Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Chó bị run rẩy, trúng độc thần kinh

1.  Nhiễm khuẩn

Trước đó con vật có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn - thân nhiệt ở khoảng 40,6 đến 41,10C - mắt và mũi chảy ra nhiều dịch màu vàng - ho - ỉa chảy - viêm amidan (không nghiêm trọng như viêm gan) - mắt đỏ - bỏ ăn - nôn - đệm gan chân cứng và mũi cứng - ở thời kỳ cuối con vật bị co giật mà triệu chứng điển hình là co giật cơ thái dương (thỉnh thoảng xẩy ra) - liệt - viêm dạ dày, ruột non và phổi.

2.  Viêm não

Con vật sốt cao - co giật - thần kinh bị run - bệnh hay gặp ở chó con - đầu bị nghiêng về một bên - nhãn cầu bị rung giật - có những cơn hưng phấn - hôn mê - chết.

3.  Trong hộp sọ có khối u

Thường xẩy ra ở những chó già - có thể là động dục cục bộ - con vật có thể liệt hoặc yếu một chân - có một số triệu chứng khác về bệnh trong hộp sọ như quay tròn, thiếu khả năng định vị và cảm nhận về bản thân - áp lực chất dịch trong não tuỷ thường tăng - protein trong não tuỷ cũng tăng một cách đặc thù - khi cho làm điện não đồ thì có những dấu hiệu bất thường.

4.  Ngộ độc chì

Mũi và mắt chảy ra dịch rỉ - con vật bị liệt - run - cắn sủa liên tục và miệng sùi bọt mép - co giật - kích động, cuồng loạn - đau bụng - ỉa chảy (có thể như màu máu) - dáng vẻ lờ đờ, lơ đãng - hốc hác - mù - tính khí thất thường - dạ dày và ruột non bị viêm nhiễm - đôi khi có con chết đột ngột - ta có thể chắc chắn hơn bằng phương pháp phân tích xác định chất độc

5.  Tổn thương não

Con vật đã có tiền sử bị tai nạn hoặc tổn thương.

6.  Trúng độc Gammexane

Thần kinh ru - con vật run rẩy-co giật - có tiền sử sử dụng Gammexane hoặc những hoá chất tương tự.

7.  Trúng độc Strychnin

Con vật có hiện tượng co cứng - có các cơn động kinh co giật - chảy nước dãi - cơ thể cứng đơ - chết.

8.  Trúng độc Photpho hữu cơ

Con vật đã ăn hay uống phải photpho hữu cơ hoặc là có thể là một trong các loại thuốc trừ sâu diệt côn trùng nào đó thường có biểu hiện: con vật ỉa chảy - nôn - run rẩy - chảy nước dãi - co giật (nhưng không là cơn) - bị kiết lỵ với phân dạng đông nhầy - đồng tử mắt co - các cơ bị co cứng cục bộ.

9.  Sốt sữa (chứng kinh giật, co cứng cơ thời kỳ cuối, hạ canxi huyết)

Con vật bồn chồn, không yên - thở nhanh - lưỡi thè ra ngoài - lảo đảo - co giật - đầu ngoảnh ra sau - chân phi nước kiệu - những con chó cái có dấu hiệu cuồng loạn, kêu ăng ẳng - tim đập loạn nhịp - thân nhiệt tăng cao đến 42,2oC - ốm yếu nhanh - nằm liệt - hôn mê - chết - có phản ứng điều trị khi tiêm canxi - bệnh phổ biến nhất vào 2 đến 3 tuần sau khi đẻ - những con chó loại nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng hơn.

10.     Trúng độc Metanđêhyt

Con vật ăn phải thức ăn đặt bẫy là ốc sên có chứa Metanđêhyt - có triệu chứng thần kinh - co giật - bụng căng - đau bụng - ỉa chảy - trước đó có bằng chứng con vật đã ăn phải ốc sên.

11.     Bệnh chuột rút ở loài chó xù Êcốt

Bệnh này thường xảy ra sau khi ta cho loài chó xù Êcốt luyện tập - con vật nhảy theo kiểu lò cò - lộn nhào - không chịu theo sự hướng dẫn tập luyện hoặc không chịu di chuyển - co giật.

12.     Bệnh khiếp sợ

Con vật chạy - xuất hiện ảo giác - co giật động kinh - các cơn động kinh gián đoạn từng hồi cách nhau hàng tuần hoặc hàng tháng.

13.     Các bệnh về răng

Thường xảy ra ở chó con trong thời kỳ mọc răng - thần kinh của con vật bị tổn thương và co giật.

14.     Nhiễm giun

Con vật bị ỉa chảy - có triệu chứng thần kinh - co giật - điều trị bằng thuốc giun thấy có kết quả.

15.     Có ngoại vật trong ống tiêu hoá

Ta có thể chẩn đoán bằng cách chụp tia X quang - ta có thể sờ nắn để tìm ngoại vật hoặc sau khi chết mổ khám để xác định ngoại vật - con vật nôn.

16.     Thiếu vitamin A

Con vật bị ỉa chảy - có triệu chứng thần kinh - khẩu phần thức ăn thiếu vitamin A - sinh trưởng chậm - xương phát triển yếu - mắt khô - da bị tổn thương - chất nhờn tiết ra nhiều, có vẩy; váng, lông bị rụng - lưỡi đen - khi kiểm tra những con chó con đang trong thời kỳ sinh trưởng thì thấy ở xương sọ và cột sống có hiện tượng ngăn trở sự phát triển dẫn đến việc những con vật này bị điếc, mù, mù bóng đêm và mất khả năng phối hợp - trường hợp hiếm xảy ra do thức ăn hiện nay tốt hơn.

17.     Thiếu vitamin B1

Nguyên nhân là do thức ăn - con vật hốc hác, gầy mòn - yếu ớt - táo bón - liệt - co giật - co cơ - nôn - ta có thể điều trị bằng vitamin B1.

18.     Thiếu Pyridoxine - vitamin B6

Nguyên nhân là do thức ăn - con vật bị thiếu hồng cầu - rối loạn tiêu hoá - có triệu chứng thần kinh - bị bệnh về da - ở chân có những vết cắn do con vật bị ngứa cắn vào - lông rụng.

19.     Thiếu axit nicotrinic

Con vật nôn - chán ăn - yếu ớt - thần kinh co giật - niêm mạc miệng màu đỏ - miệng thối loét và hoại thư (lưỡi đen) - nước bọt màu nâu chảy nhiều có mùi gây buồn nôn - lưỡi tróc vẩy - có liên quan đến dạ dày, ruột - ỉa chảy mùi hôi thối.

20.     Thiếu axit pantothenic (dầu nhờn của vitamin B-complex)

Nguyên nhân là do khẩu phần thức ăn - con vật bị thiếu hồng cầu - co giật - gan bị thoái hoá mỡ.



21.     Bị rắn cắn (rắn nâu)

Con vật bị liệt - hôn mê - chết - trước đó bị rắn cắn - nôn - đồng tử giãn - chảy nước dãi.

22.     Bệnh động kinh

Con vật co giật - có hiện tượng tái diễn - bệnh có tính di truyền - không tìm được nguyên nhân gây bệnh ở trong sọ, ngoài sọ và cũng không tìm được bất kỳ cơ chế gây bệnh nào khác - bệnh hay xảy ra ở khoảng 6 tháng đến 5 năm tuổi - đôi khi dưới tác động của đèn, vô tuyến, màn cửa và các kích thích khác các cơn co giật trở nên gấp rút hơn - khi làm điện não đồ ta thấy có những mỏm nhọn bất thường và những phức hợp mỏm nhọn.

23.     Nhiễm Toxophasma

Ít khi bệnh có dấu hiệu điển hình mà triệu chứng thường biến đổi trong phạm vi tương đối rộng - ỉa chảy - có triệu chứng thần kinh - chân đi lê xuống đất - viêm kết mạc - mũi chảy dịch có mủ - bỏ ăn - ho - viêm phổi - viêm phúc mạc - đau bụng - sẩy thai hoặc con non đẻ ra bị chết - phổi, gan, lách, tim, tuỵ có những hạt trắng bằng đầu đinh ghim - kiểm tra những chỗ bị tổn thương thấy có Toxophasma gondii - cơ chế gây bệnh giống như nhiễm khuẩn hoặc chủng đậu.

24.     Bệnh uốn ván

Tai chụm lại - nhãn cầu co vào trong hốc mắt - mi mắt thứ 3 lồi ra - con vật co giật và đi lại co cứng - cổ và đuôi cứng ngắc - xương hàm khoá chặt - con vật bị bất ổn, sự co giật cứ tăng dần cho đến lúc chết - dấu hiệu "con vật cười nhăn" thường có giá trị chẩn đoán cao nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện.

25.     Hạ glucoz huyết (chứng xeton huyết)

Con vật dáng đi cứng, giật cục - cơ thể bị co thắt - co giật - nôn - có những cái co giật mạnh giữa những cơn co giật - thân nhiệt lên đến 41,1oC hoặc cao hơn nữa - tim đập mạnh - có thể điều trị bằng cách tiêm glucoza hay canxi gluco ưu trương - kiểm tra xeton trong nước tiểu cho kết quả dương tính - hơi thở có mùi axeton - thường xảy ra vào một tuần trước đến một tuần sau khi đẻ.

26.     Hiện tượng u tế bào ở đảo tuỵ dẫn đến tiết Insulin làm đường trong máu bị giảm

Thường xảy ra những cơn động kinh trước lúc cho ăn (hàm lượng đường trong máu thấp, dưới 40mg đường trên 100 ml máu)

27.     Tai bị bệnh ghẻ do ve họ Sarcoptidae đốt

ở trong tai có dịch rỉ ra bị khô lại - chất này có màu nâu sẫm hoặc xám, có thể giống như bột - khi dùng kính lúp soi tai thì thấy những hạt lốm đốm màu trăng trắng di chuyển xung quanh dịch rỉ màu nâu - con vật đau - đầu lắc nhiều - con vật thường cào vào tai làm xước da - có triệu chứng thần kinh thậm chí co giật - ở trong tai có thể sinh ra các cục máu tụ

28.     Rối loạn tuyến hậu môn (viêm túi hậu môn)

Bệnh thường gặp ở những con chó già, béo: con vật thường đặt đít xuống và kéo lê trên mặt đất - có triệu chứng thần kinh - ép vào hậu môn thấy mềm

29.     Chó bị nhiễm lê dạng trùng

Bệnh nhẹ ở những con chó trưởng thành - con vật bơ phờ, lơ đãng - niêm mạc mắt nhợt nhạt - gầy hốc hác - có triệu chứng thần kinh - hoàng đản - sốt. Mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy: lách sưng - đôi khi gan và thận bị hoại tử.

30.     Viêm thận

Bệnh lúc đầu thường diễn ra âm thầm nhưng cũng có thể là đột ngột - con vật nôn từng cơn - khát nước - mệt lả - máu tích tụ các chất thải của nước tiểu gây ra hiện tượng nhiễm độc - co giật - chết - suy mòn - khi ấn tay vào vùng thắt lưng con vật có biểu hiện tránh né - ánh mắt lộ vẻ sợ hãi - ỉa chảy từng đợt - ốm yếu - ngủ lơ mơ - hơi thở có mùi nước tiểu - miệng và lưỡi thối loét - răng chuyển thành màu nâu - bị chàm da - phân tích nước tiểu thấy có albumin, trụ niệu - đôi khi (hiếm) trong các trường hợp cấp tính thấy trong nước tiểu có máu - bề mặt thận xù xì.

31.     Nhiễm ve thuộc họ Trombicula

Ở sâu trong tai có những đám ve màu đỏ, vàng da cam, ngoài ra có thể tìm thấy ở kẽ chân thậm chí trên cả cơ thể - con vật có những biểu hiện bị kích thích dữ dội - có mụn lở, đau - có triệu chứng thần kinh.

32.     Bệnh cầu trùng

Hay gặp ở chó con từ 8 đến 12 tuần tuổi - con vật ỉa chảy, phân có lẫn máu - hốc hác - mất nước - ốm nặng - đôi khi chết nhanh - ho - mắt, mũi chảy ra dịch có lẫn mủ - sốt nhẹ - thỉnh thoảng có triệu chứng thần kinh - phiết kính kiểm tra thấy có cầu trùng

33.     Nhiễm Cryptococus

Đây là bệnh hiếm gặp - trên niêm mạc của mũi, hầu, phổi hay những nơi khác thấy có những u hạt nổi lên - từ mũi và các xoang chảy ra chất dịch - những u hạt còn có thể nổi lên ở chân, mô dưới da, tai, mặt - đôi khi thần kinh bị tổn thương - con vật quay tròn - què quặt - mù - phiết kính, nhuộm màu kiểm tra trên kính hiển vi phát hiện thấy Cryptococus.

34.     Bệnh lồi đĩa khớp gian đốt sống

Liệt nửa thân sau - đau cấp tính - mất sức lực - đôi khi bị lảo đảo, choáng váng rồi dẫn đến liệt hoàn toàn - khi nắn hoặc sờ vào con vật có biểu hiện phản ứng dữ dội - ở khu vực cổ có những dấu hiệu đầu tiên, con vật khiếp sợ và đau đớn - khi ta sờ vào cổ, bả vai con vật đau đớn, phản ứng lại và kêu la dữ dội - cổ bị giữ cứng chặt - cơ thể run rẩy - có thể có hiện tượng không chịu di chuyển - khi con vật bị đau vùng cổ thì nó thường không hạ đầu xuống để ăn nhưng nếu ta để đĩa thức ăn lên trên cao đến ngang tầm đầu con vật thì nó có thể ăn được.

35.     Nhiễm Linguatula

Khi kiểm tra xoang mũi ta tìm thấy được Lingautula semata, một loại ký sinh trùng có thân thịt lớn, giống giun, hình lưỡi, có vân, khía dài khoảng 10 đến 15cm - con vật hắt hơi rất mạnh - cơ thể hốc hác, gầy mòn - mất nước - ốm yếu - có triệu chứng thần kinh - bị kích thích.

36.     Thiếu oxy mô bào

Do con vật bị bệnh ở tim hoặc phổi làm cho tuần hoàn ở não giảm và ôxy cung cấp không đầy đủ  con vật có triệu chứng thần kinh.

37.     Bệnh lão hóa gan

Con vật có biểu hiện bất thường thậm chí kỳ dị - giữa những cơn động kinh vẫn còn có thể có những dấu hiệu bất thường - kiểm tra chức năng gan ta cũng thấy được những dấu hiệu không bình thường.

38.     Ngộ độc (nhiều loại chất độc)

Đã có bằng chứng con vật bị trúng độc với những triệu chứng như: ỉa chảy - chảy nước dãi - nôn - gan hay thận bị hoại tử - thường xuyên bị động kinh - khi trúng độc Metanđehyt thì con vật di chuyển bất thường, cơ bị co giật.

39.     Bị chấn thương

Con vật bị đập vào đầu làm cho mất tỉnh táo - có thể xuất hiện trong một thời gian dài từ lúc bị chấn thương đến lúc bắt đầu những cơn động kinh.

40.     Bệnh nhuyễn tuỷ sống

Con vật lắc lư - bị khuyết tật bẩm sinh - nhảy lò cò như thỏ - liệt ở phần sau cơ thể - chân sau yếu - dáng đi lắc lư - những động tác di chuyển bị mất khả năng phối hợp - lúc đứng dậy động tác có vẻ khó khăn, miễn cưỡng.

41.     Ống nội tuỷ bị tích dịch (ống nội tuỷ bị giãn cũng với tăng dịch và tuỷ)

Con vật nhảy lò cò như thỏ - thần kinh mẫn cảm, bản thân bị rối loạn - khả năng điều khiển chân sau giảm sút - khớp đốt sống bị cứng lại.

42.     Bị bệnh do Actinomyces và Nocardia gây ra

Các dấu hiệu biến đổi ở phạm vi rộng - có những ổ áp xe ở da, xương hoặc biến đổi rộng ở các cơ quan - mủ từ màu vàng xám chuyển thành màu nâu đỏ, mùi hôi thối - có các hạt lưu huỳnh hoặc niêm dịch hoặc những mảnh hạt - viêm tuỷ ở đốt sống - viêm màng não - đôi khi con vật bị viêm phúc mạc - đôi khi bị áp xe gan - sụt cân - sốt - có lúc không thở được - tràn dịch màng phổi - tràn dịch màng bụng.

43.     Nhiễm xoắn khuẩn

Hoàng đản - suy nhược - lợi bị chảy máu - nôn - mất nước - răng và lưỡi có nốt màu đỏ nâu - xuất huyết - có liên quan với màng não - co giật.

44.     Phù ở não

Sau khi bị tác động của nguyên nhân gây bệnh khoảng 12 - 24 giờ thì bệnh bắt đầu có tiến triển - con vật bị mù trung tâm - người uốn cong - nhãn cầu bị rung giật - rung cơ - con vật có thể bị ngu đần - phù gai thị giác - yếu cơ - mất khả năng vận động cơ - co giật - chết.

45.     Bị loài nhện đỏ, đen cắn

Thần kinh bất ổn, la hét - chân sau bị mất khả năng vận động nhiều hơn - quay tròn rất lâu - đồng tử co lại và bị mù - có thể điều trị được bằng huyết thanh trị nọc độc của nhện.

46.     Sun hệ thống quãng cửa và bị bệnh não hệ thống quãng cửa bẩm sinh.

Bệnh này hiếm gặp - bệnh xảy ra chủ yếu ở chó con - con vật suy nhược - sinh trưởng chậm - nôn - mất khả năng vận động cơ - đi lang thang không có mục đích hoặc cơ thể mất khả năng điều nhịp - hung hăng một cách bất ngờ - co giật - chết.

47.     Trúng độc Nitrat

Co giật - cứng đơ - môi kéo ra, con vật gầm gừ - chết - máu đen như hắc ín - mạch máu sưng phồng - da bị xám nhợt

48.     Trúng độc Brumfelsia

Chảy nước dãi - hưng phấn - co giật - nôn - mất khả năng vận động cơ – rung giật nhãn cầu và co đồng tử - chân đi sải bước dài - nhịp tim chậm - có thể nhầm với trúng độc strychnin

49.     Nhiễm giun tóc

Khi bị nhiễm giun tóc nặng có thể dẫn đến rối loạn thần kinh trung ương, chân co giật (ởchó con) - niêm mạc ruột già bị kích thích mạnh (niêm mạc có những hạt màu hồng nâu, đôi khi chảy máu) - kiểm tra phân thấy có trứng giun, sau khi con vật chết mổ khám thấy có giun.

50.     Nhiễm Angiostrongylus cantonen (giun phổi)

Ở chó con (ấu trùng di hành làm ảnh hưởng đến não sau đó đến động mạch phổi) - viêm màng não - liệt - viêm não tuỷ dạng hạt - liệt đuôi - mất khả năng vận động cơ nửa thân sau cơ thể - liệt bàng quang - đại tiện khó khăn - co giật - cột sống và não viêm dạng hạt - nôn - ỉa chảy - bị chứng tăng cảm đau làm cho con vật đau đớn, kêu la nhiều khi sờ vào.

51.     Trúng độc muối

Co giật - gầy mòn nhanh - chết trong khoảng 2 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên - cơ thể bị run, rung - mất khả năng vận động cơ, run cơ - chết

52.     Trúng độc nấm mũ độc

Những con chó con và cả chó lớn đôi khi vẫn ăn phải nấm mũ độc như Amanita Muscaria - con vật chảy nước dãi, mất khả năng phối hợp - đi hay bị vấp - đầu bị giật - đồng tử co - thị giác giảm - đau đớn, hoảng sợ - la hét - trốn vào trong góc - ỉa chảy với nhiều nước màu xanh, sủi bọt mùi hôi thối.

53.     Trúng độc thực vật

Con vật đau cấp tính trong vòng 24 - 48 giờ sau đó bị què - có dấu hiệu lo lắng, hung giữ - la hét, giãy dụa - con vật đi đi lại lại, kêu la, bị tổn thương ở mũi, chân - điều trị được bằng thuốc an thần và thuốc gây mê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét