Những tình huống thường nhật có thể khiến cún cắn trẻ
- Không ai cảm thấy vui vẻ khi người bên cạnh liên tục thò bàn tay vào nghịch phá đĩa đồ ăn của mình cả. Cún cưng cũng vậy, chúng muốn được ăn uống một cách yên ổn.
-Chúng ta vẫn thường dạy trẻ nhỏ không nên giành giật đồ chơi của bạn bè, nhưng lại quên mất những người bạn cún cưng vô cùng nhạy cảm. Chúng sẽ trở nên hậm hực nếu như đồ chơi mà mình đang giữ bị trẻ giành mất đấy. Nếu bạn có vô ý xao lãng và để xảy ra tình huống trên, hãy tập cho cún chấp nhận đền bù bằng một thứ gì đó khác mà chúng thích, đồng thời dặn trẻ không giành lấy đồ chơi của cún lần sau.
-Trẻ nhỏ hiếu động thường có những hành vi khó đoán trước được. Chúng có thể bất thình lình kề sát mặt vào gần cún. Đây là một tình huống khá nguy hiểm, vì thông thường cún không hiểu được biểu cảm trên gương mặt của trẻ và có thể cảm thấy không thoải mái.
- Thời gian ngủ nghỉ là lúc không ai muốn bị làm phiền, ngay cả thú cưng. Bạn nên cho chúng một nơi riêng biệt mà trẻ không thể đến quấy phá và làm chúng khó chịu.
-Những hành động khiếm nhã, thô bạo của trẻ có thể khiến cún tức giận. Hãy nhắc nhở trẻ ngay lập tức, nếu như thấy chúng có những hành vi như cưỡi lên thân mình, giật đuôi, túm lông, cào, cấu véo hay làm đau cún.
-: Việc xâm nhập vào chốn riêng tư của người khác là vô cùng thô lỗ. Nguyên tắc này cũng áp dụng cả với cún cưng bạn nhé.
Trẻ la hét lớn có thể khiến chúng ta đinh tai nhức óc và khó chịu. Cún cưng cũng vậy.
- Có thể bạn không để ý, nhưng một số hành động mà chúng ta thường làm khi thân thiết với nhau lại có thể gây phản cảm cho đối phương, ví dụ như nhéo má. Thực tế mà nói, phần lớn loài chó đều không thích được ôm, ngay cả với các thành viên trong gia đình. Bạn có thể huấn luyện chó để chúng quen với những cái âu yếm, vuốt ve của trẻ, nhưng cũng cần lưu ý nhắc nhở trẻ rằng, những chú chó khác có thể sẽ thấy khó chịu với những hành động này và quay ra cắn trẻ.
Trẻ nên chơi gì với cún?
Phần trên có khiến bạn cảm thấy rằng cún và trẻ hoàn toàn không thể làm bạn với nhau? Trên thực tế, mọi chuyện không quá nghiêm trọng như thế, mà bạn chỉ cần dạy trẻ cách đối xử với cún một cách tôn trọng và tử tế, giống như với một người bạn chứ không phải một món đồ chơi nhồi bông vô tri vô giác. Bạn cũng nên cho trẻ biết những dấu hiệu cún cưng đang trở nên nguy hiểm, có thể cắn người để trẻ tạm thời không đến gần cún.
Có rất nhiều trò chơi thích hợp cho trẻ nhỏ có thể chơi với cún, ví dụ như dụ cho cún đưa ra đồ chơi của mình, sau đó ném ra phía sau để cún lao ra bắt lại. Đuổi bắt, trốn tìm cũng là những trò chơi thú vị, tạo cơ hội cho cả cún và trẻ hoạt động cơ thể. Đừng quên trao phần thưởng cho con trẻ và cả cún cưng khi chúng ngoan ngoãn, vâng lời. Bạn cũng có thể để cho trẻ thưởng cho cún một chút đồ ăn ưa thích, đồng thời làm tăng cường tình cảm tích cực của cún đối với trẻ. Quan trọng nhất, không nên lơ đãng khi con trẻ đang chơi đùa với cún. Ngay cả khi trẻ cư xử rất đúng mực, và biểu hiện của cún cũng rất thân thiện, một mâu thuẫn bất ngờ xảy ra dù rất nhỏ cũng có thể gây ra tai nạn đáng tiếc.
Dấu hiệu cho thấy cún đang trở nên nguy hiểm với trẻ
Thật không may rằng đối với một số chú cún, chỉ cần sự hiện diện của một thành viên nhỏ tuổi trong gia đình đã khiến chúng cảm thấy không thoải mái. Có một số nguyên nhân, mà chủ yếu nằm ở tính hiếu động của trẻ, chúng thích thường xuyên chạy nhảy khắp nơi, gây ra những tiếng động ồn ào và làm những điều không thể đoán biết trước được. Khi đó, cún có thể quay ra cắn trẻ vì chúng cho rằng trẻ là nguyên nhân gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu cho chúng. Những dấu hiệu khi cún đang trở nên nguy hiểm là:
Thở hổn hển (nếu không phải vì mệt mỏi sau khi tập thể dục, lí do duy nhất có thể khiến cún thở hổn hển là do căng thẳng, khó chịu)
Thấy rõ lòng trắng ở vành mắt cún
Tai quặp ngược ra đằng sau
Khóe miệng kéo giãn ra hai bên tai
Thè lưỡi, liếm môi
Làm gì khi trẻ bị chó cắn
Phần lớn các vết chó cắn thường không quá nghiêm trọng nếu chúng không để lại vết thương hở trên da. Tuy nhiên, nếu vết thương loét miệng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị vì vi khuẩn trong miệng cún có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắn. Vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm trùng, và nhanh chóng lan ra toàn thân sau vài ngày nếu không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Với những vết cắn nghiêm trọng hơn, vào cổ, mặt, cơ hay xương, việc điều trị thậm chí còn phải nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp chỉnh hình.
Bên cạnh những chấn thương bên ngoài, nhiều trẻ nhỏ còn gặp phải tổn thương tâm lí sau khi bị chó cắn. Một trải nghiệm không vui vẻ với cún khi còn nhỏ có thể khiến trẻ giữ quan điểm tiêu cực về loài chó cho đến mãi về sau. Nếu trẻ không may bị cún cắn, bạn nên an ủi trẻ rằng đây chỉ là tai nạn đáng tiếc, và hoàn toàn có thể tránh khỏi những lần sau. Sợ hãi, chối bỏ và tránh đến gần cún không thể giải quyết được nỗi sợ của con trẻ. Hơn thế nữa, loài cún còn là người bầu bạn vô cùng tuyệt vời.
Biện pháp đề phòng
Trước khi nghĩ đến việc mang một chú cún về nhà, hãy cân nhắc độ tuổi của con trẻ. Trẻ con dưới 4 – 5 tuổi thường không thể nhận thức rõ rệt cách mà chúng nên cư xử với vật nuôi trong nhà, dù bạn có nhắc nhở rất nhiều lần đi chăng nữa. Vì thế, một số nhóm nghiên cứu khuyên rằng không nên nhận nuôi một chú cún cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Đây là lúc mà trẻ bắt đầu có thể học được tầm quan trọng của việc tôn trọng không gian riêng của cún cưng. Nếu nhận thấy cún lo lắng, bồn chồn, hãy tạo một bầu không khí thoải mái, dễ chịu khi cún ở bên trẻ. Cho chúng món đồ ăn, hay đồ chơi nhỏ xinh mà chúng thích. Đối với những chú cún quá nhạy cảm, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các huấn luyện viên chuyên nghiệp với những phương pháp đặc biệt cho cún.
Dù trẻ ở bất kì độ tuổi nào, bạn nên dạy cho chúng những tình huống nên tránh khi chơi đùa với cún, hay những dấu hiệu cho thấy không nên đến gần cún. Trong mọi trường hợp, người lớn trong gia đình cần thường xuyên để mắt khi trẻ nhỏ tiếp xúc với cún cưng, bởi cả hai đều khó mà kiểm soát hoàn toàn được mọi hành động của mình. Chỉ một giây phút bất cẩn thôi, và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nguon www.thucung.farmvina
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpage
https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
+ Tại phòng khám 7h30 đến 20h
+ Đến nhà: 8h đến 18h
tội nghiệp các bé quá
Trả lờiXóahạt điều rang muối