Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Bệnh mống mắt thứ 3, cherry eyes

Bệnh mống mắt thứ ba “chery eye” là sự lồi ra bên ngoài của tuyến ở mí mắt thứ ba. Khồng giống như người, chó có một “mi mắt thứ ba” là nơi chứa tuyến lệ và nằm ở góc của mỗi mắt, Trong những trường hợp bình thường, tuyến này là không thể nhìn thấy và có vai trò hỗ trợ việc sản xuất nước mắt. trong một vài trường hợp, không có lý do tuyến của mi mắt thứ ba rời khỏi vị trí bình thường và nở ra gây nên “cherry eye”. Bạn sẽ nhìn thấy chó có một cục thịt ở khóe mắt


Những con chó nào thì bị “cherry eye”?

Bất kì con chó nào cũng có thể bị, nhưng một số giống chó có tỷ lệ cao hơn sự phát triển xuất hiện ở cả hai mắt. Đó là: giống Beagle, Bloodhound, Boston Terrier, Bulldog, Bull Terrier, Lhasa Apso, Saint Bernard, and Shar-Pei, bắc kinh, nhật. Bất kì con chó nào cũng bị không kể tuổi hay giới tính.

Nguyên nhân là gì?

Chúng ta không thể biết chính xác nguyên nhân là gì, nhưng nguyên nhân chính có thể hiểu là do sự yếu đi của mô liên kết gắn kết giữa tuyến và các cấu trúc xung quanh của mắt. sự yếu đi của mô liên kết làm cho tuyến lồi ra. Khi tuyến lồi ra sẽ tiếp xúc với không khí khô và các kích thích, nó có thể bị nhiễm trùng và/ hoặc bắt đầu sưng lên. Đôi khi có dử mắt và nếu như con vật chà xát nó sẽ dẫn đến tổn thương tuyến hoặc có thể gây loét trên bề mặt của mắt.

Phương pháp điều trị là gì?

Điều trị “cherry eye” là rất đơn giản và bao gồm các phẫu thuật tái định tuyến.
 Sau khi phẫu thuật, một số ca có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm cho một vài ngày.
Nếu bạn muốn phẫu thuật cherry eye hãy gọi cho chúng tôi
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Cách dạy chó ngồi xe máy

Bạn đang tìm hiểu cách dạy Chó ngồi xe máy ? Cách dạy Chó ngồi sau xe máy để bạn dễ dàng chở đi chơi, đặc biệt là với bạn đi xe số không hề khó như bạn nghĩ.
Nếu bạn thích được cho chú Chó của mình ngồi vắt vẻo trên xe máy cùng với mình đi dạo phố thì chịu khó dạy cho chúng ngồi xe máy theo cách của bạn, nhưng bạn cũng có thể tham khảo những kinh nghiệm dạy Chó ngồi xe máy được nhiều bạn chia sẻ.dạy chó ngồi xe máy

Huấn luyện Chó giữ thăng bằng tốt

Trước khi bạn triển khai dạy Chó ngồi xe máy, thì bạn cần phải chuẩn bị những bài tập giữ thăng bằng cho Chó. Nhưng cái đầu tiên là bạn và Chó không có khỏang cách gì nữa đâu nhé, phải thực sự thân thiết gần gũi và quấn nhau. Cách huấn luyện Chó Ban đầu bạn không nên mang Chó lên xe và cho chạy luôn, như thế là bạn đang đốt cháy giai đoạn rồi đấy. Những ngày đầu tiên, với những chú Chó chưa bao giờ được đi xe máy, bạn cần cho chúng tiếp xúc và làm quen với việc ngồi thăng bằng trên xe máy.dạy chó ngồi xe máyBạn có thể dựng đứng chiếc xe máy nhà mình lên và ngồi lên yên xe, đồng thời bạn để Chó đứng hoặc ngồi trên yên xe máy ở ngay trước mặt mình, tay bạn có thể giữu chặt chúng tránh trường hợp Chó lao xuống dưới đất, như thế sẽ gây nguy hiểm cho hệ cơ xương khớp của Chó. Nặng có thể làm gãy xương chân Chó.
Bạn đừng nóng vội nhé, hãy cứ làm đi làm lại như thế cho khi nào bạn cảm thấy Chó quen và thành thục với động tác dạy Chó ngồi xe máy như thế rồi thì hãy nghĩ đến các tình huống huấn luyện tiếp theo.

Dạy Chó tự giác phi lên xe ngồi khi có lệnh

Ở giai đoạn đầu, bạn phải bế Chó lên ngồi trên yên xe. Tới bước này, bạn làm như sau. Không bế Chó lên yên xe máy nữa mà mỗi lần như thế, hãy đập đập ra hiệu cho Chó chỉ vào yên xe, đồng thời cầm dây xích kéo cổ chúng lên theo hướng phi lên yên xe. Làm đi làm lại như thế sau nhiều lần Chó sẽ quen. Nhớ là mỗi bước trong khi dạy Chó ngồi xe máy, bạn nên thưởng cho chúng bằng những mẩu thức ăn mà Chó đặc biệt yêu thích nhé.dạy chó ngồi xe máy

Cho Chó ngồi trên xe máy khi di chuyển

Nếu bạn đã huấn luyện Chó 2 bước trên thành thục rồi thì đến bước này bạn hoàn toàn có thể tự tin mang chúng ra ngoài đường. Lúc này, dạy Chó ngồi xe máy chỉ là rất đơn giản. Bạn chỉ nên đi chậm thôi, tránh tình trạng Chó đang ngồi trên xe, gặp trường hợp bị kích động mạnh có thể lao và chạy ra khỏi xe, nên rất dễ gây nguy hiểm cho người đi đường cũng như là chú Chó nhà mình.
Các bạn hãy làm như các bước ở trên đảm bảo cách dạy Chó ngồi xe máy của bạn thành công. Chúc các bạn may mắn !

Nguồn kenhchomeo

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Viêm phúc mạc ở mèo


1. Căn bệnh học

- Bệnh do Coronavirus trên họ mèo (Feline Coronavirus – FCoV) là nguyên nhân gây viêm ruột phổ biến trên loài mèo; gây tử vong cao, còn có tên gọi là nhiễm trùng phúc mạc trên mèo (Feline Infectious Peritonitis – FIP).

Coronavirus : có bộ gen 29 kb, bốn protein cấu trúc ( đỉnh [S], Matrix [M] , nucleocapsid [N], và vỏ [E] ) , và một số protein không cấu trúc ( 3a, 3b , 3c , 7a , và 7b). Coronavirus mèo serotype I và II: Có 2 type FCoV, FCoV type I được xem là chủng duy nhất trên mèo, cả 2 type có thể gây FIP. Mèo có thể đồng thời nhiễm cùng lúc 2 type FCoV.

- Lứa tuổi: mèo ở mọi lứa tuổi điều có thể bị FIP, mèo con dễ bị FIP sau cai sữa và mèo từ 3 -16 tháng tuổi đều có thể bị nhiễm, thời điểm có nguy cơ cao thứ 2 là mèo trên 10 năm tuổi.

- Giống: Các mèo có bố mẹ cùng giống (mèo thuần chủng) thì có nguy cơ bị FIP cao hơn những mèo có bố mẹ khác giống (mèo lai).

Coronavirus trên các loài thú cưng khác: Chồn có 2 biểu hiện rất rõ khi bị nhiễm coronavirus: viêm ruột catar và viêm phúc mạc. Chó thường được xem là nguồn lây nhiễm CCoV. Coronavirus thường được lây truyền giữa chó và mèo sống trong phạm vi gần.

2. Sinh bệnh học

Sự phát tán virus (sự bày thải virus): Virus được bày thải qua phân sau khi nhiễm 2 ngày. Đa số mèo không còn thảy virus qua phân sau 2-3 tháng, mặc dù một số mèo bị nhiễm virus (13%) hình thành thể mãn tính. phát hiện các mèo nhiễm mãn tính bằng phương pháp RT-PCR mẫu phân sau 9 tháng. Stress do bị buộc di chuyển nơi ở làm gia tăng sự bày thải virus 101-106 lần.

- Truyền lây: Mèo bị nhiễm FCoV qua đường ăn uống, thường là gián tiếp do tiếp xúc với chất độn chuồn có virus. FCoV có thể tồn tại 7wks trong môi trường khô. FCoV dễ dàng bị bất hoạt bởi các chất tẩy rửa gia dụng và chất khử trùng. FCoV có thể truyền từ mẹ sang con.

Xâm nhiễm đại thực bào và gây viêm mạch: Sử dụng hóa mô miễn dịch. Kipar và cộng sự, đã chứng minh FCoV bên trong các đại thực bào bám chặt vào thành mạch máu và gây tắt nghẽn mạch đó là vấn đề chính trong sự phát triển thành FIP.

Đáp ứng miễn dịch với FCoV: Ngoài độc lực của chủng đang lây nhiễm FCoV, bị suy giảm khả năng miễn dịch có thể làm cho mèo dễ bị nhiễm trùng toàn thân. Hầu hết các mèo FIP điều có lịch sử bị stress trước đó vài tháng. Stress gây ra 2 ảnh hưởng: tăng tính nhạy cảm của mèo với FIP; làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng sự bày thải virus 101-106 lần.
3. Dấu hiệu lâm sàng

Nhiễm lần đầu: Hầu hết các trường hợp nhiễm FCoV điều có dấu hiệu cận lâm sàng. Mèo con bị nhiễm FCoV thường có lịch sử tiêu chảy, đôi khi còi cọc và các biểu hiện ở đường hô hấp trên.

Coronavirus gây viêm ruột: Tiêu chảy thường xuyên hiện diện trên mèo con từ 5 wks tuổi và đôi khi nôn mửa xuất hiện ở mèo con và một vài mèo lần đầu bị nhiễm FCoV, là 1 bệnh gây tiêu chảy và thường mèo tự thu mình trong 1 vài tuần. Mãn tính, tiêu chảy đã được ghi nhận trên mèo già, khỏe mạnh, mèo mang trùng FCoV, có thể dẫn đến tiêu chảy không kiểm soát.

Bệnh viêm mạch đa hệ thống: 2 dạng cơ bản của FIP có tính chất đặc trưng là ướt và khô. Trong FIP ướt, nhiều mạch máu bị ảnh hưởng, tăng tiết dịch và các protein huyết tương vào các khoan cơ thể. Trong FIP khô, các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào cơ quan bị tấn công bởi viêm mạch do FIP. Các mèo trải qua nhiều năm sống trong môi trường 1 mình thì khó có thể bị FIP.

Bệnh có tiết dịch (effusive disease):Các mèo bị FIP có cổ trướng, mèo này có thể lanh lẹ hoặc khù khờ, biếng ăn hoặc bình thường. Bụng sưng có chất lỏng, sốt nhẹ (39°C đến 39.5°C [102.2 ° F đến 103.1 ° F]), giảm cân, khó thở, thở gấp, bùi phình to, tiếng tim rít, xanh xao hoặc vàng da có thể được ghi nhận.


Bệnh không có tiết dịch (noneffusive disease):FIP khô (không tiết dịch) là biểu hiện mãn tính của bệnh, xuất hiện vài tuần đến vài tháng sau nhiễm và bị stress gây ra. Dấu hiệu của FIP khô bao gồm sốt nhẹ, giảm cân, khù khờ, chán ăn (ăn ít). Mèo có thể bị vàng da. Hầu như tất cả mèo FIP khô bị viêm nội nhãn (mắt). Sờ nắn bụng thường thấy các nốt bạch huyết treo ruột sưng và cũng có thể thấy thận bất thường hoặc bất thường các nốt trong nội tạng khác. X-quang ngực có thể cho thấy mật độ không đều trong phổi (không đồng nhất).

Các triệu chứng mắt. Các đấu hiệu ở mắt phổ biến nhất trong FIP là viêm mống mắt, Thường tất cả hoặc 1 phần mống mắt trở thành màu nâu.

Triệu chứng thần kinh. ở các mèo FIP khô, 25-33% có các bất thường về thần kinh. Dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất là thay đổi trạng thái thần kinh sau đó mất điều hòa (mất kiểm soát cơ) tiếp theo rung giật nhãn cầu và sau đó co giật.

Colonic or Intestinal Localization (Tổn thương đường tiêu hóa): Đôi khi, các cơ quan chính hoặc chỉ cơ quan bị ảnh hưởng bới FIP u hạt là ruột. Tổn thương thường thấy ở kết tràng hoặc ngã 3 van hồi manh nhưng cũng có thể trong ruột non. Mèo có thể có các triệu chứng lâm sàng khác thường là táo bón, tiêu chảy mãn tính hoặc nôn mữa. Sờ nắn bụng thường cảm thấy ruột dày lên. Phát hiện huyết học có thể là sự tăng số lượng hồng cầu.

Mèo con sơ sinh và trước khi sinh: FIP là nguyên nhân truyền nhiễm phổ biến thứ hai gây tử vong ở mèo con sau cai sữa nhưng không gây tử vong từ sơ sinh đến cai sữa (Fading Kitten Syndrome: yếu dần rồi chết mà không biết rõ lý do). Tuy nhiên, nhiễm FCoV thật sự dẫn đến còi cọc, tăng tỷ lệ tiêu chảy và các triệu chứng hô hấp trên mèo con.

Tổn thương da: Các tổn thương liên quan đến da là nốt sần trong da đường kính khoản 2mm trên cổ, 2 chân trước, và 2 bên cơ ngực.

4. Chẩn đoán bệnh

Viêm ruột do coronavirus: Không có test đặc hiệu để kiểm tra viêm ruột do coronavirus. Nhiễm FCoV chỉ được xác định nếu sử dụng phương pháp miễn dịch hoặc miễn dịch huỳnh quang bằng cách nhuộm sinh thiết mẫu ruột.

5. Điều trị bệnh

Mèo khỏe có huyết thanh dương tính coronavirus: Các thuốc có thể chống lại FCoV trong điều kiện phòng thí nghiệm như là ribavirin; tuy nhiên, các thuốc này không có tác dụng trong thực tế, ngược lại chúng còn gây độc cho mèo. Ammonium chloride là thành phần thường xuyên trong thức ăn (dành cho thú y điều trị bệnh) nhằm mục đích làm thay đổi pH nước tiểu. Có hay không thức ăn chứa ammonium chloride có tác dụng ngăn chặn FIP thì chưa biết.

Coronavirus viêm ruột: Sử dụng chất điện giải và hạn chế calo khẩu phần ăn với sữa chua tự nhiên hoặc probiotic (chế phẩm sinh học) có thể sẽ thích hợp. Chưa có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu nào được chứng minh để diều trị trường hợp này.

Lâm sàng FIP: Nói chung, FIP không thể chữa khỏi, và kết quả chấn đoán dẫn đến quyết định cho (mèo) là cái chết êm ái. Những tiến bộ trong hiểu biết về FIP và các test chấn đoán sớm và chính xác hơn FIP, cho phép điều trị sớm sẽ có nhiều cơ hội ngăn chặn bệnh.


Theo dõi điều trị và tiên lượng: Các mèo FIP ướt thường sống cao nhất là vài ngày đến vài tuần. Mèo FIP khô có thể sống vài tuần đến vài tháng, khi có dấu hiệu thần kinh xảy ra thì mèo sau đó chết rất nhanh.

7. Phòng bệnh

Vaccine chống lại FIP: Đã có 1 loại vaccine phòng chống FIP (Primucell, Pfizer Animal Health, New York). Hiệu quả của Primucell dựa trên phần trăm ngăn ngừa được đã được báo cáo là 50 – 75%. Trong 1 khảo sát khác cho thấy vaccine này không có hiệu quả.

Sự ngăn ngừa FIP cho mèo giống: Vệ sinh tốt và thiết kế chuồng trại là điều kiện cần thiết để giảm mức độ và sự lây lan FCoV.
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpagehttps://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h
 Nguồn: Vetshop VN

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Cách chăm sóc chó mèo mùa hè



Những việc cần làm đối với thú cưng nhà bạn khi hè về để phòng tránh sốc nhiệt cho chó mèo


Kiểm tra nhiệt độ xung quanh nơi ở của chó mèo

Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao một cách đột ngột so với những mùa khác trong năm. Những con vật nuôi trong nhà bạn như chó mèo chúng thường không có khả năng phóng nhiệt hay toát mồ hơi để cơ thể giải tỏa bớt được nhiệt độ như con người. Cho nên đai đa số những chú chó mèo đều không có khả năng thích nghi với khí hậu nóng ẩm. Các bạn cần di trì nhiệt độ thích hợp nhất xung quanh nơi thú cưng ở để đảm bảo thân nhiệt của nó bình thường.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo

Giữ cho thú cưng trong nhà bạn luôn luôn sạch sẽ là điều rất quan trọng. Cơ thể sạch sẽ chúng mới thấy được sự thoải mái nhanh lớn đồng thời tránh được một số bệnh về da khác nữa.

Mặc dù giữ sạch sẽ nhưng không có nghĩa là không cần phải tắm rữa thường xuyên cho chúng đâu nhé. Thú cưng luôn luôn ở trong nhà nhưng các yếu tố gây bệnh cũng hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng. Tối thiểu từ 1-2 tuần các bạn cũng nên tắm cho chó hay mèo nhà mình, đi kèm đó là sử dụng thêm các sản phẩm dành riêng cho nó như xà phòng tắm, sữa tắm để làm sạch trứng giun hay những vi khuẩn gây bệnh bám lên trên người nó.

Ngoài ra bạn cũng cần nên đưa thú cưng nhà mình đi khám sức khỏe định kỳ tiêm phòng vắc xin tẩy giun định kỳ tầm 3-6 tháng một lần. Khi thú cưng có những biểu hiện bất thường như bỏ ăn, ủ rũ hay rên rĩ ngay lập tức bạn cần mang nó đến ngay cơ sỡ thú y để được bác sỹ chăm sóc kịp thời.

Chế độ ăn uống

Cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý cho thú cưng vào mùa hè nhất là mùa nắng nóng như thế này chúng thường không muốn ăn và hay bỏ ăn. Kết hợp cùng với một chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ gây nguy hại lớn cho chúng. Tăng cao khả năng mắc phải một số bệnh nghiêm trọng khác vì vậy yếu tố dinh dưỡng cho thú cần đủ và đảm bảo cân bằng.

Đối với những hộ gia đình nuôi mèo trưởng thành thì cần phải cho chúng ăn từ 1 đến 2 bữa mỗi ngày đối với mèo con cho ăn nhiều hơn 3 bữa trong ngày. Chó con thì từ 2-6 tháng tuổi cho nó ăn 3 bữa trong ngày từ 6 tháng tuổi trở đi thì bữa ăn giảm lại từ 2-1 bữa là đủ rồi nhưng khẩu phần ăn tăng lên. Đối với mèo thì khẩu phần ăn của nó phụ thuộc theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại.

Cho thú cưng vận động thường xuyên hằng ngày

Cho dù là mùa nắng hay mùa đông lạnh thì việc cho thú cưng vận động đều là yếu tố cần thiết. Nó góp phần giúp thú cưng nhà bạn duy trì sức khỏe tránh một số bệnh như béo phì. Nhưng để ý không được cho mèo chơi ngoài trời quá nắng nóng oi bức cho chúng dạo chơi vào chiều mát hay sáng sớm thôi. Tránh không cho chúng tiếp xúc những nơi có nhiều muỗi hay côn trùng độc hại.

– Để tránh cho thú cưng nhà bạn bị sốc nhiệt khi dắt nó đi dạo bạn cần tránh xa những đoạn đường nắng nóng. Cho chúng đi dạo vào lúc sáng sớm hay chiều mát
– Cắt tỉa lông của thú cưng nhà bạn thật sạch sẽ không để quá dài tạo cảm giác thoáng mát cho nó
– Thăm nom xem xét tình hình của nó thường xuyên kể cả khi nó được ở trong nhà mát mẻ cũng vậy. Bố trí máy lạnh và quạt mát điều hòa cho nó
– Cung cấp nước uống nhiều và thường xuyên để đảm bảo cơ thể của nó đủ nước khi trời nắng nóng.
 Nếu cần tư vấn hãy gọi cho chúng tôi
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpagehttps://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Chó mèo ho khạc liên tục

Chó mèo có hiện tượng ho khan, khạc như hóc xương, một số người lầm tưởng là chó mèo nhà mình bị học xương. Bạn hãy cẩn thận vì có thể bé đang mắc một trong các bệnh sau

Bệnh Viêm phế quản: Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó đến viêm khí quản. Nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.
 Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến dây thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ gây hẹp đường hô hấp, các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở. Những biểu hiện đặc trưng nhất là:
- Vật bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho ướt và kéo dài.
- Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.
- Có thể kèm theo sốt: 39,5 - 40,5 độ C
- Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.

Bệnh Viêm phổi: thường là kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo.

- Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
- Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, sau tím tái.
- Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.


Bệnh Viêm màng phổi (Tích nước)

- Chó, mèo bệnh biểu hiện đau ngực, chó lùi lại, rên khi có vật ấn vào khe xương sườn.
- Hô hấp nông và thở bụng.
- Nghe lồng ngực bằng ống nghe thấy có tiếng cọ sát nhẹ, đôi khi như tiếng gãy soàn soạt hay răng rắc, nếu thể tích chất lỏng nhiều trong xoang ngực thì không nghe thấy tiếng cọ sát nữa và giữa các lớp phổi cũng tách ra.
- Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ chỉ giảm khi rút được nước trong phổi ra.
- Chó, mèo bệnh thường nằm cho dễ thở và cho tim hoạt động dễ hơn.
- Ăn kém, gầy nhanh, mệt mỏi, phờ phạc, uể oải, kém hoạt động.

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn
phòng khám thú y Animal care thụy khuê
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946
Hotline: 0978.776.099 

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Thuốc trị ve và bọ chét cho chó mèo Frontline

Thuốc trị ve, rận, bọ chét trên chó mèo


Công dụng:
-         Phòng và trị bọ chét, ve trên chó mèo từ 8 tuần tuổi trở lên
-         Phòng và cắt sự quấy rối của ve và bọ chét
-         Phòng và tiêu diệt trứng, nhộng và bọ chét trưởng thành, ngay cả bỏ chét gây viêm da dị ứng
-         Tiêu diệt tất cả loài bọ chét ( lây truyền bệnh Lyme)
-         Phòng và kiểm soát tái nhiêm.
-         Tác động nhanh, kéo dài
-         Không thấm nước, tiện lợi và an toàn khi sử dụng
Phương thức
-         Sau 1 tháng sử dụng Frontline Plus đã phá vỡ được hoàn toàn vòng đời của bọ chét và kiểm soát được sự lây nhiễm của ve rận
-         Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu diệt được trứng, nhộng và bọ chét trưởng thành cho đến 3 tháng. Tiêu diệt được ve ít nhất 1 tháng và chỉ cần một lần sử dụng sẽ kiểm soát được ve trên cơ thể chó mèo.
-         Frontline Plus  duy trì được hiệu quả sau khi thú cưng tắm, nhúng nước hay phơi dưới ánh nắng.
Cách sử dụng:
-         Lấy ống thuốc ra khỏi bao. Giữ ống thuốc thẳng đứng và bẻ gãy đầu ống thuốc. Nhớ đưa ống thuốc ra xa khỏi cơ thể chủ vật nuôi.
-         Đặt đầu ống thuốc lên da thú cưng đoạn giữa hai xương bả vai . Bóp ống thuốc nhẹ nhàng để đẩy toàn bộ thuốc trong ống lên một đường trên da thú cưng. Lưu ý bôi thuốc trực tiếp lên da thú cưng để thuốc có thể ngấm qua da thú chứ không bôi lên lông thú.
-         Chia thuốc theo đúng cân nặng của thú cưng để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc
Chú ý :
-         Không cho trẻ em sử dụng sản phẩm Frontline Plus  
-         Tránh vuốt ve ôm ấp thú cưng sau khi cho thú sử dụng thuốc.
-         Không điều trị lặp lại Frontline Plus trong vòng 30 ngày trên 1 cơ thể của thú
-         Chỉ sử dụng thuốc nhỏ ngoài da thú cưng, không dùng bằng đường uống hay tiêm.
Bảo quản :
-         Bảo quan nơi khô ráo thoáng mát dưới 30 độ C
-         Tránh ánh sáng trực tiếp
-         Tránh xa tầm tay trẻ em
-         Tuýp thuốc sau khi bóc nên sử dụng luôn và ngay để hạn chế việc bay hơi.
 Nếu muốn mua sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpaghttps://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Quy trình thiến và triệt sản cho chó mèo


THIẾN, TRIỆT SẢN CHÓ MÈO
Bạn có biết lợi ích của triệt sản không? Triệt sản thú cưng có rất nhiều lợi ích mà bạn có thể chưa biết tới.

1, Chó mèo được triệt sản sẽ giảm tính hung giữ.
2, Chó mèo ít bỏ nhà đi.
3, Giảm việc tiểu tiện bừa bãi để đánh dấu lãnh thổ. Điều này sẽ làm giảm mùi hôi, khai trong nhà bạn.
4, Không làm tăng số lượng chó, mèo để có điều kiện chăm sóc tốt hơn.
5, Đặc biệt để ngăn ngừa bứu tuyến vú, điều trị bệnh viêm tử cung có mủ, tân bào trên thú cái.
Chó mèo nhà bạn sẽ không bị đau  sau một giấc ngủ ngon.
Công việc thiến, triệt sản cho chó mèo gồm:
- Xác định độ tuổi để thiến và triệt sản
- Kiểm tra sức khỏe,
- Tiêm thuốc mê, thuốc tê cho chó mèo
-Tiến hành phẫu thuật.
-  Vệ sinh, chích thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau
Nếu bạn có nhu cầu thiến và triệt sản cho chó mèo nhà mình hãy lien hệ với chúng tôi
Phòng khám thú y Animal Care Hà Nội
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h