Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Bệnh toxoplasma ở chó mèo

Bệnh Toxoplasma gondii Ký sinh trùng mèo có nguy hiểm không?


Toxoplasma gondii là sinh vật đơn bào ký sinh chủ yếu trên mèo, có thể có trong thực phẩm, rau sống, nguồn nước ô nhiễm, tổn thương chủ yếu ở da gây ngứa da, nổi mày đay, da thô ráp sẩn. Biểu hiện của bệnh từ nhẹ đến rất nặng thậm chí gây rối loạn chức năng và có thể dẫn tử vong

1. Toxoplasma gondii thường gặp ở những quốc gia, vùng lãnh thổ nào?

Kết quả điều tra cho thấy bệnh Toxoplasma gondii gặp ở tất cả các nước trên thế giới, số ước tính cho thấy trên 30% dân số bị nhiễm. Ví dụ, ở Đức và Pháp hầu hết mọi người mang ký sinh trùng, trong khi ở Hàn Quốc nó là khá hiếm. Hơn 60 triệu người ở Hoa Kỳ được cho là bị nhiễm bệnh. Tại Phòng khám Quốc tế Ánh Nga - Chuyên khoa Ký Sinh trùng Sài Gòn, cứ 10 người tới khám có biểu hiện ngứa da thì có 3 người nhiễm Toxoplasma gondii.

Toxoplasma gondii thường không có triệu chứng. Ở phụ nữ mang thai và những người suy giảm miễn dịch thường diễn biến nặng nề hơn. Mèo là vật chủ chính phát tán ký sinh trùng ra môi trường và người là vật chủ trung gian bị lây nhiễm qua tiếp xúc với mèo, qua thực phẩm, rau xanh và nước uống…

Một số nghiên cứu cho thấy khi bị nhiễm Toxoplasma gondii có liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt, phụ nữ bị nhiễm Toxoplasma gondii có tỷ lệ ngoại tình cao hơn phụ nữ không bị bệnh, trong khi ở đàn ông bị bệnh Toxoplasma gondii đã chứng minh là tích cực hơn.

2.Nguyễn nhân lây nhiễm Toxoplasma gondii là gì?

- Do ăn, nuốt phải các loại thực phẩm chưa được nấu chín như là thịt cừu, thịt lợn và thịt thú rừng…

- Do vô tình đặt ngón tay bẩn vào miệng hoặc bất cứ thứ gì khác bị ô nhiễm với phân mèo

- Do mẹ truyền cho con: Phụ nữ khi mang thai bị nhiễm Toxoplasma gondii có thể truyền bệnh cho thai nhi (nhiễm bẩm sinh)

- Do uống sữa dê chưa được tuyệt trùng.

- Do tiếp xúc giữa thức ăn chín và thịt sống khi sử dụng thớt không đúng cách

- Do truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng (rất hiếm)

Quá trình lây nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii như thế nào?

Mèo là vật chủ chính (mèo nhà, mèo hoang, mèo rừng) khi mèo nhiễm Toxoplasma gondii trong phân mèo sẽ chứa hàng triệu kén hợp tử Toxoplasma gondii, kén hợp tử phát tán ra môi trường, từ môi trường kén hợp tử sinh bào tử và tồn tại trong nước, rau, quả và lây nhiễm cho con người trong vòng vài ngày qua đường tiêu hóa.

Ngoài ra còn phát hiện kén hợp tử có trong các loại thịt tái sống như thịt heo, thịt cừu…

Như vậy người bị lây nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii là do ăn, nuốt phải bào tử Toxoplasma gondii từ rau sống, trái cây, nước uống và thịt tái sống…và tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii không kể có nuôi mèo hay không nuôi mèo

3. Vòng đời của ký sinh trùng Toxoplasma gondii diễn ra như thế nào?

Khi mèo bị nhiễm bệnh sau 3 tuần chúng có thể thải ra môi trường hàng triệu kén. Chim, gia súc, gia cầm và con người là vật chủ trung gian lây nhiễm sau khi ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm bị ô nhiễm Toxoplasma gondii

Ở người khi nuốt phải kén hợp tử Toxoplasma gondii vào ruột kén hợp tử biến thành thể tachyzoites (ấu trùng) có kích thước dài 4-8 mm và rộng 2-3 mm. Ấu trùng chui qua thành ruột và chu du khắp cơ thể, gây ngứa và hoặc phát triển thành các u nang trong mô, cơ và thần kinh

U nang thường có đường kính 5-50 mm thường thấy trong cơ, xương, não, cơ tim, mắt và có thể tồn tại ở đó 20 đến 30 năm.

Sơ đồ vòng đời của ký sinh trùng Toxoplasma gondii

Toxoplasma gondii life cycle

4. Những biểu hiện lâm sàng và hậu quả của Toxoplasma gondii ở người như thế nào?

Bệnh thường diễn biến âm thầm không có triệu chứng, chỉ phát hiện bệnh tình cờ khi làm xét nghiệm máu

Một số trường hợp có biểu hiện ngứa da, nổi mề đay, dị ứng. Làn da thường thô ráp đặc biệt là da vùng mu tay, mặt ngoài cẳng tay, 2 gò má, cổ, ngực…

Ngoài ra có thể mỏi cơ, đau nhức các bắp thịt…

Ở phụ nữ mang thai nếu nhiễm Toxoplasma gondii có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai và gây ra một số hậu quả như:

Dị tật bẩm sinh, tổn thương mắt bẩm sinh

Sẩy thai hoặc thai chết lưu

Vì vậy trước khi có thai chị em nên xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị nhiễm Toxoplasma gondii không, nếu có bệnh nên điều trị dứt điểm rồi mới có thai, nếu không cả mẹ và bé đều có thể mang trong mình ký sinh trùng Toxoplasma gondii khi đó hậu quả sẽ nặng nề hơn gấp nhiều lần.

Sau khi sinh nếu có tổn thương mắt em bé sẽ có biểu hiện như thế nào?

Một số trường hợp tổn thương mắt nhưng ít được phát hiện ngay sau sinh, sau này bệnh phát triển có tổn thương về mắt như:

- Mờ mắt, giảm thị lực

- Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng

- Đổ mắt, rách mắt, mù lòa…

Các bệnh về mắt có thể kích hoạt sau này trong cuộc sống gây ra nhiều thiệt hại cho võng mạc. Nếu cấu trúc trung tâm của võng mạc bị hư hỏng, mất tầm nhìn tiến bộ có thể làm theo.

5. Chẩn đoán bệnh toxoplasma

Bệnh toxoplasma thường diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng, một số người được chẩn đoán phát hiện sớm do tình cơ xét nghiệm máu kiểm tra ký sinh trùng, bằng phương pháp xét nghiệm huyết thanh phát hiện kháng thể globulin miễn dịch IgG,IgM

Ngoài ra toxoplasma cũng được tìm thấy trong não, dịch não tủy, các dịch tiết khác của cơ thể và mô mềm hoặc các mẫu sinh thiết

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi muốn có con cần làm xét nghiệm Toxoplasma gondii trong máu để khi có thai tránh lây nhiễm bệnh cho con, hoặc có thể gây sảy thai, sinh con thiếu tháng…

Ở những bệnh nhân có tổn thương ở mắt như mờ mắt, giảm thị lực, ngứa mắt, nên xét nghiệm máu để chẩn đoán và điều trị thể ký sinh trùng di chuyển đến mắt thì mới trị tận gốc được bệnh về mắt

6. Điều trị Toxoplasma gondii

Nguyên tắc điều trị Toxoplasma gondii là phối hợp các thuốc với nhau tạo tác dụng hiệp đồng, giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc, khi dùng thuốc kháng sinh đặc trị cần kết hợp với bổ sung sắt và thuốc bảo vệ tủy xương thì mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh

Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có thể điều trị được nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ kìm hãm sự phát triển của Ký sinh trùng làm cho chúng ít hoạt động hơn, sau đó trẻ đủ 06 tháng tuổi và khi người mẹ không còn cho con bú thì sẽ được điều trị bình thường với liều theo cân nặng

Điều trị cho những người bị bệnh mắt phụ thuộc vào kích thước của tổn thương mắt, các đặc tính (cấp tính hoặc mãn tính) và vị trí của tổn thương.

7. Phòng bệnh Ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii như thế nào?

- Không nên ăn rau sống, thịt tái sống, ốc hấp không kỹ

- Không nên tiếp xúc đùa giỡn với mèo

- Thu dọn phân thú vật nuôi

- Không uống sữa chưa tiệt trùng

- Mang bao tay, giầy, dép khi tiếp xúc với đất ô nhiễm

- Rửa rau và trái cây dưới vòi nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét