Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Cách dạy chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Vấn đề đi vệ sinh đúng chỗ cho chó mèo là một vấn đề rất được người chủ quan tâm, đôi khi việc đi vệ sinh không đúng chỗ của chó mèo gây không ít phiền toái cho chủ nuôi. Hy vọng làm theo hướng dẫn sau sẽ có tác dụng với chó mèo nhà bạn
Đối với mèo
+ Chỉ cho chú mèo biết nơi đặt khay cát vệ sinh bằng cách đặt chúng vào khay/chậu cát đã được chuẩn bị sẵn, sau đó để chúng đào bới và cào cát trong khay/chậu
Mèo đi vệ sinh đúng chỗ


+ Đặt mèo vào chậu vệ sinh mỗi khi chúng ngủ dậy hoặc sau khi ăn.

+ Mèo là loài động vật rất sạch sẽ, chúng sẽ không chịu đi vệ sinh vào đúng khay cát nếu như khay bị dơ bẩn. Do đó luôn giữ cho khay cát sạch sẽ sau mỗi lần mèo đi vệ sinh xong. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại hoá chất tẩy rửa mạnh vì nó có thể khiến cho mèo không thích.

download (1)

+ Đặt khay vệ sinh ở nơi yên tĩnh. Cũng giống như con người, mèo không thích bị theo dõi hoặc quấy rầy trong lúc nó đang đi vệ sinh.

+ Tuyệt đối không được “trừng phạt” mèo con khi chúng lỡ “đi bậy” ra ngoài khay. Bạn chỉ cần nói lớn và dứt khoát và đặt chúng lại vào khay. Khi nó đã đứng yên trong khay, hãy dùng những cử chỉ vuốt ve kèm lời khen ngợi. Chúng sẽ biết kết hợp giữa việc dùng đúng khay vệ sinh của mình kèm lời khen ngợi cho các lần sau.

Đối với chó
+ Chọn chỗ đi vệ sinh cho chó:

Chỗ đi vệ sinh buộc phải xa chỗ chó hay nằm hoặc chỗ chó ngủ. Có thể là ngay trong nhà vệ sinh của bạn hoặc một góc thông thoáng trong nhà để tiện dọn dẹp.
Bạn có thể dùng thau cát có trải giấy báo để làm chỗ vệ sinh cho chó. Chỗ vệ sinh này nên được dọn dẹp hằng ngày hoặc 2 ngày một lần vì nếu chỗ vệ sinh quá dơ chó cũng không muốn “đi” lên đó và chỗ đó sẽ làm bẩn chân/ lông chú chó cưng của bạn.
chó đi vệ sinh không đúng chỗ


+ Cho đi vệ sinh đúng giờ:

Mỗi chú chó có tập tính vệ sinh khác nhau tùy vào hệ tiêu hóa của chúng. Có thể là sau khi ăn 1 tiếng, sau khi ăn 30 phút, sáng sớm lúc ngủ dậy… Bạn nên bắt đầu bằng các việc sau:

Dẫn chó ra chỗ bạn muốn chó đi vệ sinh vào lúc sáng sớm
Kiên nhẫn chờ đến khi chú đi vệ sinh mới thả cho chơi tự do
Dẫn chó ra chỗ vệ sinh sau khi ăn. Thời điểm chó muốn đi vệ sinh tùy vào thói quen của chúng. Bạn có thể biết khoảng bao lâu sau khi ăn chó sẽ đi vệ sinh bằng cách theo dõi xem chúng đi bậy trong nhà vào lúc nào hoặc quan sát phản ứng của chó, nếu chúng khịt mũi, ngửi và đánh hơi quanh nhà có nghĩa là chú muốn đi vệ sinh.
Nếu không có thời gian theo dõi chó sau khi ăn, bạn có thể chờ khoảng 30 đến 45 phút sau khi ăn thì dẫn chó ra chỗ đi vệ sinh, chờ đến khi chó đi vệ sinh xong thì dẫn vào nhà.
Chó con sẽ đi vệ sinh nhiều hơn chó lớn (cách khoảng 1 đến 2 tiếng) và thời điểm đi vệ sinh sau khi ăn cũng ngắn hơn.

+ Nhốt chó vào chuồng hoặc xích lại:

Chó có tập tính không đi vệ sinh gần chỗ chúng ngủ hoặc ở, vì vậy sau khi cho ăn, dẫn đi vệ sinh và để chó chơi đùa một lúc, bạn nên nhốt chó vào chuồng hoặc xích lại ở góc chó hay ngủ. Chó sẽ nhịn tiểu/ ị đến khi được dắt đi ra chỗ vệ sinh.
Sau một khoảng thời gian nhốt/ xích, bạn thả chó ra ăn khi đến giờ ăn. Ăn xong lại dẫn chó đi vệ sinh, cho chơi đùa một lúc và nhốt lại.
Việc nhốt/ xích chó như trên chỉ duy trì từ 7 đến 10 ngày. Khi chó đã ngoan ngoãn chịu đi vệ sinh khi bạn dắt đi đồng thời không làm bậy trong nhà khi được thả chơi đùa tự do, bạn có thể dẹp bỏ xích và chuồng.

+ Tạo mùi:

Bạn nên thấm chút nước tiểu hoặc lấy chút phân của chó để cho vào chỗ vệ sinh của chó trong những ngày đầu dạy chó. Chó sẽ đánh hơi được mùi và đi vệ sinh đúng chỗ.

+ Tẩy mùi sạch sẽ:

Khi chó đi vệ sinh trong nhà, hãy đảm bảo bạn làm sạch mùi của chúng để chó không đánh hơi ra chỗ cũ để đi bậy nữa. Việc này đảm bảo chỉ có một “nguồn hơi” duy nhất từ chỗ vệ sinh của chó để chúng không bị lúng túng và lại làm bậy ra nhà. Bạn có thể thử các cách sau  để khử mùi triệt để:

Thấm thật khô nước tiểu bằng khăn khô hoặc giấy báo. Với phân thì hốt bằng giấy báo, chùi sạch bằng giấy rồi vứt đi.
Dùng nước lau qua 1 lần
Nước lau kế tiếp cho thêm nước lau nhà/ nước cốt chanh tươi/ giấm vào và lau qua.
Thấm khô hoặc chờ nền nhà khô tự nhiên
Xịt nước chanh hoặc giấm nguyên nhất lên chỗ vừa lau, chờ khô tự nhiên
Nếu chó vẫn đi bậy tại chỗ cũ, lặp lại các bước trên. Sau bước cuối cùng, dùng baking soda rắc đều lên khu vực này. Có thể đặt thêm 1 chén baking soda vào góc tường để hút mùi. Sau 1-2 tiếng, dùng chổi quét baking soda đi.
Bạn cũng nên lau nhà thường xuyên với nước lau sàn, nước pha nước chanh hoặc giấm để khử mùi cho toàn bộ nhà bạn.
+ Ứng xử khi thấy chó đang hoặc chuẩn bị đi vệ sinh sai chỗ:
La , nghiêm nghị và bế chúng ngay đến chỗ đi vệ sinh đúng. Chó có thể sợ và không đi vệ sinh nữa, lúc này bạn cần kiên nhẫn bắt chúng ngồi ở chỗ vệ sinh đến khi chúng đi xong mới thả ra.
Không nên đánh vì chó sẽ quên rất nhanh, đánh cũng vô ích.
Không gí mũi chó vào “tác phẩm” của chúng, điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chó và cũng khiến chúng hiểu lầm là bạn khuyến khích chúng đi vệ sinh lại ở chỗ này.
Chỉ la kèm theo thái độ nghiêm khắc khi chó chuẩn bị hoặc đang đi vệ sinh sai chỗ. Sau khi chó đã đi vệ sinh xong, dù có bị la hoặc bị đánh thì chó vẫn không hiểu nó đang mắc lỗi gì và lần sau lại tái phạm.

+ Khen thưởng rất cần thiết:

Đừng quên khen thưởng chó bằng giọng nói nhẹ nhàng, phấn khích kèm theo chút đồ ăn khô nếu chú làm đúng ý bạn (chỉ vài hạt, không cho ăn quá nhiều). Xoa đầu, vuốt ve và có thái độ vui vẻ khi chú đã đi vệ sinh đúng chỗ.
Theo http://howto.vn/cach-day-cho-meo-di-ve-sinh-dung-cho/

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Các lưu ý khi bổ sung canxi ở chó

Bổ sung canxi cho chó một cách đầy đủ và khoa học là một trọng những vấn đề được nhiều người nuôi chó quan tâm. Nhưng cho chó uống canxi như thế nào mới tốt và khoa học? Chó cần bổ sung và cung cấp canxi ở từng giai đoạn sẽ khác nhau nên chúng ta cần phải hiểu rõ những đặc tính sinh lý của chó. Để chó phát triển toàn diện và khỏe mạnh, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này.
Chó con bị thiếu canxi, hạ bàn


1) Tại sao phải cho chó uống bổ sung thêm canxi?

Khi chúng ta nuôi chó thì trong lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho nó đã có sẵn một lượng can xi nhất định (có sẵn trong các loại thực phẩm)

Tuy nhiên lượng canxi này rất ít và chưa đủ để cung cấp cho criminal chó của bạn.

Nhu cầu về can xi của loài chó nói chung gấp 4 lần của criminal người. Vì thế ngoài lượng canxi có trong thực phẩm hàng ngày thì ta phải cung cấp bổ sung canxi để đáp ứng đủ nhu cầu cho chó đặc biệt là đối với một số loại chó giống to như chó Becgie, chó Pitbull hoặc chó Alaska… Bổ sung ở đây không có nghĩa là bổ sung mỗi thuốc canxi.

2) Các nguồn cung cấp bổ sung canxi cho chó chủ yếu

Thực phẩm tự nhiên

Các loại thực phẩm chủ yếu giúp bổ sung canxi cho chó là cua đồng, tôm, cá nhỏ, vỏ trứng, vỏ ốc, các loại xương…

Tuy nhiên để sử dụng được các loại thực phẩm này đòi hỏi người nuôi phải hiểu rất rõ về chó của mình, khả năng tiêu hoá các loại thức ăn lạ, có thời gian tập luyện làm quen…

Và lưu ý, khi cho ăn các loại thức ăn này phải xay nhỏ, mịn để chó dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ; đồng thời nên trộn thêm group tiêu hoá khi cho ăn vì đây là những thực phẩm giàu đạm.

Thuốc canxi

Hiện nay, trên thị trường có bán một số loại thuốc can xi (dạng nước, viên nén) giúp bổ sung Canxi cho chó. Các loại thuốc này đều là dạng muối can-clorua chứa ion Ca2+ khi vào cơ thể dễ được hấp thụ để cấu tạo nên hệ xương.

Ngoài các loại viên dạng nén mua ở các cửa hàng dành cho thú cưng thì có thể sử dụng các loại viên Canxi dành cho người ở các cửa hàng thuốc tây (các loại viên Canxi do công ty dược trong nước sản xuất mua lẻ khoảng 2.000-8.000 đồng/vỉ 10 viên nén).

Các loại thuốc nước thường được dùng để cấp cứu những criminal chó bị co giật do bị thiếu hụt canxi trong máu và phải tiêm vào ven (nếu tiêm bắp sẽ gây hoại tử, thối thịt).

Ngoài ra có thể mua thuốc Canxi ở các cửa hàng thuốc thu y (canxi dùng trong thú y) và loại Canxi này ở dạng bột.

Lưu ý: Phải mua viên canxi + D (vitamin D) thì chó mới dễ hấp thụ. Vitamin D như 1 chất xúc tác để cơ thể của chó hấp thu canxi. Hoặc phải cho tắm nắng hằng ngày để cơ thể chó tổng hợp và tiếp nhận Vitamin D.

Sữa

Ngoài các chất Dinh dưỡng, sữa có chứa hàm lượng canxi khá lớn và dễ hấp thụ khi vào cơ thể. Sữa là nguồn cung cấp Canxi chủ yếu cho chó từ lúc sơ sinh đến khi tách mẹ. Vì vậy sữa là nguồn cung cấp bổ sung Canxi cho chó hàng ngày quan trọng nhất, không nên loại bỏ sữa ra khỏi thực đơn hàng ngày của chó, nhất là chócon.

Thức ăn viên

Trong các loại thức ăn viên luôn có sẵn một lượng canxi nhất định để cung cấp bổ sung canxi cho chó theo từng giai đoạn.

3) Cách sử dụng thuốc bổ sung canxi cho chó

Cách tốt nhất để bổ sung canxi cho chó là hoà viên canxi vào sữa cho đến khi canxi tan hết thành bột rồi cho uống. Nếu không có thể trộn lẫn canxi với thức ăn hàng ngày rồi cho chó ăn nhưng cần phải đảm bảo chúng ăn hết lượng Canxi và thức ăn đó.

Bên cạnh đó để chó hấp thụ được hết lượng can xi đưa vào cơ thể thì chế độ vận động hàng ngày và cho tắm nắng thường xuyên khoảng 20 phút vào buổi sáng là rất quan trọng. Nếu không cho vận động và tắm nắng hàng ngày thì việc bổ sung Canxi cho chó như trên là lãng phí, không có hiệu quả.

4) Nhu cầu về canxi của chó qua các giai đoạn phát triển

Giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Giai đoạn này không cần bổ sung Canxi cho chó bên ngoài mà chủ yếu cho chó criminal bú đủ sữa mẹ và lượng sữa cung cấp thêm.

Giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi

Giai đoạn này nên cung cấp bổ sung canxi cho chó theo liều lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo trên bao bì (ví dụ: 1 viên cho 10Kg thể trọng). Cách sử dụng như đã nói ở trên.

Giai đoạn từ 4 đến 9 tháng tuổi

Giai đoạn này chó sẽ phát triển, lớn rất nhanh, có thể thay đổi hàng ngày một cách rõ rệt; do đó nhu cầu về canxi càng tăng cao. Nếu giai đoạn này cho ăn theo liều lượng như khuyến cáo là không đủ là cần cho ăn nhiều hơn liều lượng khoảng (20 – 30)%. Đi cùng với việc cung cấp bổ sung Canxi cho chó tăng là cường độ vận động hàng ngày cũng cần tăng dần (tăng cự li vận động nhưng tốc độ chậm)

Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn này chó sẽ phát triển chậm lại, tốc độ lớn không còn như ở giai đoạn trước. Giai đoạn này ta có thể cung cấp bổ sung canxi cho chó như theo khuyến cáo trên bao bì nhưng lượng sữa cung cấp cho nó hàng ngày cần phải tăng dần đến mức có thể. Đây là giai đoạn criminal chó bắt đầu phát triển bề ngang, cơ thể không cao lên nhiều nhưng xương sẽ to dần ra. Vì thế cung cấp bổ sung canxi cho chó có trong sữa là hợp lí nhất.

Giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi

Giai đoạn này chó nói chung lớn chậm, cơ thể sẽ cao hơn lúc 1 tuổi khoảng vài centimet và chủ yếu phát triển bề ngang, cơ bắp. Để phát triển cơ bắp thì nhu cầu bổ sung canxi cho chó là một yếu tố rất quan trọng vì nó giúp hình thành các bó cơ, gân cơ. Nếu thiếu can xi giai đoạn này thì ngoài những bệnh thường thấy, chó sẽ có hiện tượng hoạt động nhanh mệt mỏi, xuống sức. Chính vì thế giai đoạn này vẫn cần cung cấp lượng Canxi cho chó theo liều dùng như ghi trên bao bì và lượng sữa nên giữ ổn định như ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng.

Khi tuổi của chó lớn hơn 24 tháng

Giai đoạn này chó không còn lớn nữa, hệ xương đã phát triển hết cỡ. Việc cung cấp và bổ sung canxi cho chó duy trì theo mức ổn định theo liều lượng của loại thuốc Canxi đang dùng và lượng sữa nên giữ ổn định như giai đoạn trước (hoặc tuỳ theo khả năng tài chính của chủ nuôi nhưng không nên bỏ hẳn). Giai đoạn này trở đi thì chó chủ yếu phát triển cơ bắp vì thế không nên bỏ cung cấp và bổ sung canxi cho chó, như thế cũng là để tránh cho nó bị loãng xương, dòn xương sau này.

5) Tác dụng phụ khi bổ sung thuốc canxi cho chó

Khi bổ sung canxi cho chó sẽ thấy chó đi tiểu ra nước vàng hoặc hơi đỏ là do khi vào cơ thể canxi gây nóng bên trong làm nước tiểu vàng. Đó là hiện tượng bình thường. Bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách: cho chó uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C làm mát cơ thể hoặc cho ăn một số thực phẩm lợi tiểu.

6) Nhược điểm khi cho chó uống canxi

Bạn nên hiểu rằng Canxi là criminal dao 2 lưỡi, dù nó tốt trong những giai đoạn cần thiết nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho chú chó nhà bạn:

Bên cạnh những yếu tố ưu việt của Canxi kể trên, nó còn có vô số nhược điểm; để thiếu Canxi cũng nguy hiểm nhưng để dư Canxi càng nguy hiểm: Cho quá nhiều Canxi sẽ làm chó bị: hệ thần kinh trung ương phản ứng chậm chạp, táo bón, nóng gan, hệ tiêu hoá hoạt động kém = mất cảm giác thèm ăn = biếng ăn = suy nhược về mặt dinh dưỡng.

Canxi và phốt pho là 2 khoáng chất chứa nhiều trong xương. Chúng được kết hợp mạnh mẽ và chặt chẽ với nhau để tạo nên khung grain cấu trúc xương của cơ thể. Vì thế khi uống canxi, phải kèm theo phốt pho, mới tạo nên tế bào xương chắc khoẻ.

7) Những trường hợp nên bổ sung canxi cho chó

Chó còi, chậm lớn
Chó đang nuôi criminal hoặc chó mới sinh sản mà bị bại liệt trước và sau khi sinh
Chó bị yếu chân
Mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu canxi
8) Các trao đổi thêm về vấn đề bổ sung canxi cho chó

Không nên dùng thuốc Canxi nếu chó phát triển bình thường.

Lưu ý là thể trạng mỗi criminal cũng khác nhau nên cần điều chỉnh như thế nào là đủ. Thức ăn tự nhiên, thức ăn khô và sữa là tốt nhất, hạn chế thuốc.

9) Tại sao dùng sữa thay cho thuốc canxi?

Sữa giúp việc bổ sung canxi cho chó rất hiệu quả

Mọi loại động vật đang lớn đều cần sữa, sữa là dạng dinh dưỡng lành mạnh và dễ hấp thụ nhất đối với mọi cơ thể non bé, bất cứ criminal chó nào (từ chó non, đến chó già, ngoại trừ chó gần chết) đều mê sữa.

Khi chế biến sữa, các hãng lớn đã nghiên cứu các chất ở tỷ lệ tốt nhất để cơ thể hấp thụ tốt nhất. Vì thế, bạn không chỉ bổ sung riêng canxi mà còn bổ sung 1 đống thứ khác cần thiết cho việc tăng trưởng của chó bạn, tiêu chuẩn chất lượng là dành cho criminal người, nên ta yên tâm hơn.

Tuy nhiên, lưu ý thêm:

Hệ tiêu hoá của chó ko có enzyme thích hợp (Lactose enzyme) để hấp thu và tiêu hoá tốt sữa bò.
Khi lượng Lactose trong sữa quá cao có thể gây cho chó bệnh ỉa chảy và đầy hơi (4.5% lactose trong sữa bò – So với 3% lactose trong sữa chó mẹ)
Nên cho uống sữa dê: Nếu sữa tươi là chọn lựa duy nhất, nên cho chó uống sữa dê vì sữa dê dễ hấp thụ và dễ tiêu hoá hơn sữa bò.
Sữa tốt cho động vật nói chung, nó rất tốt cho người. Nhưng người và chó có nhu cầu Canxi khác nhau, chưa kể thể trạng từng criminal chó cũng khác nhau nên việc hấp thụ Canxi của từng criminal chó cũng khác nhau, cùng 1 liều lượng nhưng có criminal thiếu (hấp thụ kém), có criminal đủ và cũng có criminal thừa (cơ thể hấp thụ quá tốt)
Vậy vấn đề ở đây là làm sao biết criminal chó của mình đang thiếu – đủ – grain thừa canxi?

Đương nhiên không thể chờ cho đến khi chó bị hạ bàn, tai chó không dựng được mới xác định là thiếu; cũng không thể chờ đến khi hệ thần kinh trung ương phản ứng chậm chạp … mới cho là thừa.

Biện pháp giúp chó không bị thiếu canxi:

Không bao giờ cho chó ăn quá no.
Luôn được vận động dưới ánh sáng tự nhiên kể cả khi trời không nắng vẫn đưa ra ngoài ánh sáng. Chỉ có ánh sáng tự nhiên mới làm cho cơ thể hấp thu được can-xi từ thức ăn, nước uống.
Nguồn Canxi trong thức ăn tự nhiên: cổ gà, xương hầm nhừ…
Những điều trên giải thích vì sao Những criminal chó ta của các ông bà nông dân được sống tự do, hạnh phúc nhất, chúng không bao giờ thiếu canxi, còi cọc hoặc sập chân, hạ bàn.

Chính vì thế, ngay bây giờ bạn sẽ là người quyết định đên số phận của chú chó nhà mình, xấu grain đẹp, khỏe mạnh grain ốm yếu một phần rất lớn là phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc chó hằng ngày, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Và một vấn đề chúng ta đang bàn đến ở đây đó là cần bổ sung canxi cho chó một cách đầy đủ. Chúc các bạn may mắn và thành công!
Theo
http://traichonguyencao.com/

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Nguyên nhân gây sẩy thai ở chó mèo và cách ngăn ngừa

Xảy thai ở chó mèo thường là một một vấn đề được người nuôi quan tâm
Nguyên nhân gây sẩy thai ở chó mèo
- sảy thai ở chó thường do các nguyên nhân: giao phối cận huyết quá mức, bất thường bẩm sinh tử cung của chó mẹ, dinh dưỡng kém, rối loạn nội tiết như suy giáp, nuốt phải các chất độc hại, sử dụng thuốc không phù hợp trong thờ kỳ mang thai, tuổi già và bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Một ca mổ đẻ tại phòng khám Animal Care

Một trong những nguyên nhân gây xảy thai ở chó là bệnh brucella, mà là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các canis Brucella vi khuẩn. Tác nhân lây nhiễm khác có thể gây sẩy thai ở chó gồm Listeria monocytogenesEscherichia coli, Campylobacter, Salmonella, Streptococcus, Staphylococcus, Chlamydia, herpesvirus nanh, Neospora caninum, Mycoplasma, Pasteurella, Klebsiella, Pseudomonas, virus làm đau chó, parvovirus và Toxoplasma gondii.
 Ngoài ra do nội tiết của chó mèo mẹ không ổn đinh, thiếu hụt progesteron

Các triệu chứng của thai Sẩy thai
Các dấu hiệu của sẩy thai giai đoạn đầu thường khó phát hiện, chó mèo thường liếm sạch các dịch chảy ra, Một bất thường sinh sản phổ biến hơn là tái hấp thu của con chó mèo mẹ, nơi cơ thể của chó mèo cái thực sự hấp thụ các mô bào thai và nhau thai, không để lại dấu hiệu cho thấy chó mèo con. Tái hấp thu có thể xảy ra ngay cả sau khi có thai được xác định  bởi một siêu âm bụng và / hoặc bằng chụp X quang (X-quang). Khi chó con được tái hấp thu sẽ không có đấu hiệu qua đường sinh dục
Ngoài ra còn một số dấu hiệu để nhận biết
Âm hộ - thường có nhiều dịch, đỏ, xanh tối đến đen; dày; mủ (có chứa mủ); đôi khi có đẫm máu
Mùi hôi mạnh mẽ đến từ âm hộ
Chán ăn ; biếng ăn)
Giảm cân
Cơn sốt
Đau bụng
Bồn chồn; bơ phờ; bất ổn chung
Phiền muộn
Mất nước
Thay đổi hành vi
Ngăn ngừa sẩy thai ở chó mèo
- bao gồm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho chó trong thời kỳ mang thai
- tiêm chủng định kỳ cho chó mèo
- kiểm soát ký sinh trùng bên trong và bên ngoài: tẩy giun sán định kỳ, vệ sinh chỗ ở sạch sẽ
- nếu nồng độ progesterone huyết thanh của đập thấp và bắt đầu đủ, bổ sung progesterone có thể được đưa ra trong một nỗ lực để duy trì thai kỳ. Bổ sung progesterone có lẽ là một ý tưởng tốt cho chó cái có tiền sử sẩy thai sớm hạn. Mức progesterone phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ.
- Chó cái mang thai nên hạn chế tiếp xúc với những con chó khác
tôi phòng khám thú y Animal care
Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h

Chiều 14h đến 20h

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Chó mèo mẹ co giật, hạ canxi ở chó mèo mẹ nuôi con

Sốt giật can xi rất hay xảy ra với chó mèo mẹ sau đẻ từ 15 ngày trở ra, cũng có trường hợp bị chỉ vài ngày sau khi sinh. Nồng độ can-xi máu trung bình của chó từ 8,4-11,2 mg/ml.
Chó chihua mẹ thiếu canxi 


Do đột xuất do chó mèo con bú quá mức, hệ thống tiết sữa cơ thể chó mẹ phải tăng tốc quá tải, lượng Can-xi trong máu bị mất cân bằng đột ngột dưới 8,0 mg/ml máu. Bệnh xảy ra nhanh, các biện pháp bổ sung can-xi trong kỳ tiết sữa cho chó mẹ đều không hiệu quả phòng bệnh.
Bệnh thường xảy ra ở các giống chó nhỏ như fork, chihua,,,,
1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh:

- Việc chó con bú rút lượng sữa quá lớn tại một thời điểm làm cho nồng độ can-xi huyết tụt dưới 8,0 mg/ml gây ra mất cân bằng can-xi ( tụt can-xi ), rối loạn hoạt động thần kinh trung ương, trung khu điều hòa thân nhiệt và hệ hô hấp, tuần hoàn và vận động. Xin lưu ý: đây không phải là " bệnh thiếu can-xi " như thường xảy ra với chó non dưới 6 tháng tuổi do thiếu ánh nắng và vận động ít, là bệnh mạn tính .

- Bệnh diễn biến cấp tính, chó mẹ sốt cao trên 41oC, đi lại loạng choạng, không đi đươc,  co giật, thở gấp, hoảng loạn thần kinh, toàn thân co cứng, run rẩy, loạng choạng đổ ngã. Tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

- Bệnh sốt giật can-xi thường gặp ở những chó mẹ sữa tốt, rất ham và quấn con, khéo chăm con, nuôi nhiều con và đàn con rất mập (gọi là "bụ sữa"). Hoặc đàn con quá lớn (trên 2 tháng tuổi) vẫn để bú mẹ. Tổng trọng lượng chó con lớn hơn 30% trọng lượng chó mẹ, có trường hợp còn nặng hơn cả chó mẹ. Vì thế trong đàn chó nuôi tự nhiên, để tự bảo vệ mình, chó mẹ thường phải "chạy trốn" chó con bằng cách nhảy lên chỗ cao, chó con không bú được. Ngày xưa chắc các cụ cũng chứng kiến nhiều bệnh này nên dân gian có câu"trốn như chó trốn con" để ám chỉ những người mẹ không tốt!!!

- Phân biệt với các triệu chứng thần kinh co giật của các bệnh sau:
Bệnh Carre:phải có thời gian ủ bệnh, bệnh diễn biến chậm, không sốt cao, có lây lan sang chó khác ở mọi lứa tuổi.
Bệnh uốn ván: phải có vết thương, người cứng như gỗ, hàm cứng.
Bệnh Dại: Sợ ánh sáng, phải có vết cắn của động vật mắc Dại, chạy nhảy lung tung, người mềm, không khó thở, tấn công người và súc vật khác...

2.Điều trị:

- Cách ly ngay với chó con.
- Mời BS Thú Y ngay, khẩn trương tiêm tĩnh mạch Canci Chloride 10% (500mg/ống 5ml).

phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Fanpage:https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
3- Chăm sóc:

- Để chó mẹ nơi thoáng mát. Cho ăn nhẹ, uống sữa tươi, cháo thịt nạc...
- Nếu chó con đã tự ăn thức ăn được (trên 25 ngày tuổi) thì nên cai sữa tuyệt đối ngay.
- Nếu chó con còn non(<15 ngày tuổi) phải cho bú mẹ có kiểm soát của con người Bú chỉ huy ). Không nhốt chó mẹ và con trong chuồng hoặc nơi chật trội để chó con bú thỏa thích sẽ lại bị sốt và co giật bất kỳ lúc nào.
- Sau khi đỡ bệnh, chó mẹ lại đi tìm chó con cho bú, phải cách ly chó con, để mẹ nghỉ ngơi ít nhất 4 giờ.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Cách đỡ đẻ cho chó mèo

.Tại sao cần đỡ đẻ cho chó
Chó mang thai tính tới thời kỳ sinh nở cần nhiều chú y đặc biệt. Hầu hết chó mèo tự đỡ đẻ theo bản năng nhưng chủ nuôi cũng cần phải lưu ý để không xảy ra những điều đáng tiếc. Một số giống chó khó đẻ như bulldog, chihuahua,… cần sự quan tâm đặc biệt. Hay một số con quá gầy, hoặc con chó con quá to, ngôi thai ngược… cũng cần phải đỡ đẻ

Dấu hiệu nhận biết chó sắp đẻ
Thứ nhất là giai đoạn dạo ổ: Trước sinh 24h chó có hiện tượng có sữa trắng, bỏ ăn hoặc ăn ít, sa bụng. Đia đái ỉa nhiều lần, có thể nôn ra thức ăn do dạ con chèn. Trước khi đẻ 2 đến 12 h kiểm tra nhiệt độ tại trực tràng thấy nhiệt độ hạ 36 đến 37.5 độ C. Chó có biểu hiện đi lại khó khăn, cào ổ, tìm chỗ tối chui vào, không muốn rời xa chủ. Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng chảy ra.
Hãy gọi ngay cho bác sỹ thú y để được tư vấn
Giai đoạn 2 là giai đoạn đau đẻ, sắp sinh: Chó rên nhiều, rên ư ử, tần số hô hấp tăng, nhịp tim tăng, chó cong lưng lên dặn, muốn quay lại liếm đằng sau. Chú ý nếu nước ối màu xanh chảy ra nhiều mà con chưa ra là hiện tượng bất thường.
Giai đoạn 3 là giai đoạn đẻ: Chó có một bọc ối lòi ra như một quả bóng nhỏ. Chó rặn liên tục, bọc ối vỡ ra, âm hộ phình to chó con lòi ra ngoài. Nếu chó con lòi ½ thân ra ngoài sau vài phút mà không ra được con thì cần phải kéo nhẹ cho ngoài, xé màng ối và lau khô miệng cho chó con
Yêu cầu với người nuôi chó mèo
-          Phải nắm rõ ngày phối giống cho chó mèo
-          Theo dõi các dấu hiệu sắp đẻ để nhận sự tư vấn của bác sỹ
-          Trông chó mèo mẹ khi bắt đầu có dấu hiệu sinh đẻ
-          Dùng thuốc kích đẻ phải có sự hướng dẫn của bác sỹ thú y
-          Bất cứ dấu hiệu nào bất thường của khó đẻ, chảy máu nhiều, ngôi thai ngược… phải gọi ngay cho bác sỹ thú y để được cấp cứu kịp thời
Cách chăm sóc chó mèo sắp đẻ
Cần dự kiến  thời gian sinh của chó mèo: cần phải nắm rõ ngày phối giống và số lượng thai để dự kiến, chó mèo thường  mang thai từ 58 đến 63 ngày, nếu mang thai nhiều con thì sẽ đẻ sớm hơn, nhiều con lên đến 65 ngày là bình thường
Cần nhận biết các dấu hiệu của chó mẹ sắp sinh. Không ép chó mẹ ăn uống nhiêù trước khi sinh
Có nên can thiệp khi chó mèo đẻ không? Tốt nhất là để tự nhiên , chỉ cần theo dõi chó mèo mẹ khi có trường hợp khó đẻ sẽ can thiệp kịp thời
Thế nào là đẻ khó? Khi đẻ trên 4 tiếng không đẻ được, chó mèo mẹ không có cơn dặn hoặc dặn liên tục mà không ra con
Khi chó mèo mẹ đẻ ăn nhau thai và cắn rốn là phản xạ tự nhiên, nếu ta theo dõi thì chỉ nên cho chó mèo mẹ ăn từ 1 đến 2 nhau thai tránh gây hiện tượng đầy bụng
Đẻ xong cắt rốn khoảng 1cm rồi dùng cồn iot bôi vào
Sau đó cho chó con bú mẹ để có sức đề kháng tốt

Cho chó mèo mẹ ăn nhẹ nhàng , để nơi yên tĩnh, vệ sinh sạch phần sau của chó con

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Bài diễn văn hay nhất thế kỷ về loài chó

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể có một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình thương yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người gởi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận. Duy có một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay trắc trở, đó là con chó của ta.
Tình cảm giữa chó và người


1. Con chó và bài diễn văn hay nhất thế kỉ! : Bài Diễn văn của luật sư Georger Graham Vest tại một phiên toà xét xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên Wiliam Safire của Báo The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 1000 năm qua.

Đàm luận về tình cảm giữa ' Con Chó ' và ' Con Người '

" Thưa quý ngài nội thẩm,Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể có một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình thương yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người gởi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận. Duy có một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay trắc trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quí cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết vùi miễn sao được kề cận bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng, dù ta có là một gã ăn mày.


Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được là kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.


Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyết thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã chết rồi. "

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Bệnh ghẻ Demodex trên chó và cách chữa



Bệnh ghẻ do Demodex (bệnh xà mâu) là một trong những bệnh da thường xảy ra trên chó, chó phát bệnh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu. Demodex canis, là một sinh vật hội sinh bình thường trên da chó và truyền từ chó mẹ sang chó con trong 2 – 3 ngày đầu bú sữa. Ghẻ Demodex thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như nội ký sinh, bệnh rối loạn nội tiết, khối u, dinh dưỡng kém, thuốc điều trị ức chế miễn dịch, hóa trị liệu hoặc stress tạm thời (như động dục, mang thai, phẫu thuật,…).


I. TRIỆU CHỨNG

Ghẻ Demodex được phân loại thành 2 dạng: khu trú hoặc toàn thân dựa vào đánh giá tình trạng bệnh và cách xử lí đối với từng loại.
Ghẻ Demodex đôi khi không gây ngứa, tuy nhiên bệnh ghẻ toàn thân và ở bàn chân có thể gây đau đớn dữ dội. Vùng rụng lông có thể bị đóng vảy và đỏ lên
Ghẻ Demodex khu trú thường có vùng tổn thương nhỏ và riêng biệt, ghẻ Demodex toàn thân có những vùng tổn thương lớn hơn và có nhiễm khuẩn thứ phát.
Ghẻ Demodex khu trú được đặc trưng bởi vùng rụng lông ít (ít hơn 5 – 12 điểm), nhỏ, vùng tổn thương có giới hạn và thường xảy ra trên chó con. Việc điều trị dễ dàng đạt hiệu quả cao.

Ghẻ Demodex toàn thân là dạng bệnh trầm trọng, gây ra tình trạng thú bị rụng lông toàn thân, da đóng vảy và tiết dịch, biểu hiện lờ đờ, sốt và nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn thứ phát. Mụn, mụn mủ, đỏ da, tăng sắc tố mô là tổn thương kế phát của bệnh ghẻ Demodex toàn thân. Ghẻ Demodex toàn thân có thể xảy ra ở thú non hoặc thú trưởng thành. Thú trưởng thành thường ít bị mắc bệnh hơn nhưng khi mắc bệnh thì việc điều trị rất khó khăn. Để điều trị đạt hiệu quả cần kết hợp điều trị kí sinh trùng, nhiễm khuẩn kế phát và các nguyên nhân tiềm ẩn khác, đồng thời sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng.



II. CHẨN ĐOÁN

Tất cả thú có triệu chứng ngứa, viêm da sâu, mụn, mụn mủ, đóng vảy nên được xem xét là ghẻ Demodex. Nếu nghi ngờ, nên nhổ lông vùng da bệnh (ghẻ Demodex canis sống trong nang lông) hoặc cạo da sâu vùng da bị bệnh.

Để vật phẩm (lông được nhổ/ da cạo sâu) lên phiến kính, cho vài giọt paraffin phủ lên trên và xem dưới độ phân giải thấp. Tăng độ phân giải ở khu vực kiểm tra để xem được chi tiết hơn. Ghẻ vẫn sống 1 khoảng thời gian trong dung dịch paraffin lỏng, do đó có thể thấy được sự di chuyển của cái ghẻ.

Cái ghẻ nhỏ, dài và thường có dạng giống như điếu xì gà với các chân ngắn đặc trưng ở mặt sau của ghẻ. Bốn cặp chân được định vị ở nửa phần thân trước của cái ghẻ và lỗ sinh dục của con cái ở phía sau của cặp chân cuối.

Demodex canis

Cái ghẻ sinh sống bình thường ở da chó/ mèo, phát hiện được 1 con cái ghẻ thì đó không phải là triệu chứng, phải tìm được số lượng ghẻ nhiều, có thể phát hiện cả trứng mới là dấu hiệu.


Kiểm soát bệnh ghẻ do Demodex toàn thân

Bệnh có thể liên quan đến các nguyên nhân tiềm ẩn, tất cả chó bị ghẻ do Demodex toàn thân nên được điều trị kết hợp với kháng sinh để ngăn ngừa phụ nhiễm và giúp hồi phục nhanh. Tiến trình điều trị tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh và kết quả đánh giá tế bào học. ­

Nếu kiểm tra tế bào học có cầu khuẩn và chủ yếu là Staphylococcus intermedius nên điều trị bằng kháng sinh từ 3 – 8 tuần. ­
Nếu kiểm tra tế bào có số lượng lớn là trực khuẩn, nên làm kháng sinh đồ để chọn ra kháng sinh có hiệu quả cao nhất. Kháng sinh được lựa chọn để điều trị viêm da có mủ phải là loại đạt hàm lượng cao trên da và khả năng diệt khuẩn tối ưu nhất. Điều quan trọng là phù hợp với độ dài của điều trị, giải quyết được các tổn thương của viêm da mủ.

III. TIẾN TRÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI

Tiến trình điều trị tùy vào từng cá thể. Kiểm tra ghẻ Demodex trên chó mỗi tháng. Mỗi lần cạo da phải đếm số ghẻ, nhộng, ấu trùng và trứng để kiểm tra dưới kính hiển vi với độ phân giải 40 hoặc 100. ­

Nếu số lượng ghẻ và tình trạng lâm sàng không thay đổi, nên thay đổi liệu pháp điều trị. ­
Nếu không phát hiện giai đoạn thành thục đầu tiên và sau đó số lượng ghẻ trưởng thành giảm, thì tiếp tục với liệu pháp điều trị đã chọn. Nên tiếp tục điều trị thêm 4 tuần sau khi kiểm tra mẫu da cho kết quả âm tính lần thứ 2. Thông thường, người nuôi thú đều mong muốn cải thiện tình trạng sau tháng đầu điều trị. Nhưng việc kiểm tra mẫu da cho kết quả âm tính chỉ đạt được sau điều trị 2 – 4 tháng. Do đó, một quy trình điều trị Demodex trung bình mất khoảng 4 – 6 tháng. Với những trường hợp điều trị không hiệu quả, thay đổi thuốc là điều hiển nhiên và tỉ lệ thành công của thuốc thứ 2 thường đạt khoảng 70%. Cơ hội tương tự của việc điều trị sau khi tái phát cũng khoảng 70%.
Giải pháp phòng và điều trị bệnh ghẻ do Demodex của Bayer

 Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Viêm đường tiết niệu, bí tiểu (bí đái), thông tiểu ở mèo

 Hệ thống tiết niệu của con mèo được chia thành hai phần: phần trên bao gồm thận và niệu quản phần dưới  bao gồm bàng quang và niệu đạo. Hiện tượng viêm đường tiết niệu là một bệnh
rất phổ biến ở mèo.  Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân cơ bản khác nhau gây ra viêm đường tiết nhưng các dấu hiệu lâm sàng thường giống nhau,
Sỏi bàng quang, sỏi thận ở mèo 

 Biểu hiện căng thẳng để đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, đi tiểu đau, có máu trong nước tiểu và đi tiểu nhiều chỗ . Một số mèo có hiện tượng tắc nghẽn hoàn toàn niệu đạo của họ (đoạn ống từ bàng quang ra thế giới bên ngoài), hoặc có sỏi hoặc một khối u như vậy và không thể tiểu tiện.   Nếu không được chăm sóc của bác sỹ thú y con mèo sẽ rất ốm do các độc tố tích tụ trong cơ thể từ tiểu giữ lại, thường trở nên hôn mê trước khi chết.

Nguyên nhân cơ bản của viêm đường tiết niệu, bí tiểu (bí đái ở mèo)
Viêm bàng quang tự phát: Tự phát có nghĩa là chúng ta không biết những gì gây ra nó và viêm bàng quang là tình trạng viêm của thành bàng quang.
: Sỏi niệu Sỏi bàng. Đây có thể được xác định bằng hình ảnh (x-quang / siêu âm) kỹ thuật.
Viêm niệu đạo: Những xảy ra khi các tinh thể nước tiểu nhóm lại với nhau để tạo thành khối mà bị mắc kẹt trong niệu đạo thường  có nhiều khả năng xảy ra ở mèo đực vì đường kính niệu đạo của họ là nhỏ hơn so với con mèo cái và do đó không thể đẩy ra một cách dễ dàng.
Nhiễm trùng: ít gặp ở mèo nhỏ, chủ yếu ở mèo lớn tuổi tỷ lệ mắc cao
Ung thư:  hiếm gặp ở mèo với chỉ 2-3% của mèo Ung thư có nhiều khả năng xuất hiện ở mèo già.
Những xét nghiệm cần được thực hiện : Các xét nghiệm khác nhau dựa trên tình trạng của con mèo của bạn tại thời điểm bị bệnh. Nhưng xét nghiệm cơ bản sẽ bao gồm xét nghiệm máu,  phân tích nước tiểu và hình ảnh  (ví dụ như x-quang, siêu âm) của đường tiểu dưới.
Biện pháp xử lý: Nếu mèo bị nặng không thể đi tiểu bạn cần phải đưa đi khám bác sỹ thú  y để thông tiểu cho mèo , sau đó cần có một chế đọ ăn uống thích  hợp. Đặc biệt phải tăng lượng nước uống nhiều hơn cho mèo.
Phòng tránh: Cần tiêm phòng đầy đủ cho mèo để nâng cao sức đề kháng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế cho ăn thức ăn hạt, cho uống nhiều nước, thường xuyên cho vận động
Phòng khám thú y Animal Care
Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
Thời gian làm việc: TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Tại phòng khám 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

fanpage  https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Cảnh giác các bệnh lây từ chó sang người

Chó nuôi trong nhà là vật chủ trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm nhất ấu trùng giun từ chó.

Chó nhỏ thường chứa rất nhiều giun sán
Chó nuôi trong nhà là vật chủ trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm nhất ấu trùng giun từ chó.
Mới đây Trường đại học Y Dược TP.HCM tiến hành xét nghiệm 292 mẫu phân chó, kết quả 196 mẫu có ký sinh trùng gây bệnh đường ruột, 152 mẫu có giun móc chó ancylostoma camum (có thế lây và gây bệnh cho người) 40 mẫu có trứng giun đũa ascaris lumbricoides; 11 mẫu có trứng giun toxoeara canis.

Khi chó bị nhiễm giun có thể thải ra môi trường hàng triệu trứng giun sau mỗi lần bài tiết. Xét nghiệm phát hiện trong 1 gam phân chó thải ra chứa 15.000 trứng giun. Những trứng giun chó thải ra đất đã có phôi, gặp mưa sẽ nở thành ấu trùng.

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm loài ấu trùng này qua đường miệng, hậu môn. Khi ấu trùng lọt vào cơ thế đi tới ruột non, theo máu định vị gan, phổi, não, mắt. Mặc dù ấu trùng không phát triển thành giun trưởng thành, nhưng nó trở thành bào nang hoặc hóa vôi gây tổn thương các mô nơi đó.

Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn. Tại gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng. Các bào nang ấu trùng giun chó thường làm cho người có hiện tượng dị ứng, lên cơn hen (suyễn), khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người, nấm tóc, nấm phổi.

Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Sán dải có ba loại chính. Ấu trùng sán echinococcus granulosus, một loại sán dải nhỏ, con trưởng thành dài 3-6mm, đầu có 4 dĩa hút và một hàng móc đôi, thân gồm ba đốt, đốt sán cuối cùng có vài trăm trứng. Trứng của loài sán này theo phân chó ra ngoài có thể sống từ vài tuần đến vài tháng trong đất, cỏ, rau.

Khi con người ăn rau sống hoặc vuốt ve chó, trứng sán dính vào tay, vào cơ thể cư trú tại phổi, gan, lách, não. Tại đây trứng lớn dần thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Bướu sán ký sinh ở gan có thể chèn ép ống dẫn mật gây vàng da. Khi bướu ở tim trái vỡ, các đầu sán di chuyển lên não lách, thận, gan. Buồng tim phải, đầu sán di chuyển lên phổi.

Bướu ở thận gây đau lưng, tiểu máu. Bướu ở lách làm đau cạnh sơn và xương son gồ lên. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống. Bướu ở các xương làm xương trở nên xốp, dễ gãy. Khi bướu vỡ thường làm cho người bệnh ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê. Nếu chất dịch trong bướu và máu có thể gây sốc phản vệ.

Ấu trùng sán spirometramansoni hay spirometra erinacei ký sinh trong ruột non của chó. Trứng theo phân ra ngoài, ở trong nước hồ, ao, cống, rãnh. Trứng nở ra phôi có lông tơ, bơi trong nước và bị lăng quăng đỏ nuốt. Lăng quăng đỏ bị nòng nọc ăn, ấu trùng giai đoạn I sẽ thành ấu trùng giai đoạn II ở ếch, nhái. Các loài lươn, rắn; chuột, gà ăn lăng quăng đỏ hoặc ăn ếch, nhái mang ấu trùng này. Người nhiễm loài sán này thường do ăn thịt ếch, nhái nấu chưa kỹ, uống phải nước có lăng quăng đỏ nhiễm sán hoặc do đắp thịt ếch, nhái giã nát lên mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Sau khi vào ruột non, sán xuyên qua vách ruột di chuyển lần ra da, gây phản ứng viêm da.

Loài sán dipylldium canium khi trưởng thành dài 15-70 cm, có khoảng 60- 175 đốt sán, đầu có 4 bộ phận hút, phần nhô cao có 3-7 hàng móc. Mỗi đốt sán mang bọc trứng có từ 15-25 trứng. Trứng hợp thành chùm, mầu trắng, hình bầu dục. Đốt sán mang trứng theo phân ra ngoài và phóng thích trứng. Trứng này có thể bám vào lông hay ở quanh hậu môn chó. Khi con người vuốt ve chó, trứng dính vào tay rồi lọt vào cơ thể người. Trong cơ thể người, trứng phát triển thành nang ấu trùng có đuôi. Vào đến ruột non khoảng 20 ngày, nang trở thành sán trưởng thành làm cho người đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng.

Trong nước tiểu chó còn nhiễm loài xoắn khuẩn leptospira. Xoắn khuẩn này bám vào rau, thực phẩm và truyền cho người. Xoắn khuẩn leptospira nhiễm vào cơ thể người gây xuất huyết vàng da kèm theo đau cơ, viêm kết mạc đỏ, viêm màng não (đau đầu).

Chó cũng rất nhạy cảm với vi trùng lao và dễ lây bệnh cho người.

Mặc dù hiện nay y học đã có thuốc điều trị cho từng loại sán, nhưng việc phát hiện và điều trị các bệnh lây truyền từ chó tại các cơ sở y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn không xác định được nguyên nhân, nên chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác và điều trị không mấy hiệu quả. Nếu ấu trùng sán đã định vị và hóa vôi ở các mô thì rất khó điều trị dứt hoặc người bệnh phải mang tật suốt đời.

Để phòng ngừa các bệnh lây truyền từ chó, hàng năm gia đình nuôi chó cần cho chó uống thuốc diệt sán hai lần. Không cho chó đến gần lò giết mổ. Không cho chó ăn thịt và nội tạng sống của động vật. Thường xuyên giữ vệ sinh, tắm và diệt bọ chét cho chó. Đặc biệt nhớ phải rửa tay ngay sau khi vuốt ve chó.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/song-khoe/nhung-dieu-can-biet/20060421/canh-giac-nhung-benh-lay-truyen-tu-cho/133706.html

-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Tiêm phòng cho chó, nguyên nhân tiêm phòng chó vẫn mắc bệnh

Khi mới mua chó về tốt nhất bạn nên nuôi 15 ngày http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/05/cach-mua-va-cham-soc-cho-con-khi-moi-mua.html
 sau đó tẩy giunTẩy Giun:
Đối với chó con thì 5-6 tuần tuổi bắt đầu cho tẩy giun lần đầu tiên.
-từ 1-6 tháng tuổi cứ 1 tháng tẩy giun 1 lần.
-từ 6-12 tháng thì cứ 3 tháng tẩy giun 1 lần.
-ngoài 12 tháng có thể 6-1 năm tẩy giun 1 lần.
chó cần được tiêm phòng

Tiêm Phòng:
.6-7 tuần tuổi bắt đầu tiêm phòng vaccine(tẩy giun và tiêm phòng cách nhau khoảng thời gian ít nhất 7-10 ngày)
Năm đầu tiên tiêm phòng nên tiêm 2 đến 3 mũi, sau khi tiêm phòng mũi đầu tiên khoảng 20-30 ngày sau tiêm nhắc lại mũi thứ 2, tiem mũi thứ 3 cũng cách nhau 20-30 ngày hằng năm có thể tiêm nhắc lại.lưu ý ngày tiêm nên chọn thời điểm thời tiết mát mẻ dễ chịu nhất trong ngày,không tắm cho cún sau khi tiêm ít nhất 7 ngày.
-tiêm phòng dại: về tiêm phòng dại theo mình không nên mang chó ra tiêm đại trà số lượng lớn ở các phường,xã,địa phương vì thuốc cũng như dụng cụ của họ không đảm bảo dễ lây nhiễm bệnh(cái này nhiều người dính rồi) nên gọi bác sỹ thú y tin tưởng đến tiêm hoặc có kinh nghiệm thì có thể tự tiêm lấy.theo mình thời gian tốt nhất để chó tiêm phòng dại là từ 6 tháng tuổi trở lên.

Sau khi tiêm vaccine, liệu rằng chó có thể hoàn toàn tránh vàmiễn dịch với các BỆNH CỦA CHÓ trong danh mục được tiêm phòng hay không ? Rất nhiều chó bị chết mặc dù trước đó được tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịc trình. Vậy nguyên nhân nào khiến chó vẫn bị chết hoặc bị bệnh sau một thời gian tiêm phòng vaccine 2 mũi 7 bệnh như thế. Và sau đây, là một số lý do và nguyên nhân chính khiến kết quả tiêm phòng vaccine không được thành công như thế.
1. Chất lượng vaccine không tốt
Các loại vaccine nhập lậu, xách tay… chưa được qua kiểm định và cấp phép lưu hành của Cục Thú Y Việt nam.
Không bảo đảm 100% bảo quản trong “dây chuyền lạnh” từ khâu sản xuất, phân phối và thực hành tiêm trên chó. Yêu cầu ngặt nghèo của nhiệt đọ bảo quản vaccine từ 2-8’C tránh ánh sáng và tuyệt đối không để đông lạnh.
Vaccine hết hạn dùng ghi trên nhãn mác.
Lọ chứa vaccine bị nứt vỡ, hở hoặc đã mở nắp, đã pha mà không xử dụng ngay
2. Bạn đã chắc chắn là mua đúng loại vaccine cần tiêm cho chó ?
Vaccine loại nào chỉ có khả năng miễn dịch cho bệnh đó. Nhiều chủ chó lầm tường rằng hàng năm hệ thống thú y Nhà nước và địa phương tiêm phòng cho chó vaccine Dại là cũng phòng luôn các bệnh khác như: Parvo, Carrê, Ho cũi chó, Viêm gan truyền nhiễm…
Không phải vaccine phòng càng nhiều loại bệnh càng tốt, mà sự lựa chọn vaccine cần được các bác sỹ thú y tại địa phương nuôi chó quyết định
3. Bạn đã tiêm vaccine cho chó đúng kỹ thuật hay chưa?
Một phần ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tiêm vaccine cho CHÓ đó là kỹ thuật tiêm phòng. Nhiều lý do khiến bạn tiêm vaccine không đúng kỹ thuật. Sau đây có thể là một số nguyên nhân chính.
Tiêm không đủ liều: rớt ra ngoài, có người lại tiêm chia 1 liều cho 2 con chó nhỏ khi mà mỗi liều vaccine dùng cho mọi loại chó.
Tiêm không đúng dưới da, gây chảy máu tạo ổ nhiễm trùng, áp-xe.
Tiêm vaccine trùng với thời gian điều trị chó bằng kháng sinh sẽ làm mất hiệu lực của vaccine, đặc biệt các loại vaccin chế từ vi khuẩn.
Không lắc kỹ, hòa tan khi pha trộn dung dịch vaccine.
Dùng chung bơm kim tiêm hoặc bơm tiêm không vô trùng có dính các loại thuốc khác gây kết tủa hoặc nhiễm khuẩn. Đặc biệt các đợt tiêm phòng Dại đại trà ở các địa phương dùng chung bơm kim tiêm có thể gây các ổ dịch bùng phát do lây bệnh từ con chó mang trùng sang chó khỏe.
Bơm tiêm có dung tích quá lớn, lượng vaccine khi pha chỉ có 1ml, nếu dungc bơm tiêm 3-5ml sẽ dính lại không đủ lượng thuốc tiêm vào cơ thể chó.
Dùng các chất sát trùng vị trí tiêm có thể làm giảm tác dụng vaccine, đặc biệt các loại vaccine chế từ vi khuẩn.
Tiêm vào thời điểm có nhiều stress bất lợi về thời tiết: nóng bức, lạnh giá, lụt lội…
4. Tiêm vaccine cho chó không đúng quy trình
Tiêm quá sớm cho chó dưới 5 tuần tuổi sẽ trung hòa kháng thể tự nhiên do sữa mẹ truyền cho con.
Chó dưới 6 tháng tuổi không tiêm đủ 2 lần vaccine cách nhau 1 tháng để hoàn thành miễn dịch ban đầu ( Primary vaccination).
Không tiêm nhắc lại hàng năm hoặc thời gia do nhà sản xuất vaccine khuyến cáo.
5. Tiêm vaccine vào lúc thể trạng chó không được tốt
Tiêm vaccine khi chó bị ốm bệnh, ủ bệnh, còi cọc suy nhược cơ thể.
Chó phối giống, mang thai hoặc đang động dục.
Chó đang trên đường vận chuyển, chuyển vùng, mệt mỏi.
Chó mới mua, nhập về không được tiêm vaccine ngay, phải chờ sau 7-10 ngày nếu khỏe mạnh mới được tiêm vaccine.
Chó mắc các bệnh mạn tính: ký sinh trùng da, rận mò, ghẻ… hoặc nhiễm giun sán nặng. Cần tảy sach giun sán trước khi tiêm vaccine.
6. Không vệ sinh môi trường tốt khi tiến hành tiêm vaccine cho chó
Không phải chó có khả năng miễn dịch ngay sau khi tiêm vaccine nên việc cách ly với nguồn dịch, nơi tập truing đông chó như: offline chó, petshop, petcare, pet make-up, dog show… là rất cần thiết cho tới khi bảo đảm có miễn dịch chắc chắn.
Hết sức cảnh giác với các nguồn chó nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trốn tránh kiểm dịch vi phạm Pháp Lệnh thú Y nước CHXHCH Việt Nam. Đây là nguồn dịch lớn làm chết nhiều chó và không thể dập tắt được các ổ dịch.
Không viếng thăm, giao lưu tại các trại chó hoặc nơi có nuôi chó khi không thật cần thiết hoặc đàn chó chưa được tiêm vaccine đàu đủ và có miễn dịch chắc chắn. Nhiều chủ chó mê tín cho rằng” chó phải vía độc mà chết”, nhưng thực chất là lây lan dịch bệnh.
Các dụng cụ chăn nuôi, chuồng lồng vận chuyển, cũi nhốt, dây xích, máng ăn… phải được tẩy trùng đúng quy định và đúng kỹ thuật theo yêu cầu của các cán bộ kiểm dịch thú y.
Các phương tiện vận chuyển, đi lại : lốp bánh xe máy, ô tô, xe đạp… thậm chí dày dép cũng là nguồn mang dịch về nhà. Mũi chó rất thính có thể đánh hơi nhận biết chất thải, bài tiết. phân… dính vào các vật dụng trên rồi lây dịch. Có chủ chó không hiểu tại sao nuôi chó trên chung cư cao tầng mà chó vẫn chết dịch cả đàn.
Những cuộc giao lưu, triển lãm, offline cần khuyến cáo chó bảo đảm đã tiêm vaccine an toàn dịch mới được tiếp xúc với chó khác.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về cách tiêm phòng cho chó mèo nhà bạn, chúng tôi cung cấp dịch vụ tiêm phòng tại nhà cho chó mèo Hà Nội
-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Cách chăm sóc chó con mới sinh

Thế nào là đàn chó sơ sinh khỏe mạnh ?
Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ,chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê ( mơ ngủ ). Đó là bản năng "luyện tập" hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.
Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những " hỗ trợ vần động, trở mình" cho con, mà còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và "dọn vệ sinh" cho con. Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý khi để đàn chó ở góc tường, mẹ nằm sát dễ kẹp, đè chết con vừa do bị đè nén, vừa do ngạt thở.
một ca mổ đẻ tại Animal Care

 Các chỉ số sinh lý, hoạt động cơ bản của chó sơ sinh ?
Nhịp tim 160 - 200 lần / phút.
Nhịp thở 15 - 35 lần / phút.
Thân nhiệt 34,5 - 36,1oC - Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường hay nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.
Mở mắt từ 10 - 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.
Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.

 "Sữa đầu" của mẹ quan trọng như thế nào?
Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là "sữa đầu" hay " sữa
non". Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao.Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con. Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi với các bệnh Parvovirus, Carrê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc rất ít sữa đầu của chó mẹ.
Các nguy cơ gây chết yểu chó sơ sinh là gì ?
Do chất lượng chó mẹ :
Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên , cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con. Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như: Ghẻ demodex ( xà mâu ), viêm da lở loét, viêm, u tử cung...Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. Chăm sóc kém trong kỳ mang thai.
Đẻ quá nhiều con : Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc...số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to GSD, GD, Rottweiler... 6 - 8 con / đàn. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của cả đàn con.
 Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai. Cho ăn dặm quá sớm..
Nếu như có chó mẹ
Lúc chó con mới ra đời thì chúng ta nên chuẩn bị chuồng trại trước đã, nhớ sạch sẽ, đủ ấm, điều hòa nhiệt độ cho vừa phải. Khi sinh xong hãy để cho chó con đến với bầu sữa mẹ. Chó bú sữa mẹ có rất nhiều đề kháng, bạn nên nhớ chúng mới sinh thì mắt chưa mở, chân đi chưa vững nhưng chúng có khả năng tự tìm đến bầu sữa. Nếu như con nào tìm không được bạn hãy hỗ trợ nó. Hãy theo dõi chúng khi bú vì Khi nếu một đàn của bạn đẻ quá nhiều đứa thì việc đàn con dành nhau bú sẽ có một số con bú không được thì hãy canh chừng nhé. Hạn chế cho chó con mới sinh nằm trong tường, dưới tấm lót vì chúng còn nhỏ không định hướng được đường đi như vậy vô tình chó mẹ hay dẫm chết con hay bị chết ngạt do đè vào. Chúng mở mắt bắt đầu từ 10 ngay hoặc 15 ngày và hoàn chỉnh thính giác vào 25 ngày tuổi.
Việc bồi bổ cho chó mẹ sau khi sinh cũng rất quan trọng, nếu bạn bồi bổ thiếu chất thì dẫn đến chó mẹ không đủ sữa để cho con bú, hãy bổ sung thêm những chất dinh dưỡng như đạm, vitamin A, B nhé như vậy chó con bú sẽ được nhiều chất hơn và chó mẹ cũng cho ra nhiều sữa, Nên nhớ thường xuyên vệ sinh đầu vú của chó mẹ, tránh trường hợp đầu vú bị nhiễm khuẩn dẫn đến cho con bị bênh và chó mẹ cũng thế. Vào ngày thứ 20 thì có thể cho chó con ăn dặm những thứ khác để bắt đầu bỏ bú được rồi. Bạn có thể cho ăn cháo xay nhuyễn, có thể bỏ thịt băm vào. Nên cân chó con thường xuyên để theo giỏi cân nặng từ đó ta biết mà bổ xung thêm dinh dưỡng cho chó con
Nếu như không có chó mẹ

Vì sao nhiều chó mẹ sinh con ra rồi chó mẹ chết. Có nhiều nguyên do nhưng đa số là mắc bệnh, quá nhỏ, khó đẻ với một số giống chó nhỏ như giống chó chihuahua, hoặc là để quá nhiều, Cận huyết, chó mẹ không có sữa, . Cho nên những con chó cái như thế bạn không nên cho đẻ hoặc phải mổ đẻ
Theo mình nghĩ trong vòng 12 tiếng đầu bạn nên xin hoặc tìm chó mẹ nào đang đẻ để bú như vậy chó con sẽ có đề kháng như vậy tốt hơn cho con hơn.
Trường hợp nếu không có, ra mua một bình bú, ống xi lanh làm bầu bú giả cho chó con. Việc làm này phải cẩn thận vì vấn đề dinh dưỡng như thế nào cũng phải căn cho điều độ và cẫn thận khi cho chó con bú, giai đoạn 1 tháng này hơi cực nhưng nếu yêu chó thì bạn sẽ không hè cảm thấy nãn đâu ngược lại còn rút cho mình một kinh nghiệm nuôi chó  nữa chứ
Sử dụng bình bú nên căn chó đúng liều lượng, sử dụng ống xi lanh nên cẩn thận tránh tình trạng bơm sửa nhiều quá làm nghẹt phổi chó con Khi cho chó con bú, cho chúng nằm xấp, không cho nằm ngửa.
Bạn nên mua những loại sữa dành cho bà bầu, sữa chuyên dành cho trẻ sơ sinh hoặc sữa dành riêng cho chó con, sữa này có thể đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho chó con, Không mua những gói sữa bịch như sữa bò, sữa dê, không sử dụng mật ông. Trước khi cho uống bạn nên để sửa nóng khoảng 36C rồi mới cho bú, sau khi bú xong nên vệ sinh sạch sẽ bình sữa và ống xi lanh
Quá trình cho chó con bú
Tuần 1: Trong khoảng thời gian 48-72h đầu tiên, nên cho chó con bú với tần suất 1 lần/2h. Những ngày sau đó 1 lần/3h/ ban ngày, và 1 lần/4h/ban đêm.
Tuần 2: 1 lần/4h/ban ngày; 1 lần /6h/ban đêm
Tuần 3: Tuần này có thể cho chó con ăn cháo được rồi,  nên dùng cháo xay nhuyễn, cho chó con dùng cháo: 3 lần/ngày bằng bình bú.
Những lưu ý về vệ sinh cho chó con: Việc chó con mới sinh không thể đi tiểu và đi phân, cho nên chúng ta phải kích thích chúng bằng cách dùng 1 miếng vãi thấm nước rồi lau nhẹ vào hậu môn và bộ phận sinh dục của chúng làm khoảng 1 đến 2 phút và đến ngày thứ 21 bạn không cần làm nữa vì chúng đã tự biết cách làm vệ sinh rồi. Trong quá trình vệ sinh bạn để ýNếu nước tiêu có màu vàng đậm hoặc màu cam thì là chó không được bú không đủ nên bồi dưỡng thêm, phân chó có xanh là bị nhiễm khuẩn do thức ăn không đủ dinh dưỡng, đặc, cho nên ta nên tăng lượng thức ăn lên và bổ xung thêm những chất dinh dưỡng nhé. Không nên cho chó ăn quá no
Phòng bênh cho chó con mới sinh
- Nên tẩy giun lúc chó bắt đầu tập ăn và tiêm phòng các loại bênh cho chó vào ngày thứ 35 và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 21 ngày
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất
-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 20 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h
https://www.facebook.com/phongkhamthuyanimalcarethuykhue/
Fanpage :

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Hướng dẫn cách tắm cho chó mèo

Với chó mèo việc tắm thường xuyên là không cần thiết vì có thể làm mất độ bóng của lông , làm da khô và có thể làm tổn thương da nếu ta tắm quá nhiều.  Do đó, việc xác định thời điểm cho thú cưng tắm là rất quan trọng
Cách tắm cho chó mèo

Bạn cần tắm cho chó mèo khi
Có quá nhiều bụi, chất nhờn, hoặc các chất bẩn ở lông và da
Việc tăng tiết bã nhờn làm cho động vật bốc mùi.
Có nhiều da chết và thay lông
Nhiễm trùng da.
Ngoài da chúng ta nên chọn ngày thời tiết ấm để tắm con vật và không nên tắm quá muộn vào cuối ngày
Lưu ý, không nên tắm thú cưng của bạn khi:
Sau khi ăn 2h.
Thời tiết quá lạnh (gió mùa, đặc biệt là ở miền Bắc, khi nhiệt độ xuống dưới 18 ° C ngoài trời).
Chó mèo nhỏ đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ
Chó mèo bị ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.
Con đực được chuẩn bị giao phối kỳ động dục, nếu tắm sẽ giảm mùi "đặc trưng hấp dẫn" làm giảm hưng phấn tình dục khi giao phối.
Vật nuôi sau khi giao phối trong vòng 15 ngày.
Chó mèo mới mua

Chó mèo mới tiêm phòng.
Sau khi xác định thời gian tắm hợp lý,  chúng ta chọn sữa tắm phù hợp với con vật cưng của bạn. Sữa tắm tốt thường không gây kích ứng da và PH = 7-7,14. .Chúng ta không nên sử dụng các loại sữa tắm của người vì chúng có  tính axit sẽ không
được tốt cho da của con vật.

Đối với những con bị bệnh ngoài da bị nên chọn một loại sữa đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y của bạn. Nếu bạn chọn sai, rất có thể sẽ gây ra bệnh nghiêm trọng
Cách tắm
Bước 1: Pha nước tắm nóng vừa đủ dùng  (Nếu nhà bạn dùng vòi sen thì pha nước ấm vừa đủ luôn. Nếu không dùng vòi sen mà đun nước thì lưu ý cần pha nóng hơn một chút do lượng nhiệt của nước không giữ được).
Bước 2:  Dùng nước ấm dội lên người chó mèo. Tay chà nhẹ nhàng và luôn an ủi, nói chuyện với chúng để nó quên đi việc “tắm”.
Bước 3: Cho sữa tắm vào tay và bắt đầu thoa nhẹ lên người mèo (Chú ý ở 4 chân, vùng hậu môn và đôi tai , phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận bởi đây là giai đoạn  đã “thấm” nước. Nước dù ấm nhưng khi qua lớp lông và thấm vào da thịt, nó bắt đầu cảm giác bất an khi cơ thể ướt át. Lúc này bạn cần liên tục trấn để nó cảm nhận bạn thật gần gũi và trò chuyện cùng nó.
Chú ý: Vùng tai và mắt mèo phải thật cẩn thận không sữa tắm dính vào. Bạn có thể chỉ cần dùng tay thấm nước vuốt nhẹ các bẩn trong vành tai mèo cũng được.
chó được tắm cẩn thận


Bước 4: Dùng nước nóng dội lại lần cuối. Mùi sữa tắm, cái lạnh của nước khiến cho chúng sợ hãi và có thể “tấn công” bạn.
Bước 4 bạn cần làm nhanh chóng và dứt điểm nhé. Càng lâu chó mèo càng khó chịu và có thể phát khùng lên đó.

Bước 5: Dùng khăn bông lau thật sạch cơ thể cho mèo (Đặc biệt 2 tai, 4 chân và vùng bụng, dùng máy sấy khô lông
Cuối cùng, sau khi tắm con vật nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường như sốt cao, chán ăn, run rẩy ... chúng ta nên đưa ngay cho một bác sĩ thú y để kiểm tra.
Như vậy, để biết làm thế nào để tắm thú cưng của bạn như thế nào là hợp lý sẽ  đảm bảo rằng thú cưng được làm sạch và chăm sóc  khỏe mạnh. Từ đó, có thể ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tật cũng như giúp nó kéo dài tuổi thọ để nó có thể sống lâu hơn với chúng ta.

-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Phòng khám thú y tốt ở Hà Nội

Bạn muốn tìm phòng khám thú y tôt ở Hà Nội, hãy gọi ngay cho chúng tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Animal Care phòng khám thú y tốt ở Hà Nội
-        Phòng khám thú y Animal Care Thuy Khuê
 Địa chỉ:  Số 20 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 024.2246.1946  hotline 0978776099

Thời gian làm việc :
TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN
Sáng 7h30 đến 12h
Chiều 14h đến 20h

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h
                                  + Đến nhà: 8h đến 18h
Phòng khám thú y  cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến chó mèo: -
-Tư vấn miễn phí về cách chăm sóc sức khỏe chó mèo
- Khám chữa bệnh tại phòng khám và khám chữa bệnh tại nhà

-Điều trị các bệnh truyền nhiễm: care, parvo, viêm gan, giảm bạch cầu ,....với các test thử nhanh và chính xác nhất
-Điều trị các bệnh nội khoa: viêm phổi, viêm ruột,chấn thương,  .....
-Các bệnh ngoại khoa: thiến tại nhà, triệt sản chó mèo cái, mổ đẻ, mổ u, cắt mống, cắt tai,...
- Các bệnh ngoài da; ghẻ, demodex, nấm, viêm da....
- Tiêm phòng các loại vacxin bệnh 5 và 7 bệnh ở chó, vacxin 3 bệnh ở mèo, vacxin dại......
-Tẩy giun sán định kỳ
- Xịt ve, rận , bọ chét...
- Cung cấp phụ kiện chó mèo: thức ăn, dây dắt, túi, quần áo.......
-Làm nhân đạo cho chó mèo già yếu

TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN CHÓ MÈO