Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Viêm phúc mạc ở mèo


1. Căn bệnh học

- Bệnh do Coronavirus trên họ mèo (Feline Coronavirus – FCoV) là nguyên nhân gây viêm ruột phổ biến trên loài mèo; gây tử vong cao, còn có tên gọi là nhiễm trùng phúc mạc trên mèo (Feline Infectious Peritonitis – FIP).

Coronavirus : có bộ gen 29 kb, bốn protein cấu trúc ( đỉnh [S], Matrix [M] , nucleocapsid [N], và vỏ [E] ) , và một số protein không cấu trúc ( 3a, 3b , 3c , 7a , và 7b). Coronavirus mèo serotype I và II: Có 2 type FCoV, FCoV type I được xem là chủng duy nhất trên mèo, cả 2 type có thể gây FIP. Mèo có thể đồng thời nhiễm cùng lúc 2 type FCoV.

- Lứa tuổi: mèo ở mọi lứa tuổi điều có thể bị FIP, mèo con dễ bị FIP sau cai sữa và mèo từ 3 -16 tháng tuổi đều có thể bị nhiễm, thời điểm có nguy cơ cao thứ 2 là mèo trên 10 năm tuổi.

- Giống: Các mèo có bố mẹ cùng giống (mèo thuần chủng) thì có nguy cơ bị FIP cao hơn những mèo có bố mẹ khác giống (mèo lai).

Coronavirus trên các loài thú cưng khác: Chồn có 2 biểu hiện rất rõ khi bị nhiễm coronavirus: viêm ruột catar và viêm phúc mạc. Chó thường được xem là nguồn lây nhiễm CCoV. Coronavirus thường được lây truyền giữa chó và mèo sống trong phạm vi gần.

2. Sinh bệnh học

Sự phát tán virus (sự bày thải virus): Virus được bày thải qua phân sau khi nhiễm 2 ngày. Đa số mèo không còn thảy virus qua phân sau 2-3 tháng, mặc dù một số mèo bị nhiễm virus (13%) hình thành thể mãn tính. phát hiện các mèo nhiễm mãn tính bằng phương pháp RT-PCR mẫu phân sau 9 tháng. Stress do bị buộc di chuyển nơi ở làm gia tăng sự bày thải virus 101-106 lần.

- Truyền lây: Mèo bị nhiễm FCoV qua đường ăn uống, thường là gián tiếp do tiếp xúc với chất độn chuồn có virus. FCoV có thể tồn tại 7wks trong môi trường khô. FCoV dễ dàng bị bất hoạt bởi các chất tẩy rửa gia dụng và chất khử trùng. FCoV có thể truyền từ mẹ sang con.

Xâm nhiễm đại thực bào và gây viêm mạch: Sử dụng hóa mô miễn dịch. Kipar và cộng sự, đã chứng minh FCoV bên trong các đại thực bào bám chặt vào thành mạch máu và gây tắt nghẽn mạch đó là vấn đề chính trong sự phát triển thành FIP.

Đáp ứng miễn dịch với FCoV: Ngoài độc lực của chủng đang lây nhiễm FCoV, bị suy giảm khả năng miễn dịch có thể làm cho mèo dễ bị nhiễm trùng toàn thân. Hầu hết các mèo FIP điều có lịch sử bị stress trước đó vài tháng. Stress gây ra 2 ảnh hưởng: tăng tính nhạy cảm của mèo với FIP; làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng sự bày thải virus 101-106 lần.
3. Dấu hiệu lâm sàng

Nhiễm lần đầu: Hầu hết các trường hợp nhiễm FCoV điều có dấu hiệu cận lâm sàng. Mèo con bị nhiễm FCoV thường có lịch sử tiêu chảy, đôi khi còi cọc và các biểu hiện ở đường hô hấp trên.

Coronavirus gây viêm ruột: Tiêu chảy thường xuyên hiện diện trên mèo con từ 5 wks tuổi và đôi khi nôn mửa xuất hiện ở mèo con và một vài mèo lần đầu bị nhiễm FCoV, là 1 bệnh gây tiêu chảy và thường mèo tự thu mình trong 1 vài tuần. Mãn tính, tiêu chảy đã được ghi nhận trên mèo già, khỏe mạnh, mèo mang trùng FCoV, có thể dẫn đến tiêu chảy không kiểm soát.

Bệnh viêm mạch đa hệ thống: 2 dạng cơ bản của FIP có tính chất đặc trưng là ướt và khô. Trong FIP ướt, nhiều mạch máu bị ảnh hưởng, tăng tiết dịch và các protein huyết tương vào các khoan cơ thể. Trong FIP khô, các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào cơ quan bị tấn công bởi viêm mạch do FIP. Các mèo trải qua nhiều năm sống trong môi trường 1 mình thì khó có thể bị FIP.

Bệnh có tiết dịch (effusive disease):Các mèo bị FIP có cổ trướng, mèo này có thể lanh lẹ hoặc khù khờ, biếng ăn hoặc bình thường. Bụng sưng có chất lỏng, sốt nhẹ (39°C đến 39.5°C [102.2 ° F đến 103.1 ° F]), giảm cân, khó thở, thở gấp, bùi phình to, tiếng tim rít, xanh xao hoặc vàng da có thể được ghi nhận.


Bệnh không có tiết dịch (noneffusive disease):FIP khô (không tiết dịch) là biểu hiện mãn tính của bệnh, xuất hiện vài tuần đến vài tháng sau nhiễm và bị stress gây ra. Dấu hiệu của FIP khô bao gồm sốt nhẹ, giảm cân, khù khờ, chán ăn (ăn ít). Mèo có thể bị vàng da. Hầu như tất cả mèo FIP khô bị viêm nội nhãn (mắt). Sờ nắn bụng thường thấy các nốt bạch huyết treo ruột sưng và cũng có thể thấy thận bất thường hoặc bất thường các nốt trong nội tạng khác. X-quang ngực có thể cho thấy mật độ không đều trong phổi (không đồng nhất).

Các triệu chứng mắt. Các đấu hiệu ở mắt phổ biến nhất trong FIP là viêm mống mắt, Thường tất cả hoặc 1 phần mống mắt trở thành màu nâu.

Triệu chứng thần kinh. ở các mèo FIP khô, 25-33% có các bất thường về thần kinh. Dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất là thay đổi trạng thái thần kinh sau đó mất điều hòa (mất kiểm soát cơ) tiếp theo rung giật nhãn cầu và sau đó co giật.

Colonic or Intestinal Localization (Tổn thương đường tiêu hóa): Đôi khi, các cơ quan chính hoặc chỉ cơ quan bị ảnh hưởng bới FIP u hạt là ruột. Tổn thương thường thấy ở kết tràng hoặc ngã 3 van hồi manh nhưng cũng có thể trong ruột non. Mèo có thể có các triệu chứng lâm sàng khác thường là táo bón, tiêu chảy mãn tính hoặc nôn mữa. Sờ nắn bụng thường cảm thấy ruột dày lên. Phát hiện huyết học có thể là sự tăng số lượng hồng cầu.

Mèo con sơ sinh và trước khi sinh: FIP là nguyên nhân truyền nhiễm phổ biến thứ hai gây tử vong ở mèo con sau cai sữa nhưng không gây tử vong từ sơ sinh đến cai sữa (Fading Kitten Syndrome: yếu dần rồi chết mà không biết rõ lý do). Tuy nhiên, nhiễm FCoV thật sự dẫn đến còi cọc, tăng tỷ lệ tiêu chảy và các triệu chứng hô hấp trên mèo con.

Tổn thương da: Các tổn thương liên quan đến da là nốt sần trong da đường kính khoản 2mm trên cổ, 2 chân trước, và 2 bên cơ ngực.

4. Chẩn đoán bệnh

Viêm ruột do coronavirus: Không có test đặc hiệu để kiểm tra viêm ruột do coronavirus. Nhiễm FCoV chỉ được xác định nếu sử dụng phương pháp miễn dịch hoặc miễn dịch huỳnh quang bằng cách nhuộm sinh thiết mẫu ruột.

5. Điều trị bệnh

Mèo khỏe có huyết thanh dương tính coronavirus: Các thuốc có thể chống lại FCoV trong điều kiện phòng thí nghiệm như là ribavirin; tuy nhiên, các thuốc này không có tác dụng trong thực tế, ngược lại chúng còn gây độc cho mèo. Ammonium chloride là thành phần thường xuyên trong thức ăn (dành cho thú y điều trị bệnh) nhằm mục đích làm thay đổi pH nước tiểu. Có hay không thức ăn chứa ammonium chloride có tác dụng ngăn chặn FIP thì chưa biết.

Coronavirus viêm ruột: Sử dụng chất điện giải và hạn chế calo khẩu phần ăn với sữa chua tự nhiên hoặc probiotic (chế phẩm sinh học) có thể sẽ thích hợp. Chưa có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu nào được chứng minh để diều trị trường hợp này.

Lâm sàng FIP: Nói chung, FIP không thể chữa khỏi, và kết quả chấn đoán dẫn đến quyết định cho (mèo) là cái chết êm ái. Những tiến bộ trong hiểu biết về FIP và các test chấn đoán sớm và chính xác hơn FIP, cho phép điều trị sớm sẽ có nhiều cơ hội ngăn chặn bệnh.


Theo dõi điều trị và tiên lượng: Các mèo FIP ướt thường sống cao nhất là vài ngày đến vài tuần. Mèo FIP khô có thể sống vài tuần đến vài tháng, khi có dấu hiệu thần kinh xảy ra thì mèo sau đó chết rất nhanh.

7. Phòng bệnh

Vaccine chống lại FIP: Đã có 1 loại vaccine phòng chống FIP (Primucell, Pfizer Animal Health, New York). Hiệu quả của Primucell dựa trên phần trăm ngăn ngừa được đã được báo cáo là 50 – 75%. Trong 1 khảo sát khác cho thấy vaccine này không có hiệu quả.

Sự ngăn ngừa FIP cho mèo giống: Vệ sinh tốt và thiết kế chuồng trại là điều kiện cần thiết để giảm mức độ và sự lây lan FCoV.
phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ hiện tại: Số 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội 
Tel: 04.2246.1946
Hotline: 0978.776.099
 Blog: http://phongkhamthuyanimalcare.blogspot.com/
Fanpagehttps://www.facebook.com/phongkhamthuythuykhue/
Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần
                                 + Tại phòng khám 7h30 đến 20h

                                  + Đến nhà: 8h đến 18h
 Nguồn: Vetshop VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét