Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Bệnh giun tim ở chó


Giun tim là 1 bệnh cực nguy hiểm và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng loài chó. Nguyên nhân là do kí sinh trùng giai đoạn trưởng thành Dirofilaria immitis đã kí sinh lên động mạch phổi và tâm thất phải của tim.

1. Tiến triển và truyền nhiễm
·       Sự truyền nhiễm của giun tim phụ thuộc vào quần thể muỗi ở từng khu vực. Khu vực càng nhiều muỗi thì sự lây truyền giun tim càng cao
·       Bệnh giun tim xảy ra ở hầu hết các loài chó và cũng có thể gây ra bệnh tim ở mèo
·       Chó mèo hoang cũng là những nguyên nhân mang mầm bệnh đến với chó mèo của bạn
·       Giun tim trưởng thành dài từ 6 – 14 inch ( 25 – 30cm ). Thời gian kể từ khi xâm nhiễm vào các bé tới khi trưởng thành và có khả năng gây bệnh là từ 6 – 8 tháng
·       Bệnh nghiêm trọng vì khi 1 bé chó mắc bệnh có thể trong tim và mạch máu chứa đến hàng trăm con giun. Khoảng 30 – 80% đàn chó bị nhiễm ấu trùng.
·       Giun trưởng thành sống trong cơ thể chó từ 5 – 7 năm ( gần bằng nửa tuổi thọ ). Khi giun tim đực và cái trưởng thành gặp nhau, giao hợp xảy ra thì con cái thải ra 1 số lượng lớn ấu trùng giun chỉ trong đường máu



2.  Vòng đời của giun
1.  Muỗi mang ấu trùng sau khi hút máu chó mèo mang bệnh. Trong máu này chứa các microfilariae ( L1 ) có dạng như 1 con giun nhỏ
2.  Ấu trùng L1 phát triển thành ấu trùng gây nhiễm ( L2 ) bên trong muỗi và di hành tới miệng và vòi của muỗi
3.  Muỗi chứa L2 tiếp tục hút máu ở các chó mèo khỏe mạnh khác và ấu trùng L2 sẽ theo vòi vào trong dưới da
4.  Dưới da của chó mèo và trong cơ, ấu trùng L2 phát triển thành dạng thành thục L3 sau 6 – 8 tuần ( chiều dài 25cm ) và di hành vào phổi phải và động mạch phổi. Tại đây chúng tiếp tục phát triển thành dạng trưởng thành ( thời gian khoảng 2 tháng )
5.  Giun tim đực và cái gặp nhau, giao phối và sinh ra ấu trùng L1, L1 tiếp tục vào máu theo các mạch máu
6.  Muỗi lại tiếp tục hút máu có chứa L1 đi truyền bệnh



3.  Tác hại và ảnh hưởng
·       Ấu trùng giun có khả năng sống đến 2 năm trong đường máu của chó ( mèo )
·       Muỗi là vật trung gian tốt nhất để lây nhiễm đến chó mèo khác
·       Giun trưởng thành có thể làm biến dạng nghiêm trọng các mạch máu dẫn máu từ tim và phổi. Chúng làm tắt nghẽn máu dẫn đến máu không cung cấp đủ hoặc không cung cấp được tới các cơ quan
·       Nếu ít hơn 25 giun trên 1 cá thể thì gần như không có biểu hiện nào vì thế nguy cơ lây lan bệnh rất lớn bởi chúng thường xuyên thải ấu trùng vào máu và muỗi hút máu của chó bệnh và mang chúng đi lây nhiễm cho các chó mèo khác
·       Nếu có trên 60 giun / chó ở tim và mạch máu sẽ dẫn đến các vấn đề bệnh về tuần hoàn và gây tác động lớn đến tim, gan, thận. Nếu có trên 100 giun, bé sẽ có các triệu chứng sau:
-      Khó thở
-      Ho
-      Đi lại, chạy nhảy khó khăn,...
-      Nôn mửa ( ít hoặc nhiều tùy theo giai đoạn )
-      Trụy tim ( Có thể ngừng đập bất thình lình )
-      Suy nhược và ốm đi
-      Thiếu máu ( da, niêm mạc trở nên nhợt nhạt )
4.  Triệu chứng thường thấy
·       Hầu hết khi mắc bệnh, bạn sẽ không thể phát hiện bất kỳ một biểu hiện gì. Các triệu chứng lâm sàn phát triển rất chậm. Triệu chứng sẽ không rõ rệt sau 3 năm từ khi bị nhiễm.
·       Biểu hiện đầu tiên là ho và thở khó. Triệu chứng sớm của bệnh ( phát hiện được phải mang bé đi khám ngay ) là các bé ngại vận động và không có năng lượng, khi vận động bé thường nhanh mệt và vận động uể oải thấy rõ. Ngoài ra 1 số bé có hiện tượng tích dịch ở bụng ( bụng to nhưng mềm ).
·       Một số bé có thể đột tử sau khi vận động do trụy tim, các bé thường hoàn toàn suy sụp vào giai đoạn cuối của bệnh
·       CÁC BÉ DƯỚI 6.5 THÁNG TUỔI KHÔNG THỂ NHẬN THẤY SỰ HIỆN DIỆN CỦA BỆNH

5.  Khi bé mắc bệnh bạn nên
·       Chuẩn đoán bằng phương pháp kiểm tra máu ( xét nghiệm ) là phương pháp tốt nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra được sự hiện diện của ấu trùng giun trong mẫu máu của chó nghi bệnh. Tuy nhiên chuẩn đoán này có thể bị sai nếu giun trưởng thành 100% là đực ( Nhưng điều cần thiết là bạn nên xét nghiệm cho bé nhé, tỉ lệ 100% giun trưởng thành là đực - thấp )
·       Chụp X-Quang và siêu âm để kiểm tra các thay đổi của tim, động mạch phổi ( Thường thấy là động mạch chủ phải và van động mạch chủ to hơn bình thường )
·       Chuẩn đoán bằng cách đếm số lượng bạch cầu có trong máu và kiểm tra dịch tiết từ phổi, kiểm tra ấu trùng
·       ELISA test

1 nhận xét: