Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Bọ chét ở chó nguy hiểm với người

bọ chét là tên gọi chung của loài ký sinh trùng không cánh có tên Siphonaptera. Bọ chét sống ký sinh trên vật chủ là những động vật máu nóng có vú và loài chim.
Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực.


Bọ chét xuất hiện khi nào?

Theo các nhà sinh vật, bọ chét có thể ký sinh trên da người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Đặc biệt, khi bạn trở về nhà sau một thời gian dài đi du lịch hoặc chuyển đến nhà mới ở, cũng là lúc nhiều bọ chét xuất hiện.

Ở miền Bắc Việt Nam thì bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Bọ chét phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Bọ chét gây bệnh như thế nào?

Bọ chét gây bệnh bằng hai con đường là trực tiếp khi tiếp xúc và truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi bọ chét xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Tổn thương do bọ chét gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Bọ chét cũng là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và cũng bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người.

Lịch sử châu Âu ghi nhận được, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.

Bọ chét mèo và chó truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…

Xử lý khi bị bọ chét cắn

Vết cắn của bọ chét thường được cảm thấy ngay lập tức, nhưng nó không đau. Nó là cảm giác ngứa do phản ứng của cơ thể gây ra sự khó chịu.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bọ chét cắn cao hơn nhất là khi chơi trên sàn nhà. Chúng thường có xu hướng nhạy cảm với các vết cắn bọ chét hơn người lớn.

Sau vài vết cắn của bọ chét, một số người có một sự phản ứng với việc bị cắn dẫn đến mẫn đỏ ngứa hay chàm bội nhiễm. Lúc này, hãy tìm sự tư vấn của dược sĩ để có lời khuyên và chữa trị.

 theo doisongphapluat

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Bênh hay gặp ở chó mèo

Bốn căn bệnh chó, mèo dễ gặp

Thường thấy nhất ở chó, mèo là các bệnh về đường tiêu hóa, ký sinh trùng ngoài da, viêm phổi và các căn bệnh truyền nhiễm như: carré (dịch tả chó), parvo (viêm ruột cấp tính do vi-rút) và đặc biệt là bệnh dại. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, nhiệt độ trong mùa nắng nóng kéo dài tác động rất mạnh đến sức khỏe của vật nuôi nhất là đối với chó, mèo và đây chính là môi trường rất thuận lợi cho nhiều loại ký sinh trùng phát triển khiến vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh. Ký sinh trùng thường thâm nhập vào vật nuôi qua môi trường bên ngoài và đường ăn uống, Do vậy, muốn ngăn ngừa được bệnh cần phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn đến thức ăn cho vật nuôi, không để vật nuôi ăn những thức ăn ôi, thiu, uống nguồn nước nhiễm bẩn. Khi vật nuôi có những biểu hiện của bệnh, nếu đưa đi khám bệnh ngay, việc điều trị sẽ rất nhanh và đơn giản. Nhưng nếu người nuôi lại không quan tâm dễ bị bệnh nặng và có thể chuyển biến thành bệnh dại, gây nguy hiểm cho con người và còn là một nguồn lây cho các vật nuôi khác.

Phòng chống bệnh cho vật nuôi bằng cách nào?

Để chủ động phòng tránh bệnh cho vật nuôi cần tiêm ngừa các bệnh thường gặp trong mùa khô, chăm sóc cho ăn uống đầy đủ hơn và vệ sinh chó, mèo hằng ngày. Khi tắm cho chó, mèo cần sử dụng các hóa chất diệt ký sinh trùng để ngăn chặn mầm bệnh.


 Dấu hiệu để biết vật nuôi bị bệnh
- Vật nuôi không lanh lợi như bình thường mà ủ rũ.
- Vật nuôi sốt, bỏ ăn, mũi khô.
- Ói nhiều lần trong ngày.
- Mắt đầy ghèn, ho, lừ đừ.
- Có triệu chứng co giật, tiêu chảy, ngứa.
- Da bụng có nhiều nốt mủ.