Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Cách trị rận tai cho mèo





Rận tai là những con vật ký sinh rất nhỏ có hình như con cua, nếu như không điều trị đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi sinh, lên men và nhiễm trùng; nếu nặng có thể gây tổn thương nhĩ tai, dẫn đến xuất huyết hay gây điếc.

Rận tai (Otodectes cynotis) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng viêm tai ngoài ở mèo ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở mèo con và mèo choai. Chúng có thể lây từ mèo bố mẹ sang mèo con, không lây sang người.
TRIỆU CHỨNG
 Triệu chứng thường thấy nhất là mèo thường xuyên gãi tai và lắc đầu. ve tai gây kích ứng, và do đó mèo thường cho chân lên để gãi.  Móng vuốt của con mèo có thể phá vỡ bề mặt da, dẫn đến thêm đau nhức, chảy máu, và trong một số trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.  Một con mèo đã bị bọ ve tai trong một thời gian dài có thể phát triển polyp viêm (tức là cục u hoặc tăng trưởng) trong ống tai của họ, và vỉ máu trên vành tai của họ do cọ xát liên tục và trầy xước.  Ngoài ra, tai bên ngoài có thể bị viêm và tạo mủ hoặc màng nhĩ của con mèo có thể bị rách, dẫn đến vấn đề cân bằng và các vấn đề khác mà yêu cầu sự giúp đỡ của bác sỹ thú y.
Một con mèo bị ve tai thường xuyên sẽ giữ đầu của nó nghiêng  sang một bên. Đây là một dấu hiệu chung của tai khó chịu  


Mỗi con mèo nhiễm rận tai có sự phản ứng khác nhau. Vài con xem ra chẳng thấy bị ảnh hưởng gì dù số rận trong tai không ít nhưng một số con khác lại ngứa ngáy dữ dội dù chỉ nhiễm có mấy con. Nguyên nhân có lẽ là do nhạy cảm với ấu trùng của rận tai. Ngoài ra, rận tai cũng làm kích thích tăng tiết ráy tai. Ráy tai tiết ra nhiều gây viêm nhiễm làm cho mèo thấy khó chịu.
 Một trong những triệu chứng nhiễm rận tai là mèo có ráy tai dày đặc, màu tối sẫm như bã cà phê.

Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu, bạn cần phải bắt được con mèo kiểm tra bởi mbác sĩ thú y. Các bác sĩ thú y sẽ sử dụng một số kỹ thuật để chẩn đoán vấn đề của con mèo của bạn.
Thực tế cho thấy, mèo cũng hình thành được sự miễn dịch với rận tai, điều đó giải thích tại sao rận tai gây hại cho mèo nhỏ hơn là mèo đã trưởng thành. Ví dụ, không có gì là bất thường khi mèo con thể hiện rõ tất cả các triệu chứng bị nhiễm rận tai trong khi mẹ nó chẳng thấy có biểu hiện nào về chuyện bị nhiễm rận trong khi tai nó cũng có ti tỉ rận. Sự gia tăng miễn dịch cũng giải thích tại sao mèo bị tái nhiễm rận tai thì không thấy khó chịu nhiều như lần nhiễm đầu tiên.

Điều trị:
Điều quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành điều trị là phải làm sạch tai mèo. Lấy hết ráy tai là đã rũ bỏ được vô khối rận tai rồi. Tuy nhiên chủ mèo không nên tự ý làm chuyện này vì có thể gây tổn thương cho tai mèo.

Sau khi làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc, thường dùng thuốc nhỏ tai. Thuốc nhỏ tai không giết hết rận được nhưng sẽ phòng ngừa việc tái nhiễm và giảm sưng viêm. Cần tiếp tục tiến hành điều trị tại nhà trong ít nhất 1 tháng để kết thúc vòng đời phát triển của rận tai (kéo dài 3 tuần). Nếu ngưng điều trị vì thấy mèo không còn gãi tai thì sẽ làm cho rận tiếp tục phát triển gấp bội. Việc tái khám là rất cần thiết.

Đôi khi việc nhiễm rận tai cứ tái diễn dai dẳng. Trong một ngôi nhà có nuôi nhiều chó mèo thì con mèo đã miễn nhiễm với rận (nhưng vẫn có rận) có thể lây rận lại cho một con mèo vừa mới chữa khỏi rận. Vì thế nên một con nhiễm thì phải chữa hết cho cả hội.

Dù rận thường chỉ sống trong tai nhưng đôi khi rận cũng di cư sang những khu vực lân cận tai. 
HÃY LIÊN HỆ VỚI BÁC SỸ THÚ Y ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT VỀ RẬN TAI CHO MÈO NHÀ BẠN

-         Phòng khám thú y Animal care
Địa chỉ: Số 16 ngõ 424 Thụy khuê, tây hồ, hà nội
Hotline: 09768776099
Tel: 0422461946
Thời gian làm việc
: Tất cả các ngày trong tuần
Tại phòng khám: 7h30 đến 20h
Đến nhà: 8h đến 18h

1 nhận xét: