Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

GIUN SÁN CHÓ MÈO

Giun sán là hiểm hoạ cho sức khỏe chó mèo và con  người. Đặc biệt ở giai đoạn ấu trùng, chúng có thể gây ra những bệnh trầm trọng trên chó mèo và nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chính những hậu qủa do giun sán gây ra cho chó mèo nên cần phải định kì tẩy giun sán.

Một số nội kí sinh phổ biến trên thú cưng như: giun đũa hoặc giun tròn (roundworm), giun móc (hookworm), giun tóc (whipworm), giun tim (heartworm) và sán dây (tapeworm).

1. GIUN ĐŨA

Giun đũa sống trong đường ruột của chó mèo . Mèo thường nhiễm giun đũa Toxocara cati, chó nhiễm giun đũa Toxocara canis và Toxascaris leonina.

Trứng giun đũa có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên, trên lông chó mèovà duy trì việc lây nhiễm trong đất nhiều năm sau.
Giun trưởng thành sống trong ruột, lấy các chất dinh dưỡng của thú cưng. Đường ruột của thú có thể bị nghẽn hoàn toàn nếu nhiễm giun đũa quá nhiều. Không điều trị giun đũa dễ dẫn đến nguy hiểm cho chó mèonon.
Đường truyền lây: qua nhau thai, qua sữa mẹ, qua việc tiếp xúc phân thú nhiễm giun. chó mèonhiễm giun nhẹ thì không có triệu chứng. Tuy nhiên, những chú chó mèo này là nơi lưu nguồn bệnh, vấy nhiễm vào môi trường và có thể lây bệnh cho người.
Triệu chứng thường gặp trên chó:
Tiêu chảy, phân có giun.
giảm cân, bụng to
Ói, yếu ớt, giảm tính thèm ăn.

Người ăn phải trứng hoặc ấu trùng của Toxocara canis có thể gây ra tình trạng ấu trùng di hành cơ thể. Việc lây nhiễm có thể không có triệu trứng, nhưng có thể gây ra nhiều biểu hiện lâm sàng tùy theo lộ trình nhiễm ấu trùng.
Ấu trùng di hành đến mắt: xảy ra khi một hoặc một số ấu trùng di hành trong mắt và gây cản trở tầm nhìn, thậm chí bị mù
Ấu trùng di hành nội tạng, thường xảy ra ở gan, kết hợp với những triệu chứng khác như khò khè, khó thở.

2. GIUN MÓC

Giun móc kí sinh trong ruột non của chó mèo. Chó thường nhiễm 4 loại giun móc (Ancylostoma braziliense, Ancylostoma caninum, Ancylostoma tubaeforme, và Uncinaria stenocephala). Trong đó, Ancylostoma caninum thường xuất hiện và gây nguy hiểm trên chó. Mèo thường nhiễm Ancylostoma tubaeforme.


Đường truyền lây: chủ yếu qua da.

Triệu chứng trên chó:
Viêm da.Viêm phổi.Viêm ruột, tiêu chảy có máu.Niêm mạc nhợt nhạt.Gầy còm.

Trường hợp nhiễm giun móc trầm trọng dẫn đến thiếu máu, suy nhược, có thể gây chết, mức độ nguy hiểm cao trên chó con.
Ở người, việc phơi nhiễm của ấu trùng giun móc có thể tăng nguy cơ di hành của ấu trùng dưới

Ấu trùng giun móc di trú dưới da

3. GIUN TÓC

Giun tóc sống trong ruột già của chó mèo, thường gặp trên chó và hiếm khi gặp trên mèo. Giun tóc Trichuris vulpis gây bệnh cho chó trên toàn thế giới, đặc biệt ở những nước có khí hậu ấm áp.

Đường truyền lây: qua đường tiêu hoá do ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm trứng giun.

Triệu chứng:
Viêm đường tiêu hoá.Chó đi phân nhầy, tiêu chảy có máu.Có thể thiếu máu và sụt cân.
4. BỆNH GIUN TIM
Bệnh giun tim có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ chó mèovà cuối cùng dẫn đến suy tim và chết. Nguyên nhân gây bệnh là giun trưởng thành Dirofilaria immitis. Việc điều trị giun trưởng thành không dễ và chi phí cao. Việc lây nhiễm giun tim có thể phòng được bằng các liệu pháp phòng ngừa giun tim và tránh thú bị muỗi đốt.




Đường truyền lây: muỗi hút máu và truyền bệnh cho thú cưng


5. SÁN DÂY

Sán dây kí sinh trong ruột non của thú cưng, chúng bám vào ruột nhờ các móc ở miệng. Chó thường nhiễm sán dây Dipylidium canium. Sán dây lây nhiễm cho người chủ yếu do điều kiện vệ sinh.
Thêm chú thích

Đường truyền lây: qua đường tiêu hóa (chó ăn bọ chét hoặc loài gặm nhấm nhiễm ấu trùng sán dây).

Biểu hiện chó nhiễm sán dây:

Còi cọc, suy nhược.
Biếng ăn.
Ói mửa.
Tiêu chảy, đôi khi táo bón.
Đốt sán trong phân, đốt sán quanh hậu môn chó, chó thường chà xát vùng mông.
Thiếu máu, suy nhược thậm chí chết nếu không được điều trị.

 PHÒNG BỆNH NỘI KÍ SINH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Vệ sinh ăn uống: cho chó/ mèo ăn thức ăn đã chín, uống nước sạch.
Thường xuyên tắm cho chó, mèo, định kỳ tẩy uế, vệ sinh chuồng nuôi, nơi ở của thú cưng và môi trường xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh.
Dọn và xử lí phân mỗi ngày, định kì kiểm tra phân và theo dõi chó/ mèo để phát hiện mầm bệnh
Không thả rông chó/ mèo, không cho thú tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh bên ngoài nhằm hạn chế mầm bệnh.
Xổ giun phòng bệnh http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/2015/09/tay-giun-cho-cho-nhu-nao.html


tôi phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
fanpage https://www.facebook.com/phongkhamchomeothuykhue/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét