Sỏi thận và hệ tiết niệu là bệnh thường gặp nhất trên chó.
Tuổi mắc bệnh thường là từ 3 – 5 tuổi , nhưng cũng có thể gặp ở chó nhỏ (sỏi
bàng quang). Chế độ ăn uống không hợp lý ( Hydrat Carbon, Natri, Oxalat) bổ
sung quá nhiều canci lúc chó còn nhỏ, nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc cho chó hoặc
uống không đủ nước trong ngày,... là những yếu tố thuận lợi để bệnh sỏi thận
tiết niệu dễ phát sinh.
Một viên sỏi lớn, sần
sùi thì dễ bám vào niêm mạc và bị vướng lại.
Viên sỏi niệu quản hay bị vướng lại ở các đoạn như sau:
Đoạn thắt lưng 1/3 trên của niệu quản.
Đoạn trong chậu hông bé.
Đoạn nội thành của bàng quang.
Ở bàng quang:
Cổ bàng quang là chỗ hẹp chủ yếu ở chó đực, cổ bàng quang có tiền liệt tuyến bao bọc nên sẽ khó qua hơn ở chó cái.
Ở niệu đạo:
Ở chó cái niệu đạo không có chỗ hẹp và ngắn hơn nên sỏi ít bị vướng lại hơn. Ở chó đực, niệu đạo có ba chỗ mở rộng ra và viên sỏi hay lọt vào đó.
Khi viên sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn
Giai đoạn chống đối:
Đường tiết niệu phía trên viên sỏi sẽ tăng cường sức co bóp để tống sỏi ra ngoài. Niệu quản và bể thận phía trên viên sỏi chưa bị giãn nở. Có sự tăng áp lực đột ngột ở đài bể thận gây cơn đau quặn thận. Trên lâm sàng ở giai đoạn này chó thường biểu hiện bởi những cơn đau quặn thận điển hình.
Giai đoạn giãn nở:
Thông thường sau khoảng 3 tháng nếu sỏi không di chuyển được thì niệu quản, bể thận và đài thận phía trên viên sỏi sẽ bị giãn nở, nhu động của niệu quản bị giảm.
Giai đoạn biến chứng:
Viên sỏi nằm lâu sẽ không di chuyển được vì bị bám dính vào niêm mạc, niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Chức năng thận sẽ bị giảm dần, thận ứ nước, ứ mủ nếu có nhiễm trùng, sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu là một yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm trùng tái diễn, lâu ngày sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và đưa đến suy thận mạn. Sỏi niệu quản hai bên có thể gây vô niệu do tắc nghẽn.
Lâm sàng
1.Sỏi đường tiết niệu trên
Gồm sỏi thận, bể thận, niệu quản. Các triệu chứng thường gặp là:
-Buồn nôn, nôn mửa
-Chướng bụng do liệt ruột.
-Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.
2.Sỏi đường tiết niệu dưới
Gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát, tiểu láu.
Tiểu tắc giữa dòng.
Khám ấn điểm bàng quang đau.
Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.
1.Điều trị nội khoa
-Giảm đau: Thường các thuốc kháng viêm không Steroid có tác dụng tốt trong trường hợp
-Giãn cơ trơn
-Kháng sinh
Giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước). Một số trường hợp sỏi niệu quản gây cơn đau quặn thận không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cần chỉ định can thiệp phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn. Tuỳ theo cơ địa của chó, số lượng, kích thước sỏi và tình trạng chức năng thận từng bên để quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da hay có thể can thiệp lấy sỏi bằng mổ cấp cứu.
2.Điều trị thuốc phối hợp
-Thuốc lợi tiểu
-Các loại thuốc trợ sức trợ lực
3.Điều trị ngoại khoa
4.Điều trị dự phòng
-Cho chó uống nhiều nước
-Về chế độ ăn: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
*Ðây là những hình ảnh chú chó Alaska 5 tuổi khi chủ mang đến phòng khám có biểu hiện bí tiểu đi lại khó khăn, khi khám sơ bộ thấy bàng quang căng, kiểm tra thân nhiệt sốt nhẹ và được tiến hành chọc dò nước tiểu và khám lâm sàng và chẩn đoán là sỏi đường tiết niệu và đã được điều trị thành công.
Viên sỏi niệu quản hay bị vướng lại ở các đoạn như sau:
Đoạn thắt lưng 1/3 trên của niệu quản.
Đoạn trong chậu hông bé.
Đoạn nội thành của bàng quang.
Ở bàng quang:
Cổ bàng quang là chỗ hẹp chủ yếu ở chó đực, cổ bàng quang có tiền liệt tuyến bao bọc nên sẽ khó qua hơn ở chó cái.
Ở niệu đạo:
Ở chó cái niệu đạo không có chỗ hẹp và ngắn hơn nên sỏi ít bị vướng lại hơn. Ở chó đực, niệu đạo có ba chỗ mở rộng ra và viên sỏi hay lọt vào đó.
Khi viên sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn
Giai đoạn chống đối:
Đường tiết niệu phía trên viên sỏi sẽ tăng cường sức co bóp để tống sỏi ra ngoài. Niệu quản và bể thận phía trên viên sỏi chưa bị giãn nở. Có sự tăng áp lực đột ngột ở đài bể thận gây cơn đau quặn thận. Trên lâm sàng ở giai đoạn này chó thường biểu hiện bởi những cơn đau quặn thận điển hình.
Giai đoạn giãn nở:
Thông thường sau khoảng 3 tháng nếu sỏi không di chuyển được thì niệu quản, bể thận và đài thận phía trên viên sỏi sẽ bị giãn nở, nhu động của niệu quản bị giảm.
Giai đoạn biến chứng:
Viên sỏi nằm lâu sẽ không di chuyển được vì bị bám dính vào niêm mạc, niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Chức năng thận sẽ bị giảm dần, thận ứ nước, ứ mủ nếu có nhiễm trùng, sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu là một yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm trùng tái diễn, lâu ngày sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và đưa đến suy thận mạn. Sỏi niệu quản hai bên có thể gây vô niệu do tắc nghẽn.
Lâm sàng
1.Sỏi đường tiết niệu trên
Gồm sỏi thận, bể thận, niệu quản. Các triệu chứng thường gặp là:
-Buồn nôn, nôn mửa
-Chướng bụng do liệt ruột.
-Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.
2.Sỏi đường tiết niệu dưới
Gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát, tiểu láu.
Tiểu tắc giữa dòng.
Khám ấn điểm bàng quang đau.
Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.
1.Điều trị nội khoa
-Giảm đau: Thường các thuốc kháng viêm không Steroid có tác dụng tốt trong trường hợp
-Giãn cơ trơn
-Kháng sinh
Giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước). Một số trường hợp sỏi niệu quản gây cơn đau quặn thận không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cần chỉ định can thiệp phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn. Tuỳ theo cơ địa của chó, số lượng, kích thước sỏi và tình trạng chức năng thận từng bên để quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da hay có thể can thiệp lấy sỏi bằng mổ cấp cứu.
2.Điều trị thuốc phối hợp
-Thuốc lợi tiểu
-Các loại thuốc trợ sức trợ lực
3.Điều trị ngoại khoa
4.Điều trị dự phòng
-Cho chó uống nhiều nước
-Về chế độ ăn: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
*Ðây là những hình ảnh chú chó Alaska 5 tuổi khi chủ mang đến phòng khám có biểu hiện bí tiểu đi lại khó khăn, khi khám sơ bộ thấy bàng quang căng, kiểm tra thân nhiệt sốt nhẹ và được tiến hành chọc dò nước tiểu và khám lâm sàng và chẩn đoán là sỏi đường tiết niệu và đã được điều trị thành công.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
Phòng khám thú y Animal Care
Thuy Khuê
Địa chỉ: Số 20
ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 024.2246.1946 hotline 0978776099
Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét