt phải các loại thực phẩm chưa được nấu chín như là thịt cừu, thịt lợn và thịt thú rừng…

- Do vô tình đặt ngón tay bẩn vào miệng hoặc bất cứ thứ gì khác bị ô nhiễm với phân mèo

- Do mẹ truyền cho con: Phụ nữ khi mang thai bị nhiễm Toxoplasma gondii có thể truyền bệnh cho thai nhi (nhiễm bẩm sinh)

- Do uống sữa dê chưa được tuyệt trùng.

- Do tiếp xúc giữa thức ăn chín và thịt sống khi sử dụng thớt không đúng cách

- Do truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng (rất hiếm)

Quá trình lây nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii như thế nào?

Mèo là vật chủ chính (mèo nhà, mèo hoang, mèo rừng) khi mèo nhiễm Toxoplasma gondii trong phân mèo sẽ chứa hàng triệu kén hợp tử Toxoplasma gondii, kén hợp tử phát tán ra môi trường, từ môi trường kén hợp tử sinh bào tử và tồn tại trong nước, rau, quả và lây nhiễm cho con người trong vòng vài ngày qua đường tiêu hóa.

Ngoài ra còn phát hiện kén hợp tử có trong các loại thịt tái sống như thịt heo, thịt cừu…

Như vậy người bị lây nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii là do ăn, nuốt phải bào tử Toxoplasma gondii từ rau sống, trái cây, nước uống và thịt tái sống…và tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii không kể có nuôi mèo hay không nuôi mèo

3. Vòng đời của ký sinh trùng Toxoplasma gondii diễn ra như thế nào?

Khi mèo bị nhiễm bệnh sau 3 tuần chúng có thể thải ra môi trường hàng triệu kén. Chim, gia súc, gia cầm và con người là vật chủ trung gian lây nhiễm sau khi ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bị ô nhiễm Toxoplasma gondii

Ở người khi nuốt phải kén hợp tử Toxoplasma gondii vào ruột kén hợp tử biến thành thể tachyzoites (ấu trùng) có kích thước dài 4-8 mm và rộng 2-3 mm. Ấu trùng chui qua thành ruột và chu du khắp cơ thể, gây ngứa và hoặc phát triển thành các u nang trong mô, cơ và thần kinh

U nang thường có đường kính 5-50 mm thường thấy trong cơ, xương, não, cơ tim, mắt và có thể tồn tại ở đó 20 đến 30 năm.

Sơ đồ vòng đời của ký sinh trùng Toxoplasma gondii

Toxoplasma gondii life cycle

4. Những biểu hiện lâm sàng và hậu quả của Toxoplasma gondii ở người như thế nào?

Bệnh thường diễn biến âm thầm không có triệu chứng, chỉ phát hiện bệnh tình cờ khi làm xét nghiệm máu

Một số trường hợp có biểu hiện ngứa da, nổi mề đay, dị ứng. Làn da thường thô ráp đặc biệt là da vùng mu tay, mặt ngoài cẳng tay, 2 gò má, cổ, ngực…

Ngoài ra có thể mỏi cơ, đau nhức các bắp thịt…

Ở phụ nữ mang thai nếu nhiễm Toxoplasma gondii có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai và gây ra một số hậu quả như:

Dị tật bẩm sinh, tổn thương mắt bẩm sinh

Sẩy thai hoặc thai chết lưu

Vì vậy trước khi có thai chị em nên xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị nhiễm Toxoplasma gondii không, nếu có bệnh nên điều trị dứt điểm rồi mới có thai, nếu không cả mẹ và bé đều có thể mang trong mình ký sinh trùng Toxoplasma gondii khi đó hậu quả sẽ nặng nề hơn gấp nhiều lần.

Sau khi sinh nếu có tổn thương mắt em bé sẽ có biểu hiện như thế nào?

Một số trường hợp tổn thương mắt nhưng ít được phát hiện ngay sau sinh, sau này bệnh phát triển có tổn thương về mắt như:

- Mờ mắt, giảm thị lực

- Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng

- Đổ mắt, rách mắt, mù lòa…

Các bệnh về mắt có thể kích hoạt sau này trong cuộc sống gây ra nhiều thiệt hại cho võng mạc. Nếu cấu trúc trung tâm của võng mạc bị hư hỏng, mất tầm nhìn tiến bộ có thể làm theo.

5. Chẩn đoán bệnh toxoplasma

Bệnh toxoplasma thường diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng, một số người được chẩn đoán phát hiện sớm do tình cơ xét nghiệm máu kiểm tra ký sinh trùng, bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể globulin miễn dịch IgG,IgM

Ngoài ra toxoplasma cũng được tìm thấy trong não, dịch não tủy, các dịch tiết khác của cơ thể và mô mềm hoặc các mẫu sinh thiết

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi muốn có con cần làm xét nghiệm Toxoplasma gondii trong máu để khi có thai tránh lây nhiễm bệnh cho con, hoặc có thể gây sảy thai, sinh con thiếu tháng…

Ở những bệnh nhân có tổn thương ở mắt như mờ mắt, giảm thị lực, ngứa mắt, nên xét nghiệm máu để chẩn đoán và điều trị thể ký sinh trùng di chuyển đến mắt thì mới trị tận gốc được bệnh về mắt

6. Điều trị Toxoplasma gondii

Nguyên tắc điều trị Toxoplasma gondii là phối hợp các thuốc với nhau tạo tác dụng hiệp đồng, giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc, khi dùng thuốc kháng sinh đặc trị cần kết hợp với bổ sung sắt và thuốc bảo vệ tủy xương thì mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh

Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có thể điều trị được nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ kìm hãm sự phát triển của Ký sinh trùng làm cho chúng ít hoạt động hơn, sau đó trẻ đủ 06 tháng tuổi và khi người mẹ không còn cho con bú thì sẽ được điều trị bình thường với liều theo cân nặng

Điều trị cho những người bị bệnh mắt phụ thuộc vào kích thước của tổn thương mắt, các đặc tính (cấp tính hoặc mãn tính) và vị trí của tổn thương.

7. Phòng bệnh Ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii như thế nào?

- Không nên ăn rau sống, thịt tái sống, ốc hấp không kỹ

- Không nên tiếp xúc đùa giỡn với mèo

- Thu dọn phân thú vật nuôi

- Không uống sữa chưa tiệt trùng

- Mang bao tay, giầy, dép khi tiếp xúc với đất ô nhiễm

- Rửa rau và trái cây dưới vòi nước

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Vacxin phòng 7 bệnh cho chó

Thuốc tiêm phòng cho chó - Vaccin 7 bệnh - Vanguards Plus 5/CV-L

Vaccin phòng 7 bệnh trên chó
Bao gồm các bệnh:
1, Viêm ruột: Cannine Parvovirus nhược độc, ít nhất ...........107.0 TCID50 (*)
2, Sài sốt chó con(Carre'): Cannine Distemper Virus nhược độc, ít nhất .....102.5 TCID50
3, Bệnh viêm gan: do Cannine Adenovirus type 2nhược độc, ít nhất .....102.9 TCID50
4, Cúm (ho cũi chó): Cannine Parainfluenza Virus nhược độc, ít nhất .....105.0 TCID50
5, Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Canicola vô hoạt..............600 NU
6, Bệnh nghệ ( Bệnh do xoắn khuẩn): Do leptospira Icterohaemorrhagiae vô hoạt, ít nhất ......600NU
7, Bệnh viêm ruột: Do coronavirus it nhất ........1468 EAU/0,05 ml
Chỉ định: Thuốc tiêm phòng cho chó Chủng ngừa kết hợp các bệnh ở chó để phòng 7 bệnh trên
Đóng gói: Mỗi liều vaccin gồm 2 lọ ( một lọ đông khô và lọ dung dịch)
Hướng dẫn sử dụng: Thuốc tiêm phòng cho chó Chỉ sử dụng cho chó khỏe mạnh
Dùng bơm tiêm vô trùng rút dung dịch vaccin ( Coronavirus) trong lọ lỏng bơm vào lọ đông khô, lắc tan đều tiêm dưới da cổ hoặc da bẹn
Chủng ngừa lần đầu cho chó con 3 mũi vào các tuần tuổi thứ 6,9,12 . Tái chủng mỗi năm 1 lần
Chống chỉ định: Không sử dụng cho chó mang thai, cho nghi mắc bệnh.
Miễn dịch tạo ra tốt nhất khi Thuốc tiêm phòng cho chó khỏe mạnh, hiểu quả miễn dich có thể bị ảnh hưởng khi chó suy dinh dưỡng, nhiễm bệnh ký sinh trùng, stress do vận chuyển
Tác dụng phụ: Như các vaccin khác, có thể xẩy ra phản ứng quá mẫn sau khi chủng, theo dỗi cẩn thận sau khi tiêm, giải độc bằng epinephrine và các biện pháp thích hợp
Thận trong: Chủng ngay sau khi pha vaccin, sản phẩm co gentamycin làm chất bảo quản, huy vỏ sản phẩm theo quy định hiện hành
Bảo quản: Từ 2-7o C, tránh đông đá
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Chu kỳ động dục ở mèo và khả năng sinh sản

1. Mèo động dục lần đầu tiên khi nào?
Tùy từng giống mèo thường thì mèo được 5- 9 tháng tuổi là bắt đầu có biểu hiện động dục, cá biệt cũng có trường hợp mèo 4 tháng tuổi đã động dục và các giống mèo lai thì quá trình động dục có thể đến sớm hơn mèo thuần chủng, mèo được thả tự do thì động dục sớm hơn mèo được nuôi giữ trong nhà.
Tuy nhiên khi mèo đực hay mèo cái được 1 năm tuổi là thời điểm tốt nhất để mèo sinh sản bởi khi đó mèo được phát triển toàn diện, hoàn chỉnh về mặt sức khỏe và sinh lý.

2. Dấu hiệu mèo đến thời kỳ động dục?
Mèo cái sẽ gào đực với các biểu hiện như lăn lộn, kê gào vật vã, chúng kêu rất nhiều, kêu to bất thường. Cơ quan sinh dục có hiện tượng chảy máu. Chúng thường chà xát người vào chủ hoặc đồ vật. Khi bạn chạm vào lưng chúng hoặc gần phần bộ phận sinh dục (phần gốc đuôi), mèo con sẽ nâng mông lên, đuôi xoay sang một bên, nằm trên sàn, hai chân sau thay nhau cử động, điều này cho thấy chúng đã chuẩn bị sẵn sàng tư thế để giao phối.
Còn với mèo đực trong thời gian động dục chúng thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu, chúng thường có tư thế đứng, giữ đuôi vểnh cao và "phun" nước tiểu vào các đồ vật theo chiều dọc, đồng thời, đuôi sẽ có hiện tượng di chuyển liên tục. Trong thời gian này, hệ thống sinh sản của mèo đực luôn trong trạng thái "hưng phấn".

Chu kỳ động dục và sự sinh sản ở loài mèo

3. Dấu hiệu mèo đang mang thai
Chu kì động dục tạm dừng: Đây là dấu hiệu đầu tiên bạn nhận ra mèo cưng có thai. Nếu mèo nhà bạn thường trải qua chu kì động dục trong vòng 10 ngày đến 2 tuần, nhưng đột nhiên dừng lại thì chứng tỏ cô mèo đang mang bầu.
Đầu ti căng lên và đỏ hồng hơn.
Mèo thèm ăn hơn: mèo mẹ cần nhiều dinh dưỡng hơn khi mang thai nên chúng rất thèm ăn.
Buồn nôn: giống như việc ốm nghén ở loài người, nôn là dầu hiệu hoàn toàn bình thường với mèo mẹ, và thường xảy ra từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 của thai kì. Nhưng nếu mèo mẹ nôn nhiều và liên tục, bạn cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y nhanh nhất có thể.
Bụng to ra: Vào tuần thứ 5 của thai kì, bụng của mèo mẹ bắt đầu to lên rõ ràng đến tận lúc sinh đẻ.
Mèo hay quấn lấy chủ, thích được người chủ quan tâm nhiều hơn.
Mèo thích nằm ở nơi yên tĩnh, riêng tư.
4. Thời gian động dục của mèo là bao lâu?
Thời gian động dục khác nhau ở từng cá thể mèo. Nhưng trung bình thường kéo dài 7 - 10 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 21 ngày. Nếu mèo cái không gặp được mèo đực và không mang thai thì nó có thể động dục trở lại, với chỉ một thời gian ngắn không động dục 2 ngày giữa các lần động dục.
5. Mèo mang thai bao lâu thì đẻ?
Mèo mẹ thường mang thai kéo dài khoảng 56-71 ngày tùy giống loài nhưng trung bình là khoảng 67 ngày (9 tuần)
6. Mèo cái có thể đẻ bao nhiêu lứa trong một năm?
Mèo là loài động vật "đa tình" nhất trong giới vật nuôi chúng có thể đẻ 3-4 lứa trong một năm.
7. Mèo thường đẻ bao nhiêu con một lứa?
Không giống chó mèo thường đẻ ít con hơn, trung bình là 3 con nhưng có thể lên tới 6 hoặc nhiều hơn.
8. Mèo có thể mang thai trong khi chúng đang chăm sóc con?
1 - 2 tháng sau khi sinh là mèo mẹ lại có thể động dục trở lại và dễ dàng mang thai trong thời gian này.
9. Mùa sinh sản của mèo là mùa nào?
Mèo có thể sinh sản bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên giữa mùa xuân và cuối mùa hè là thời điểm thuận lợi cho việc sinh sản của mèo vì thời tiết ôn hòa và ấm áp.

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Dấu hiệu mèo bị đau, tổn thương

Một con mèo bị bệnh sẽ biểu hiện ra “triệu chứng” tuy khá mơ hồ. Hi vọng rằng một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn nhận ra những dấu hiệu của nỗi đau đớn mà tôi đã khó khăn lắm mới phát hiện ra.

Thay đổi hành vi
Nếu một con mèo cực kỳ năng động bắt đầu dành hầu hết cả ngày chỉ để ngủ thì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy cô ấy đang bị tổn thương. Tương tự như vậy, nếu một con mèo trở nên gắt gỏng, không phải vì cô ấy “đang già đi.”  Thông thường mèo điềm tĩnh cũng có thể thực sự trở nên kích động và buồn bực do hệ quả của việc chịu đựng đau đớn

Cự tuyệt khi bị đụng chạm và muốn được ở một mình
Nếu chú mèo của bạn bắt đầu gầm gừ, giãy giụa hay cáu kỉnh khi bạn vuốt ve, chạm vào hoặc di chuyển nó thì đó là dấu hiệu cho thấy một cái gì đó đang làm phiền anh.

Ngủ với một tư thế duy nhất
 Chính vì lý do này mà tôi nghi ngờ rằng ngủ về phái bên phải khiến cô ấy cảm thấy thoải mái hơn.

Lẩn trốn
Bởi vì loài mèo biết nỗi đau làm cho chúng dễ bị tổn thương. Vì vậy, một chú mèo bị tổn thương sẽ lẩn trốn để nó có thể tránh không phải trở thành nạn nhân của những lời động vật ăn thịt khỏe mạnh hơn.

Liếm một vùng nào đó quá nhiều
Những con mèo đang chịu đau đớn thì hành động liếm lên vùng bị tổn thương sẽ giúp chúng làm dịu đi nỗi đau đơn này. Bạn sẽ nhận ra điều này ở rất nhiều con mèo khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm bàng quang tự phát.

Luộm thuộm
Béo ú và lôi thôi là điều không bình thường ở những chú mèo lớn tuổi hơn. Hầu hết những con mèo lớn tuổi trông “ở cùng nhau” hơn so với độ tuổi nhỏ hơn vì bệnh viêm khớp hoặc các điều kiện khác để thực hiện các động tác cho việc chải chuốt là quá đau đớn. Bất kỳ con mèo nào không chải chuốt thì các bạn cần phải đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ngay.

Những vị trí cơ thể bất thường
Một con mèo đang chịu cơn đau dữ dội sẽ ngồi gập người xuống với đôi chân giấu bên dưới và mũi của nó gần như áp sát trên sàn nhà. Tuy nhiên, có những vị trí bất thường khác lại không được rõ ràng như vậy.

Ánh mắt nhìn xa xăm
Điều này đặc biệt đúng nếu nó được kết hợp với vị trí cơ thể bất thường.
Những thay đổi trong thói quen với hộp xả rác
Những chú mèo với phần lưng và hông bị đau có thể gặp khó khăn khi sử dụng hộp xả rác cũng như thích nghi với nó. Khi hông hoặc đầu gối của mèo cưng bị đau thì nó cang gặp khó khăn trong việc giữ đúng tư thế để đi vệ sinh.
Hãy liên hệ với chúng tôi khi mèo nhà bạn có biểu hiện bất thường
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Chó mèo bị chảy dãi liên tục

Nguyên nhân gây chảy dãi ở chó
Quá nhiều nước dãi chảy ra có thể do nước dãi quá nhiều hoặc không muốn hoặc không thể nuốt xuống. Chó bị chảy nước dãi có thể liên quan đến những trường hợp dưới đây:
Các bệnh về răng miệng như viêm nướu và bệnh nha chu.
Những bệnh về khoang miệng, ví dụ như loét miệng hoặc khoang miệng có vật lạ, do hóc xương
Buồn nôn hoặc đau đớn và các bệnh có liên quan đến bệnh đường ruột.
Bệnh về gan (đặc biệt là bệnh não gan)
Các bệnh về tuyến nước bọt
Cảm (tăng thân nhiệt)
Uống thuốc có vị đắng.
Ăn phải đồ ăn có tính kích thích
Cắn hoặc ăn phải cóc
Đợi cơm hoặc đang chữa bệnh nào đó
Bị bệnh dại, uốn ván, những căn bệnh khác (như bệnh thần kinh cơ thịt, liệt dây thần kinh mặt, một số bệnh động kinh), thực quản có vật lạ hoặc các bệnh về thực quản
Lo lắng căng thẳng
Một số giống chó có cấu tạo miệng đặc biệt hình móc câu, ví dụ như chó Saint Bernard
Xác định đúng nguyên nhân chó chảy nước dãi?
Lịch sử hoàn chỉnh, kiểm tra miệng và tâm lý sẽ quyết định nguyên nhân chảy nước miếng. Kiểm tra răng miệng đầy đủ có thể cần thuốc an thần hoặc thuốc gây mê. Bảng hóa học và CBC sẽ được thực hiện nếu nghi ngờ bị bệnh về gan hoặc thận. X-quang, siêu âm hoặc nội soi có thể cho thấy một vài tình huống.

Làm thế nào chữa trị cho chó bị chảy nước dãi
 Khi chó nhà bạn có biểu  hiện chảy dãi, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí về cách chăm sóc cho mèo
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Thiến chó mèo đực

Thiến chó, mèo đực
Triệt sản con đực ở Việt Nam thường gọi là thiến (neutering). Là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ tinh hoàn, đồng nghĩa với việc cắt bỏ nguồn cung cấp testosterone cũng như khả năng sản sinh tinh trùng của con vật.

Có rất nhiều trường hợp người ta triệt sản chó và mèo sớm như tiêm vaccine 8 tuần tuổi, tuy nhiên, thời gian rất tốt nhất là sau khi chó hoặc mèo đã được phát triển tương đối toàn diện, ít nhất là sau khi hệ thống miễn dịch của con vật đã làm việc tốt, các cơ quan gan, thận, tim,.. có thể chịu đựng được thuốc mê-tê. Nhưng cũng phải trước khi có khả năng tình dục ở tuổi dậy thì. Tóm lại, thời gian tốt nhất để thiến là giữa 4 và 6 tháng tuổi cho mèo và 6 đến 8 tháng với chó

Tại sao lại vậy?  Thực ra việc thiến con vật lớn tuổi hơn cũng không có gì khác lắm. Tuy nhiên thiến ở thời điểm càng về sau thì việc ngăn chặn những thói-tính không mong muốn của con đực như đánh dấu, hung hãn, ham thích chiến đấu... sẽ không được như mong muốn.
Lợi ích của thiến:
Không còn khả năng sinh sản và "theo mái."
Con vật được thiến có lợi thế là ít đi lang thang, ít quan tâm đến chiến đấu, cũng như đánh dấu lãnh thổ. - Phòng, giảm bệnh do testosterone: Chó có thể bị một loạt các bệnh liên quan với testosterone cao trong máu như:. tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH), viêm tuyến tiền liệt, áp-xe tuyến tiền liệt, u tuyến quanh hậu môn hoặc tầng sinh môn (bệnh ung thư nhỏ xảy ra xung quanh hậu môn của chó đực), thoát vị đáy chậu và các rối loạn da nhất định đáp ứng thiến (bệnh da). Thiến không chỉ ngăn chặn sự khởi đầu của các bệnh này mà còn có thể giúp kiểm soát hoặc chữa trị các bệnh này nếu đã có.

Phòng ngừa hoặc giảm bệnh tinh hoàn và mào tinh: thiến sớm có thể tránh được: ung thư tinh hoàn, ung thư mào tinh, viêm tinh hoàn (viêm tinh hoàn), viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, áp-xe tinh hoàn và chấn thương tinh hoàn.
Những điều gặp phải của con vật bị thiến:
Chó mèo thiến không thể lấy giống,
Khả năng tích lủy mỡ vượt trội so với bình thường (thường bị béo). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng động vật thiến chỉ cần 75% năng lượng để sống khỏe mạnh so với những con không thiến. Tuy nhiên người nuôi chó mèo ít chú ý điều này. Vậy nên thiến cũng có lợi ích về kinh tế trong vấn đề thức ăn cho chó mèo.
Khả năng vận động cũng như cấu tạo cơ bắp sẽ kém đi rõ rệt so với động vật bình thường. Bởi sự phát triển của cơ thể giúp cho các chức năng này hoàn thiện có một phần đóng góp của Testosterone.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc thiến sớm sẽ tạo điều kiện cho con vật có một thời gian để phát triển thêm chiều dài ở các đầu xương hơn các con bình thường. Có nghĩa là con vật sẽ cao và dài hơn. Điều này cũng có thể goi là lợi hay hại cũng được, cún có thể đẹp hoặc xấu hơn và đôi khi cũng có nguy cơ chấn thương về xương do xương dài hơn.
Những vấn đề đáng lưu ý:
Thiến là một phẫu thuật rất đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng, và không tốn kém và không giống với nam giới con người, có vẻ như không bị bất kỳ tổn thất tình cảm nào hoặc tâm lý liên quan nào.

Tuy nhiên, ngay cả ca phẫu thuật đơn giản như vậy nhưng đòi hỏi người thực hiện không được coi nhẹ vấn đề như gây mê, gây tê, tay nghề người phẫu thuật, điều kiện phẫu thuật, giám sát và theo dõi chăm sóc sau khi thiến.

Dự kiến ngày thiến để giử bụng đói cho con vật, tránh nôn trong thời gian phẫu thuật, điều này có nghĩa là không có thức ăn rắn sau nửa đêm ngày trước khi thiến. (8h tối hôm trước)

Trước khi phẫu thuật phải khám con vật khá chi tiết để đảm bảo rằng không có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào như sốt, nhiễm khuẩn, mất nước hoặc trạng thái ký sinh nặng.

Thiến là một phẫu thuật đơn giản tuy nhiên hoàn toàn có thể xảy ra biến chứng đối với một số ít cá thể nào đó. Việc lập phiếu ưng thuận hay nói rõ cho chủ của con vật biết trước nhũng điều trên là hoàn toàn có thể xãy ra là điều nên làm.

Gây mê giảm đau để bình tĩnh, thư giãn cơ bắp cho con vật là điều nên làm nếu có điều kiện.

Việc truyền tĩnh mạch dịch chất nào đó cho con vật trong khi thiến đôi khi là không cần thiết. Nhưng nếu thực hiện điều này, khi có nguy biến xãy ra, việc đưa thuốc cấp cứu vào mạch máu sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc này thường gây tốn kém.

 Trình tự tiến hành thường như sau:
Giảm đau: có thể gây mê hoặc gây tê. Nếu gây tê, việc cố định khá quan trọng, con vật có thể phản ứng mạnh khi tiêm thuốc tê và khi thuốc tê không đáp ứng đủ. Thuốc tê thường được tiêm bằng cách xuyên kim và bơm thuốc vào hai thừng dịch hoàn và vào bên trong hai dịch hoàn.
Lông được cạo sạch và tiệt trùng khu vực mỗ.
Vết rạch thường theo chiều dọc, dứt khoát, càng nhỏ càng tốt. Có ý kiến cho rằng cần có hai vết rạch, tuy nhiên, ở Việt Nam, một vết rạch là quá đủ để thực hiện, vì sau khi đã cắt bỏ được một dịch hoàn, từ vết rạch đó ta có thể cắt bỏ dịch hoàn còn lại. Sau khi rạch đứt phần da với vết mỗ mà theo bạn là đã đáp ứng được yêu cầu, bạn rạch tiếp phần dịch hoàn và nên lách mũi dao sao cho vết rạch lên dịch hoàn càng rộng càng tốt. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho dịch hoàn bộc lộ ra khỏi âm nang nhanh hơn mà không cần mở rộng vết rạch da.
Có thể tháo gở phụ hoàn hoặc không là điều không quan trọng. Mạch máu có thể được thắt lại bởi chỉ khâu, mạch máu tự cột thắt hay dùng pinch để xoắn. Tuy nhiên việc dùng chỉ khâu để thắt là tối ưu hơn cả.
Khâu vết thương: ở những con vật nhỏ, việc vết rạch ngắn đồng nghĩa với việc không cần khâu vết thương. Vết thương sẽ tự lành sau vài ngày. Ở những con vật lớn, vết thương thường được khâu vá lại nhưng thường là những múi khâu không chặt, không lỏng. Dù khâu hay không khâu vết thương cũng không nên quên bôi, rắc hay đặt một loại kháng sinh diệt khuẩn nào đó trực tiếp vào vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một chú ý nữa là không quên dùng gạc để thấm hết lượng máu tồn dư bên trong vết thương.
Nên theo dõi kiểm tra vết thương hàng ngày.
Chỉ khâu sẽ được cắt 10 ngày sau khi phẫu thuật. Tuyệt đối không được tắm sau phẫu thuật ít nhất là 2 tuần.
Nếu bạn muốn thiến chó mèo đực tại nhà hãy gọi ngay cho chúng tôi
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Nguyên nhân chó bị co giật

Nếu bạn phát hiện chú chó của mình bị co giật cần tìm hiểu ngay nguyên nhân gây nên tình trạng co giật ở chú cún của bạn để có cho mình phương pháp chữa trị kịp thời bởi vì nếu để lâu thì chó của bạn sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.


Những nguyên nhân chính khiến chú chó của bạn bị co giật có thể như sau:


1. Chó bị co giật do căng cơ


Bạn cho chó tập luyện nhiều trong một thời gian dài khiến chỉ số co cơ của chó tăng cao lên là một nguyên nhân khiến chú chó của bạn bị co giật

2. Chó bị co giật do cơ bắp bị thương


Khi chó tập luyện hoặc chơi đùa hay lúc bạn dắt cho khiến chúng hoạt động mạnh làm cho các cơ bị tổn thương khi vận đông. Để giúp cho hết co giật bạn nên cho chó nghỉ ngơi 2 ngày không tập luyện để các cơ bình phục chấn thương và chó sẽ không còn bị co giật nữa. Sau khi bắt đầu tập luyện lại bạn có thể cho chó tập các bài tập nhẹ nhàng trong 1,2 ngày.

3. Chó bị mệt mỏi


Những chú chó bị chủ nhân bắt hoạt động thường xuyên hoặc bị phơi năng hay sống trong môi trường không thoải mái khiến chó bị stress và mệt mỏi cũng sẽ dẫn đến tình trạng chú chó bị co giật.

Nếu chó của bạn bị co giật và có tính trạng : Chó bỏ ăn mệt mỏi


4. Chó bị co giật do nhiễm lạnh


Cơ bắp của chó rất dễ bị tổn thương do thời tiết lạnh gây nên và dẫn đến tình trạng co giật. Khi chó vận động nhiều trong môi trường có nhiệt độ thấp không có sự chuẩn bị và làm ấm cơ thể tốt thì trước đó chó cũng ít nhiều bị co giật

5. Chó bị co giật do mất nhiều các chất điện giải


Khi chó vận động nhiều sẽ toát ra mồ hôi làm mất đi chất điện giải khiến cơ bắp của chó bị kích thích và co giật mạnh.

6. Chó co giật do bị thiếu canxi


Canxi rất quan trọng với các chú chó nó góp phần phát triển xương chắc khỏe hơn. Nếu chó của bạn bị co giật do thiếu canxi thì chắc chắn trước đó nếu bạn để ý sẽ thấy chân của cho đi lẹo khẹo, hạ bàn, thậm trí nhiều lúc bị liệt do thiêu canxi.

Nếu bạn cần mua canxi cho chó thì nên xem bài này: Thuốc bổ sung canxi cho chó
7. Chó bị co giật do các vấn đề ở hệ thần kinh


Các bệnh dẫn đến tình trạng chó bị co giật có thể là do những căn bệnh sau: Bệnh sài sốt thường xảy ra đối với chó nhỏ, bệnh động kinh, bị nhiễm độc, chó bị sản hậu hoặc do não chó phát triển không bình thường từ nhỏ đã bị co giật rồi.

8. Chó bị co giật sùi bọt mép


Nếu cho của bạn chưa có tiền sử bị co giật mà tự dung bị co giật và sùi bọt mép thì rất có thể chú chó của bạn đã bị ngộ độc chì do cắn liên túc 1 vật có chì nào đó như cục pin hay vất nào đó khiến cho co giật - kích động - sùi bọt mép -  đau bụng - đi ỉa... nếu ngộ độc chì nặng có thể dẫn đến cái chết.

Còn nếu chó của bạn bị co giật sùi bọt mép thường xuyên có thể chó bạn bị bệnh care, động kinh...

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn khi chó mèo nhà bạn có biểu hiện co giật
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h