Vào 23h đêm 9/2 vừa qua, một cư dân mạng đăng tải thông tin trên mạng xã hội Weibo cho hay: Gần đây, một thai phụ sống ở thị trấn Tú Văn, quận Đông Ba, thành phố Mi Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc bị con chó do chính gia đình nuôi căn bị thương.
Sau đó, vì không tiêm phòng dại nên nạn nhân đã bị phát bệnh tử vong. Sau vụ việc này, một chiến dịch diệt chó được thực hiện trên toàn thị trấn Văn Tú. Cho dù là chó to hay nhỏ, đều bị triệt tiêu.
Người này cho biết, bản thân anh ta cũng nuôi loài vật này, vì thế, anh ta cảm thấy rất khó hiểu trước giải pháp cực đoan này của chính quyền.
Thai phụ bị chó cưng cắn bị thương, phát bệnh dại qua đời
Một ngày sau khi thông tin nói trên xuất hiện, phóng viên tờ Tứ Xuyên Online đã liên hệ được với cơ quan chức năng hữu quan của quận Đông Ba.
Theo đó, vào ngày 23/1/2017, một thai phụ họ Tăng, 35 tuổi, người thôn Liệt Thần đã bị con chó cưng do chính gia đình chăm sóc cắn bị thương. Vì không kịp thời đến trung tâm dịch tễ tiêm phòng dại, thai phụ này đã phát bệnh dại và tử vong sau đó không lâu.
Đại diện cơ quan hữu quan quận Đông Ba cho hay, mùa xuân hằng năm là thời kỳ dịch bệnh dại bùng phát mạnh nhất. Theo quy định, để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, chính quyền địa phương đã tiến hành cung cấp vắc xin phòng bệnh miễn phí.
Về việc tiêu diệt hết toàn bộ số chó trong địa phương, người dân địa phương và cư dân mạng tồn tại những ý kiến không giống nhau.
Một số cư dân mạng cho rằng, chó hoang hặc những gia đình không tiêm phòng cho chó có thể tiến hành xử lý nhưng với những vật nuôi được tiêm định kỳ, việc giết hại chúng thật quá tàn nhẫn.
Tuy nhiên, đại đa số cư dân mạng bày tỏ sự thông cảm, cho rằng dù sao mạng người cũng quan trọng hơn.
Sau sự cố chết người, cả thị trấn lùng sục tiêu diệt, cấm toàn bộ dân chúng nuôi chó - Ảnh 1.
Chiến dịch tiêu diệt chó được thực hiện gấp rút tại thị trấn Văn Tú sau sự cố chết người.
Người phụ trách trung tâm phòng ngừa dịch bệnh từ động vật của thành phố Mi Sơn cho hay, thời gian ủ bệnh dại có khi dài, khi ngắn nhưng thông thường kéo dài từ nửa tháng – 3 tháng, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 20 năm.
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc trị đối với căn bệnh này. Sau khi đã phát bệnh, tỉ lệ tử vong là 100%.
Một số cách cấp cứu cần thiết ngay sau khi bị chó cắn
1. Sau khi bị chó cắn, lập tức ép chặt vết thương, nặn máu nhiễm độc, dịch bẩn ra ngoài nhưng tuyệt đối không được dùng miệng để hút máu ở vết thương.
2. Dùng xà bông rửa sạch vết thương sau đó tiếp tục dùng nước sạch để rửa, làm liên tục trong vòng 30 phút.
3. Không khâu, không băng, bọc, không bôi hoặc rắc thuốc lên vết thương. Nếu bị thương ở bộ phận đầu, mặt hoặc vết thương vừa rộng vừa sâu, chạm đến mạch máu lớn bặt buộc phải khâu, bọc, vẫn cần ưu tiên rửa sạch vết thương, xử lý kháng huyết thanh sau đó mới tiến hành khâu.
4. Cần tiêm ngay vacxin phòng dại trong trường hợp:
- Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục...
- Khi nạn nhân bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hoặc không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo...
Với những trường hợp vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương; chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh… có thể không cần phải đi tiêm nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn.
Sau sự cố chết người, cả thị trấn lùng sục tiêu diệt, cấm toàn bộ dân chúng nuôi chó - Ảnh 2.
Cần tiêm phòng cho chó, mèo định kỳ để phòng tránh dịch bệnh.
Làm thế nào để tránh bị chó cắn
1. Không được làm phiền khi chó đang ăn, ngủ.
2. Không giơ, ném que gậy hoặc đá về phía con vật
3. Không tiếp cận những nơi nhốt chó
4. Không nên chạy nhanh lại phía con vật hoặc tiếp cận chúng quá gần, việc chó bị giật mình hoặc hoảng sợ cũng sẽ khiến chúng cắn người.
5. Nếu bị chó đuổi, tốt nhất không nên xoay người chạy, cũng không nên nhìn chằm chằm vào mắt chúng. Thực tế chứng minh việc đứng im hoặc giảm thiểu các tác động sẽ khiến loài vật này giảm bớt hung hãn và các cuộc tấn công.
Hãy hướng ánh nhìn xuống mặt đất sau đó đi lùi, từ từ rời khỏi "vùng nguy hiểm" sẽ an toàn hơn là việc chạy thục mạng.
6. Nếu bị chó điên cuồng tấn công, cần co người lại, bảo vệ bộ phận đầu và mặt – những khu vực gần nhất với hệ thần kinh trung ương.
Sau sự cố chết người, cả thị trấn lùng sục tiêu diệt, cấm toàn bộ dân chúng nuôi chó - Ảnh 3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét